1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực địa khoa sức khỏe cộng đồng – trung tâm y tế dự phòng hà nội, chi cục an toàn thực phẩm hà nội và xã tứ hiệp, huyện thanh trì, hà nội, 2014

107 993 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Để hoàn thành nhiệm vụ của chương trình thực địa, nhóm đã nhận được sự giúp đỡ và quan tâm nhiệt tình của các thầy cô bộ môn Dinh dưỡng – An toàn vệ sinh thựcphẩm trường Đại học Y tế côn

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

Danh mục từ viết tắt 5

PHẦN I CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA BÀN THỰC ĐỊA 6

I Thông tin chung 6

1 Thông tin chung về thành phố Hà Nội 6

2 Thông tin chung về Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội 6

3 Thông tin chung về Khoa sức khỏe cộng đồng 6

3 Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội 7

4 Xã Tứ Hiệp 8

II Các thông tin liên quan đến dinh dưỡng – ATVSTP đang triển khai 9

1 Tuyến tỉnh/thành phố 9

2 Tuyến xã 9

PHẦN 2 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN 12

A Tuyến tỉnh/thành phố 12

I Các hoạt động tại Khoa Sức khỏe cộng đồng – TTYTDP Hà Nội 12

1 Tìm hiểu các chương trình, hoạt động liên quan đến dinh dưỡng đang được triển khai tại Khoa 12

2 Sử dụng bộ câu hỏi Điều tra giám sát dinh dưỡng tại 60 cụm xã/phường để tập kỹ năng phỏng vấn và điều tra trong một nghiên cứu liên quan đến dinh dưỡng 13

3 Sử dụng một bộ số liệu sẵn có để phân tích số liệu theo mục tiêu của chương trình/dự án 14

4 Tìm hiểu quy trình giám sát điểm uống vitamin A 16

5 Tham gia tập huấn dinh dưỡng tại cộng đồng 16

II Các hoạt động tại Chi cục An toàn thực phẩm 17

1 Tìm hiểu các văn bản pháp luật, thông tư nghị định liên quan tới ATTP 17

2.Tìm hiểu báo cáo tổng kết công tác chỉ đạo quản lý ATVSTP năm 2013; kế hoạch về ATTP năm 2014 17

3.Tham gia công tác thanh tra, kiểm tra và lấy mẫu để thực hiện một số test kiểm tra nhanh ATTP 17

4 Tham gia hoạt động điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm; tham gia hoạt động giao ban mạng lưới ATTP toàn thành phố vào ngày 5 hàng tháng 19

5 Tham gia truyền thông cộng đồng, hướng dẫn thực hiện qui định, tập huấn về ATTP 19

Trang 2

6 Tìm hiểu quy trình quản lý số liệu và tham gia tổng hợp, phân tích, kết quả hoạt

động các chương trình ATTP triển khai tại các phòng 19

7 Tìm hiểu thủ tục cấp phép đối với 3 loại giấy phép 19

B Tuyến xã 19

I Hoạt động chuyên môn về Dinh dưỡng 19

1 Cân đo và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi 19

2 Điều tra khẩu phần ăn hộ gia đình 22

3 Xây dựng khẩu phần và tư vấn dinh dưỡng 23

II Hoạt động chuyên môn về an toàn thực phẩm 25

1 Quan sát thực trạng ATTP của chợ Tứ Hiệp 25

2 Tìm hiểu quy trình của buổi kiểm tra ATTP của xã 26

3 Sử dụng test xét nghiệm nhanh kiểm tra 27

4 Đánh giá điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn hộ gia đình và tư vấn thực hành VSATTP tại bếp ăn hộ gia đình 28

C Tham gia các hoạt động khác tại địa phương 29

I Tuyến tỉnh/thành phố 29

1 Kiểm tra vệ sinh học đường 29

2 Tập huấn phòng chống bệnh tay – chân – miệng 30

3 Tập huấn làng văn hóa sức khỏe 30

4 Điều tra khảo sát rượu làng nghề 31

6 Các bài học được hướng dẫn tại Khoa SKCĐ 31

II Tuyến xã 31

1 Chiến dịch uống vitamin A và uống thuốc tẩy giun 31

2 Tiêm chủng mở rộng 32

3 Chuẩn bị cho công tác thanh tra của Sở Y tế 32

4 Các hoạt động khác 32

I ĐẶT VẤN ĐỀ 33

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 34

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

IV BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 36

V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

VI KẾT LUẬN 50

VI KHUYẾN NGHỊ 51

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CỦA NHÓM SAU ĐỢT THỰC ĐỊA 52

1 Kết luận 52

Trang 3

2 Bài học kinh nghiệm 53

3 Khuyến nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 55

PHỤ LỤC 1: CÁC CHƯƠNG TRÌNH, HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG ĐƯỢC TRIỂN KHAI TẠI TRẠM Y TẾ TỨ HIỆP 55

PHỤ LỤC 2: CÁC CHƯƠNG TRÌNH, HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ATVSTP ĐƯỢC TRIỂN KHAI TẠI TRẠM Y TẾ TỨ HIỆP 56

PHỤ LỤC 3: KỸ NĂNG GIÁM SÁT CHIẾN DỊCH UỐNG VITAMIN A 57

PHỤ LỤC 4: QUY TRÌNH KIỂM TRA BẾP ĂN TẬP THỂ KHU CÔNG NGHIỆP 58

PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN CÁC THỦ TỤC CẤP PHÉP ĐỐI VỚI 3 LOẠI GIẤY PHÉP 59

PHỤ LỤC 6: BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA KHẨU PHẦN VÀ ĐÁNH GIÁ KHẨU PHẦN TẠI HỘ GIA ĐÌNH 60

PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẨU PHẦN ĂN CỦA 6 HỘ GIA ĐÌNH 63

PHỤ LỤC 8: 06 THỰC ĐƠN NHÓM XÂY DỰNG 64

PHỤ LỤC 9: HƯỚNG DẪN TƯ VẤN DINH DƯỠNG 72

PHỤ LỤC 10 BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ATTP TẠI CHỢ TỨ HIỆP.77 PHỤ LỤC 11 BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI BẾP ĂN HỘ GIA ĐÌNH 83

PHỤ LỤC 12: CHI TIẾT 6 BẾP ĂN HỘ GIA ĐÌNH 85

PHỤ LỤC 13: TƯ VẤN THỰC HÀNH ĐÚNG TẠI BẾP ĂN HỘ GIA ĐÌNH 87

PHỤ LỤC 14 QUY TRÌNH KIỂM TRA VỆ SINH HỌC ĐƯỜNG 89

PHỤ LỤC 15: HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG BỆNH TAY – CHÂN- MIỆNG (Theo QĐ số 581/QĐ-BYT ngày 24/2/2012 của BYT) 89

PHỤ LỤC 16: NỘI DUNG TẬP HUẤN LÀNG VĂN HÓA SỨC KHỎE 90

PHỤ LỤC 17: CÁC BÀI HỌC TẠI KHOA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 92

PHỤ LỤC 18: PHIẾU PHỎNG VẤN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ VSATTP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ CHÍNH TẠI HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ TỨ HIỆP NĂM 2013 95

PHỤ LỤC 19: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN VỆ SINH NƠI CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN THỰC PHẨM TẠI HỘ GIA ĐÌNH 103

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Chương trình thực địa của cử nhân Y tế công cộng định hướng Dinh dưỡng – Antoàn vệ sinh thực phẩm năm thứ 4 kéo dài 10 tuần (từ ngày 30/09/2013 – 06/12/2013) làmột nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo nhằm mục đích nâng cao kiến thứcthực tế, kỹ năng thực hành của sinh viên Trong thời gian thực địa tại Khoa sức khỏecộng đồng – Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, Chi cục an toàn thực phẩm Hà Nội và xã

Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội nhóm đã hoàn thành các chỉ tiêu mà bộ môn và nhàtrường đề ra

Đợt thực địa vừa qua là cơ hội để nhóm tiếp cận với thực tế và áp dụng kiến thứcđược học (dinh dưỡng cơ bản, ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm,phương pháp nghiên cứu,…) tại trường Đại học Y tế công cộng để áp dụng vào điều kiện

cụ thể của địa điểm nhóm đã thực tập Qua đó, nhóm đã học được nhiều bài học kinhnghiệm quý giá trong công việc và trong cuộc sống

Để hoàn thành nhiệm vụ của chương trình thực địa, nhóm đã nhận được sự giúp

đỡ và quan tâm nhiệt tình của các thầy cô bộ môn Dinh dưỡng – An toàn vệ sinh thựcphẩm trường Đại học Y tế công cộng, các cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, Chicục An toàn thực phẩm, các cán bộ Trạm y tế xã Tứ Hiệp, Uỷ ban nhân dân, các banngành đoàn thể xã Tứ Hiệp

Qua đây, nhóm xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường đã tổ chức đợt thực địa có ýnghĩa và bổ ích, nhóm xin cảm ơn Ths Lưu Quốc Toản đã hướng dẫn và đóng góp những

ý kiến thiết thực giúp nhóm hoàn thiện báo cáo này Nhóm cũng xin gửi lời cám ơn tới

Uỷ ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể xã Tứ Hiệp, đặc biệt là Trạm y tế xã TứHiệp, đã tạo điều kiện làm việc, cung cấp thông tin và liên hệ công việc cho nhóm trongsuốt đợt thực địa

Bản báo cáo này mặc dù đã được chỉnh sửa nhiều lần nhưng không tránh khỏi cònnhiều hạn chế, nhóm mong nhận được ý kiến đóng góp để bản báo cáo hoàn thiện hơn.Sau khi được chỉnh sửa, báo cáo sẽ được gửi lại phía trạm y tế để có thể giúp ích mộtphần nào đó nhằm cải thiện công tác Dinh dưỡng – An toàn vệ sinh thực phẩm tại xã TứHiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Một lần nữa nhóm chân thành cảm ơn nhà trường và địa phương đã tạo mọi điềukiện cho nhóm hoàn thành tốt đợt thực địa này

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2013

Nhóm Tứ Hiệp

Trang 5

ĐHYTCC Đại học y tế công cộng

ĐTĐ Đái tháo đường

NĐTP Ngộ độc thực phẩm

PNMT Phụ nữ mang thai

SDD Suy dinh dưỡng

SKMT Sức khỏe môi trường

THA Tăng huyết áp

TTTT-QLNĐ Trung tâm truyền thông – Quản lý ngộ độc

TTYT Trung tâm y tế

TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng

YTDP Y tế dự phòng

PHẦN I CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA BÀN THỰC ĐỊA

I Thông tin chung

1 Thông tin chung về thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế trọng điểm của cả nước Dân sốtoàn thành phố tính đến tháng 12 năm 2012 là 6924,7 nghìn người tăng 2,2% so với năm

2011, trong đó dân số thành thị là 2943,5 nghìn người và dân số nông thôn là 3981,2nghìn người Cơ cấu dịch vụ chiếm 52,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41,8% và nôngnghiệp chiếm 5,6% cơ cấu kinh tế [1]

Đến năm 2012, toàn thành phố đã có 570/ 577 xã/phường đạt chuẩn Quốc gia về y

tế với tỷ lệ 98,8%; tiến hành thanh tra, kiểm tra 6295 lượt cơ sở hành nghề y, dược tư

Trang 6

nhân, kinh doanh thực phẩm; xử lý vi phạm 762 cơ sở, đình chỉ hành nghề không phép

129 cơ sở Các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn Hà Nội bao gồm Sở Y tế chịu tráchnhiệm chỉ đạo, các đơn vị phụ thuộc: Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, Chi cục An toànthực phẩm Hà Nội, các trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe và các bệnh viện đakhoa, chuyên khoa [1]

Trong đợt thực tập năm 4 chuyên ngành Dinh dưỡng – ATTP, nhóm đã được thựctập, được tham gia tìm hiểu và tham gia các hoạt động thực tế tại Trung tâm y tế dựphòng Hà Nội, Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội và xã Tứ Hiệp

2 Thông tin chung về Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội (TTYTDP) nằm tại số 70 Nguyễn Chí Thanh, BaĐình, Hà Nội; là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế Hà Nội, chịu sự chỉ đạo của Giám đốc

Sở Y tế, sự chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của các Cục, Vụ, Viện của Bộ Y

tế TTYTDP Hà Nội gồm có 7 khoa phòng: Phòng Kế hoạch- Tài chính, phòng Tổ chứchành chính, khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm, khoa Sức khỏecộng đồng, khoa Sức khỏe nghề nghiệp, khoa Sốt rét- Nội tiết và khoa Xét nghiệm.TTYTDP Hà Nội có quan hệ phối hợp công tác với các phòng y tế các quận huyện, cácđơn vị thuộc Sở Y tế và chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật cho các Trung tâm y tế các quận,huyện trong việc triển khai các hoạt động YTDP trên địa bàn thành phố

TTYTDP hiện đang triển khai thực hiện các hoạt động chính như phòng chốngdịch bệnh, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch y tế, sức khoẻmôi trường, sức khoẻ trường học, sức khoẻ nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích

và xây dựng cộng đồng an toàn

3 Thông tin chung về Khoa sức khỏe cộng đồng

Trong thời gian 3 tuần đầu thực địa tại TTYTDP Hà Nội, nhóm sinh viên đã đượcthực tập tại Khoa Sức khỏe Cộng đồng – một trong những khoa chuyên môn của trungtâm Tổng số cán bộ tại Khoa hiện nay là 24 cán bộ, chủ nhiệm khoa là Ths.BS Đan LanHương Khoa Sức khỏe cộng đồng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiệncác hoạt động về sức khoẻ cộng đồng; giám sát chất lượng vệ sinh và hướng dẫn sử dụng,bảo quản các công trình vệ sinh; thực hiện kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc thực hiệncác biện pháp bảo vệ và xử lý các nguồn nước ăn uống và sinh hoạt Đồng thời hướngdẫn, kiểm tra công tác y tế học đường; triển khai thực hiện hoạt động phòng chống cácbệnh, tật học đường, các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khoẻ đối với học sinh, sinhviên; phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy địnhhiện hành về y tế đối với môi trường, chất thải, nước tại các khu vực sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, sinh hoạt trên địa bàn thành phố; chịu trách nhiệm làm đầu mối tổ chứctriển khai các hoạt động xây dựng phong trào làng văn hoá sức khoẻ; tổ chức triển khaithực hiện các chương trình dự án liên quan đến sức khoẻ môi trường và sức khoẻ trườnghọc

