Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa khoa sức khỏe cộng đồng – trung tâm y tế dự phòng hà nội, chi cục an toàn thực phẩm hà nội và xã tứ hiệp, huyện thanh trì, hà nội, 2014 (Trang 54)

VI. KHUYẾN NGHỊ

3. Khuyến nghị

Qua 10 tuần thực tập, nhóm có khuyến nghị là nên phân chia thành nhiều nhóm nhỏ và cho đi nhiều cơ sở thực địa khác nhau để sinh cho sinh viên có cơ hội được tham gia nhiều hơn các hoạt động tại cơ sở thực địa. Nên tổ chức cho sinh viên đi thực địa vào những dịp đặc biệt: tháng hành động ATTP, tuần lễ dinh dưỡng, chương trình uống vitamin A…để sinh viên có thể theo dõi được cụ thể các hoạt động và công tác tổ chức thực hiện các chương trình liên quan đến dinh dưỡng và ATTP ở địa phương như thế nào. Qua đó, sinh viên sẽ có cái nhìn thực tế và toàn diện hơn về các chương trình y tế nói chung và chương trình dinh dưỡng và ATTP nói riêng đang triển khai tại địa bàn. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng viết báo cáo, mỗi thành viên trong nhóm nên làm thêm bài tập cá nhân nộp cho bộ môn để hiểu sâu hơn các hoạt động trong quá trình thực địa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tổng cục Thống kê, “Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội năm 2012”, trang web: https://www.facebook.com/groups/727923747223798/, ngày truy cập 10/12/2013) [2.] Trạm y tế xã Tứ Hiệp (2012), “Báo cáo Tổng kết y tế năm 2012 của Trạm y tế xã Tứ Hiệp”

[3]. Viện Dinh dưỡng (2012), “Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi toàn quốc năm 2012”

[4]. Viện dinh dưỡng (2012), “Kết quả chủ yếu của Tổng điều tra dinh dưỡng 2009- 2010”

[5]. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2012), “Tình hình ngộ độc thực phẩm năm 2012”.

[6] Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2010), “Tài liệu kiểm soát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm”

[7] Luật An toàn thực phẩm (2010)

[8] Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2011), Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm, “Tài liệu Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010”

[9] WHO (1994), “The role of food safety in health and development: Report of a joint FAO/WHO expert committee on food safety”, Technical reports series (705, p.9-11)

[10] Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trang web: http://vfa.gov.vn/, ngày truy cập 10/12/2013.

[11] Trần Châu Quyên (2004), Tình hình sử dụng phụ gia hàn the và thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người nội trợ quận Hoàn Kiếm Hà Nội

[12] Hồ Văn Sơn, Phạm Văn Lực (2012), “Mô tả về kiến thức và các yếu tố liên quan đến kiến thức về VSATTP của người nội trợ chính trong gia đình tại huyện Tân Phú năm 2012”.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁC CHƯƠNG TRÌNH, HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG ĐƯỢC TRIỂN KHAI TẠI TRẠM Y TẾ TỨ HIỆP

1. Tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển 2013”

Tập trung cao điểm của tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển” năm 2013 từ ngày 16/10 – 20/10/2013 với chủ đề “Đảm bảo an ninh dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực

phẩm để mọi người khỏe mạnh”. Các hoạt động chính của tuần lễ:

- Treo khẩu hiệu, băng rôn có nội dung tuyên truyền hưởng ứng tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển” năm 2013 trên các trục đường chính, các cơ sở y tế, nơi đông người qua lại.

- Tuyên truyền sâu rộng về nội dung tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển” năm 2013 trên các phương tiện thông tin đại chúng, đà phát thanh huyện, đài phát thanh xã.

- Khuyến khích các hoạt động về truyền thông phòng chống SDD trẻ em, thực hành chế biến ăn bổ sung cho trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ thông qua hội nghị, tổ dân phố, khu dân cư.

- Cung cấp tin bài để tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh địa phương.

2. Triển khai chương trình phòng chống rối loạn do thiếu Iot xã Tứ Hiệp năm 2013

Các hoạt động của chương trình bao gồm: - Tăng cường công tác truyền thông

- Tổ chức truyền thông tuyên truyền lồng ghép với các chương trình y tế rộng rãi trong nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: pano, khẩu hiệu, các hình thức cổ động.

