1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỖI CHÍNH tả của học SINH lớp 5 NGUYÊN NHÂN và BIỆN PHÁP sửa CHỮA

29 2,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 213 KB

Nội dung

Trong sự nghiệp giáo dục, ai cũng chung nhau một lòng mong mỏi là làm sao,làm thế nào cho học sinh của mình viết đẹp và viết đúng chính tả, góp phần làmrạng danh tiếng Việt.. Muốn một gi

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀNG AN

*****************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MÔN TIẾNG VIỆT

“LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5 NGUYÊN NHÂN

VÀ BIỆN PHÁP SỬA CHỮA”

Họ và tên giáo viên: NGUYỄN THỊ THÚY

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tràng An

Tổ chuyên môn: Tổ 4 - 5

Năm học: 2014 - 2015

Đông Triều, tháng 3/2015

Trang 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5 NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN

cả mọi người dân Việt Nam Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Trong tiếng ta,

một chữ có thể dùng để diễn đạt rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn tả tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta” Đặc biệt

chữ viết có giá trị rất to lớn Vì chữ viết dựa trên ấn tượng về thị giác cho nên cóthể thắng được không gian, thời gian và làm hạn chế đi nhiều hiện tượng "tam saothất bản" Nhờ có chữ viết, chúng ta mới hiểu lịch sử quá khứ của nhân loại.Không phải ngẫu nhiên người ta gọi thời kì có chữ viết trong quá trình phát triểncủa loài người là giai đoạn lịch sử còn thời kì trước đó là giai đoạn tiền sử

Trong sự nghiệp giáo dục, ai cũng chung nhau một lòng mong mỏi là làm sao,làm thế nào cho học sinh của mình viết đẹp và viết đúng chính tả, góp phần làmrạng danh tiếng Việt Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cả trong lời nói lẫnchữ viết là việc làm hết sức cần thiết của tất cả mọi người dân Việt Nam

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹnăng sử dụng tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong cuộcsống Thông qua việc dạy và học môn Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác

tư duy; Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về tiếng Việt và những kiến thức

Trang 4

xã hội, tự nhiên và con người về văn hóa và văn học Việt Nam; Bồi dưỡng tình yêu

và thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hình thành nhân cách con người.Một trong những phân môn không kém phần quan trọng của môn Tiếng Việt đóchính là phân môn Chính tả Nó được coi là phương tiện để học sinh có điều kiệnthuận lợi tiếp thu các môn học khác Đặc biệt qua phân môn chính tả rèn luyện chohọc sinh viết đúng, đẹp góp phần rèn tính cẩn thận, tính kỉ luật Người xưa nói:

“nét chữ, nết người”, câu nói này đi sâu vào lòng người, nó tạo ra một động lựcmạnh mẽ cho thế hệ người dạy, người học Đây cũng là vấn đề được ngành giáodục quan tâm để giáo dục thế hệ trẻ Nó là cơ sở hình thành kĩ năng, kĩ xảo cầnthiết trong cuộc sống, đó là : nghe - đọc - viết - cảm thụ

Chính tả là môn học mang tính tổng hợp và là phương tiện của quá trình giáodục nhân cách con người Muốn một giờ học chính tả tốt thì giáo viên phải đổi mớiphương pháp dạy - học sao cho phù hợp, gây được hứng thú học tập của học sinh.Biết được ưu - nhược điểm của học sinh để từ đó tìm ra nguyên nhân và biện phápsửa chữa phù hợp trong quá trình giảng dạy, vốn tri thức quả là vô tận, ngày càngđòi hỏi cao kéo theo sự giảng dạy phù hợp Mà nhiệm vụ của mỗi giáo viên làtrang bị cho thế hệ trẻ hành trang nói - viết tiếng Việt ngày một tốt hơn

Trong chương trình Tiểu học, môn tiếng Việt được quan tâm nghiên cứu tươngđối nhiều hơn so với tầm quan trọng của nó Rất nhiều người nghiên cứu vấn đềnày với nhiều mức độ khác nhau Điều dễ nhận thấy là cần phải có những đổi mới,những bổ sung sao cho đạt kết quả cao Thực tế, khi viết hiện tượng học sinh mắclỗi chính tả rất hay gặp ở Tiểu học Đặc biệt là học sinh ở khối 4 + 5, đây là khốilớp mà các em phải tiếp cận với số lượng ngôn ngữ cao hơn, tốc độ viết đòi hỏinhanh hơn Cho nên việc viết đúng - đẹp ở đây quả là quan trọng Có viết đúng thìnói mới đúng, mới hiểu để giải quyết vấn đề sao cho phù hợp Do vậy, học sinhmới hiểu và diễn đạt đúng Nguyên nhân học sinh khi viết sai chính tả cũng mộtphần là do việc hướng dẫn và chữa lỗi cho các em còn xem nhẹ, hạn chế Bản thângiáo viên chưa thực sự coi trọng giờ dạy với đặc trưng riêng của nó Vì vậy, chúng

