1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém môn hóa học lớp 10 trường THPT

29 636 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 297,5 KB

Nội dung

Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải khôngngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sửdụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phùhợp vớ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Mục lục 1

Một số từ viết tắt 2

Phần I MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4

2.1 Mục tiêu 4

2.2 Nhiệm vụ 4

3 Các phương pháp nghiên cứu 5

4 Đối tượng và khách thể của đề tài nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

4.2 Khách thể 5

5 Giả thuyết khoa học 5

6 Lịch sử đề tài nghiên cứu 5

7 Giới hạn đề tài nghiên cứu 5

8 Kế hoạch tiến hành 5

PHẦN II: NỘI DUNG 1 Nghiên cứu thực trạng 6

1.1 Thuận lợi 6

1.2 Khó khăn 6

2 Xác định đối tượng học sinh yếu kém 6

3 Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém 7

3.1 Về phía học sinh 7

3.2 Về phía giáo viên 7

3.3 Về phía phụ huynh 8

4 Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém 8

4.1 Giải pháp chung 8

4.1.1 Xây dựng môi trường học tập thân thiện 8

4.1.2 Phân loại đối tượng học sinh 9

4.1.3 Giáo dục ý thức học tập cho học sinh 10

4.1.4 Kèm cặp học sinh yếu kém 10

4.2 Giải pháp cụ thể 10

4.2.1 Giải pháp cụ thể 11

4.2.1.1 Hóa trị của các nguyên tố 11

4.2.1.2 Dãy hoạt động hóa học của các nguyên tố 13

4.2.1.3 Các công thức hóa học liên quan đến bài tập tính toán 14

4.2.1.4 Kĩ năng viết các phương trình hóa học 17

4.2.2 Vận dụng kiến thức hóa học giải thích một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học 20

4.2.2.1 Tại sao nước máy có mùi clo 20

Trang 2

4.2.2.2 Tại sao sau cơn mưa có sấm chớp thì bầu trời mát mẻ vàtrong lành hơn 20

4.2.2.3 Vì sao nước biển lại mặn 21

5 Kết quả đạt được 21 Phần III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận 22

2 Kiến nghị 22 Tài liệu tham khảo 24

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT

1 THPT : trung học phổ thông

2 GV : giáo viên

3 HS : học sinh

4 GVCN : giáo viên chủ nhiệm

5 GVBM : giáo viên bộ môn

6 THCS : trung học cơ sở

7 đktc : điều kiện tiêu chuẩn

Trang 3

Phần I: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độclập tiếp thu tri thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đangquan tâm trong giai đoạn lịch sử hiện nay Đổi mới phương pháp dạy họcđược hiểu là tổ chức các hoạt động tích cực cho người học Từ đó khơidậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá,chiếm lĩnh trong tự thân của người học từ đó phát triển, phát huy khảnăng tự học của họ Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải khôngngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sửdụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phùhợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinhmột hướng tư duy chủ động, sáng tạo

Bên cạnh đó, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay cũng được xã hộiquan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này, để đưa nền giáodục đất nước ngày một phát triển toàn diện thì người giáo viên không chỉphải biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tínhtích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém

Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên nhưngngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thânmỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại giúp chohọc sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức Để nâng dầnchất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó đòihỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên Phụ đaohọc sinh yếu kém phải được giáo viên quan tâm nhất là trong tình hìnhhọc tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đao như thế nào, phương pháp

Trang 4

ra sao thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừngtìm hiểu.