Ngoài ra, khoa còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thựchiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động dinh dưỡng cộng đồng, tổ chức tuyên truyền, giáodục, tập huấn hướng dẫn tuyến dưới triển khai thực hiện các hoạt động về chuyên môn,nghiệp vụ về dinh dưỡng cộng đồng trên địa bàn, tổ chức giám sát và đánh giá nguy cơ

Trang 7

dinh dưỡng, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án, mô hình điểm liên quanđến dinh dưỡng cộng đồng

3 Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội

Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố Hà Nội là cơ quan trực thuộc Sở Y

tế Hà Nội, giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho UBND cấp thành phố thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về ATTP; thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ vềVSATTP, thực hiện thanh tra chuyên ngành về VSATTP trên địa bàn thành phố theo quyđịnh của pháp luật Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt độngcủa Sở Y tế, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục An toàn vệsinh thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế Chi cục có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu vàtài khoản riêng tại kho bạc nhà nước

Trong thời gian ba tuần tại chi cục, nhóm sinh viên đã được thực tập tại 4 phòngcủa Chi cục, bao gồm: phòng Hành chính – tổng hợp, phòng Đăng ký và chứng nhận sảnphẩm, phòng Thanh tra, phòng Thông tin – truyền thông và quản lý ngộ độc

- Giúp Chi cục trưởng trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộclĩnh vực quản lý của Ngành trình Sở Y tế quyết định Tổ chức phổ biến và phối hợp cácđơn vị có liên quan thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp tình hình thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý củaChi cục theo quy định của pháp luật

3.2 Phòng Công bố chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm

Tổng số cán bộ tại phòng hiện này là 4 cán bộ, thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Trực tiếp tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, những hồ sơ liên quanđến đăng ký và chứng nhận sản phẩm Giúp Chi cục trưởng trong việc cấp, đình chỉ vàthu hồi các giấy chứng nhận liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định củapháp luật và phân cấp của Bộ Y tế

- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ hành chính về đăng ký, chứng nhận sản phẩm;phối hợp với khoa xét nghiệm TTYT thành phố để thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm theođúng chuẩn của BYT quy định

3.3 Phòng Thanh Tra

Tổng số cán bộ tại phòng hiện này là 6 cán bộ, thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Giúp Chi cục trưởng, lập đề án về thanh tra chuyên ngành và thực hiện thanh trachuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh

- Phối hợp với Phòng thông tin tuyền thông và quản lý ngộ độc, Phòng Đăng ký vàchứng nhận sản phẩm và cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định

Trang 8

của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinhdoanh thực phẩm.

3.4 Phòng Thông tin truyền thông và quản lý ngộ độc thực phẩm

Tổng số cán bộ tại phòng hiện này là 13 cán bộ, thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức công tác thông tin, phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP trên địabàn tỉnh;

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm và dịch

vụ áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về quy chuẩn VSATTP;

- Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho các tuyến; tập huấn kiến thứctrên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức chỉ đạo, thực hiện giám sát ngộ độc thực phẩm và báo cáo tình hình ngộđọc thự phẩm theo quy định

4 Xã Tứ Hiệp

Xã Tứ Hiệp nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, trung tâm của huyện Thanh Trìtiếp giáp với đê sông Hồng và đường quốc lộ 1A Xã có 5 thôn, 3 khu tập thể có 1 thônđồng bào theo đạo thiên chúa, với tổng dân số toàn xã 12.659 nhân khẩu, thu nhập bìnhquân theo đầu người 1.500.000đ đời sống nhân dân chủ yếu là thương mại dịch vụ vànông nghiệp [2]

Về giáo dục, tại xã có 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học

cơ sở Về y tế, trên địa bàn xã, các hoạt động khám chữa bệnh, triển khai các chươngtrình mục tiêu quốc gia và các hoạt động y tế tốt được thực hiện đầy đủ Theo báo cáotổng kết của trạm y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2012 là 9,2% trongtổng số 1089 cháu trên toàn xã Công tác ATVSTP được triển khai có hiệu quả, cụ thể làtrên địa bàn xã không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra [2]

Trạm y tế xã nằm tại thôn Cương Ngô với diện tích 1950 m2, gồm 14 phòng chứcnăng Trạm đạt chuẩn Quốc gia về y tế năm 2006 Cơ sở vật chất và trang thiết bị củatrạm đầy đủ và sạch đẹp Nhân lực của trạm gồm có 08 cán bộ, trong đó có 01 cử nhân y

tế công cộng (trạm trưởng), 03 điều dưỡng, 01 y sỹ y học cổ truyền, 01 nữ hộ sinh, 01 y

tá trung học, 01 y sỹ đa khoa [2]

Hoạt động chủ yếu của TYT bao gồm khám chữa bệnh thông thường (bao gồm cảkhám bảo hiểm và không bảo hiểm), sơ cấp cứu ban đầu, quản lý thai nghén, phòngchống dịch bệnh và triển khai các chương trình y tế quốc gia [2]

II Các thông tin liên quan đến dinh dưỡng – ATVSTP đang triển khai

1 Tuyến tỉnh/thành phố

1.1 Các chương trình liên quan đến dinh dưỡng

Khoa Sức khỏe cộng đồng thực hiện một số hoạt động liên quan đến dinh dưỡng,bao gồm:

- Xây dựng mục tiêu và kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng,hướng dẫn các quận, huyện về công tác chỉ đạo và triển khai các hoạt động cho phù hợpvới mục tiêu của chương trình

- Đề xuất các hoạt động dinh dưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 9

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, theo dõi và báo cáo thường xuyên đảmbảo các hoạt động thực hiện thuận lợi và có kết quả tốt.

- Tổng hợp/báo cáo các số liệu dinh dưỡng hàng năm

Các chương trình dinh dưỡng đang được triển khai tại Khoa, bao gồm Chiến lượcQuốc gia về dinh dưỡng, Chương trình phòng chống thiếu vitamin A và Điều tra giám sát

dinh dưỡng tại 60 cụm xã/phường trên địa bàn Hà Nội được trình bày chi tiết trong phần

2.

1.2 Các chương trình liên quan đến ATVSTP

Tại Chi cục ATTP Hà Nội đang triển khai 4 dự án liên quan đến ATVSTP, baogồm: Dự án Nâng cao năng lực quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Dự ánThông tin giáo dục truyền thông đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Dự ánTăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Dự

- Thẩm định các cơ sở trước và sau khi cấp giấy phép về ATTP

- Tổ chức thanh tra, giám sát ATTP theo định kỳ các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệpsản xuất, kinh doanh thực phẩm như kiểm tra bếp ăn tập thể tại các công ty, nhà máy tạikhu công nghiệp Thăng Long, các khách sạn trên địa bàn Hà Nội

- Thực hiện các test kiểm tra nhanh ATTP trong các hoạt động trực Quốc hội, trựchội nghị, lễ hội

- Giám sát ngộ độc thực phẩm trên địa bàn Hà Nội và kiểm tra nước uống

2 Tuyến xã

2.1 Các chương trình liên quan đến dinh dưỡng

Năm 2013, mặc dù nhân lực của TYT trong năm qua còn hạn chế, mỗi cán bộ phảikiêm nhiệm nhiều chương trình tuy nhiên TYT Tứ Hiệp đã thực hiện đầy đủ các chươngtrình theo kế hoạch của TTYT về dinh dưỡng và hoàn thành đạt kết quả Đối với cácchương trình liên quan đến dinh dưỡng, có hai chương trình được chú trọng và triển khaimạnh mẽ là Chương trình phòng chống SDD và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em vàChương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em do

TYT là đơn vị thường trực chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động và năm 2013 triểnkhai với các hoạt động đạt kết quả tốt như: 96% trẻ <2 tuổi được cân, đo hàng quí; 96%trẻ <5 tuổi bị SDD được cân, đo và chấm biểu đồ tăng trưởng 1 tháng 1 lần; 98% phụ nữ

có thai được cân đo và khám thai từ 3 lần trở lên; 90% bà mẹ có con trên 2 tuổi được

Trang 10

hướng dẫn thực hành dinh dưỡng ít nhất1 lần Theo dõi, quản lý, tư vấn cho PNMT tăngcân thấp, trẻ dưới 2 tuổi 3 tháng liền không tăng cân, bà mẹ sinh con nhẹ cân Tăngcường giám sát cụm dân cư có tỷ lệ SDD trẻ em cao Phục hồi dinh dưỡng cho các đốitượng trong diện ưu tiên gồm trẻ dưới 2 tuổi bị SDD, PNMT tăng cân thấp Ngoài ra còntriển khai chăm sóc trẻ sơ sinh tại cơ sở y tế và tại nhà sau sinh, xử lý những cấp cứuthông thường, chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ cho trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy, nhiễmkhuẩn hô hấp cấp, tránh lạm dụng thuốc cho trẻ

Chương trình phòng chống SDD cho trẻ dưới 5 tuổi triển khai được các hoạt độngtheo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả tương đối cao Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổitính đến 1/6/2013 ở mức thấp (thể nhẹ cân là 8,83%, thể thấp còi là 12,45%) Chươngtrình phòng chống SDD đã được triển khai nhiều năm trên địa bàn xã và có nhiều thuậnlợi là nhận được sự quan tâm của các ban ngành trong xã và TTYT, sự ủng hộ nhiệt tìnhcủa người dân Tuy nhiên, chương trình còn một số hạn chế do kĩ năng thực hành tư vấncủa cộng tác viên (CTV) chưa tốt, chưa có thù lao hỗ trợ cho các CTV, còn một bộ phậnnhỏ người dân chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc chăm sóc trẻ đúng cách vàhợp lý

Chương trình phòng chống thiếu vi chất:

- Chương trình phòng chống rối loạn do thiếu hụt i ốt: Năm 2013, TYT đã tổ chứctuyên truyền giáo dục về phòng chống thiếu I ốt cho các hộ gia đình., kết hợp với giámsát 8 cửa hàng bán muối và 32 hộ gia đình trong xã, tổ chức được 3 buổi tuyên truyền chohọc sinh trường học về phòng chống rối loạn do thiếu hụt i ốt Kết quả đạt được là đảmbảo độ bao phủ của I ốt đạt > 90%

- Chương trình uống vitamin A và uống thuốc tẩy giun: Để đạt kết quả cao trong

công tác phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, TYT xã Tứ Hiệp đã tích cực phối hợpvới các ban ngành tổ chức truyền thông giáo dục cho mọi người về phòng chống thiếu vichất qua các phương tiện truyền thông như loa đài, treo khẩu hiệu tại các điểm uốngvitamin A, tổ chức tập huấn chuyên môn kỹ thuật cho CTV, y tế thôn bản, hội phụ nữ,hội chữ thập đỏ Tổ chức cho uống Vitamin A cho tất cả trẻ từ 6-36 tháng tuổi và một sốđối tượng có nguy cơ cao như trẻ từ 37-60 tháng tuổi SDD, trẻ bị tiêu chảy kéo dài, viêmđường hô hấp kéo dài, sởi, trẻ < 6 tuổi thiếu sữa mẹ Ngoài ra, TYT còn tổ chức chiếndịch tẩy giun cho trẻ đủ 24 - 60 tháng tuổi tính đến thời điểm diễn ra chiến dịch (trẻ từ11/12/2008 đến 11/12/2011) Kết quả của chương trình này đã đạt được: 100% trẻ từ 6 –

36 tháng tuổi được uống vitamin A và 100% trẻ từ 24 – 60 tháng tuổi được tẩy giun định

kỳ 6 tháng/ 1 lần

Ngoài ra còn một số chương trình và hoạt động liên quan đến dinh dưỡng được

triển khai tại trạm, bao gồm: “Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển 2013”, “Triển khai thực hiện chương trình phòng chống bệnh tăng huyết áp năm 2013”, “Triển khai dự án phòng

chống đái tháo đường năm 2013” (chi tiết tại phụ lục 1 trang 55)

2.2 Các chương trình liên quan đến ATVSTP

Trong năm 2013, TYT đã triển khai một số các chương trình về ATVSTP, baogồm:

Trang 11

- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tết Dương lịch, Nguyên đán Quý Tỵ

và Lễ hội vào 2 ngày 31/1/2013 và ngày 17/2/2013 Kết quả của 2 đợt kiểm tra cho thấy,100% số cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống đều đạt 100% các tiêu chí kiểm tra.Xét nghiệm nhanh tinh bột, nước sôi, hàn the đạt 100% và không có vụ ngộ độc thựcphẩm do tác nhân vi sinh vật, do hóa chất, do thực phẩm bị biến chất, do độc tố tự nhiêngây ra

- Triển khai tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm xã Tứ Hiệpnăm 2013 Kết quả trong tổng số 133 cơ sở được kiểm tra, có 33,3% số cơ sở sản xuất,chế biến thực phẩm đạt vệ sinh, 100% số cơ sở kinh doanh tiêu dùng đạt vệ sinh, 7,5% số

cơ sở dịch vụ ăn uống đạt vệ sinh Không có cơ sở nào bị xử lý vi phạm, tuy nhiên còn 4

cơ sở chưa đi tập huấn và khám sức khỏe Trong tổng số 71 cơ sở do xã quản lý, đượcthực hiện test kiểm nghiệm mẫu, kết quả 100% số cơ sở đạt yêu cầu VSATTP về tinh bột,nước sôi, hàn the

