* Đối với nhóm nghèo nghiêm trọng:
- Hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng nếu hộ gia đình thiếu từ 1/2 tổng số điểm thiếu hụt nhu cầu cơ bản trở lên (50 điểm trở lên) ta sẽ áp dụng một số chính sách an sinh xã hôi sau:
+ Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, người già, trẻ em suy dinh dưỡng. Giảm tối đa tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
+ Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, để cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, nước sạch; cấp, hỗ trợ thêm tài sản tiêu dùng và tài sản sản xuất cho hộ nghèo.
+ Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo.
+Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn thông tin để họ có thêm hiểu biết nắm bắt được mọi thông tin quan trọng liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Tiếp cận vốn với lãi xuất ưu đãi thấp để hỗ trợ sản xuất. Đồng thời gắn với việc dạy nghề, tạo việc làm, giới thiệu việc làm, nâng cao tay nghề hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao KT - CN vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả nguồn vốn giúp tăng thu nhập.
* Nhóm nghèo
- Là hộ nghèo đa chiều nếu hộ gia đình thiếu từ 1/3 đến 1/2 tổng số điểm thiếu hụt nhu cầu cơ bản (33 đến 49 điểm). Là các hộ có thu nhập thấp chưa giải quyết được vấn đề con cái đến trường, sức khỏe, nhu cầu sống, tiếp cận thông tin. Sẽ có các chính sách hỗ trợ để bù đắp chỉ số thiếu hụt. Thực hiện các chính sách bù đắp các chiều thiếu hụt như ở nhóm nghèo nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm chính sách làm tăng thu nhập cho hộ gia đình như tiếp cận vay vốn, dạy nghề, giới thiệu việc làm tăng thêm thu nhập.
* Nhóm cận nghèo
- Là hộ cận nghèo đa chiều nếu hộ gia đình thiếu từ 1/5 đến 1/3 tổng số điểm thiếu hụt nhu cầu cơ bản (20 đến 32 điểm) ta cũng sẽ áp dụng các chính sách như nhóm nghèo nghiêm trọng. Thực hiện chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường để trợ giúp như bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo nghề giúp nâng cao tay nghề, giới thiệu việc làm tạo thu nhập cho người lao động giúp hộ tăng thu
nhập và giúp thoát nghèo. Cần phải thực hiện các chính sách tuyên truyền cho người dân, hộ cận nghèo có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Thực tế, có rất nhiều hộ có tâm lý không muốn thoát nghèo vì hộ nghèo được nhận rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước. Hỗ trợ người cận nghèo cần phải có tính ràng buộc, để người nghèo tự có ý thức vươn lên thoát nghèo.
* Nhóm không nghèo.
- Đối với nhóm đối tượng có thu nhập trên mức sống tối thiểu và tiếp cận đầy đủ các chiều, sẽ sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô để tác động, không thuộc đối tượng giảm nghèo và an sinh xã hội. Các hộ này, xây dựng các chính sách gây quỹ ủng hộ người nghèo, thực hiện các buổi chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, kiến thức xã hội, kiến thức KH - KT áp dụng vào sản xuất, tay nghề chuyên môn với các hộ nghèo giúp người nghèo định hướng tương lai và có cơ hội thoát nghèo bền vững.
* Ngoài ra người dân cần hỗ trợ thêm các chính sách như:
Hỗ trợ đúng mức cho con em hộ nghèo sau khi có công việc ổn định. - Có chính sách hỗ trợ những hộ có người ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo nguồn vốn trong gia đình.
- Cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào NN ở địa phương như các cơ sở chế biến thực phẩm. Thu mua sản phẩm cho người nghèo. Liên kết giữa 4 nhà: Nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà nông chặt chẽ hơn.
- Đầu tư vào Y tế, Trang thiết bị phải đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Y tế, tăng chỉ tiêu đào tạo bác sĩ và đào tạo bác sĩ giỏi. Miễn tri trả 100% viện phí cho người nghèo.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, thủy lợi, chợ,… ngày càng hoàn thiện hơn.
- Chính sách vay vốn ưu đãi hơn, quan tâm tới những người mới thoát nghèo. - Tạo các chính sách nghề nghiệp mới giúp cho người dân ít phụ thuộc vào nông nghiệp.