Việc phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn là một trong những vấn đềrất quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học

ở các cấp học nói chung và ở cấp Trung học phổ thông nói riêng Ở giaiđoạn này học sinh phải chuẩn bị kiến thức, kĩ năng vững vàng để chuẩn

bị cho kì thi tốt nghiệp THPT và thi đại học Và để thực hiện tốt cuộcvận động "Hai không", đòi hỏi GV và HS phải dạy thực chất và học thựcchất Tuy nhiên, học sinh cũng phải nhanh chóng tiếp cận được phươngpháp dạy học mới đang được triển khai: học sinh học theo hướng tíchcực, độc lập, chủ động nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, để lĩnh hội và vậndụng kiến thức

Đối với bộ môn Hóa học rất cần phụ đạo cho một số học sinh bịmất căn bản từ cấp dưới Bên cạnh đó cũng cần tạo hứng thú học tậpmôn Hóa học cho học sinh, để các em tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức,vận dụng được kiến thức, các công thức Hóa học vào giải các bài tập cóliên quan

Sau đây tôi xin phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tình trạnghọc sinh yếu kém môn Hóa học, để từ những nguyên nhân đó có thể tìm

ra hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh vươn lên trong học tập thông

qua đề tài sau đây: "Một số kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóa học lớp 10 trường THPT Cao Lãnh 2"

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2.1 Mục tiêu

- Tìm hiểu những nguyên nhân học sinh yếu kém môn Hóa ở lớp

10 Từ đó tìm ra giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém

- Nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Cao Lãnh 2 ở bộmôn Hóa học

Trang 5

2.1 Nhiệm vụ

- Khảo sát tình hình học yếu của học sinh khối 10

- Tiếp cận với học sinh, các thầy cô trong khối, các bậc phụ huynhhọc sinh để tìm ra những biện pháp có hiệu quả nhất trong việc phụ đạo

HS yếu

- Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khókhăn (nếu có) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

3 Các phương pháp nghiên cứu

+ Nghiên cứu lí luận : nghiên cứu các tài liệu, các trang web, bàiviết,….có liên quan

+ Nghiên cứu thực nghiệm : Tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếukém môn Hóa lớp 10 và đưa ra giải pháp phụ đạo

4 Đối tượng và khách thể của đề tài nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu :

Các giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn Hóa học lớp10

4.2 Khách thể :

Học sinh lớp 10 trường THPT Cao Lãnh 2

5 Giả thuyết khoa học

- Đề tài nghiên cứu: các giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóahọc lớp 10 trường THPT Cao Lãnh 2

- Nếu đề tài thành công có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viênnhằm giúp học sinh yêu thích môn học hơn và nâng cao chất lượng giáo dục

6 Lịch sử đề tài nghiên cứu

Đề tài này chưa từng có ai nghiên cứu, nên tôi khai thác để làm cơ

sở lí luận và thực tiễn, làm tài liệu tham khảo cho bản thân, cho giáoviên và HS

Trang 6

7 Giới hạn đề tài nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong phạm vi:

- Tìm hiểu các nguyên nhân học sinh yếu kém môn Hóa

- Các giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóa lớp 10

8 Kế hoạch tiến hành

Phaàn II : NỘI DUNG

1.1 Thuận lợi

Đối với học sinh lớp 10, các em cũng đã trưởng thành nên ý thức, động

cơ học tập tương đối cao

HS có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và

xã hội, bạn bè qua chuyên đề: "Đôi bạn cùng tiến"

Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, nhiệt tình, thân thiện, luôn quan tâm giúp

đỡ học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém

Được sự quan tâm, phối hợp của Ban giám hiệu cùng các đoàn thể.Đặc thù môn học gần gũi, có thể vận dụng giải thích các vấn đề trongthực tế

1.2 Khó khăn

Bề dày kinh nghiệm của một số giáo viên của trường chưa cao, việc dựgiờ thăm lớp còn hạn chế do bị động về thời gian

Trang 7

Đối tượng học sinh yếu có những khác biệt về cách nhận thức, hoàncảnh gia đình, kinh tế, lười học hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ, Nhữngđiều này đã ảnh hưởng nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, từ đó dẫn đếncác em chán nản việc học, và hỏng kiến thức.