- Triển khai công tác kiểm tra, giám sát ATVSTAP phục vụ Tết Trung thu năm

2013 trên địa bàn xã Tứ Hiệp Kết quả cho thấy, 13/14 cơ sở kinh doanh, tiêu dùng bánhkẹo trong đợt Trung thu năm 2013 tại xã Tứ Hiệp đạt VSATTP, tỷ lệ đạt là 93% Không

có cơ sở nào bị xử lý vi phạm

Ngoài ra còn một số chương trình, hoạt động liên quan tới vệ sinh an toàn thực

phẩm được triển khai tại trạm, bao gồm: triển khai kế hoạch “Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm bệnh truyền qua thực phẩm cho mùa

hè năm 2013”; Triển khai kế hoạch tháng hành động “Vì chất lượng vệ sinh an toàn thực

phẩm trong sản xuất Nông, Lâm, Thủy sản xã Tứ Hiệp năm 2013” (chi tiết tại phụ lục 2

trang 56)

Trang 12

PHẦN 2 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN

A Tuyến tỉnh/thành phố

I Các hoạt động tại Khoa Sức khỏe cộng đồng – TTYTDP Hà Nội

1 Tìm hiểu các chương trình, hoạt động liên quan đến dinh dưỡng đang được triển khai tại Khoa

1.1 Chương trình chiến dịch quốc gia dinh dưỡng

Mục tiêu của chương trình chiến lược quốc gia dinh dưỡng của Khoa trong năm

2013 là xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng cấp quận huyện2013-2015; nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý nhằm cảithiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân đặc biệt là bà mẹ và trẻ em tuổi học đường;kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì và yếu tố nguy cơ của một sô bệnh mạn tính; đồngthời nâng cao năng lực và hiểu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và

cơ sở y tế Khoa SKCĐ đã chỉ đạo và hỗ trợ các huyện về chuyên môn để xây dựng kếhoạch chiến lược quốc gia dinh dưỡng cấp quận huyện giai đoạn 2103-2015

Sau khi kế hoạch cấp Thành phố được phê duyệt, các quận huyện tiến hành xâydựng kế hoạch cấp quận huyện, báo cáo kết quả định kỳ 6 tháng/lần và phối hợp liênngành để thực hiện kế hoạch Các quận/huyện tiến hành triển khai các hoạt động chínhnhư: Viết 5 bài tuyên truyền về dinh dưỡng và tổ chức phát thanh trên loa truyền thanh xãphường 1 lần/tuần; tập huấn kiến thức dinh dưỡng dự phòng thừa cân béo phì và dựphòng các bệnh mạn tính; cách tổ chức bữa ăn hộ gia đình hợp lý; tập huấn về dinhdưỡng hợp lý, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻtrong cộng đồng Ngoài ra, thực hiện tuyên truyền về dinh dưỡng hợp lý, hưởng ứng

“Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển”; thường xuyên giám sát, thống kê một số bệnh mạn

tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và định hướng giải pháp can thiệp và xây dựng

kế hoạch điều tra đánh giá dinh dưỡng tại các trường học dựa trên kết quả khám sức khỏeđịnh kỳ Bên cạnh đó, nhằm nâng cao năng lực và hiểu quả hoạt động của mạng lưới dinhdưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế, khoa SKCĐ đã thực hiện các buổi tập huấn chuyênmôn cho cán bộ TTYT quận/huyện, sau đó TTYT quận/huyện tổ chức tập huấn nâng caokiến thức về dinh dưỡng hợp lý cho cán bộ xã/phường và cộng tác viên dinh dưỡng

Các quận/huyện tiến hành kiểm tra, giám sát triển khai các hoạt động của chươngtrình tại xã phường 1 năm/ lần và báo cáo kết quả về TTYTDP Hà Nội Cán bộ chuyêntrách dinh dưỡng tham gia họp mạng lưới đầy đủ 2 tháng/lần Các quận huyện gửi kếhoạch năm, các kế hoạch theo chuyên đề cho khoa SKCĐ và gửi báo cáo tháng, báo cáođịnh kì 6 tháng, báo cáo năm và báo cáo đột xuất (gửi báo cáo trước ngày 12 của thángsau)

1.2 Chương trình phòng chống thiếu Vitamin A

Mục tiêu của chương trình phòng chống thiếu vitamin A bao gồm 3 mục tiêu: Duytrì tỷ lệ uống vitamin A liều cao cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi theo 2 đợt chiến dịch đạt trên99,9%; các trẻ có nguy cơ cao thiếu Vitamin A được uống dự phòng tại 100% cácxã/phường, 85% các bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng đầu được uống vitamin A liều cao

Để thực hiện mục tiêu đề ra, khoa SKCĐ tổ chức chỉ đạo hướng dẫn cácquận/huyện xây dựng kế hoạch Các hoạt động cần triển khai bao gồm: Tuyên truyền

Trang 13

trong 2 đợt chiến dịch, viết bài tuyên truyền về phòng chống thiếu vitamin A, tuyêntruyền hàng tháng tại xã phường; tập huấn cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên xãphường về phòng chống thiếu vitamin A Các hoạt động chuyên môn bao gồm: điều trađối tượng hộ gia đình thực hiện điều tra đối tượng; cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ có đốitượng nguy cơ và bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng uống vitamin A

1.3 Hoạt động điều tra giám sát dinh dưỡng tại 60 cụm xã/phường trên địa bàn Hà Nội

Hoạt động điều tra giám sát dinh dưỡng tại 60 cụm xã/phường trên địa bàn Hà Nộiđược thực hiện nhằm mục đích đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹcủa trẻ qua các chỉ số cân nặng, chiều cao của trẻ và mẹ tại 60 cụm, xã phường thuộc cácquận huyện của thành phố Hà Nội; đồng thời xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5tuổi cấp thành phố và đánh giá về thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ thông qua phỏngvấn bà mẹ

Năm 2013 chỉ tiêu đặt ra của điều tra là cân đo 3.060 trẻ dưỡi 5 tuổi, cân đo vàphỏng vấn khoảng 3.060 bà mẹ của trẻ dưới 5 tuổi tại 60 cụm xã, phường ở 28 quận,huyện của thành phố Hà Nội Điều tra được thực hiện trong 3 tháng từ tháng 7/2013 đếntháng 9/2013

Các hoạt động chính của điều tra bao gồm: Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch,tập huấn kỹ thuật điều tra cho điều tra viên, bố trí nhân lực thực hiện điều tra tại xãphường: tuyến xã, phường (trưởng TYT, cán bộ phụ trách dinh dưỡng, 4 cán bộ tham giađiều tra và cộng tác viên dinh dưỡng), TTYT quận, huyện (3 người), TTYTDP Hà Nội (5cán bộ) Các bước tiến hành điều tra bao gồm: Lựa chọn địa điểm thích hợp, gửi giấy mờicho các bà mẹ trong địa điểm đã được chọn, chuẩn bị các bàn trong ngày điều tra theo 1chiều và chuẩn bị dụng cụ điều tra: cân, thước đo, phiếu điều tra Sau khi xây dựng kếhoạch, khoa SKCĐ đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch, tập huấn kỹ thuật điều tra vàphân công, hướng dẫn nhiệm vụ thực hiện cho các bên: TTYTDP các quận/huyện vàTYT các xã/phường để phối hợp thực hiện

Cuộc điều tra được tiến hành theo các nội dung: Cân nặng và đo chiều cao/chiềudài của trẻ dưới 5 tuổi, cân nặng và đo chiều cao bà mẹ của trẻ dưới 5 tuổi, phỏng vấn bà

mẹ về thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ Kinh phí của chương trình từ nguồnkinh phí của chương trình Hành động dinh dưỡng quốc gia, ngoài ra các quận, huyệncũng tạo điều kiện bố trí hỗ trợ thêm

2 Sử dụng bộ câu hỏi Điều tra giám sát dinh dưỡng tại 60 cụm xã/phường để tập kỹ năng phỏng vấn và điều tra trong một nghiên cứu liên quan đến dinh dưỡng

Do thời điểm thực tập của nhóm không trùng với đợt điều tra giám sát dinh dưỡngcủa Khoa Sức khỏe cộng đồng, nên nhóm đã chủ động tìm hiểu quy trình điều tra giámsát dinh dưỡng tại 60 cụm xã/phường trên địa bàn Hà Nội; đồng thời sử dụng bộ câu hỏicủa cuộc điều tra để tập kỹ năng phỏng vấn cộng đồng và kỹ năng điều tra trong mộtnghiên cứu liên quan đến dinh dưỡng

Nhóm sử dụng tài liệu Hướng dẫn điều tra, giám sát dinh dưỡng tại 60 cụmxã/phường trên địa bàn Hà Nội để nắm được cách hỏi – ghi của bộ câu hỏi Bên cạnh đó,các cán bộ của khoa đã trực tiếp hướng dẫn nhóm về cách thức điều tra, những điểm cần

Trang 14

lưu ý để nhóm hiểu thêm về cuộc điều tra Sau đó nhóm phân ra 2 người một nhóm tiếnhành đóng vai là người điều tra và người phỏng vấn; tiến hành phỏng vấn thử bộ câu hỏicủa cuộc điều tra Các cán bộ của khoa đã đưa ra những nhận xét về ưu, nhược điểm củatừng người và đưa ra tổng kết những điểm cần lưu ý khi tham gia phỏng vấn Qua đó,nhóm đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu khi tiến hành hoạt động điều tra giámsát dinh dưỡng

Ngoài việc tìm hiểu cách thức của hoạt động điều tra giám sát dinh dưỡng tại 60cụm xã/phường trên địa bàn Hà Nội, nhóm còn xin Khoa bộ số liệu về cuộc điều tra này

3.2 Kết quả phân tích

a Tình trạng dinh dưỡng chung trẻ em dưới 5 tuổi của 12 cụm tại Hà Nội

Sau khi tiến hành phân tích số liệu trên SPSS 16.0, nhóm đã đưa ra đánh giá vềtình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại 12 cụm tại Hà Nội Bảng 1 dưới đây thể hiệntình trạng SDD thể nhẹ cân, thể thấp còi, thể còm còi và tình trạng thừa cân/béo phì ở trẻdưới 5 tuổi trên 12 cụm

Bảng 1: Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi trên 12 cụm tại Hà NộiPhân loại TTDD Thể nhẹ cân Thể thấp còi Thể còm

còi Thừa cân/Béo phì

Trang 15

là 1,7%, thấp hơn so với trẻ nam (2,6%).

Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi theo số liệu toàn quốc năm 2012(5,6%) cao gấp hơn 3 lần so với tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thừa cân, béo phì trong 12 cụm điềutra tại Hà Nội mà nhóm phân tích (1,7%)

b Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi tại 12 cụm ở Hà Nội

Biểu đồ: Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi tại 12 cụm ở Hà Nội [4]

Tỷ lệ bà mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn trong 12 cụm điều tra chiếm 13,1%

So sánh với kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 - 2010, tỷ lệ bà

mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn cao hơn so với phân tích tại 12 cụm, tương ứng là18% và 13,1%

Trang 16

Bên cạnh vấn đề thiếu năng lượng trường diễn, thừa cân-béo phì cũng là một vấn

đề đáng lo ngại, khi có tới 15,1% số bà mẹ bị thừa cân, tiền béo phì và 8,5% số bà mẹđược đánh giá là béo phì Tuy nhiên, tỷ lệ béo phì trong phân tích 12 cụm lại cao hơn0,3% so với tổng điều tra, tương ứng là 8,5% và 8,2%

c Tỷ lệ trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh 1 tháng được uống Vitamin A

Tỷ lệ trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A ngày Vi chất dinh dưỡng là90,7% Có 8,63% số trẻ không được uống Vitamin A trong ngày Vi chất dinh dưỡng và0,67% số trẻ là không xác định được đã uống Vitamin A hay chưa

Tỷ lệ bà mẹ được uống Vitamin A trong vòng 1 tháng sau sinh còn chưa cao(50,6%), thấp hơn so với tổng điều tra toàn quốc (51,4%) là 0,8% Có tới 41,1% số bà mẹđược hỏi cho biết không được uống Vitamin A trong vòng 1 tháng sau sinh, và có 8,3%

số bà mẹ không thống kê được

d Đánh giá về truyền thông dinh dưỡng

y tế Thư mời Họ hàng Hàng xóm TV,đài, báo Khác

Tỉ lệ đối tượng phỏng vấn biết đến ngày Vi chất dinh dưỡng

Biểu đồ: Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn biết đến ngày Vi chất dinh dưỡng qua các kênh

truyền thông

Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn biết đến ngày vi chất dinh dưỡng qua kênh thư mời làcao nhất (66,1%), tiếp đó là qua các nhân viên y tế (56,8%) và TV/đài/báo (31,5%) Cóđến 14,1% số người không biết/không được báo về ngày uống vi chất dinh dưỡng Vìvậy, từ việc phân tích các số liệu trên, chúng ta có thể nâng cao tỷ lệ người biết về ngàyuống vi chất dinh dưỡng bằng cách tăng cường truyền thông qua các kênh hiệu quả vàchính thống như thư mời, nhân viên y tế và truyền thông đại chúng như TV, đài, báo

4 Tìm hiểu quy trình giám sát điểm uống vitamin A

Chương trình uống vitamin A được thực hiện ở toàn bộ 577 xã/phường trên địabàn thành phố Hà Nội, với 2 đợt/năm vào các tháng 6 và tháng 12 hàng năm Đối tượngđược uống bao gồm: trẻ em 6-36 tháng tuổi, trẻ em có nguy cơ cao (như trẻ bị suy dinh

Trang 17

dưỡng, sau tiêu chảy kéo dài, sau viêm đường hô hấp kéo dài, sởi…), trẻ dưới 6 thángtuổi không được bú sữa mẹ hoàn toàn và bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng.