- Tuyên truyền ngày toàn dân sử dụng muối Iot. Tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp, kết hợp trong các hội nghị để tuyên truyền về tác hại của thiếu Iot, tác dụng của muối Iot và nội dung nghị định 19/1999NĐ-CP của chính phủ.

+ Giám sát muối tại các địa điểm bán muối tại xã (1 tháng/1 lần) + Giám sát tại 32 HGĐ tại xã (1 tháng/1 lần)

+ Điều tra tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi + Khám 60 học sinh tại 1 trường tiểu học

+ Tăng cường tuyên truyền kết hợp khám phát hiện sớm bướu cổ tại cộng đồng.

3. Triển khai thực hiện chương trình phòng chống bệnh tăng huyết áp năm 2013

*Nội dung hoạt động của chương trình:

+ Tuyên truyền giáo dục năng cao sức khỏe cộng đồng về phòng chống THA thông qua phát thanh các buổi nói chuyện và giám sát các hoạt động truyền thông về giáo dục sức khỏe tại xã.

+ Phối hợp với viện tim mạch quốc gia, TTYT dự phòng Hà Nội triển khai các hoạt động đào tạo, điều tra, tập huấn, phát hiện sớm và điều trị cho các bệnh nhân THA.

+ Thành lập mạng lưới thực hiện dự án phòng chống bệnhTHA.

*Một số kết quả của chương trình:

+ Phát thanh kiến thức về bệnh THA tại xã đạt 50 lần/ năm.

+ 50% bệnh nhân THA được phát hiện và điều trị theo đúng phác đồ. + 50% người dân hiểu đúng về bệnh THA và biện pháp phòng chống.

*Mục tiêu:

+ Nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh ĐTĐ;

+ 60% bệnh nhân tiền ĐTĐ, 50% bệnh nhân ĐTĐ tye 2 được quản lí và theo dõi hằng tháng.

+ 50% số người tiền ĐTĐ được sử dụng các biện pháp can thiệp.

*Các hoạt động chính của dự án:

+ Cấp phát tờ rơi, tờ gấp về bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ cho nhân dân. + Viết bài tuyên truyền phát thanh trên loa đài xã.

+ Khám sang lọc đối tượng.

+ Tổ chức tư vấn, quản lí cho các đối tượng định kì 3 tháng 1 lần.

PHỤ LỤC 2: CÁC CHƯƠNG TRÌNH, HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ATVSTP ĐƯỢC TRIỂN KHAI TẠI TRẠM Y TẾ TỨ HIỆP

1. Triển khai kế hoạch “Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống NĐTP bệnh truyền qua thực phẩm cho mùa hè năm 2013

Nội dung thực hiện:

+ Thành lập 01 đoàn thanh kiểm tra giám sát các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm, thức ăn đường phố, BATT, các bữa cổ tập trung đông người..

+ Tăng cường hoạt động giám sát phát hiện sử lí kịp thời các vụ NĐTP.

+ Tăng cường tuyên truyền luật ATVSTP, các quy định về ATTP cho người chế biến, sản xuất, tiêu dung biết và thực hiện.

2. Triển khai kế hoạch tháng hành động “Vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất Nông, Lâm, Thủy sản” xã Tứ Hiệp năm 2013.

Thời gian triển khai từ ngày 26/4 – 13/5/2013, trên địa bàn toàn xã Tứ Hiệp. Chủ đề của tháng hành động là “An toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn tập thể”.

Đối tượng của tháng hành động: các nhà lãnh đạo, quản lí, chính quyền các cấp; người sản xuất, sơ chế, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm; người tiêu dung.

*Các hoạt động của tháng hành động là:

+ Tập trung tuyên truyền năng cao kiến thức, thái độ và hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng, thực hiện đúng luật ATVSTP, các văn bản pháp quy, thông tu liên quan đến ATVSTP.

+ Tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, giết mổ, sơ chế, chế biến và kinh doanh thực phẩm.

Nội dung của công tác kiểm tra bao gồm kiểm tra giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy xác nhận tập huấn VSATTP kiểm tra vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị dụng cụ, vệ sinh cá nhân.

