ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa khoa sức khỏe cộng đồng – trung tâm y tế dự phòng hà nội, chi cục an toàn thực phẩm hà nội và xã tứ hiệp, huyện thanh trì, hà nội, 2014 (Trang 35)

1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là người nội trợ chính trong các hộ gia đình tại xã Tứ Hiệp. Người nội trợ chính ở đây được hiểu là người thường xuyên nấu trong hộ gia đình

-Người nội trợ chính trong các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn xã Tứ Hiệp -Người nội trợ chính trong các hộ gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu

-Người nội trợ chính trong các hộ gia đình không có vấn đề về tinh thần, nhận thức ảnh hưởng đến việc trả lời câu hỏi

2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 11/11/2013 đến ngày 06/12/2013 tại các hộ gia đình tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội

3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Do điều kiện về nhân lực và thời gian, nhóm sinh viên chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Theo đó, cỡ mẫu của nhóm chọn là 60 hộ gia đình, sống tại 2 thôn Cương Ngô và Cổ Điển B. Nhờ sự giúp đỡ của cán bộ y tế, nhóm tiến hành đã tiến hành quá trình thu thập số liệu. Nhóm chọn 1 hộ gia đình để phỏng vấn. Sau đó, nhóm chuyển sang phỏng vấn hộ gia đình tiếp theo. Nếu hộ nào bận hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu, nhóm sẽ chuyển sang hộ gia đình tiếp theo cho đến khi chọn phỏng vấn đủ 60 HGĐ.

5. Phương pháp thu thập số liệu

Nhóm sử dụng Bộ câu hỏi phỏng vấn kiến thức, thực hành về VSATTP của người nội trợ chính tại các hộ gia đình trên địa bàn xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội được thiết kế sẵn, nhằm đánh giá kiến thức, thực hành về VSATTP của người nội trợ chính trong các khâu: lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm và khâu vệ sinh cá nhân (chi tiết xem tại phụ lục 18 trang 95). Để mô tả thực trạng ATTP tại bếp ăn hộ gia đình, nhóm sử dụng bảng kiểm quan sát. Các thành viên trong nhóm sẽ đến từng hộ gia đình, phỏng vấn người nội trợ chính, quan sát bếp và đánh giá thực trạng ATTP (chi tiết xem tại phụ lục 19 trang103 ).

6. Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu thu thập được nhập vào phần mềm Epidata 3.1, sau đó số liệu được chuyển sang phần mềm SPSS 16.0 để phân tích.

7. Phương pháp chấm điểm bộ câu hỏi

Cách cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng được chấm 1 điểm. Trong một câu có nhiều ý đúng, điểm 1 được chia đều cho các ý đúng trong câu. Các ý đúng được tô đậm trong bộ chấm điểm dưới đây.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa khoa sức khỏe cộng đồng – trung tâm y tế dự phòng hà nội, chi cục an toàn thực phẩm hà nội và xã tứ hiệp, huyện thanh trì, hà nội, 2014 (Trang 35)