Trong các ngày tổ chức uống vitamin A, khoa Sức khỏe cộng đồng có nhiệm vụgiám sát và chỉ đạo chuyên môn hỗ trợ các xã/phường thực hiện chương trình Nội dunggiám sát bao gồm giám sát trước, trong và sau chiến dịch Kỹ năng giám sát điểm uống

trong chiến dịch vitamin A được trình bày chi tiết trong phụ lục 3 trang 57

5 Tham gia tập huấn dinh dưỡng tại cộng đồng

Nhóm sinh viên đã được tham gia tập huấn dinh dưỡng cho đối tượng là người dântại các huyện về dinh dưỡng người trưởng thành, phòng chống các bệnh mạn tính

Trong buổi tập huấn, cán bộ của khoa đã hướng dẫn người dân cách đánh giá tìnhtrạng dinh dưỡng: phương pháp tính chỉ số khối của cơ thể (BMI), cách tính cân nặng nên

có hay cân nặng lý tưởng, cho người dân thực hành tính nhẩm cân nặng nên có Sau khi

tự đánh giá tình trạng dinh dưỡng của mình, người dân được hướng dẫn cách xây dựngbữa ăn hợp lý, cách phân nhóm và lựa chọn thực phẩm cho các bữa ăn

Cán bộ của Khoa cũng giới thiệu cho người dân về một số bệnh do thiếu dinhdưỡng, thừa cân – béo phì và một số bệnh mãn tính, cách dự phòng một số bệnh mãn tính

có liên quan đến dinh dưỡng

II Các hoạt động tại Chi cục An toàn thực phẩm

Chi cục ATTP có 4 phòng, nhóm gồm 6 thành viên chia làm 2 nhóm nhỏ và luânphiên thực tập tại các phòng Việc lập kế hoạch và viết báo cáo sẽ được thực hiện theonhóm nhỏ Trong một tuần, nhóm lớn sẽ họp 2 lần để chia sẻ, rút kinh nghiệm và đề nghị

sự hỗ trợ cần thiết từ phía giảng viên hướng dẫn Trong 3 tuần, nhóm đã thực hiện đượccác chỉ tiêu chuyên môn sau:

1 Tìm hiểu các văn bản pháp luật, thông tư nghị định liên quan tới ATTP

Trong thời gian thực tập tại phòng Hành chính tổng hợp, nhóm chủ động tìm hiểunhững văn bản pháp quy liên quan tới lĩnh vực quản lý VSATTP (Nghị định 38, Thông tư

15, 16-2012/BYT, Thông tư 19-2012/BYT, Thông tư 26-2012/BYT, Thông tư30-2012/BYT), kế hoạch năm 2014 và dự toán phát triển kinh phí của chi cục Ngoài ranhóm còn tìm hiểu các kiến thức về ATTP trong các tài liệu: Vệ sinh an toàn thực phẩm

và đề phòng ngộ độc; Sổ tay hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm trong đại hội, hội nghị; Sổ tay phòng chống ngộ độc thực phẩm phòng ngừa ngộđộc do một số loại nấm; Sổ tay phòng chống ngộ độc thực phẩm về bệnh truyền qua thựcphẩm tại tuyến cơ sở, Sổ tay phòng chống ngộ độc thực phẩm, hướng dẫn đảm bảo ATTPđối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn; Luật ATTP và các nghị định hướng dẫn thi hành

2.Tìm hiểu báo cáo tổng kết công tác chỉ đạo quản lý ATVSTP năm 2013; kế hoạch

Trang 18

nhóm về bản “Kế hoạch năm 2014 và dự toán phát triển kinh phí của Chi cục”, giúp

nhóm có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch và viết báo cáo chuyên môn

3.Tham gia công tác thanh tra, kiểm tra và lấy mẫu để thực hiện một số test kiểm tra nhanh ATTP

Trong quá trình thực tập tại phòng Thanh tra Chi cục, nhóm sinh viên đã đượctham gia đoàn kiểm tra bếp ăn tập thể của Chi cục ATTP Hà Nội tại các công ty, nhà máy

ở khu công nghiệp Thăng Long và khách sạn Grand Plaza (chi tiết tại phụ lục 4 trang

Nhóm đã trực tiếp tham gia kiểm tra giấy tờ và được nghe cán bộ hướng dẫn mụcđích của việc kiểm tra các loại giấy tờ trên là gì; cách kiểm tra, đối chứng các loại sổsách; và như thế nào là vi phạm Nhóm cũng đã cùng cán bộ kiểm tra cơ sở vật chất,trang thiết bị dụng cụ ở bếp ăn tập thể và cùng cán bộ đánh giá kết quả test nhanh tinhbột Sau khi tiến hành kiểm tra, nhóm được cán bộ hướng dẫn và ghi biên bản kiểm tra

Qua quá trình kiểm tra, nhóm nhận thấy các cơ sở và các nhà thầu bếp ăn tập thểcủa công ty đều cung cấp đủ các loại giấy tờ cần kiểm tra theo quy định Điều kiện vệsinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, thực hành vệ sinh ATTP của nhân viên và chế độ lưumẫu, bảo quản thực phẩm được thực hiện tốt Kết quả thực hiện các test thử nhanh tinhbột cho thấy, đa số khay đều đảm bảo vệ sinh Tuy nhiên, vẫn có trường hợp sổ sáchkhông khớp với mẫu theo quy định mới được ban hành (ví dụ như sổ kiểm thực 3 bước).Một số cơ sở kết quả test nhanh tinh bột cho kết quả dương tính Với những trường hợp

vi phạm, các cán bộ Thanh tra đã chỉ ra lỗi và quy định xử phạt, đồng thời nhắc nhở phíanhà thầu và công ty rút kinh nghiệm và có biện pháp xử lý kịp thời

3.2 Kiểm tra ATTP tại các bếp ăn tập thể ở khách sạn Grand Plaza

Ngày 01/11/2013, để chuẩn bị cho hội nghị Tây Đông – Bắc Phi diễn ra vào ngày04-05/11/2013, Thanh tra Chi cục đã có buổi kiểm tra 5 bếp ăn tập thể tại khách sạnGrand Plaza

Trong quá trình tham gia kiểm tra, thành viên của đoàn được chia ra làm 2 nhóm:một nhóm phụ trách kiểm tra các loại giấy tờ sổ sách liên quan tới vấn đề VSATTP vàmột nhóm kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sạchtinh bột

Qua quá trình kiểm tra, nhóm nhận thấy đã cung cấp gần như đầy đủ các loại giấy

tờ cần kiểm tra theo quy định Điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, thực hành

vệ sinh ATTP của nhân viên và chế độ lưu mẫu, bảo quản thực phẩm được thực hiện

Trang 19

tương đối tốt Kết quả thực hiện các test thử nhanh tinh bột cho thấy, đa số khay đều đảmbảo vệ sinh (18/20 khay đạt) Tuy nhiên, giấy khám sức khỏe của nhân viên còn thiếu vàcách viết sổ kiểm thực 3 bước chưa đúng theo quy định Hệ thống thoát nước chưa có nắpđậy Chế độ lưu mẫu thực phẩm chưa đúng quy định, chưa có tên thực phẩm bên ngoàicác hộp lưu mẫu.

3.3 Kết quả thu được và bài học kinh nghiệm

Qua các buổi kiểm tra bếp ăn tập thể trên, nhóm đã nắm được quy trình của mộtbuổi kiểm tra bếp ăn tập thể, các tiêu chí cần kiểm tra, kỹ năng kiểm tra, các biểu mẫu, sổsách và nắm được thêm một số kiến thức về luật ATTP

Bài học kinh nghiệm của nhóm đó là cần đọc trước các văn bản, thông tư, nghịđịnh về ATTP, ví dụ thông tư 15, thông tư 30, nghị định 38… để biết được các kiến thức

về ATTP, chuẩn bị cho buổi kiểm tra được tốt hơn Trong quá trình đi kiểm tra, cần chú ý

về hình thức và giao tiếp Đồng thời, cần ghi chép nhanh các nhận định của bản thân vềATTP của cơ sở, sau đó đối chiếu với nhận xét của đoàn và bổ sung, từ đó rút ra các kỹnăng, kinh nghiệm về một buổi kiểm tra bếp ăn tập thể

4 Tham gia hoạt động điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm; tham gia hoạt động giao ban mạng lưới ATTP toàn thành phố vào ngày 5 hàng tháng

Vào ngày 5/11/2013, cả nhóm đã được dự thính cuộc họp giao ban định kỳ hàngtháng của Chi cục trưởng 29 quận, huyện Nhờ đó, các thành viên trong nhóm đã hiểu rõhơn các hoạt động về công tác quản lý ATVSTP (điều tra, giám sát, báo cáo tình hìnhNĐTP lên tuyến trên, lập kế hoạch và triển khai các chương trình liên quan) đang đượctriển khai tại tuyến quận, huyện Bên cạnh đó, nhóm đã tham gia vào trong điều tranghiên cứu khảo sát sản xuất rượu làng nghề do Cục ATVSTP thực hiện và kiểm traBATT tại các khu công nghiệp, khách sạn

5 Tham gia truyền thông cộng đồng, hướng dẫn thực hiện qui định, tập huấn về ATTP

Tại phòng Truyền thông thông tin – Quản lý ngộ độc thực phẩm, nhóm đã đượctham gia các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác đảm bảoATVSTP bếp ăn tập thể cho cán bộ ngành giáo dục tại phòng giáo dục quận Hà Đông vàthị xã Sơn Tây; tập huấn kiến thức ATTP cho nhân viên siêu thị và các cán bộ tại cáctrường mầm non, tiểu học Nhóm đã cùng cán bộ phòng chuẩn bị tài liệu trước khi đi vàphát tài liệu trong quá trình tập huấn Bên cạnh đó, việc tham gia các lớp tập huấn nàygiúp cho các thành viên trong nhóm nắm rõ hơn các kiến thức ATTP đã được học, biếtthêm được các kiến thức mới và cập nhật tình hình ATTP hiện nay

6 Tìm hiểu quy trình quản lý số liệu và tham gia tổng hợp, phân tích, kết quả hoạt động các chương trình ATTP triển khai tại các phòng

Tại mỗi phòng, nhóm đều tìm hiểu quy trình quản lý số liệu và trực tiếp tham giacác hoạt động liên quan tới quản lý số liệu cùng với cán bộ phòng Cụ thể: tại phòng hànhchính, nhóm hỗ trợ cán bộ nhập số liệu báo cáo về tình hình NĐTP từ các chi cục địaphương; kết hợp tìm hiểu các dự án đang được triển khai tại Chi cục (4 dự án: Nâng caonâng lực quản lý chất lượng VSATTP Thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo chấtlượng VSATTP Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng VSATTP

Trang 20

Phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm) Tại phòng TTTT-QLNĐ, nhóm

đã nhập kết quả 2 mẫu phiếu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành người tham gia chếbiến, kinh doanh dịch vụ ăn uống cho cán bộ phòng và nhập phiếu kết quả tập huấnATTP của nhân viên của 28 công ty Tại phòng công bố tiêu chuẩn sản phẩm, nhóm nhập

bộ số liệu về các cơ sở được cấp phép liên quan tới 3 loại giấy phép Tại phòng Thanhtra, nhóm nhập số liệu liên quan tới kết quả thanh tra các cơ sở về điều kiện ATVSTP

7 Tìm hiểu thủ tục cấp phép đối với 3 loại giấy phép

Hiện tại, phòng công bố chứng nhận sản phẩm đang thực hiện các hoạt động liênquan tới cấp phép 3 loại giấy phép: Cấp phép cho các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể

đủ điều kiện VSATTP Công bố phù hợp và công bố hợp quy sản phẩm Cấp phép choquảng cáo, hội thảo, hội nghị giới thiệu sản phẩm Đối với mỗi loại giấy phép sẽ có một

bộ hồ sơ riêng và tất cả thủ tục sẽ được hướng dẫn cụ thể (chi tiết tại phụ lục 5 trang 59)

B Tuyến xã

I Hoạt động chuyên môn về Dinh dưỡng

1 Cân đo và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi

1.1 Quy trình thực hiện

Nhóm nhờ TYT đặt lịch hẹn với trường mầm non A Tứ Hiệp, nêu rõ mục đíchmuốn cân đo tối thiểu 50 trẻ của trường, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhằmmục đích học tập cho đợt thực địa Hoạt động cân đo trẻ được tiến hành vào ngày14/11/2013 Nhóm sử dụng 2 cân loại 15kg và 1 thước đo chiều cao đứng của trạm y tế

và 1 thước đo chiều cao đứng của trường ĐHYTCC để thực hiện cân trẻ Nhóm tiến hànhcân đo tại 2 lớp C1 (trẻ từ 2 đến dưới 3 tuổi), B1 (trẻ dưới 4 tuổi) Nhóm chia thành 2nhóm, trong đó một nhóm phụ trách cân trẻ nam, một nhóm phụ trách cân trẻ nữ Mỗinhóm 3 người, trong đó 1 thành viên thực hiện cân trẻ, 1 thành viên thực hiện đo trẻ và 1thành viên ghi chép số liệu

Sau khi thực hiện cân đo xong trong buổi sáng, buổi chiều nhóm tiến hành nhập sốliệu vào phần mềm Anthro Số liệu sau đó sẽ được phân tích bằng SPSS 16.0 và cuốicùng nhóm sẽ đưa ra đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 2 đến dưới 5 tuổi

1.2 Kết quả và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi

Kết quả đã có 66 trẻ dưới 5 tuổi, bao gồm 33 trẻ nam và 33 trẻ nữ được tiến hànhcân đo

Chỉ số nhân trắc

2013 (1/6)

Hà Nội 2012

Cả nước 2012

Trang 21

Thừa cân – béo phì 3 3 3 4.8

a Tình trạng SDD chung của 66 trẻ em dưới 5 tuổi tại trường mầm non A Tứ Hiệp

Qua biểu đồ có thể thấy, tỷ lệ SDD của 66 trẻ em dưới 5 tuổi tại trường mầm non

A Tứ Hiệp ở cả 3 thể đều thấp hơn so với số liệu của Hà Nội và toàn quốc Cụ thể là, tỷ

lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân là 4.5%, SDD thể thấp còi là 9.1%, SDD thể còmcòi là 1.3%

b Tình trạng suy dinh dưỡng của 66 trẻ em dưới 5 tuổi tại trường mầm non A Tứ Hiệp theo giới

c Tình trạng thừa cân – béo phì chung của 66 trẻ dưới 5 tuổi tại trường mầm mon A Tứ Hiệp

