Top 10 tài liệu sơ cấp cứu chuẩn và hữu ích nhất

Tài liệu Sơ cấp cứu là gì ? 

Sơ cấp cứu được hiểu là sự trợ giúp hay chữa trị một cách nhanh chóng, khẩn trương ngay từ ban đầu cho nạn nhân bị bất cứ chấn thương. Việc sơ cấp cứu do đó là vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp cứu đến là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng, có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện.

Chính vì tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu, chúng mình sẽ cung cấp cho các bạn top 10 tài liệu sơ cấp cứu chuẩn nhất để các bạn có thể nghiên cứu và tham khảo nhé.

I. Các tài liệu sơ cấp cứu

1. Tài liệu Sơ cấp cứu là gì? 

Tài liệu sơ cấp cứu là gì? là tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu, đi từ giải thích các khái niệm sơ cấp cứu chung đến những trường hợp cụ thể áp dụng sơ cấp cứu. ngoài những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu, tài liệu này cũng chia sẻ những phương pháp rất hữu hiệu để các bạn tham khảo, áp dụng tốt trong các trường hợp sơ cấp cứu từ đơn giản đến phức tạp.

Tài liệu Sơ cấp cứu là gì ? 
Tài liệu Sơ cấp cứu là gì ?

Download tài liệu

2. Nguyên tắc sơ cấp cứu tại chỗ

Nguyên tắc sơ cấp cứu tại chỗ là tài liệu cung cấp những thông tin cần thiết, những lưu ý và hướng dẫn cơ bản để tiến hành sơ cấp cứu. tài liệu này được trình bày dưới dạng bảng, chia thành các bước và các trường hợp cụ thể để áp dụng tùy vào tình hình thực tế. Tài liệu này có lối trình bày rất khoa học, dễ nhìn và dễ nhớ.

Nguyên tắc sơ cấp cứu tại chỗ
Nguyên tắc sơ cấp cứu tại chỗ

Download tài liệu

 

3. Sơ cấp cứu người bị đột tử

Sơ cấp cứu người bị đột tử là tài liệu cực kì đáng lưu tâm, vì trường hợp đột tử là một trường hợp bất ngờ, khó kiểm soát. Tài liệu chỉ ra những trường hợp có thể dẫn đến đột tử như hoạt động thể thao mạnh hay trải qua những cú sốc quá lớn,… cũng như cung cấp các bước để tiến hành sơ cấp cứu cho người bị đột tử.

Sơ cấp cứu người bị đột tử
Sơ cấp cứu người bị đột tử

Download tài liệu

4. Sơ cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ 

Sơ cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ là một nghiên cứu nhằm tìm hiểu về thực trạng, các tình huống tai nạn diễn ra trên đường bộ cũng như cách sơ cấp cứu đối với các tình huống tai nạn đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng cần phải chú tâm hơn nữa vào vấn đề lập các chốt kiểm tra cũng như cung cấp kiến thức sơ cấp cứu đến người dân đề phòng các trường hợp bất ngờ xảy ra.

Sơ cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ 
Sơ cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ

Download tài liệu

5. Sơ cấp cứu trẻ bị tai nạn

Sơ cấp cứu trẻ bị tai nạn là một tài liệu dưới dạng câu hỏi – câu trả lời. Các câu hỏi xoay quanh các tai nạn dễ gặp phải của trẻ nhỏ như đuối nước, sặc nước, xử lý vết bỏng,… và được sự tư vấn, trả lời rất tận tâm của bác sĩ Bạch Văn Cam, Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đây là một tài liệu rất hay và bổ ích, những câu hỏi rất thực tế và hướng đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và người lớn cần có những kiến thức sơ cấp cứu cho các trường hợp này.

Sơ cấp cứu trẻ bị tai nạn
Sơ cấp cứu trẻ bị tai nạn

Download tài liệu

6. Kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu

Kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu là tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về sơ cấp cứu cũng như hướng dẫn các bước tiến hành sơ cấp cứu và giới thiệu cho độc giả về các kỹ thuật sơ cấp cứu thường được áp dụng. Tài liệu này được trình bày để thuyết trình nên phần hình thức được chú ý, nội dung cũng được rút ngắn nhưng vẫn đủ ý. Đây sẽ là tài liệu tham khảo tốt dành cho các sinh viên chuyên ngành đang nghiên cứu về sơ cấp cứu.

Kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu
Kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu

Download tài liệu

7. Chương IV nguyên tắc về sơ cấp cứu tại chỗ

Chương IV nguyên tắc về sơ cấp cứu tại chỗ là tài liệu cung cấp các nguyên tắc tiến hành sơ cấp cứu đối với từng trường hợp cụ thể, ngoài việc ví dụ các trường hợp, tài liệu đi kèm với các bước hướng dẫn rất chi tiết để xử lý trong các tình huống đó. Đây chắc chắn là một trong những tài liệu chi tiết và đầy đủ nhất về tổng hợp các cách và trường hợp sơ cấp cứu.

Chương IV nguyên tắc về sơ cấp cứu tại chỗ
Chương IV nguyên tắc về sơ cấp cứu tại chỗ

Download tài liệu

8. Tài liệu Đề phòng chấn thương và sơ cấp cứu 

Tài liệu Đề phòng chấn thương và sơ cấp cứu là tài liệu tập trung vào phân tích các trường hợp chấn thương cụ thể do sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị thô sơ và các thiết bị cầm tay chạy điện. Tài liệu chỉ ra một cách rõ ràng các tình huống bất ngờ có thể xảy ra cũng như cách phòng tránh và cách sơ cấp cứu đối với từng trường hợp cụ thể. Đây là một tài liệu hữu ích đối với dân lao động công trường và sửa chữa, lắp đặt các thiết bị điện, máy móc gia dụng.

Tài liệu Đề phòng chấn thương và sơ cấp cứu 
Tài liệu Đề phòng chấn thương và sơ cấp cứu

Download tài liệu

9. Ngộ độc thực phẩm Biểu hiện và sơ cấp cứu 

Ngộ độc thực phẩm Biểu hiện và cơ cấp cứu là tài liệu tập trung vào phân tích, giải thích và đưa ra biện pháp đối với các trường hợp ngộ độc thực phẩm. Đây là tai nạn dễ xảy ra và cũng có rất nhiều mức độ đối với trường hợp này, tài liệu đã cung cấp rất đầy đủ những thông tin cơ bản để người đọc có thể nắm được và tránh được cũng như các cách để sơ cấp cứu đối với những nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm sao cho hiệu quả nhất.

Ngộ độc thực phẩm Biểu hiện và sơ cấp cứu 
Ngộ độc thực phẩm Biểu hiện và sơ cấp cứu

Download tài liệu

10. Sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp 

Sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp là tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu, các trường hợp sơ cấp cứu và các cách để tiến hành sơ cấp cứu đối với mỗi trường hợp cụ thể khác nhau. Ở mỗi trường hợp đều có ví dụ đi kèm để chứng minh, làm dẫn chứng cũng như chỉ ra các bước vô cùng chi tiết để có thể tiến hành sơ cấp cứu một cách hiệu quả nhất đối với từng trường hợp tai nạn khác nhau.

Sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp 
Sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp

Download tài liệu

100+ Tài liệu về sơ cấp cứu hữu ích

Đọc thêm:

Top 10 bài viết hay nhất hướng dẫn soạn thảo văn bản

Top 10 bài viết hay nhất về bài soạn văn học

II. Tầm quan trọng của sơ cấp cứu

Sơ cấp cứu là một trong những công việc vô cùng quan trọng và ai cũng nên có những hiểu biết nhất định về sơ cấp cứu. Người bị nạn sẽ sống sót nếu được sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách, hoặc ít ra cũng để lại di chứng ít nhất hoặc nhẹ nhất có thể. Sơ cứu kịp thời cũng sẽ làm cho các chức năng sống bảo tồn, các chức năng sinh hoạt sẽ được phục hồi dễ dàng, hiệu quả hơn. 

Mục đích của việc sơ cấp cứu bao gồm:

  1. Giúp bảo toàn tính mạng cho nạn nhân, người thân và chính bản thân bạn.
  2. Hạn chế, kìm hãm sự ảnh hưởng và tác động của căn bệnh (hoặc sự cố tương tự).
  3. Giúp nạn nhân hồi phục nhanh và hiệu quả hơn. 

Sơ cứu muộn hoặc không đúng cách sẽ làm cho cơ hội sống sót của nạn nhân không còn, hoặc để lại di chứng tàn tật vĩnh viễn kể cả nếu như tính mạng được cứu sống. Nạn nhân không được sơ cấp cứu sớm có thể dẫn đến ngừng thở, rồi ngừng tim. Nếu có hiện tượng ngừng tim xảy ra mà không được ép tim kịp thời thì sau 5 phút sẽ làm tổn thương não nặng. Não sẽ tổn thương không hồi phục nếu sau 10 phút không có dòng máu nuôi dưỡng do hậu quả của ngừng tim.

Trong các trường hợp này nạn nhân nếu có được cứu sống thì nạn nhân cũng sẽ sống đời sống thực vật, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy thời gian là tối quan trọng trong sơ cấp cứu. Thời gian là mạng sống của nạn nhân.