ta cần phải khắc phục những tồn tại này để nâng cao chất lượng chữ viết cho họcsinh, làm phương tiện để các em phát triển kĩ năng: đọc - nghe - nói - viết tốt

Trang 5

Xuất phát từ đây, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5 NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP SỬA CHỮA”, vớimong muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp dạy chính tả cho học sinh lớp 5

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Để kế thừa và phát huy thành tựu của các thế hệ đi trước, đồng thời tìm raphương pháp dạy học thích hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, hiệu quảgiáo dục Nhằm nâng cao, bồi dưỡng về kĩ năng kĩ xảo chữ viết cho học sinh, giúphọc sinh thuận tiện trong quá trình giao tiếp, làm giàu vốn kiến thức cho các em từtrang sách vở hàng ngày cho tới thực tế cuộc sống

Nhiệm vụ quan trọng là tìm ra nguyên nhân học sinh lớp 5 viết sai lỗi chính tả

để có biện pháp sửa chữa khắc phục, nâng cao chất lượng dạy - học; trau dồi, đàotạo học sinh mặt về ngôn ngữ; ngôn ngữ phải là ngôn ngữ đúng chuẩn

Thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, nhằm giúp học sinh hạn chế tối đaviệc viết sai chính tả, nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ, ý thức hơn trong nghe,đọc, nói, viết để học tập tốt các môn học và các lớp trên, góp phần tích cực vàoviệc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh QuảngNinh

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Khi chọn cho mình đề tài sáng kiến kinh nghiệm để nghiên cứu này, tôi tự ý

thức được trách nhiệm của người giáo viên trong giảng dạy và đặc biệt trong giảngdạy chính tả Tôi tiến hành đi sâu tìm hiểu nghiên cứu: nội dung cấu trúc chươngtrình sách giáo khoa tiếng Việt 5 và vở bài tập tiếng Việt 5 đã in sẵn; tài liệu vềphương pháp dạy học môn chính tả ở Tiểu học Tìm hiểu thực tế dạy - học; trao đổikinh nghiệm với giáo viên; tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc viết sai lỗi chính tả ởhọc sinh lớp 5;đề xuất một số biện pháp sửa chữa và tiến hành dạy thực nghiệm

5 Phương pháp nghiên cứu.

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 6

Thu thập các loại sách, báo có liên quan đến đề tài.

Đọc và khái quát các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chủ yếu là cácloại sách về ngôn ngữ học, Từ điển chính tả, Từ điển học sinh, Mẹo luật chính tả

2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

2.1 Phương pháp quan sát

2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu

2.3 Phương pháp phỏng vấn

2.4 Phương pháp thống kê toán học

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

Trong xã hội phát triển hiện nay, khi mà sự vận dụng chữ viết một mức độ cực

kỳ rộng lớn, việc đọc, viết đúng chính tả đối với con người hiện đại trở thành mộtyêu cầu không thể coi nhẹ Rèn kỹ năng viết là một trong bốn kỹ năng nghe, đọc,nói, viết; là một hoạt động giáo dục ngôn ngữ, đồng thời cũng là giáo dục về tínhchính xác, cẩn thận, kỷ luật và thẩm mỹ… Nó phải được xây dựng trên cơ sở lýluận khoa học vững chắc Nhưng rèn luyện để nói tốt, viết tốt không thể đơn thuầntập trung vào việc trang bị lý thuyết ngôn ngữ, lý thuyết khoa học về tiếng Việt màtrước hết và chủ yếu là đưa học sinh vào hoạt động ngôn từ, hoạt động thực tiễnnói, viết một cách cụ thể Qua đó hình thành kỹ năng, thói quen đúng chuẩn