Trang 22

1.3 Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm

Nhóm đã có sự trao đổi trước với cán bộ trạm y tế nhờ đặt lịch hẹn với trường nênviệc tiếp cận được thuận lợi Ngoài ra, nhóm cũng trình bày cụ thể mục đích của việc cân

đo với các thầy cô tại trường và được sự giúp đỡ của các cô giáo trong các lớp nhóm thựchiện cân đo, ổn định trật tự lớp giúp cho việc cân đo diễn ra nhanh và thuận lợi

Khó khăn của nhóm là do thời điểm tiến hành cân đo vào mùa đông nên việc các

em mặc quần áo ấm và dày có thể gây ra sai số Ngoài ra, do các em đang ở trong độ tuổinhỏ và thích đùa nghịch nên khi nhóm tiến hành cân đo đôi khi vẫn xảy ra tình trạng làhọc sinh không xếp hàng chờ đến lượt cân đo, có trường hợp các em cân rồi vẫn muốnquay lại cân lần nữa

Bài học kinh nghiệm của nhóm đó là việc chủ động liên hệ trước với trạm y tế vànhà trường là rất quan trọng để việc cân đo được diễn ra thuận lợi Trong quá trình cân

đo, nếu các em mặc quá nhiều áo thì cần nhắc các em bỏ bớt áo ra Ngoài ra, nếu xảy ratrường hợp có nhiều em muốn được cân đo 2,3 lần hoặc không xếp hàng chờ đến lượt cầnnhắc nhở các em nhẹ nhàng và có thể nhờ sự giúp đỡ của các cô giáo trong lớp

2 Điều tra khẩu phần ăn hộ gia đình

2.1 Phương pháp thực hiện

Trong quá trình tiến hành điều tra khẩu phần ăn hộ gia đình, nhóm sử dụng “phiếuHỏi ghi khẩu phần” và phiếu “Điều tra tiêu thụ lương thực thực phẩm trong 24h tại hộ giađình” của Viện dinh dưỡng Ngoài ra để điều tra tần xuất tiêu thụ thực phẩm tại hộ giađình, nhóm sử dụng bảng Điều tra tần xuất tiêu thụ thực phẩm theo mẫu trong giáo trìnhcủa bộ môn Phương pháp để thu thập số liệu mà nhóm sử dụng là phỏng vấn sâu và

phương pháp hỏi ghi 24h qua (chi tiết tại phụ lục 6 trang 60)

Nhóm chia thành 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm tiến hành điều tra khẩu phần ăn tại 2 hộgia đình Nhóm kết hợp điều tra khẩu phần ăn với đánh giá bếp ăn hộ gia đình

Trang 23

- Cả 6 HGĐ đã ăn đủ 4 nhóm thực phẩm/ bữa ăn, thể tích trong mỗi bữa ăn củamỗi hộ đều chấp nhận được

- Tỷ lệ 3 bữa sáng – trưa – tối của 4/6 HGĐ (hộ 2, hộ 3, hộ 4, hộ 5) tương đốihợp lý, tuy nhiên tỷ lệ 3 bữa của hộ 1 và hộ 3 chưa cân đối: tỷ lệ bữa sáng của hộ 1 cònhơi cao (chiếm 36%), tỷ lệ bữa tối của hộ 6 còn quá chiếm quá cao (chiếm 45%)

- Trong 6 HGĐ có 3 hộ (hộ 1, hộ 2, hộ 3) có tỷ lệ G:L:P đã cân đối, 3 hộ còn lại

có tỷ lệ L quá cao (đặc biệt là hộ 4 và hộ 6 chiếm 30%)

- Tỷ lệ Pđv/Pts của 5 hộ gia đình đầu nằm trong khoảng hợp lý (0.3 - 0.7) còn hộthứ 6 còn hơi cao (chiếm 0.72)

- Hộ 2 và hộ 6 có tỷ lệ Lđv/Lts còn hơi cao (chiếm > 0.7), các HGĐ này nên ăngiảm lượng Lđv; còn 4 hộ còn lại tỷ lệ này tương đối phù hợp

- Hộ 1, hộ 3 và hộ 6 có tỷ lệ Ca/P đạt chuẩn (0.5-1); tỷ lệ Ca/P của hộ 2 và hộ 4

là hơi thấp, trong khi đó, tỷ lệ này ở hộ 5 là quá cao (2.8), vì vậy nên giảm các thựcphẩm giàu Ca trong bữa ăn hàng ngày

(chi tiết tại phụ lục 7 trang 63)

3 Xây dựng khẩu phần và tư vấn dinh dưỡng

3.1 Xây dựng khẩu phần

3.1.1 Phương pháp thực hiện

Dựa vào kết quả điều tra hỏi ghi 24h tại 6 hộ gia đình, mỗi thành viên trong nhóm

sẽ chọn một đối tượng trong một hộ gia đình để tiến hành xây dựng khẩu phần ăn cho đốitượng trong khẩu phần

Ngoài các thông tin cần thu thập như tuổi, giới, nghề nghiệp, chiều cao, cân nặng,tình trạng sinh lý, chế độ sinh hoạt, nhóm còn tìm hiểu nhu cầu của đối tượng như muốntăng cân, giảm cân, đang có kế hoạch sinh con trong thời gian tới, hoặc mắc một số bệnh

và muốn được được xây dựng một thực đơn phù hợp Ngoài ra, nhóm cũng tìm hiểu cả sởthích và thói quen ăn uống của đối tượng Sau khi tìm hiểu được các thông tin trên, cácthành viên trong nhóm sẽ tiến hành xây dựng thực đơn 1 tuần cho đối tượng

3.1.2 Kết quả

Nhóm đã tiến hành xây dựng thực đơn cho 6 đối tượng, trong đó có 2 đối tượng làtrẻ bị suy dinh dưỡng, 1 đối tượng người lớn bị thiếu năng lượng trường diễn, 2 đối tượngđang có nhu cầu giảm cân và 1 đối tượng bị tăng huyết áp

Kết quả của 6 thực đơn nhóm xây dựng trong vòng 1 tuần cho 6 đối tượng được

trình bày chi tiết trong phụ lục 8 trang 64

3.2 Tư vấn dinh dưỡng

3.2.1 Phương pháp thực hiện

Trong quá trình thu thập thông tin để tiến hành xây dựng khẩu phần, nếu các đốitượng có nhu cầu tư vấn dinh dưỡng, nhóm sẽ đáp ứng trong khả năng và kiến thức đãhọc được Trước buổi tiếp cận cộng đồng, nhóm xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn để thuthập thông tin của các đối tượng cho phần tư vấn

Nội dung tư vấn dinh dưỡng cho một số đối tượng cụ thể, bao gồm đối tượng bệnhnhân bị tăng huyết áp, bệnh nhân bị đái tháo đường, đối tượng phụ nữ mang thai, trẻ em

bị suy dinh dưỡng, người trưởng thành bị thừa cân – béo phì, người trưởng thành bị thiếu

Trang 24

năng lượng trường diễn được nhóm xây dựng dựa trên tài liệu truyền thông của Viện dinhdưỡng Nhóm chuẩn bị các nội dung tư vấn trước để có thể đưa ra lời khuyên hợp lý theotình trạng của đối tượng và nếu các đối tượng có nhu cầu muốn tìm hiểu rõ hơn chế độdinh dưỡng hợp lý với tình trạng của cơ thể, nhóm có thể cung cấp cho các đối tượng.

Sau khi hoàn thiện bộ câu hỏi và nội dung tư vấn, các thành viên trong nhóm tậpthực hành tư vấn cho nhau để rèn luyện kĩ năng cần thiết cũng như nắm vững hơn nộidung chính cần tư vấn cho các đối tượng

Hướng dẫn tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân THA; Hướng dẫn tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị SDD; Hướng dẫn tư vấn dinh dưỡng cho đối

tượng người lớn bị thừa cân – béo phì được trình bày chi tiết trong phụ lục 9 trang 72

3.2.2 Tư vấn dinh dưỡng cho đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp

Sau khi tìm hiểu thông tin chung về đối tượng (họ tên, tuổi, chiều cao, cân nặng)nhóm sinh viên đã hỏi thêm thông tin liên quan đến bệnh tăng huyết áp của đối tượng thìđược biết đối tượng mới mắc bệnh tăng huyết áp cách và có TYT theo dõi huyết áp mộtvài lần chứ không được thường xuyên Đối tượng cho biết, trước đây thường có thói quen

ăn mặn nhưng từ lúc phát hiện mình mắc bệnh tăng huyết áp thì đã uống thuốc và cố

gắng ăn nhạt hơn, hạn chế mỡ động vật trong các bữa ăn “Ngày trước do điều kiện gia đình còn khó khăn nên phải nấu mặn để ăn được nhiều nhưng từ lúc mắc bệnh các con bác đã khuyên bác ăn nhạt hơn nên bác cũng biết thế” (Nữ, 47 tuổi) Tuy nhiên, đối

tượng còn không biết rõ lượng muối nên ăn một ngày cụ thể là bao nhiêu là vừa, thườngnấu theo cảm giác vừa miệng là được Hơn nữa, đối tượng còn không có thói quen tập thểdục hàng ngày

Nội dung tư vấn chính: Dựa trên những thông tin đã tìm hiểu, nhóm đã tiến hành

tư vấn cụ thể những vấn đề cho bệnh nhân về chế độ ăn như thế nào là vừa muối, sử dụngthuốc THA đúng giờ, tuân thủ đúng phác đồ, theo dõi tình trạng HA thường xuyên ngoài

ra còn cung cấp một chế độ luyện tập riêng cho bệnh nhân THA, liệt kê những loại thựcphẩm nên ăn và không nên ăn, cụ thể một số thực phẩm nên kiêng hoàn toàn nếu có thểnhư các loại phủ tạng động vật, mỡ động vật, những thức ăn nhiều muối

3.2.3 Tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị SDD

Trong số các đối tượng mà nhóm tiến hành tư vấn dinh dưỡng, có một bà mẹ cócon dưới 5 tuổi có nhu cầu muốn tư vấn dinh dưỡng và chế độ ăn cho con mình Trướckhi tiến hành tư vấn, nhóm đã tiến hành cân đo trẻ và đưa đến kết luận là trẻ bị SDD thểnhẹ cân Sau đó, nhóm thực hiện đánh giá nhanh về thực hành chăm sóc y tế cho trẻ vàthực hành nuôi dưỡng chăm sóc trẻ của những bà mẹ theo bộ công cụ xây dựng sẵn Nộidung tư vấn cho từng đối tượng bà mẹ dựa trên kết quả đánh giá nhanh và tình trạng SDDcủa trẻ

Theo kết quả phỏng vấn của nhóm, tình trạng kinh tế của gia đình ở mức thu nhậpvừa, có đủ điều kiện để cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày của trẻ Nguyên nhân gây

ra tình trạng SDD của trẻ có thể là do trẻ biếng ăn, bữa ăn không hấp dẫn trẻ Khi trẻ bị

ốm, đa phần các bà mẹ đều kiêng ăn tanh, ăn các đồ lạnh và dầu mỡ cho trẻ: “Thấy nó bị tiêu chảy nên chị không dám cho ăn mấy đồ tanh, dầu mỡ” và thực hành cho trẻ tắm nắng của bà mẹ cũng không được thường xuyên

Trang 25

Dựa trên những thông tin thu được từ phỏng vấn và đánh giá nhanh, nhóm đã tiếnhành tư vấn những thông tin liên quan đến chế độ dinh dưỡng của trẻ đến các bà mẹ.Nhóm cũng tư vấn với các bà mẹ cần cân đo trẻ hàng tháng, theo dõi sự tăng trưởng củatrẻ kịp thời Bên cạnh đó, nhóm cũng khuyến khích nuôi con bú bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn

bổ sung hợp lý cũng như cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ ốm

3.2.4 Tư vấn dinh dưỡng cho đối tượng người lớn bị thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân-béo phì

Nhóm đã tiến hành phỏng vấn 4 đối tượng để lấy thông tin tuổi, chiều cao, cânnặng để tính BMI, từ đó đã đánh giá được có 3 đối tượng bị thừa cân – béo phì và 1 đốitượng bị thiếu năng lượng trường diễn

Trong 3 đối tượng bị thừa cân – béo phì, có 2 đối tượng có nhu cầu giảm 1 kg cânnặng trong vòng 1 tháng và 1 đối tượng có nhu cầu giảm 2 kg cân nặng trong vòng 3tuần Đối tượng bị thiếu năng lượng trường diễn có nhu cầu tăng cân và nhóm cũng đãtiến hành tính toán, xây dựng cho đối tượng để có thể tăng 2,6 kg trong vòng 1 tháng.Bên cạnh việc xây dựng thực đơn, nhóm cũng tiến hành tư vấn dinh dưỡng và chế độ sinhhoạt hợp lý cho các đối tượng, những điểm hợp lý và chưa hợp lý và đưa ra những lờikhuyên phù hợp và khoa học

3.3 Khó khăn, thuận lợi, hướng khắc phục, bài học kinh nghiệm

Nhóm nhận được sự hỗ trợ từ phía cán bộ TYT trong việc tiếp cận với các hộ giađình Bên cạnh đó, nhóm cũng đã có kinh nghiệm xây dựng khẩu phần ăn và được kiếntập hoạt động tư vấn dinh dưỡng, do vậy nhóm đã chủ động hơn trong việc thu thập thôngtin và đưa ra lời khuyên tư vấn

Tuy nhiên, do nhóm vẫn còn đang là sinh viên thực tập trong quá trình tư vấn cómột số người không tập trung lắng nghe, giảm hiệu quả của buổi tư vấn Bên cạnh đó, cómột số câu hỏi thuộc về lâm sàng, các loại thuốc, do không có chuyên môn về lĩnh vựcnày nên nhóm không thể đưa ra lời tư vấn được Tuy nhiên, nhóm đã cố gắng đưa ra lờikhuyên về chế độ ăn uống phù hợp cho từng đối tượng Bên cạnh đó, để tránh các đốitượng khó hình dung thực đơn mà nhóm sẽ xây dựng và để cho người dân tin tưởng,nhóm đã chuẩn bi sẵn bộ tài liệu tư vấn, bao gồm các nội dung tư vấn dinh dưỡng chophụ nữ mang thai, trẻ bị SDD, thừa cân – béo phì, bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháođường… tham khảo trên trang web của Viện dinh dưỡng để làm tăng tính thuyết phụccho bài tư vấn của mình Bài học kinh nghiệm mà nhóm rút ra đó là cần tạo không khí cởi

mở, tự nhiên để người dân dễ dàng chia sẻ thông tin và thoải mái tiếp thu những ý kiến tưvấn của mình

II Hoạt động chuyên môn về an toàn thực phẩm

1 Quan sát thực trạng ATTP của chợ Tứ Hiệp

Trang 26

doanh thực phẩm chín, thực phẩm tươi sống và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chợ.

