Nếu là thực phẩm chín : Không mua khi thấy bày bán gần nơi cống rãnh, bụi bẩn, bùn lầy, nước đọng, để lẫn lộn thực phẩm sống và chín, không có dao thớt dùng riêng, không có giá kê cao
Trang 1MƯỜI LỜI KHUYÊN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NGĂN NGỪA
NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Trang 21 Chọn thực phẩm tươi, sạch
Nếu là thực phẩm sống: Chỉ lựa chọn thực phẩm còn tươi mới, không bị dập nát, không có mùi, màu lạ
Nếu là thực phẩm chín : Không mua khi thấy bày
bán gần nơi cống rãnh, bụi bẩn, bùn lầy, nước đọng, để lẫn lộn thực phẩm sống và chín, không
có dao thớt dùng riêng, không có giá kê cao, không có dụng cụ che đậy, màu sắc loè loẹt không
tự nhiên và không có đồ bao gói
Trang 31 Chọn thực phẩm tươi, sạch
Nếu là thực phẩm bao gói sẵn: Không mua khi
không có nhãn hàng hoá; Có nhãn mác nhưng không ghi hạn dùng hoặc đã quá hạn dùng; Không ghi nơi sản xuất
Nếu là đồ hộp: Không mua khi hộp không có nhãn mác, không có hạn sử dụng, không ghi rõ cơ
sở sản xuất
Bằng kinh nghiệm và các giác quan bình thường, người nội trợ có thể loại trừ các thực phẩm có nguy cơ bị ô nhiễm
Trang 42 Thực hiện ăn chín uống sôi, ngâm kỹ rửa sạch rau quả tươi nhiều lần hoặc rửa dưới vòi nước chảy nếu
có thể, nhất là với các loại ray quả dùng ăn sống.
Nấu chín kỹ thức ăn là cách tiêu diệt các mầm bệnh bằng nhiệt độ Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh, nhất là các mầm bệnh do ký sinh trùng nếu có Cần chú ý đảm bảo nấu chín cả trung tâm của các khối thức
ăn như tảng thịt lớn, giò, bánh… Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, tiết canh
Trang 52 Thực hiện ăn chín uống sôi, ngâm kỹ rửa sạch rau quả tươi nhiều lần hoặc rửa dưới vòi nước chảy nếu
có thể, nhất là với các loại ray quả dùng ăn sống.
Đối với rau quả, việc ngâm, rửa là để làm cho các độc chất nếu có bị hoà tan và loại bỏ Trong thực
tế động tác này có thể loại trừ được phần lớn các
dư lượng TBVTV nếu có trên rau quả, phòng ngừa được ngộ độc
Trang 63 Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong hoặc
vừa chuẩn bị xong
Thức ăn để lâu không được bảo quản sau khi chế biến là nguyên nhân phổ biến của rất nhiều vụ ngộ độc trong bữa ăn gia đình, các bếp ăn tập thể, các tiệc cưới xin, ma chay, nhất là ở vùng nông thôn
Lý do là vì vi khuẩn có thể phát triển được trong khung môi trường 5 – 60 độ, nhiệt độ thích hợp nhất cho vi khuẩn phát triển nhanh là từ 25 – 37
độ Vì vậy ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong vừa ngon, vừa đảm bảo dinh dưỡng lại vừa an toàn, không sợ bị ngộ độc
Trang 74 Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau
khi nấu chín
Sau khi nấu chín thực phẩm cần được che đậy bằng lồng bàn hay đựng vào tủ thức ăn để tránh bị nhiễm khuẩn từ môi trường do bụi, đất, hoá chất, ruồi, dán chuột, đặc biệt các vật nuôi trong nhà như mèo chó đụng chạm vào Trong trường hợp chưa ăn đến phải để lâu sau 2h, thực phẩm nấu chín phải được bảo quản bằng các điều kiện khác nhau như giữ trong tủ lạnh, hâm giữ ở nhiệt độ trên 60C Cần nhớ rằng 5 - 60C là nhiệt độ mà ở đó vi khuẩn
có thể tăng sinh trong thực phẩm thậm chí đến mức gây ngộ độc.
Trang 85 Đun kỹ lại thức ăn thừa của bữa trước
khi dùng lại
Chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm 1 lần Việc đun lại và đun kỹ thức ăn cũ trước khi dùng
là hết sức cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn tại trong thức ăn, phòng ngộ độc Trong nhiều trường hợp nếu thực phẩm bị nhiễm
tụ cầu sinh độc tố, đun lại không bảo đảm ngăn ngừa được độc tố
Trang 96 Không để lẫn thực phẩm sống và chín,
không nên dùng chung dụng cụ chế biến
Thức ăn đã nấu chín không còn mầm bệnh vì đã
bị diệt bởi nhiệt độ trong quá trình nấu nướng, trong khi thức ăn sống thường dính nhiều vi khuẩn kể cả vi khuẩn gây bệnh như Salmonella
Vì vậy khi vô tình để lẫn sẽ có sự nhiễm chéo của mầm bệnh từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín gây nguy hiểm Cũng với lý do trên, việc dùng chung dụng cụ chế biến như dao thớt, đũa bát… cũng làm quá trình nhiễm chéo xảy ra qua các dụng cụ đã dùng chung ấy
Trang 107 Rửa tay bằng nước sạch trước khi
cầm vào thực phẩm
Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với các thức bẩn, sau khi đi vệ sinh Trong thực tế bàn tay một yếu tố trung gian truyền mầm bệnh vào thực phẩm Bàn tay của người chế biến, cầm, sờ vào thực phẩm cần phải được rửa sạch, giữ sạch trong suốt quá trình chế biến Thao tác sai thường gặp nhất trong các quán ăn bình dân hiện nay là bàn tay trần thao tác trên thực phẩm chín, ăn ngay, nhưng luôn cầm sờ vào các vật dụng khác như khăn lau, tiền, quần áo… trong lúc bán hàng Điều đó làm TP luôn trong nguy cơ bị ô nhiễm và người ăn hàng bị ngộ độc.
Trang 118 Giữ bếp và dụng cụ nơi chế biến luôn
sạch sẽ, gọn gàng, khô ráo
Cần giữ khu bếp và nơi chế biến gọn gàng, ngăn nắp, bề mặt khô sạch, xa các nguồn gây ô nhiễm, như khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, rác thải, không để nước, rác bẩn ứ đọng và cần được thường xuyên làm vệ sinh lau rửa Các đĩa thức ăn sau khi nấu chín phải được đặt trên mặt bàn, trên giá không để trực tiếp xuống nền nhà
Trang 129 Không ăn, sử dụng các thức ăn ôi thiu,
mốc, hỏng
Lý do là vì khi có các dấu hiệu ôi hỏng tức là bản thân thức ăn đã chứa bên trong các chất độc do thức ăn bản thân nó bị phá huỷ, bị lên men hoặc
bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn và nấm mốc ví dụ như vi khuẩn phó thương hàn, tụ cầu vàng, độc tố vi nấm Afltoxin thường có trong đậu, lạc mốc… rất nguy hiểm
Trang 1310 Chế biến thực phẩm bằng nước sạch
Đó là nguồn nước đã xử lý thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa… Nước cần phải trong, không mầu, không mùi và không có vị lạ Cần nhớ rằng thực phẩm hoàn toàn có thể bị ô nhiễm chỉ đơn thuần vì nguồn nước bị nhiễm bẩn, nhất là với các tác nhân hoá học hoặc kim loại nặng Cần đặc biệt chú ý đến nguồn nước khi chế biến thực phẩm cho trẻ nhỏ