Thế nhưng hiện tượng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, củacộng đồng xã hội Việc viết sai chính tả xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ làhọc sinh Tiểu học, học sinh Trung học, sinh viên, đôi khi có cả một số giáo viên

và những người thành đạt

Trong nhà trường, vai trò của chính tả rất quan trọng Một văn bản viết đúngchính tả làm cho việc truyền thông tin một cách chính xác đến người nhận, ngườinghe thể hiện một nhận thức đúng đắn về tiếng Việt Hướng dẫn HS viết đúng làmột việc làm thiết thực nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời góp phần giữgìn sự trong sáng của tiếng Việt, tăng thêm tình yêu của mọi người đối với tiếng

mẹ đẻ

Trang 7

Sai chính tả là vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ Nó chứng tỏ sự thiếu hụt tri thứcvăn hóa của người viết Viết sai chính tả là không tôn trọng mình và không tôntrọng người khác, làm giảm hiệu quả thông tin, nhiều khi làm người đọc hiểu sai ýđịnh của người viết và gây phản cảm khi tiếp nhận văn bản

Trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp ở Tiểu học, với trách nhiệm củagiáo viên là phải có kiến thức sâu rộng, kỹ năng dạy và ứng xử tốt, tế nhị, nắm bắtđược tâm tư tình cảm của học sinh, phương pháp và hình thức dạy học phù hợp vớitừng đối tượng học sinh, biết được những ưu thế và hạn chế của học sinh để cóbiện pháp khắc phục những hạn chế, đồng thời phát huy tối đa về ưu thế Điều đóđòi hỏi ở người giáo viên phải luôn luôn phấn đấu tìm tòi những phương pháp vàhình thức dạy học phù hợp với khả năng học sinh, để làm sao học sinh có nhữngkiến thức và kỹ năng cơ bản cho các em, giáo dục tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh Việc dạy - học chính tả là một việc làm mang tính khoa học rèn cho họcsinh viết - đọc đúng chính tả, luyện được chữ viết đẹp, phát triển tư duy sáng tạo.Muốn đạt được điều đó giáo viên phải cần có “cái tâm, cái tầm, cái tình”

Học sinh Tiểu học có một tri thức nhất định về ngữ âm, từ vựng Bởi vì chữ viếtghi âm, âm phát ra như thế nào thì viết như thế đó Vì vậy học sinh phải phát âmđúng để viết đúng chính tả Ngoài ra, học sinh cần có tri thức từ vựng, quy tắcchính tả: viết hoa, ghi âm đầu, vần, dấu thanh, kiến thức ngữ âm, nghĩa của từ thìhọc sinh mới viết đúng chính tả Tình trạng học sinh viết sai chính tả khá phổ biến:

âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh hỏi và thanh ngã

Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy rõ tầm quan trọng của phânmôn chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung Nhiệm vụ của mỗi giáo viên

là trang bị cho thế hệ trẻ hành trang nói - viết Tiếng Việt ngày một tốt hơn Quaphân môn chính tả học sinh được luyện viết chữ đẹp để giáo dục nhân cách “chữviết cũng là một biểu hiện của nết người” Đó là cơ sở để hình thành kĩ năng, kĩxảo cần thiết cho cuộc sống đó là : nghe - nói - viết - cảm thụ

2.Thực trạng

2.1 Mặt thuận lợi:

Trang 8

Đội ngũ chuyên môn của trường cùng tổ khối rất quan tâm, thường xuyên kiểmtra, dự giờ đánh giá xếp loại, tuyên dương kịp thời sau mỗi đợt thi đua, đặc biệt làsau phong trào thi “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” cấp trường giữa giáo viên và họcsinh, qua việc rèn viết chữ đẹp ở vở luyện chữ đẹp do phòng chỉ đạo mà các em đóđược rèn thường xuyên từ các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 và được sự ủng hộ, quan tâmcủa phụ huynh Đối với đội ngũ giáo viên của trường tất cả đều hăng say, nhiệt tìnhtrong công tác, có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao Bản thân tôi luôn được cácđồng nghiệp góp ý, giúp đỡ về phương pháp, kinh nghiệm kết hợp sự nỗ lực hếtmình của bản thân.