(chi tiết tại phụ lục 10 trang 77)

1.2 Kết quả quan sát VSATTP tại chợ Tứ Hiệp

- Đánh giá ATTP tại chợ: Theo quan sát của nhóm, chợ có phân khu riêng biệt giữakhu giết mở, thực phẩm chín, thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô và khu vực ăn uống.Tại chợ có nhà vệ sinh ở gần cổng ra vào chợ Tuy nhiên, nhà vệ sinh không đảm bảo vệsinh: rác thải bị vứt ra ngoài thùng rác, nhà vệ sinh bị ứ đọng nước Trong nhà vệ sinhkhông có bồn/vòi rửa tay và xà phòng diệt khuẩn Tại chợ có một bể chứa nước giếngkhoan, cung cấp nước cho các hộ kinh doanh trong chợ Tuy nhiên, các hộ muốn lấynước phải tự đi múc lấy nước về sử dụng Nước được sử dụng là nước giếng khoan,không có hệ thống lọc xử lý nên không đảm bảo vệ sinh Khu thu gom rác thải ở ngoàichợ, khoảng cách từ khu thu gom rác tới các khu vực kinh doanh trong chợ là khá xa, do

đó xảy ra tình trạng nền chợ có rác thải và nước thải ứ đọng Rác thải được tập kết bênngoài chợ sẽ được thu gom hàng ngày Hệ thống cống rãnh thoát nước thải không đảmbảo vệ sinh, gây ô nhiễm cho những khu vực xung quanh, đặc biệt làm gia tăng nguy cơ ônhiễm đối với các thực phẩm bị bày bán dưới đất như các loại rau, củ, quả

- Đánh giá ATTP của cơ sở kinh doanh thực phẩm chín (giò, chả) trong chợ: Kết quảnhóm sinh viên quan sát được cho thấy, nơi bán giò chả cao ráo, sạch sẽ Không có việc

để lẫn với các thực phẩm sống/đồ khô khác Tủ kính bày bán thực phẩm để cách mặt đấttối thiểu 60cm Thớt và dao sử dụng được vệ sinh sạch sẽ Người trực tiếp kinh doanhđược khám sức khỏe và được cấp giấy chứng nhận ATTP Trong quá trình cắt thái giòchả, người bán hàng có sử dụng găng tay tuy nhiên găng tay lại được dùng nhiều lần, làmtăng nguy cơ lây nhiễm chéo Các cơ sở kinh doanh thực phẩm chín này không cách xanguồn ô nhiễm, khói bụi và tại khu vực kinh doanh vẫn thấy có sự xuất hiện của ruồinhặng Thùng rác không có nắp đậy kín cũng làm tăng nguy cơ ô nhiễm thực phẩm

- Đánh giá ATTP của cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống trong chợ: Nhóm tiếnhành quan sát và đánh giá ATTP của các cửa hàng thịt trong chợ Nơi bán thịt cao ráo,đảm bảo cách mặt đất tối thiểu 60cm Tuy nhiên ở nơi bày bán thịt vẫn có sự xuất hiệncủa ruồi nhặng Bên cạnh đó, không có nước sạch để rửa thực phẩm trước khi xay hoặccắt nhỏ Bàn bán thịt là bàn gỗ, theo quan sát trên bàn xuất hiện nhiều vết xước do quátrình chặt, thái thịt Những vết xước này có thể làm thịt mắc dính lại, để lâu sẽ làm tăngnguy cơ ô nhiễm chéo đối với các loại thực phẩm khác

- Đánh giá ATTP của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong chợ: Nhóm sinh viên

đã lựa chọn quan sát và đánh giá một quán ăn bình dân trong chợ kinh doanh bún Quaquan sát, nhóm thấy thức ăn được bày bán trên bàn cách mặt đất 60 cm và được bảo quảntrong tủ kính tuy vậy tủ kính không có cửa và luôn mở khiến côn trùng, ruồi đậu vào thức

ăn Về dụng cụ, quán đã có dụng cụ gắp riêng thức ăn sống và thức ăn chín, dụng cụ ănuống được làm bằng các vật liệu an toàn: đũa tre, bát, đĩa sứ, thìa inox… Ngoài ra doquán hẹp nên thức ăn sống chín còn để gần nhau làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.Người trực tiếp kinh doanh được khám sức khỏe và được cấp giấy chứng nhận ATTP.Trong suốt quá trình bán hàng, chủ quán cùng một lúc sử dụng tay để lấy bún, lấy thịt, trảtiền thừa làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm chéo Quán không có đủ nước sạch để rửa bát

Trang 27

và chỉ có duy nhất 1 xô rác để chứa chất thải kín, đồ ăn thừa tuy nhiên xô không có nắpđậy, rác và các đồ ăn thừa khác khách vứt ra sàn

2 Tìm hiểu quy trình của buổi kiểm tra ATTP của xã

Do trong thời gian thực tập của nhóm sinh viên không trùng với thời điểm kiểm traATTP của xã (xã thường kết hợp kiểm tra các cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm vàođợt cuối năm, trong dịp Tết nguyên đán và Tết dương lịch), vì vậy nhóm sinh viên không

có điều kiện để tham gia buổi kiểm tra ATTP của xã Tuy nhiên, nhóm đã chủ động tìmhiểu quy trình của một buổi kiểm tra Sau khi nghe cán bộ trạm chia sẻ, nhóm đã nắmđược quy trình của một buổi kiểm tra ATTP, bao gồm các bước:

- Chào hỏi, giới thiệu đoàn kiểm tra là đoàn của huyện kết hợp với xã đi kiểm traVSATTP

- Yêu cầu chủ cơ sở xuất trình một số giấy tờ: Giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêuchuẩn về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm, Giấy chứng nhận tập huấn VSATTP hàngnăm, giấy khám sức khỏe

- Kiểm tra một số tiêu chí và thực hiện các test xét nghiệm nhanh Với các loạihình kinh doanh khác nhau thì các tiêu chí kiểm tra và các test xét nghiệm nhanh có sựkhác nhau Cụ thể:

+ Đối với các cửa hàng bán bánh (bánh bao, bánh mỳ, bánh ngọt…) đoàn sẽ kiểmtra giấy chứng nhận tập huấn VSATTP, giấy khám sức khỏe, vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh

cơ sở, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và thực hiện test xét nghiệm nhanh tinh bột

+ Đối với các bếp ăn tập thể, đoàn sẽ kiểm tra giấy chứng nhận tập huấn VSATTP,giấy khám sức khỏe, vệ sinh cơ sở, bếp 1 chiều, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinhthực phẩm, sổ kiểm thực 3 bước, có lưu mẫu thức ăn không Thực hiện 2 test xét nghiệmnhanh tinh bột và nước sôi

+ Đối với cửa hàng thức ăn chín, đoàn sẽ kiểm tra giấy chứng nhận tập huấnVSATTP, giấy khám sức khỏe, vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh cơ sở, vệ sinh cá nhân, vệsinh thực phẩm và thực hiện test xét nghiệm nhanh hàn the

+ Đối với các đại lý bán bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát, giấy chứng nhận tậphuấn VSATTP, giấy khám sức khỏe, vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh cơ sở, vệ sinh cá nhân,

vệ sinh thực phẩm

+ Đối với cửa hàng ăn, đoàn sẽ kiểm tra nước/nước đá sạch, dụng cụ sống-chínriêng, nơi chế biến đạt yêu cầu vệ sinh, số người khám sức khỏe, xét nghiệm đường ruột,giấy chứng nhận tập huấn VSATTP, đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc thực phẩm an toàn, bàncao trên 60cm, tủ kính, dụng cụ bảo quản, quản lý rác thải Thực hiện 3 test xét nghiệmnhanh: tinh bột, dấm, nước sôi

- Sau khi tiến hành kiểm tra, đoàn sẽ ghi biên bản kiểm tra VSATTP cơ sở sảnxuất, đánh dấu những tiêu chí đạt và không đạt (ghi rõ lí do)

- Đọc biên bản cho chủ cơ sở và yêu cầu chủ cơ sở kí vào biên bản

- Nhắc nhở cho chủ cơ sở về các tiêu chí chưa đạt, và yêu cầu khắc phục

- Kết thúc kiểm tra

Trang 28

3 Sử dụng test xét nghiệm nhanh kiểm tra

3.1 Phương pháp thực hiện

Nhóm tiến hành lấy mẫu tại chợ và các cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm trênđịa bàn xã để thực hiện các test xét nghiệm nhanh kiểm tra ATTP Các dụng cụ: găng tay,khẩu trang, bộ test xét nghiệm được trạm y tế cung cấp Tổng cộng nhóm tiến hành lấy 10mẫu, gồm dầu ăn, tương ớt, bánh cuốn, nước cam, cá khô, giò, thịt lợn, bún, dấm ăn,nước uống

Trong quá trình thực hiện, nhóm sử dụng video hướng dẫn thực hiện test kiểm tranhanh thực phẩm được học trong môn Các biện pháp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩmtại trường và Tài liệu hướng dẫn thực hiện test kiểm tra nhanh của Trạm y tế Cán bộ phụtrách ATTP của trạm cũng hướng dẫn nhóm làm test và nhấn mạnh một số điểm cần lưu

ý khi thực hiện các test này Với 10 mẫu thu thập được, nhóm tiến hành thực hiện 12 lầntest xét nghiệm, với 7 test nhanh bao gồm: ôi khét dầu mỡ, hàn the, foocmon, phẩm màu,nitrit, methanol, dấm ăn Cụ thể:

- Thực hiện 2 test kiểm tra nhanh ôi khét dầu mỡ với 2 mẫu dầu ăn

- Thực hiện 3 test kiểm tra nhanh dư lượng hàn the với 3 mẫu: bánh cuốn, giò, thịtlợn

- Thực hiện 2 test kiểm tra nhanh foocmon với 2 mẫu: bún và thịt lợn

- Thực hiện 3 test kiểm tra phẩm màu với 3 mẫu: tương ớt, nước cam, cá khô

- Thực hiện 1 test kiểm tra nhanh nitrit với mẫu nước khoáng đóng bình

- Thực hiện 1 test kiểm tra nhanh dấm ăn với mẫu dấm ăn

3.2 Kết quả

Kết quả các test thử cho thấy: 1/12 mẫu dương tính và 11/12 mẫu âm tính Trong

đó, với test kiểm tra nhanh ôi khét dầu mỡ dương tính; mẫu dầu ăn cho kết quả dươngtính Các test thử với các mẫu còn lại đều cho kết quả âm tính

3.3 Khó khăn, thuận lợi, hướng khắc phục, bài học kinh nghiệm

Nhóm đã được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ y tế trạm về cách thực hiện test,

sử dụng dụng cụ và hỗ trợ nhóm trong việc lấy mẫu Bài học kinh nghiệm của nhóm lànên ôn lại các kiến thức đã học về các bước thực hiện test, làm cẩn thận để hạn chế việcthực hành sai, gây lãng phí mẫu và test xét nghiệm Cần chủ động chuẩn bị các phươngtiện bảo hộ như khẩu trang, găng tay… để đảm bảo an toàn khi thực hiện test

4 Đánh giá điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn hộ gia đình và tư vấn thực hành VSATTP tại bếp ăn hộ gia đình

4.1 Đánh giá điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn hộ gia đình

Nhóm sinh viên đã lựa chọn ngẫu nhiên 6 hộ gia đình (HGĐ) thuộc thôn CươngNgô để quan sát điều kiện VSATTP bếp ăn tại hộ gia đình Trước khi tiến hành đánh giábếp ăn tại HGĐ, nhóm tiến hành xây dựng bảng kiểm dựa trên Thông tư 15/2012/TT-

BYT (chi tiết tại phụ lục 11 trang 83 ) Ngoài quan sát trực tiếp bếp ăn HGĐ, nhóm sinh

viên đã kết hợp phỏng vấn sâu thành viên HGĐ để khai thác những thông tin liên quantới một số tiêu chí khó đánh giá nếu chỉ dựa vào quan sát

Kết quả đánh giá cho thấy, một số tiêu chí về VSATTP bếp ăn mà các hộ gia đình

đã đạt tương đối tốt 6 hộ gia đình đều có khu bếp riêng biệt, rộng rãi, cách xa nguồn ô

Trang 29

nhiễm; có dao, thớt dành riêng cho thực phẩm sống – chín; 5/6 gia đình có thùng đựngrác thải.

Bên cạnh những tiêu chí đã thực hiện tốt thì vẫn còn những tiêu chí chưa được tốt:

có 3/6 gia đình có sàn bếp ẩm ướt và trần nhà còn ẩm mốc, bám bụi, mạng nhện Trong 6bếp ăn có 1 bếp không có thùng đựng rác và 5 hộ đã có thùng đựng rác tuy nhiên cả 5 bếp

có thùng đựng rác đều không có nắp đậy làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm 6 hộgia đình đều có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm nhưng chưa được chia thành các ngănriêng bảo quản rau củ quả tươi, thực phẩm chín, thực phẩm sống và không được vệ sinhthường xuyên Hơn nữa, trong cả 6 bếp ăn của hộ gia đình đều chưa đạt yêu cầu về vệsinh cá nhân: người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm không sử dụng tạp dề, găng tay 1

lần, không rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với thực phẩm “Ôi trời, vẫn biết là găng tay với tạp dề là cần thiết đấy nhưng mà như cô thì chẳng có thời gian mà đi đeo mấy cái đó vào người” (Nữ, 43 tuổi) Tóm lại, các bếp ăn tại HGĐ được quan sát chưa

thực hiện tốt các nội dung, tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm mà nhóm đã đưa ra

trong bảng kiểm (chi tiết tại phụ lục 12 trang 85).