III. Những kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản nhất

Khi bạn tiếp cận nạn nhân cần tiến hành sơ cấp cứu thì đồng thời cũng phải tiến hành việc gọi hỗ trợ từ người khác và gọi ngay xe cấp cứu. Các yêu cầu cần thiết đối với nhân viên sơ cấp cứu là phải bình tĩnh xem xét tình hình, không được hoảng loạn trong bất cứ trường hợp nào.

Trước khi tiến hành sơ cấp cứu, bạn cần đánh giá nhanh hiện trường để đảm bảo an toàn cho cả bản thân mình và cho nạn nhân. Trong nhiều trường hợp, nếu bạn tự làm cho mình bị thương, bạn sẽ không giúp đỡ được cho bất kì ai cả. Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo an toàn khu vực sơ cấp cứu, xung quanh không có nguy cơ phát sinh nguy hiểm nào. Sau đó bạn đánh giá nhanh tổn thương của nạn nhân trước khi tiến hành sơ cấp cứu, xử trí ban đầu thương tổn theo thứ tự ưu tiên. Sau khi sơ cấp cứu xong thì nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.

Những kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản nhất có thể cứu sống nạn nhân khi cần thiết là: “Hô hấp nhân tạo, sơ cứu người bị chết đuối, sơ cứu người bị đau tim, bỏng, cháy máu nhiều, tắc thở vì dị vật, cách di chuyển nạn nhân…” là các kỹ năng mà bất kỳ ai cũng nên biết và nắm vững.

  • Sơ cấp cứu hô hấp nhân tạo/ép tim thổi ngạt

Hô hấp nhân tạo là một trong những kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản nhất. Kỹ năng này sẽ quyết định giữa sự sống và cái chết cho những người đã bị lâm vào tình trạng tim ngừng đập. 

Bạn có thể thực hiện quá trình ép tim thổi ngạt (tức là hô hấp nhân tạo chỉ sử dụng tay) trên bất kỳ bệnh nhân nào, trừ trẻ sơ sinh. Với kỹ thuật này, bạn sẽ nhấn lồng ngực của người bệnh xuống khoảng 3cm rồi thả ra với tốc độ 100 lần/phút cho tới khi nhân viên cấp cứu tới nơi. Bạn cũng không nhất thiết phải nâng cổ và thổi khí vào bên trong mồm của nạn nhân vì điều này không bắt buộc.

  • Sơ cấp cứu người đang bị tắc thở vì dị vật trong cổ họng

Trong trường hợp đường hô hấp của nạn nhân đang bị tắc vì có thức ăn hoặc các loại dị vật khác, hãy để ý xem người này có đang ho hay không. Nếu họ còn tỉnh táo, hãy bảo họ ho càng mạnh càng tốt. 

Nếu người này không thể ho, thở hay nói, bạn cần thực hiện cách sơ cứu sau: 

Hướng người bị nạn về phía trước và dùng ức bàn tay đấm mạnh vào lưng người đó khoảng 5 lần. 

Xốc mạnh bụng của người bị nạn 5 lần bằng cách dùng 2 tay vòng lên trước bụng, một tay nắm đấm, một tay bao quanh tay còn lại ngay phía trên lỗ rốn. Xốc mạnh cho tới khi dị vật bị đẩy ra khỏi đường hô hấp, hoặc khi người bị nạn có thể tự thở hoặc tự ho.

  • Lưu ý khi tiến hành cứu người chết đuối

Chết đuối là một trong những loại tai nạn gây chết người phổ biến nhất. Nếu bạn không có kỹ năng bơi cứu nạn, bạn phải lưu ý rằng bơi ra cứu người là giải pháp cuối cùng. Hãy ghi nhớ những điều sau đây:

Nếu bạn ở gần nạn nhân, hãy đưa tay ra và kéo nạn nhân lên nếu bạn có thể, nếu khoảng cách xa hơn hoặc có phao cứu sinh, hãy sử dụng phao cứu sinh để nạn nhân có thể chủ động và bình tĩnh hơn. Nếu khoảng cách quá xa hoặc không có phao, bạn có thể sử dụng thuyền hoặc một vật nổi tương tự nhưng phải chắc chắn để di chuyển đến gần vị trí của nạn nhân. Nếu không có bất cứ yếu tố nào để tiến hành 3 việc trên, hãy bơi ra nếu bạn đảm bảo được an toàn cho chính bạn. Hãy nhớ, bình tĩnh xử lý tình huống sẽ giúp cả bạn và nạn nhân trong trường hợp này.