Lớp 5A tôi chủ nhiệm gồm có 32 học sinh : nữ 18 và nam 14 em; độ tuổi đồngđều 2004; phần lớn các em ngoan, chăm học, bên cạnh một số em còn có phần hạnchế do hoàn cảnh gia đình, 70% học sinh con em gia đình làm nghề nông; 30% họcsinh con em gia đình công chức

Sau khi nhận công tác chủ nhiệm và thực tế giảng dạy chính tả của lớp, qua cáctiết học, tôi thấy các em đều có hứng thú học tập và rèn luyện chữ viết Tuy nhiên

do năng lực của bản thân nên một số em còn hạn chế về mặt chữ viết Tôi đã làmphiếu trắc nghiệm “Điều tra hứng thú học môn chính tả của học sinh”, tôi đã thuđược kết quả: 100% các em học sinh đánh dấu vào ô thích học môn chính tả vì đểđược rèn luyện chữ viết đẹp và viết đúng chính tả

Đối với phụ huynh học sinh trong các cuộc họp tôi có trao đổi vấn đề này thìnhận thấy 100% phụ huynh mong muốn con em mình cùng rèn luyện để nâng caochất lượng chữ viết, và họ muốn có phương pháp cùng giáo viên để hướng dẫnthêm cho con em họ ở gia đình

2.2 Mặt khó khăn:

Lớp học nhiều học sinh tốc độ viết còn chậm, chữ viết không đúng cự ly, cỡchữ, các nét chữ không liền mạch, quy tắc viết chính tả nắm chưa chắc, ý thức rènviết chữ đẹp chưa cao, có em chỉ nghĩ rằng cứ viết thành chữ là được rồi chứkhông cần viết đẹp bởi vì mình đã học lớp 5 Một số phụ huynh tưởng như cứ yêntâm con mình học đến lớp 5 rồi chắc chắn viết sẽ tốt chính tả

2.3 Các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh việc học sinh viết sai lỗi chính tả

Trang 9

Qua thực tế trong quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấyhọc sinh thường viết sai lỗi chính tả là do một số nguyên nhân sau:

a Về việc giảng dạy của giáo viên:

- Do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa đi sâu vào việc luyện viết từ khó,

dễ lẫn trong bài, đặc biệt là khả năng kết hợp từ, tiếng trong việc phân biệt và viếtđúng để tìm ra quy tắc viết; chưa chu đáo, tỉ mỉ trong việc hướng dẫn học sinh viết

và trình bày bài

- Do giáo viên còn sự nhầm lẫn trong phát âm

- Do giáo viên còn lúng túng trong bước giải nghĩa từ khó, chưa truyền đạt sâu đểcác em hiểu và viết đúng; còn coi nhẹ việc tìm và viết từ khó, dễ lẫn

- Do giáo viên chưa thực sự chú trọng việc rèn luyện chữ viết của bản thân mình,chưa thực sự nâng cao chất lượng chữ viết của mình trong giảng dạy, đặc biệt làphương pháp trình bày bài viết trên bảng trong mọi tiết dạy, trong lời phê trong vởcủa học sinh để các em lấy chữ viết, cách trình bày đó để noi theo và chưa tạo ra sựthống nhất, sự chuẩn mực về chữ viết của mình đối với học sinh Từ đó để hìnhthành thói quen, quy định trình bày bài khi viết, tạo ra sự thống nhất, sự chuẩn mựccho học sinh Cho dù giáo viên có phương pháp dạy học tốt đến đâu nhưng khôngchú ý đến việc rèn chữ và sửa lỗi sai chính tả cho học sinh thì kết quả học tập cũngkhông cao

- Thực tế cho thấy việc phát âm chuẩn trong khi đọc vô cùng quan trọng Khi đọcnếu người thấy phát âm không chuẩn xác dẫn đến việc trò viết sai chính tả

- Do GV bộ môn chưa chú trọng việc sửa lỗi chính tả cho HS:

Muốn cho HS viết đúng chính tả, thì tất cả GV trong nhà trường phải đặc biệtquan tâm đến lĩnh vực này Thông thường, chỉ có chủ nhiệm mới yêu cầu về viếtđúng chính tả trong bài làm của HS Các giáo viên bộ môn khác ít quan tâm đếnviệc luyện phát âm, rèn chính tả, chưa chú ý đến chữ viết của HS, không lưu tâmchính tả đúng hay không

b Về phía học sinh

- Do bản thân từng cá nhân học sinh chưa thực sự tự mình cố gắng, nỗ lực học tập,chưa ý thức được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết trong học tập

Trang 10

- Do việc nắm quy tắc chính tả của các em khi viết còn chưa rõ ràng.