4.2 Tư vấn thực hành VSATTP tại bếp ăn hộ gia đình

4.2.1 Phương pháp thực hiện

Nội dung tư vấn thực hành VSATTP tại bếp ăn hộ gia đình được nhóm chuẩn bị

trước khi xuống cộng đồng (chi tiết tại phụ lục 13 trang 87) Sau khi tiến hành quan sát

và phỏng vấn người nội trợ chính trong gia đình, nhóm đưa ra những nhận xét vềVSATTP tại bếp ăn của các hộ gia đình, những điểm đạt và chưa đạt Từ đó, nhóm sẽ đưa

ra lời tư vấn VSATTP hợp lý và phù hơp với từng hộ gia đình

4.2.2 Kết quả tư vấn

Nhóm đã tiến hành tư vấn thực hành VSATTP tại bếp ăn cho 6 hộ gia đình sau khiquan sát các bếp ăn theo bảng kiểm và phỏng vấn người nội trợ chính Cuối buổi tư vấn,nhóm cung cấp tài liệu tư vấn cho cả 6 hộ gia đình Một số nội dung chính mà nhóm đã

tư vấn có thể kể đến như:

- Tường, trần nhà phòng bếp cần quét dọn mạng nhện 1 tuần/lần

- Sử dụng dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín để đảm bảokhông có sự lây nhiễm chéo giữa thực phẩm sống và chín

- Không nên sử dụng thớt gỗ, có thể thay thế bằng thớt inox

- Trong nhà bếp nên để thùng rác kín, có nắp đậy

- Người nấu ăn nên sử dụng tạp dề, găng tay sạch trong quá trình chế biến thựcphẩm

- Sử dụng xà phòng rửa tay, không nên sử dụng nước rửa chén bát

- Khi vệ sinh bếp đồng thời vệ sinh cả khu vực tường cạnh bếp để loại bỏ các vếtdầu, mỡ, thức ăn bắn lên trong quá trình nấu nướng

4.3 Thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm

Thuận lợi: Trong suốt quá trình tiến hành quan sát và tư vấn VSATTP tại các bếp

ăn HGĐ trên địa bàn, nhóm nhận sự được sự giúp đỡ của cán bộ trạm, giới thiệu nhóm làsinh viên chuyên ngành Dinh dưỡng – ATTP đang thực tập tại trạm với các hộ gia đình,

Trang 30

do đó nhóm dễ tiếp cận với các hộ gia đình và phần phỏng vấn, tư vấn cũng diễn ra thuậnlợi hơn.

Khó khăn, hướng khắc phục: Bên cạnh một số hộ gia đình nhiệt tình thì có một

số hộ vẫn chưa thực sự nhiệt tình và tin tưởng nhóm do vẫn còn đang là sinh viên thựctập, nên nhóm vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình phỏng vấn và tư vấn Tuy nhiên, nhờviệc chuẩn bị trước tài liệu tư vấn có nguồn đáng tin cậy là Viện dinh dưỡng, nên nhómcũng đã có thể thực hiện tương đối tốt được chỉ tiêu này

Bài học kinh nghiệm: Sau quá trình quan sát và tư vấn bếp ăn HGĐ Nhóm đã rút

ra được một số kinh nghiệm cho bản thân như: chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan,kiến thức chuyên, lựa chọn thời gian phù hợp để quan sát và tư vấn Trong khi giao tiếp,phải tạo không khí thân mật bằng cách trò chuyện cởi mở, tự nhiên, tạo cho người dânthoải mái, tự tin chia sẻ thông tin Đồng thời, phản ứng linh hoạt trong các trường hợpkhông nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của các bên liên quan

C Tham gia các hoạt động khác tại địa phương

I Tuyến tỉnh/thành phố

1 Kiểm tra vệ sinh học đường

Trong thời gian thực tập tại Khoa Sức khỏe cộng đồng – TTYTDP Hà Nội, nhóm

đã được tham gia cùng đoàn kiểm tra vệ sinh học đường tại các trường trên địa bàn thành

phố Hà Nội Quy trình một buổi kiểm tra vệ sinh học đường được trình bày chi tiết trong

phụ lục 14 trang 89

Trong quá trình tham gia kiểm tra vệ sinh học đường, các thành viên trong nhóm

đã trực tiếp đo các tiêu chí để đánh giá vệ sinh phòng học (chiều rộng, chiều dài phònghọc, bàn ghế, cường độ ánh sáng) và hỗ trợ cán bộ khoa ghi chép số liệu; kiểm tra điềukiện vệ sinh môi trường ngoại cảnh và công trình vệ sinh; kiểm tra hồ sơ mua nước vàkhu vực phục vụ nước uống của trường học Qua những số liệu thu được và quan sát,thành viên sẽ tự ghi chép lại Sau đó, ghi chép kết luận của đoàn kiểm tra, đối chiếu vớikết quả của mình để tự rút kinh nghiệm Ngoài ra, nhóm đã nắm được một số giải phápnhằm khắc phục cho các tồn tại tại trường được tham gia kiểm tra

Khó khăn mà các thành viên trong nhóm gặp phải là do chưa từng được tham giabuổi kiểm tra vệ sinh học đường nên còn nhiều bỡ ngỡ Ngoài ra, có nhiều tiêu chí và sốliệu trong quá trình kiểm tra vệ sinh lớp học nên trong quá trình ghi chép vẫn còn có một

số sai sót nhỏ Tuy nhiên nhờ sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ tại Khoa SKCĐ vàchia sẻ kinh nghiệm của các bạn đã tham gia các buổi kiểm tra trước nên những lần kiểmtra sau nhóm đã chủ động hơn trong việc ghi chép, đo đạc và các thông số chuẩn nhómcũng đã nắm được

2 Tập huấn phòng chống bệnh tay – chân – miệng

Trong quá trình thực tập tại Khoa Sức khỏe cộng đồng, vào gày 2/10/2013, thànhviên nhóm được tham gia buổi tập huấn phòng chống bệnh tay – chân – miệng cho cán

bộ y tế các trường học thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm (chi tiết trong phụ lục 15 trang 89).

Trước buổi tập huấn, nhóm cùng với các cán bộ tại Khoa chuẩn bị và sắp xếp tàiliệu cho buổi tập huấn Buổi sáng khi cùng đoàn xuống địa điểm tổ chức tập huấn,nhóm đã tham gia chuẩn bị máy chiếu, micro Sau khi tiếp đón học viên nhóm sẽ tiến

Trang 31

hành phát các tài liệu đã chuẩn bị sẵn cho học viên Trong buổi tập huấn, nhóm đã đượcnghe cán bộ của đoàn trao đổi các trao đổi về nội dung “Hướng dẫn giám sát, phòngchống bệnh tay – chân – miệng (Theo quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/02/2012 của

Bộ trưởng Bộ Y tế) và các chất khử trùng có chứa Clo” và giải đáp các thắc mắc liênquan đến vấn đề trên Sau buổi tập huấn, nhóm tiến hành phát kinh phí cho học viên.Cuối cùng, nhóm cùng các cán bộ tại Khoa thu dọn đồ đạc trước khi ra về

Qua buổi tập huấn phòng chống bệnh tay – chân – miệng, nhóm đã nâng cao được

các kỹ năng tiếp cận với cộng đồng; nắm được các quy trình của các buổi kiểm tra và tập

huấn và biết được cách thức giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng, các pha dungdịch Clo khử trùng Hai thành viên được tham gia buổi tập huấn đã trao đổi và chia sẻkiến thức cũng như kinh nghiệm đã học được trong buổi tập huấn này

Bài học kinh nghiệm mà nhóm rút ra là cần làm tốt công tác chuẩn bị cho buổi tậphuấn (tài liệu truyền thông, nội dung tập huấn, cán bộ tham gia giảng dạy, ), cần nhấnmạnh ý quan trọng trong nội dung tập huấn và căn chỉnh thời gian hợp

3 Tập huấn làng văn hóa sức khỏe

Trong quá trình thực tập tại Khoa Sức khỏe cộng đồng, nhóm đã được tham giabuổi tập huấn làng văn hóa sức khỏe Trước buổi tập huấn, nhóm đã chuẩn bị và sắp xếptài liệu cho buổi tập huấn Khi cùng đoàn xuống địa điểm tổ chức tập huấn, nhóm đãtham gia chuẩn bị máy chiếu, micro Sau khi tiếp đón học viên nhóm sẽ tiến hành phátcác tài liệu đã chuẩn bị sẵn cho học viên Trong buổi tập huấn, nhóm đã được nghe cán

bộ của đoàn trao đổi các trao đổi về nội dung“Làng sức khỏe – Giải pháp toàn diện gópphần nâng cao sức khỏe cộng đồng” Sau đó, nhóm giúp các cán bộ tại Khoa phát kinh

phí, và thu dọn đồ đạc trước khi ra về (chi tiết xem phụ lục 16 trang 90)

4 Điều tra khảo sát rượu làng nghề

Trong ngày 26/10/2013, 1 thành viên trong nhóm được tham gia hỗ trợ nhóm điềutra viên phỏng vấn chủ cơ sở nấu rượu trên địa bàn đội 10 thôn Siêu Quần, xã Tả ThanhOai, huyện Thanh Trì, Hà Nội Các hoạt động mà sinh viên đã được tham gia, bao gồm:Chuẩn bị phiếu điều tra và các giấy tờ có liên quan; hỗ trợ điều tra, tiến hành phỏng vấnchủ cơ sở nấu rượu; niêm phong mẫu xét nghiệm và phát kinh phí

Sau khi tham gia hoạt động trên, thành viên trên đã chia sẻ những kinh nghiệm, kỹnăng mà bạn rút ra được Bài học kinh nghiệm rút ra đó là chuẩn bị phương tiện và tìmhiểu trước đường đi xuống địa bàn nghiên cứu, cần kết hợp quan sát kỹ điều kiệnVSATTP tại cơ sở để hoàn thành một số tiêu chí trong bộ câu hỏi phỏng vấn và chú ýcách thức lấy mẫu và niêm phong mẫu xét nghiệm

5 Tham gia nhập liệu và ghi chép sổ sách

Trong quá trình thực tập tại Khoa SKCĐ – TTYTDP Hà Nội và Chi cục ATTP HàNội, nhóm đã tham gia nhập số liệu dưới sự hướng dẫn của các bộ tại các Khoa/phòng.Bên cạnh đó, nhóm hỗ trợ cán bộ ghi chép sổ sách, giấy mời, photo, vận chuyển tàiliệu…

6 Các bài học được hướng dẫn tại Khoa SKCĐ

Trong thời gian thực tập tại Khoa SKCĐ, nhóm sinh viên đã được các cán bộ khoagiảng một số bài học liên quan đến các kỹ năng kiểm tra, bao gồm kỹ năng kiểm tra nhà

Trang 32

máy nước, kỹ năng kiểm tra bếp ăn, kỹ năng kiểm tra bể bơi (chi tiết xem tại phụ lục 17

trang 92)

II Tuyến xã

1 Chiến dịch uống vitamin A và uống thuốc tẩy giun

Trong 2 ngày 11 – 12/12/2013, TYT xã Tứ Hiệp đã tổ chức cho trẻ từ 6 – 36 thángtuổi uống vitamin A và kết hợp cho trẻ từ 24 – 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun tại 4điểm trong xã: TYT xã Tứ Hiệp, Nhà văn hóa thôn Văn Điển, Nhà mẫu giáo thôn CổĐiển A và Nhà văn hóa thôn Cổ Điển B Trước khi chiến dịch uống Vitamin A diễn ra,nhóm sinh viên đã hỗ trợ TYT ghi phiếu mời uống vitamin A cho toàn bộ trẻ trong độtuổi trên toàn xã

Trong ngày 11/12/2013, dù đã qua thời gian thực tập, nhưng nhóm sinh viên đãxin phép trạm cho xuống tham gia và chiến dịch uống vitamin A và uống thuốc tẩy giun.Nhóm sinh viên đã hỗ trợ cán bộ TYT làm các công việc như tiếp đón nhân dân, ghi chép

sổ sách Sau 2 ngày triển khai chiến dịch, kết quả thu được là 100% trẻ trong độ tuổiuống vitamin A trong danh sách được uống vitamin A

Sau buổi tham gia chiến dịch uống vitamin A và tẩy giun, nhóm đã đạt được một

số kết quả sau, đó là đã nắm rõ các đối tượng của chiến dịch và liều lượng vitamin A chophép của từng đối tượng, kỹ năng cho trẻ uống vitamin A và uống thuốc tẩy giun và nângcao kỹ năng giao tiếp với cộng đồng;

Bài học kinh nghiệm mà nhóm rút ra là cân ghi chính xác ngày tháng năm sinh củatrẻ để cho trẻ uống đúng liều lượng tránh tình trạng ghi sai ngày tháng năm sinh trẻ hoặcghi sai liều dùng cho trẻ Một số trẻ còn không chịu uống nên khi cho trẻ uống cần cầmchắc viên vitamin A tránh tình trạng làm rơi viên vitamin A vào trong miệng của trẻ

2 Tiêm chủng mở rộng

Trong 2 ngày tiêm chủng mở rộng (5-6/12/2013), TYT đã tổ chức tiêm chủng chotrẻ trên địa bàn xã Trong những ngày này, nhóm sinh viên đã hỗ trợ TYT các hoạt độngnhư: ghi phiếu, tiếp đón nhân dân, dặn dò người dân ở lại 30 phút sau khi cho trẻ tiêm đểtheo dõi trẻ và thực hiện cân trẻ Nhờ sự tận tình của các cán bộ TYT và sự hỗ trợ củanhóm sinh viên thực tập, các buổi tiêm chủng đã diễn ra thuận lợi, tỷ lệ trẻ trong độ tuổitiêm chủng đạt 99% và không có trẻ nào có biến chứng sau khi tiêm

3 Chuẩn bị cho công tác thanh tra của Sở Y tế

Để chuẩn bị cho công tác thanh tra, trong các ngày 15 và 26/11/2013, nhóm sinhviên đã hỗ trợ TYT hoàn thiện các sổ sách, giấy tờ, vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị, cơ sởvật chất của trạm, vệ sinh vườn thuốc nam Ngày 15/11/2013, Sở Y tế Hà Nội thực hiệncông tác thanh tra tại TYT Tứ Hiệp Nhóm sinh viên đã được quan sát các hoạt độngthanh tra: kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; kiểm tra chuyên môn của cán bộTYT, cách sử dụng các trang thiết bị tại trạm; kiểm tra sổ sách, giấy tờ và báo cáo cácchương trình đã thực hiện

Trang 33

trợ đánh máy và gửi tài liệu cho trạm Trong thời gian thực tập, nhóm thường xuyên giúptrạm chăm sóc vườn thuốc nam, quét dọn vệ sinh, giữ gìn không gian sạch đẹp của trạm.