  • Sơ cấp cứu người bị chảy máu nhiều

Có rất nhiều loại chảy máu, trong đó nguy hiểm nhất là đứt động mạch. Nhưng trong mọi trường hợp, điều đầu tiên bạn phải làm là cầm máu. Sau khi rửa sạch tay và đeo găng y tế (túi ni lông sạch, mỏng cũng là một lựa chọn phù hợp tùy vào từng tình huống), bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Cho người bị nạn nằm xuống và lấy chăn bao phủ người họ. Nâng cao phần bị mất máu lên phía trên.

Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. Bạn không nên cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.

Dùng vải sạch hoặc bông băng áp chặt lên vết thương trong vòng ít nhất là 20 phút (không mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa).

Bạn cũng có thể thêm bông băng nếu cần thiết.

Trong trường hợp máu không ngừng chảy, bạn cần tiến hành ép động mạch tại các vị trí sau: Vị trí phía trên khuỷu tay và dưới nách. Vị trí phía sau đầu gối, gần háng. Xoa để đưa động mạch tại các khu vực này tới gần xương. Giữ ngón tay chắc. Với tay còn lại, giữ chắc trên vết thương. Khi máu đã ngừng chảy, bất động phần cơ thể bị thương và băng vết thương lại.

  • Sơ cấp cứu vết bỏng

Đối với các vết bỏng lớn, nghiêm trọng bạn sẽ cần tới sự trợ giúp của các bác sĩ, song bạn cũng nên thực hiện các bước sơ cấp cứu sau:

Rót nước vòi lạnh lên vết thương trong 10 phút.

Lau vết thương với khăn thấm nước lạnh. Không bôi đá, bơ hay bất kỳ thứ gì khác lên vùng da bị bỏng.

Làm sạch da bằng xà phòng và nước vòi.

Bạn không cần băng bó các vết bỏng nhẹ. Thời gian rửa bằng nước lạnh cũng có thể kéo dài trong 20 phút, và bạn cũng nên cởi bỏ bớt quần áo, đồ trang sức xung quanh.

  • Sơ cấp cứu khi bị ong đốt

Khi bị ong đốt, trước tiên bạn cần rút ngòi châm trên da nhanh nhất có thể (nhưng vẫn đảm bảo tay hoặc dụng cụ rút ngòi sạch sẽ, tránh làm vết thương hở bị nhiễm trùng). Sau đó, hãy rửa sạch vết thương và chườm đá.

  • Sơ cấp cứu khi mảnh gỗ, thủy tinh đâm vào tay

Khi bị các mảnh gỗ, thủy tinh, nhựa… nhỏ chứa đầy vi khuẩn đâm vào da, bạn dễ bị nhiễm trùng trên vết thương hở. Nên sát trùng vết thương và lấy mảnh dằm ra bằng đầu kim (hoặc các vật tương tự) đã được tiệt trùng bằng nước sôi sau đó rửa sạch bằng xà phòng và nước. Lưu ý không được để những dị vật này trong da quá lâu.

  • Sơ cứu khi mắt bị thương

Khi mắt bị thương, điều đầu tiên bạn cần làm là làm sạch vết thương. Tuy nhiên, đối với tổn thương mắt, quan trọng nhất là băng vết thương lại và tìm sự giúp đỡ. Việc bạn cố gắng rửa mắt có thể gây những tổn thương nghiêm trọng hơn và để lại hậu quả lâu dài. Chỉ nên rửa mắt trong trường hợp mắt tiếp xúc với hóa chất và phải làm theo hướng dẫn, chỉ định được công bố và kiểm chứng.

Còn rất nhiều trường hợp, tình huống cần thực hiện sơ cấp cứu khác nhau, tùy các trường hợp khác nhau để bạn có thể vận dụng sao cho thật hiệu quả. Các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về sơ cấp cứu nhé.

Đọc thêm:

Top 10 giáo án ngữ văn 11 chuyên sâu nhất

Tổng hợp những tài liệu giáo án ngữ văn 10 hay nhất

Sau khi tham khảo bài viết này, chúng mình hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về sơ cấp cứu, nắm được những kiến thức cơ bản và có khả năng vận dụng tốt sơ cấp cứu trong các trường hợp bất ngờ xảy ra. Bài viết đã được tổng hợp chi tiết, đầy đủ về 10 tài liệu sơ cấp cứu chuẩn nhất. Chắc chắn những tài liệu được chúng mình tổng hợp sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong quá trình học hỏi, nghiên cứu và vận dụng các kỹ năng sơ cấp cứu. Xin chúc các bạn may mắn, thành công.