*Một số kết quả mà chương trình đã đạt được:

+ Kết hợp với đài phát thanh của xã phát thanh các nội dung liên quan tới VSATTP với tuần xuất 2 lần/tuần.

+ Treo 2 băng rôn, khẩu hiệu ở trung tâm xã, nhà văn hóa xã.

+ Đã tiến hành kiểm tra 6 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, 03 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 39 cơ sở dịch vụ ăn uống. Kết quả kiểm tra: chỉ có 2/6 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đạt vệ sinh chiếm 33.3%, 100% cơ sở kinh doanh thực phẩm đạt vệ sinh,

97,5% cơ sở kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện VSATTP. Các cơ sở sản xuất chế biến và cơ sở dịch vụ ăn uống chưa đạt vệ sinh đoàn kiểm tra đã có những nhắc nhở, và sử phạt hành chính.

+ Đoàn đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm nhanh các mẫu với các chỉ số sạch tinh bột, độ sôi của nước và hàn the trong thực phẩm. Kết quả 100% các mẫu đều đạt VSATTP.

PHỤ LỤC 3: KỸ NĂNG GIÁM SÁT CHIẾN DỊCH UỐNG VITAMIN A

Chiến dịch uống vitamin A áp dụng cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi được diễn ra vào 2 đợt hàng năm, đợt 1 vào ngày 1-2/6 và đợt 2 được diễn ra vào đầu tháng 12. Ngoài ra, các đối tượng có thể uống bổ sung không theo chiến dịch bao gồm: trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ, trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A (mắc sởi, SDD, tiêu chảy kéo dài...) và các bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng.

Nội dung giám sát:

1. Giám sát vị trí điểm uống: tổ chức trong nhà hay ngoài trời, nếu ngoài trời thì có căng bạt không, diện tích như thế nào, ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo có phù hợp không... 2. Vệ sinh điểm uống: có sạch sẽ không, xung quanh có hợp lý không, có thùng đựng rác không, có cách biệt với nguồn ô nhiễm không...

3. Tổng số trẻ dự kiến: mỗi điểm uống có bao nhiêu trẻ, có phù hợp không?

4. Bố trí điểm uống có theo nguyên tắc một chiều không: bàn đăng kí→ bàn phát phiếu→ bàn uống→ bàn phát phiếu theo dõi→ bàn truyền thông.

5. Truyền thông: Tại điểm uống có cờ, có khẩu hiệu không, có mấy loại khẩu hiệu, nội dung khẩu hiệu có đúng không; Có bàn tư vấn không, có phát tờ rơi cho bố mẹ trẻ không; Có phát thanh trên loa đài không, bao nhiêu lượt trên ngày, mỗi lượt bao nhiêu phút

6. Cán bộ phục vụ: tổng số cán bộ phục vụ là bao nhiêu, có cán bộ y tế không, CBYT cho trẻ uống hay là CTV, có mặc áo blue không

7. Dụng cụ phục vụ: Số lượng ca, cấp có phù hợp không, có sử dụng thìa dùng 1 lần không, có nước uống không, dụng cụ chứa nước có hợp vệ sinh không, có kéo để cắt không, số lượng là bao nhiêu...

8. Số bàn uống của 1 điểm uống là bao nhiêu, có khăn trải bàn không 9. Đối tượng uống vitamin A: có phân loại đối tượng không,

10. Kỹ thuật cho uống vitamin A: cách cho trẻ uống có đúng không 11. Thống kê số trẻ uống vitamin A

12. Bảo quản viên nang: có tránh ánh sáng trực tiếp không, có nắp hộp không, nhãn mác vỏ hộp có đúng không...

PHỤ LỤC 4: QUY TRÌNH KIỂM TRA BẾP ĂN TẬP THỂ KHU CÔNG NGHIỆP

 Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra

 Bước 2: Thông báo kiểm tra bằng công văn  Bước 3: Đến cơ sở kiểm tra:

- Giới thiệu về đoàn kiểm tra, - Đọc quyết định kiểm tra, - Thông báo nội dung kiểm tra

Kiểm tra về hồ sơ pháp lý, giấy tờ liên quan: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, - Quyết định thành lập bếp ăn,