Đặc điểm của trường là ở nông thôn, điều kiện đi học của học sinh khókhăn, nhà xa trường, đường vườn khó lưu thông, nhiều học sinh phải nghỉ họckhi mùa mưa hay lũ

Mặt khác, học sinh còn bị ảnh hưởng bởi cách truyền thụ trước đây,nên ỷ lại, lười suy nghĩ, không chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học thì lơ làkhông tập trung, làm giảm khả năng tư duy của học sinh

- Căn cứ 1: Điểm bộ môn Hóa của năm học, tham khảo thêm điểm một sốmôn học có liên quan ví dụ như Toán, Lý

- Căn cứ 2: Không thể dựa hoàn toàn vào điểm bộ môn của năm học qua màphải kết hợp với những biểu hiện và quá trình học tập trên lớp, các con điểmhiện tại…

Trang 8

- Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Đa số học sinh củatrường đều ở nông thôn, gia đình chủ yếu là sống bằng nghề nông, các em ởnhà phải phụ giúp gia đình việc đồng án, chăn nuôi; thậm chí có học sinh phải

đi làm thêm trái buổi để kiếm tiền ăn học

- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủnhận với chương trình học tập hiện nay Nguyên nhân này có thể nói đến mộtphần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh

3.2 Về phía giáo viên

Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh màmột phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên:

- Còn một số GV chưa nắm chắc những những yêu cầu kiến thức củatừng bài dạy Viêc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùytiện

- Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng họcsinh yếu, kém Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút củahọc sinh

- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho họcsinh yếu kém không theo kịp

- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm quyết với nghề, chưa thật

sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém Từ đó các em cam chịu, dần dầnchấp nhận với sự yếu kém của chính mình và nhục chí không tự vươn lên

- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu kém,không gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình

3.3 Về phía phụ huynh: Còn một số phụ huynh HS :

- Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em Phó mặc mọi việccho nhà trường và thầy cô

Trang 9

- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tìnhcảm khiến trẻ không chú tâm vào học tập.

- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nênhọc sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, đi du lịch, giảbệnh, ) cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm gópphần làm học sinh lười học, mất dần căn bản và rồi yếu kém!

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếukém mà bản thân tôi nhận thấy trong quá trình công tác Qua việc phântích những nguyên nhân đó, bản thân tôi đưa ra một số biện pháp để giáodục, phụ đạo học sinh yếu kém như sau:

4.1 Giải pháp chung

4.1.1 Xây dựng môi trường học tập thân thiện

Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạthiệu quả cao Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sựgần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăntrong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình

Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng,không mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinhcảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọngmình

Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phảnhồi tích cực Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viêntìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các

em Hoặc có thể dùng các phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từngviệc làm của các em như: “Biết giúp đỡ người khác”, “ Thái độ nhiệt tình vàtích cực”…

Trang 10

4.1.2 Phân loại đối tượng học sinh

Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với nhữngđặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặcđiểm chung và riêng của từng em Một số khả năng thường hay gặp ở các emlà: Sức khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…

Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấyphong cách nhận thức Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự

đa dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sưphạm thông qua đặc trưng này

Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề

ra nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phùhợp

Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động,dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điềukiện cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các emtìm được vị trí đích thực của mình trong tập thể Yêu cầu luyện tập của mộttiết là 4 bài tập, các em này có thể hoàn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khảnăng của các em

Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khicác biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao Có thể tổ chứcphụ đạo từ 1 đến 2 buổi trong một tuần Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phảikết hợp với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh

sự quá tải, nặng nề

4.1.3 Giáo dục ý thức học tập cho học sinh

Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sựhứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên Trongmỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy

Trang 11

được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn Từ đây, các

em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức

Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàncảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổchức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và

ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việchọc Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập củahọc sinh Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con emmình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao Bản thân giáoviên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức.Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ýchí phấn đấu vươn lên

Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thựchiện kế hoạch học tập ở trường và ở nhà

Trang 12

4.2.1 Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ

- Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơbản, có nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi vàbài tập) trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh

- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọngtâm, cơ bản, làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của bài tập sau khi các

em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó

- Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ ở cấp THCS

mà các em đã hỏng, cho bài tập lý thuyết khắc sâu để học sinh nhớ lâu

Sau đây là một số kiến thức trọng tâm học sinh cần nhớ:

4.2.1.1 Hóa trị của các nguyên tố

Rất nhiều học sinh, ngay cả học sinh 12 không thuộc hóa trị của cácnguyên tố Trong khi đó, vấn đề xác định hóa trị của một nguyên tố rất quantrọng để: viết phương trình phản ứng hóa học, giải các bài tập liên quan đếnphương trình, hóa trị liên hệ mật thiết với việc xác định số oxi hóa, điện hóatrị, cân bằng phản ứng, viết công thức hóa học,

Nhìn chung thì hóa trị của các nguyên tố kim loại thường ổn định, ítbiến đổi hơn các nguyên tố phi kim Mặt khác, nếu có hóa trị của nguyên tốkim loại sẽ xác định được hóa trị của các nguyên tố phi kim trong hợp chất.Tuy nhiên, trong hóa học có đến hơn 80 nguyên tố là kim loại thì việc nhớhóa trị của từng nguyên tố kim loại là điều rất khó khăn đối với học sinh yếukém Do đó, mức độ yêu cầu ở đây là chỉ cần các em nhớ hóa trị của nhữngnguyên tố cơ bản, thường gặp để áp dụng vào viết công thức hóa học, viếtphương trình và làm bài tập

Sau đây là kinh nghiệm dạy phần hóa trị cho học sinh đầu cấp của bảnthân đã thực hiện và có hiệu quả giúp học sinh nhớ một cách ngắn gọn nhấthóa trị của một số nguyên tố kim loại cơ bản, thường gặp:

Trang 13

* Đối với kim loại: thường gặp nhất là hóa trị I, II, III

- Hóa trị của Hidro là I

- Hóa trị của Oxi là II

Ví dụ: Xác định hóa trị của lưu huỳnh (S) trong các hợp chất sau:

a) Na2S

Ta có: hóa trị của Na là I → I.2 = x.1 → x = 2 (Vậy hóa trị của S là II)b) SO3 :hóa trị của O là II → x.1 = II.3 → x = VI (Vậy hóa trị của S làVI)

* Đối với hợp chất:

- Hóa trị của một số gốc axit thường gặp

t

I

- Cách xác định hóa trị trong hợp chất 3 nguyên tố có oxi:

→ a.x + b.y = c.z

Trang 14

→ I.1 + b.1 = II.3 → b = V (hóa trị của Clo là V)b) Xác định hóa trị của Lưu huỳnh trong hợp chất H2SO4

Ta có: H có hóa trị I, oxi có hóa trị II

→ I.2 + b.1 = II.4 → b = VI (hóa trị của Lưu huỳnh là VI)a) Xác định hóa trị của Lưu huỳnh trong hợp chất K2SO3

Ta có: K có hóa trị I, oxi có hóa trị II

→ I.2 + b.1 = II.3 → b = IV (hóa trị của Lưu huỳnh là IV)

4.2.1.2 Dãy hoạt động hóa học của các nguyên tố

Dãy hoạt động hóa học (tên gọi ở cấp THCS) cũng là một phần quantrọng trong chương trình phổ thông Giúp học sinh giải quyết được nhiều vấnđề: Phản ứng của kim loại với axit, với muối có xảy ra hay không?, thứ tựphản ứng, đặc biệt quan trọng ở chương trình lớp 12 Tuy vậy, rất nhiều họcsinh không nhớ được dãy hoạt động này, các em không xác định được kimloại nào đứng trước kim loại nào Từ đó dẫn đến việc không giải được các bàitập liên quan

Dãy hoạt động hóa học của các kim loại :

K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag

Pt Au

Khi Bà Con Nào May Áo Záp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á PhiÂu

Phạm vi áp dụng của dãy hoạt động:

- Những kim loại đứng trước H tác dụng với axit giải phóng khí hidro

Cu + HCl → (do Cu đứng sau H nên không phản ứng)

- Từ sau Mg, những kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏidung dịch muối

khỏi

Ngày đăng: 18/08/2015, 07:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w