Trang 34

BÀI TẬP LỚN

Tên đề tài:

“Thực trạng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của bếp ăn hộ gia đình và kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong các hộ gia đình tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2013”

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người Thựcphẩm cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng và năng lượng đảm bảo sức khỏe, nhưngcũng có thể là nguồn bệnh, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không đảm bảo các tiêu chuẩn

vệ sinh An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng rấtlớn đến kinh tế, văn hóa, xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, phát triển dulịch thương mại Các bệnh liên quan đến ngộ độc thực phẩm gây thiệt hại lớn đến nềnkinh tế, làm gia tăng chi phí cho chăm sóc y tế, công tác điều tra giám sát dịch bệnh, thiệthại về sản xuất, du lịch, Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012, tình hình ngộ độcthực phẩm tại nước ta có nhiều diễn biến phức tạp Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm

2012, cả nước có 168 vụ ngộ độc thực phẩm, với tổng số 5541 người mắc, trong đó 34người chết do ngộ độc thực phẩm [5]

Tứ Hiệp là một xã nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, trung tâm của huyện ThanhTrì với tổng dân số toàn xã là 12.659 người và được phân bổ trong 8 thôn, đời sống nhândân chủ yếu là thương mại, dịch vụ và nông nghiệp Theo báo cáo của Trạm y tế xã, tínhđến tháng 11/2013 trong toàn xã có 32 trẻ dưới 5 tuổi và 21 người trên 5 tuổi đến trạmkhám và chữa trị bệnh tiêu chảy [2] Bên cạnh đó, trong quá trình đánh giá thực trạngVSATTP bếp ăn hộ gia đình, nhóm nhận thấy điều kiện vệ sinh ATTP tại các hộ gia đình

có nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thựcphẩm Qua phỏng vấn nhanh 6 người nội trợ chính trong 6 hộ gia đình tại thôn CươngNgô, xã Tứ Hiệp, nhóm nhận thấy, các đối tượng này vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiếnthức và thực hành về ATTP nói chung và đặc biệt là ATTP tại hộ gia đình Đây là nhữngyếu tố nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn hộ gia đình bất cứ lúc nào

Do vậy nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức, thực hành của người nội trợ chínhtrong các hộ gia đình tại xã và đưa ra những khuyến nghị phù hợp, nhóm sinh viên tiến

hành một nghiên cứu với chủ đề “Thực trạng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của bếp ăn hộ gia đình và kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong các hộ gia đình tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2013” với

Trang 35

- Mô tả thực trạng thực hành về ATVSTP của người nội trợ chính trong gia đìnhtrong khâu lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì,

Hà Nội năm 2013

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Một số khái niệm thực phẩm, thực phẩm an toàn

1.1 Thực phẩm

Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơchế, chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sửdụng như dược phẩm [6]

1.2.An toàn thực phẩm

Là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn

bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng [7]

-Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất như thức ăn bị ôi thiu,

c Hậu quả

Đối với kinh tế, xã hội, thực phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinhkhông những làm tăng tỷ lệ bệnh tật, tử vong, giảm khả năng lao động mà còn góp phầnsuy giảm sự phát triển kinh tế, xã hội và góp phần thể hiện nếp sống thiếu văn minh củamột dân tộc

2 Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm

2.1.Trên thế giới

ATTP luôn là vấn đề nổi cộm trên toàn cầu Đây là công tác được nhiều tổ chứcquốc tế lớn như WHO, FAO đặc biệt quan tâm Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyềnqua thực phẩm ngày càng xảy ra ở quy mô rộng, việc phòng ngừa và xử lý vấn đề này làmột thách thức lớn của toàn nhân loại [9]

Nước Úc có Luật Thực phẩm từ năm 1908 nhưng hiện nay mỗi năm vẫn cókhoảng 4,2 triệu người bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; trungbình mỗi năm có 11500 ca mắc bệnh cấp tính do ăn uống gây ra và chi phí cho một ca

Trang 36

ngộ độc thực phẩm mất 1679 đôla Úc Tại Anh, mỗi năm, cứ 1000 dân có 190 ca bị ngộđộc thực phẩm và chi phí cho một ca ngộ độc thực phẩm mất 789 bảng Anh Tại NhậtBản, vụ ngộ độc thực phẩm do sữa tươi ít béo bị ô nhiễm tụ cầu vàng tháng 7/2000 đãlàm cho 14000 người ở 6 tỉnh bị ngộ độc thực phẩm Bệnh bò điên ở Châu Âu năm 2001,toàn EU chi 1 tỷ USD cho biện pháp phòng chống bệnh lở mồm long móng; chi riêng

500 USD cho hai biện pháp “giết bò” và “cấm nhập” Tại Trung Quốc, ngày 7/4/2006 đãxảy ra hơn 500 vụ ngộ độc thực phẩm ở trường học Thiềm Tây [9]

2.2.Tại Việt Nam

Theo báo cáo tổng kết công tác đảm bảo ATTP năm 2012, cả nước ghi nhận 164

vụ ngộ độc thực phẩm với gần 5400 người mắc, trong đó có 33 người tử vong Ngộ độctại gia đình chiếm tới 63% các vụ ngộ độc trong 3 tháng gần đây và tăng 22% so với cùng

kỳ 2011 Nguyên nhân ngộ độc do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thức ăn ôithiu nhiễm vi sinh vật, hóa chất; thức phẩm chứa độc tố tự nhiên; 3/5 ca tử vong do ngộđộc thực phẩm do sử dụng cá nóc và rượu [10]

Thực tế, số vụ ngộ độc thực phẩm còn nhiều hơn.Điều này khẳng định NĐTP vẫncòn khá phổ biến và ngày càng diễn biến phức tạp; rất khó cho việc tìm ra nguyên nhân

và biện pháp phòng chống.Đây là một thách thức lớn cho công tác phòng chống ngộ độc.Bệnh truyền qua thực phẩm là nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người và giống nòi do sửdụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trong thời gian dài Bộ Y tế xác định được tỷ lệ

ca bệnh truyền qua thực phẩm là từ 7 đến 22 ca/100000 dân Thức ăn nguyên nhân chiếm

tỷ lệ cao nhất trong các vụ NĐTP là thực phẩm hỗn hợp 14,1%, nấm 13,2% Ngộ độcthực phẩm ở Việt Nam còn khá phổ biến, nguy cơ xảy ra NĐTP xảy ra ở mọi tỉnh/thànhtrong cả nước, có những đặc điểm riêng đe dọa tính mạng và ảnh hưởng tới sức khỏecộng đồng [10]

3.Một số nghiên cứu liên quan đến ATVSTP tại bếp ăn hộ gia đình

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Châu Quyên trên 250 người nội trợ tại quậnHoàn Kiếm, Hà Nội cho thấy: tỷ lệ người nội trợ biết sử dụng phụ gia thực phẩm độc hạihoặc không an toàn là nguy cơ gây NĐTP chỉ có 8,4%, và 44,0% biết thời gian an toàncho thực phẩm (<4 giờ) [11]

Nghiên cứu của Tống Văn Đàn và cộng sự (2008) tại Tiền Giang cho kết quả sau:Kiến thức và thực hành đúng của người dân tại nơi khảo sát còn rất thấp Tỷ lệ người cókiến thức đúng về vệ sinh dụng cụ là 67,49%, về vệ sinh nguồn nước là 17,66%, về vệsinh trong bảo quản và chế biến thực phẩm là 27,05%; về vệ sinh cá nhân là 36,66%, kiếnthức đúng về NĐTP chỉ 14,64% Tỷ lệ người có kiến thức đúng về tất cả nội dung trênchỉ đạt 1,50% và thực hành đúng là 8,23%

Kết quả nghiên cứu của Hồ Văn Sơn, Phạm Văn Lực năm 2012 cho thấy: tỷ lệ cókiến thức đúng về cách chọn thực phẩm an toàn là 66,67%; về vệ sinh cá nhân, môitrường, chế biến, bảo quản là 35,54%; kiến thức đúng về ngộ độc thực phẩm là 56,12%;kiến thức đúng về ATTP là 39,68% [12]

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 37

Đối tượng của nghiên cứu là người nội trợ chính trong các hộ gia đình tại xã TứHiệp Người nội trợ chính ở đây được hiểu là người thường xuyên nấu trong hộ gia đình

*Tiêu chuẩn chọn mẫu:

-Người nội trợ chính trong các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn xã Tứ Hiệp-Người nội trợ chính trong các hộ gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu

-Người nội trợ chính trong các hộ gia đình không có vấn đề về tinh thần, nhậnthức ảnh hưởng đến việc trả lời câu hỏi

2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 11/11/2013 đến ngày06/12/2013 tại các hộ gia đình tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội

3 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Do điều kiện về nhân lực và thời gian, nhóm sinh viên chọn mẫu theo phươngpháp ngẫu nhiên thuận tiện Theo đó, cỡ mẫu của nhóm chọn là 60 hộ gia đình, sống tại 2thôn Cương Ngô và Cổ Điển B Nhờ sự giúp đỡ của cán bộ y tế, nhóm tiến hành đã tiếnhành quá trình thu thập số liệu Nhóm chọn 1 hộ gia đình để phỏng vấn Sau đó, nhómchuyển sang phỏng vấn hộ gia đình tiếp theo Nếu hộ nào bận hoặc không đồng ý thamgia nghiên cứu, nhóm sẽ chuyển sang hộ gia đình tiếp theo cho đến khi chọn phỏng vấn

đủ 60 HGĐ

5 Phương pháp thu thập số liệu

Nhóm sử dụng Bộ câu hỏi phỏng vấn kiến thức, thực hành về VSATTP của ngườinội trợ chính tại các hộ gia đình trên địa bàn xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội đượcthiết kế sẵn, nhằm đánh giá kiến thức, thực hành về VSATTP của người nội trợ chính

trong các khâu: lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm và khâu vệ sinh cá nhân (chi tiết

xem tại phụ lục 18 trang 95) Để mô tả thực trạng ATTP tại bếp ăn hộ gia đình, nhóm sử

dụng bảng kiểm quan sát Các thành viên trong nhóm sẽ đến từng hộ gia đình, phỏng vấn

người nội trợ chính, quan sát bếp và đánh giá thực trạng ATTP (chi tiết xem tại phụ lục

19 trang103 ).

6 Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu thu thập được nhập vào phần mềm Epidata 3.1, sau đó số liệu được chuyểnsang phần mềm SPSS 16.0 để phân tích

7 Phương pháp chấm điểm bộ câu hỏi

Cách cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng được chấm 1 điểm Trong một câu có nhiều ýđúng, điểm 1 được chia đều cho các ý đúng trong câu Các ý đúng được tô đậm trong bộchấm điểm dưới đây

IV BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

thu thập

I Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

1 Tuổi Là tuổi của đối tượng tính theo năm

sinh dương lịch đến thời điểm hiện tại Liên tục Phỏng vấn/ bộcâu hỏi

Trang 38

câu hỏi

3 Tình độ học vấn Là trình độ học vấn cao nhất mà đối

tượng đã đạt được Phân loại Phỏng vấn/ bộcâu hỏi

4 Nghề nghiệp Là nghề của đối tượng nghiên cứu ở

thời điểm hiện tại

6 Loại nhà Là kiểu nhà mà gia đình đang ở Phân loại Quan sát

Kiến thức về ATVSTP của người nội trợ chính tại hộ gia đình trong khâu lựa

chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm.

Kiến thức chung về ATVSTP và bệnh truyền qua thực phẩm

Trang 39

vệ sinh tục hay rửa trong chậu câu hỏi

16 Có thường ngâm

rau không Có, trước khi rửa hay sau khi rửa hay làkhông Phân loại Phỏng vấn/ bộcâu hỏi

17 Nhận thức về

nguy cơ TP bị ô

nhiễm khi chế biến

câu hỏi

18 Nguyên nhân

thực phẩm bị ô nhiễm

trong khâu chế biến

Do nguyên liệu, dụng cụ chế biến không đảm bảo; Bàn tay người chế biếnbẩn; Sử dụng các chất phụ gia không cho phép; Do nguồn nước cho chế biến bẩn; Do nấu không chín; Do côn trùng

Phân loại Phỏng vấn/ bộ

câu hỏi

23 Kiến thức về cách

bảo quản thức ăn thừa

Là hiểu biết về cách bảo quản thức ănthừa sau bữa ăn

Trang 40

chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm và vệ sinh cá nhân.

Thực hành về ATVSTP của người nội trợ tại hộ gia đình trong lựa chọn thực phẩm.

27 Thời gian mua

thực phẩm Sáng; Chiều; Theo từng bữa; Mua từngày hôm trước Phân loại Phỏng vấn/ bộcâu hỏi

28 Địa điểm mua

thực phẩm Chợ; Siêu thị; Cửa hàng bán cố định;Hàng bán rong; Nhà người quen Phân loại Phỏng vấn/ bộcâu hỏi29.Thực hành xem

Ngày đăng: 18/08/2015, 00:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w