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

- Hợp đồng, hồ sơ nguồn gốc thực phẩm (giấy tờ chứng minh nhà cung cấp đảm bảo ATTP, hóa đơn mua thực phẩm),

- Hồ sơ khám sức khỏe của nhân viên, - Giấy chứng nhận tập huấn cho nhân viên, - Sổ kiểm thực ba bước,

- Giấy kiểm nghiệm nước dùng cho chế biến thực phẩm.  Kiểm tra điều kiện bảo đảm vệ sinh ATTP:

- Điều kiện vệ sinh cơ sở: + Có phân khu riêng biệt hay không,

+ Có thiết kế theo nguyên tắc một chiều không,

+ Tường, trần, sàn nhà có đảm bảo sạch sẽ, dễ vệ sinh, + Cống kín, thoát nước tốt không,

+ Khu vực ăn uống có sạch sẽ, thoáng mát không - Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ:

+ Có thiết bị phòng chống côn trùng, động vật không,

+ Thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến bảo đảm hợp vệ sinh và riêng biệt đối với thức ăn sống và thức ăn chín không,

+ Xét nghiệm khay đựng thức ăn bằng phương pháp xét nghiệm nhanh tinh bột - Thực hành vệ sinh ATTP của nhân viên:

+ Nhân viên có sử dụng đồ bảo hộ lao động, tháo bỏ trang sức, cắt ngắn móng tay khi chế biến thực phẩm không.

- Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, nguồn nước:

+ Có nhà kho bảo quản thực phẩm, tủ bảo quản, giá kệ không + Có lưu mẫu thức ăn không,

+ Phụ gia thực phẩm dùng trong chế biến thực phẩm nằm trong danh mục cho phép của BYT,

+ Thực phẩm bao gói sẵn đã được công bố tiêu chuẩn/ công bố hợp quy, nhãn mác đúng quy định, đầy đủ không.

PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN CÁC THỦ TỤC CẤP PHÉP ĐỐI VỚI 3 LOẠI GIẤY PHÉP

Trong thời gian thực tập tại phòng Công bố - đăng ký sản phẩm, nhóm đã tìm hiểu được các thủ tục cấp phép đối với 3 loại giấy phép

a. Cấp phép cho các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể đủ điều kiện VSATTP

Một bộ hồ sơ cấp phép bao gồm:

- Giấy đăng ký kinh doanh: loại kinh doanh, địa chỉ kinh doanh, mặt hàng kinh doanh…

- Đơn xin đề nghị cấp phép: theo nghị định 38 – “Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm”.

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất và trang thiết bị - Bản sơ đồ mặt bằng

- Giấy xác nhận tập huấn VSATTP

- Giấy khám sức khỏe nhân viên trực tiếp và gián tiếp tiếp xúc với thực phẩm Bộ hồ sơ hoàn chỉnh sau khi đem nộp tại phòng công bố - chứng nhận sản phẩm sẽ được lưu và phân loại hồ sơ. Sau quá trình thẩm định, nếu bộ hồ sơ đảm bảo đủ và đúng theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận.

b. Công bố phù hợp và công bố hợp quy sản phẩm

Một bồ hồ sơ công bố bao gồm:

- Mẫu đơn công bố sản phẩm: tuân thủ nghị định 38 - Giấy phép đăng ký kinh doanh

- Giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP - Phiếu kiểm nghiệm

- Bảng thông tin chi tiết về sản phẩm

- Quy trình sản xuất, bản thuyết trình về quy trình sản xuất - Mẫu mã sản phẩm: bản in hoặc bản thiết kế mẫu sản phẩm - Kế hoạch giám sát định kỳ

c. Cấp phép cho quảng cáo, hội thảo, hội nghị giới thiệu sản phẩm

*Cấp phép cho quảng cáo thực phẩm

Bộ hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm gồm có:

- Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư TT08/2013)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

- Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Thời gian cấp giấy chứng nhận: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp phép. Trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có Công văn yêu cầu bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo không sửa đổi, bổ sung hồ sơ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa khoa sức khỏe cộng đồng – trung tâm y tế dự phòng hà nội, chi cục an toàn thực phẩm hà nội và xã tứ hiệp, huyện thanh trì, hà nội, 2014 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w