- Do phát âm sai; bản thân các em nghe định hướng phát âm lại còn hạn chế, docác em khi đọc thường đọc sai, ngọng những lỗi đó cũng dẫn đến việc viết sai

- Do các em không chú tâm về việc tiếp thu bài giảng của giáo viên, không có ýthức tự rèn luyện chữ viết cho chính bản thân mình Khả năng viết chữ của các emcòn hạn chế do năng lực của bản thân, do thiếu sự quan tâm của gia đình cũng ảnhhưởng tới chất lượng chữ viết

- Do năng lực sức khỏe các em và do trí nhớ của các em cũng ảnh hưởng nhiều

- Một bộ phận không nhỏ HS còn lười học, không chịu suy nghĩ, không rèn kỹnăng nói đúng, viết đúng

- Do HS ít đọc sách báo, tạp chí

Hiện nay, đa số HS không có niềm đam mê đọc sách dẫn tới vốn từ ngữ nghèonàn, ít ỏi nên khi gặp tình huống thì không có từ ngữ để biếu đạt nên thường viếtsai Người đọc sách nhiều, có vốn từ càng nhiều thì ít khi viết sai chính tả

c Về phía gia đình, nhà trường, xã hội

- Do ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình, do môi trường nơi các em ở, do một số giađình thiếu sự quan tâm phó mặc cho các em và giáo viên

- Do phong trào “ Giữ vở sạch - viết chữ đẹp” chưa động viên kịp thời đối với các

em, chưa thực sự tạo ra sự thi đua trong các em

- Do bàn ghế ngồi học, do tư thế ngồi học, cách cầm bút sai quy định, do phân tán

tư tưởng cũng dẫn tới việc viết hỏng, viết sai…

- Do ảnh hưởng phương ngữ của địa phương hay lẫn giữa l/n… cũng dẫn tới việcviết sai lỗi chính tả

Trang 11

- Đối tượng học sinh trung bình : tốc độ làm bài chậm hơn, làm được bài nhưngnhiều từ còn không có nghĩa, chữ viết còn chưa sạch, đẹp, trình bày bài chưa khoahọc.

- Đối tượng học sinh trung bình yếu: làm bài rất chậm, nội dung bài làm không cónghĩa, chữ viết xấu, trình bày bài bẩn, không biết kết quả bài làm đúng hay sai

Qua thăm lớp, dự giờ, qua thực tế giảng dạy, qua việc trao đổi với giáo viên

và nghiên cứu sản phẩm của học sinh, tôi thấy các em hay viết sai những lỗi sau :

Lỗi sai Ví dụ từ viết đúng Học sinh viết sai thành

- Huân chương Sao Vàng

- Võ thị Sáu

9 Viết sai dấu thanh hoặc

đánh dấu thanh sai vị trí:

Trang 12

yếu các em làm bài với tốc độ chậm thường chỉ làm những bài tập dễ Qua đây, tôithấy các em khi viết chưa thực sự hiểu bài, chưa thực sự tập trung sự chú ý vàoviệc học tập, chưa chăm chú nghe giáo viên hướng dẫn làm bài Điều ảnh hưởngtrực tiếp là các em chưa thực sự hiểu được việc “Rèn chữ viết là rèn đức tính conngười” Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh viết sai lỗi chính tả củamình khi viết.

Tóm lại : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả của học sinh

lớp 5 Nguyên nhân cơ bản nhất là do thầy chưa có phương pháp giảng dạy tốt nhất

và trò chưa xác định được phương pháp học tập đúng, do ảnh hưởng của tiếng nóiđịa phương cũng như gia đình Bên cạnh đó là cơ sở vật chất học ở lớp cũng như ởnhà cũng ảnh hưởng tới chữ viết của học sinh Để tìm hiểu rõ vấn đề này tôi đã tiếnhành dự một số giờ để tìm hiểu về NGUYÊN NHÂN VIỆC VIẾT SAI LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5 để từ đó có BIỆN PHÁP SỬA CHỮA cho phù hợp việc làm củamình

3 Biện pháp sửa chữa:

3.1 Mục tiêu của biện pháp

Qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả của học sinh, vấn

đề mà cả xã hội đang quan tâm, việc tìm ra các biện pháp phù hợp là hết sức cấpbách đối với những ai làm công tác giáo dục Trong quá trình giảng dạy thì mụctiêu chính là giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy đúng, dạy hay, hiệu quả nhất

để giúp học sinh khắc phục được lỗi viết sai chính tả của mình

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện:

* Trao đổi với giáo viên

Trong thực tế giảng dạy, sinh hoạt tổ chúng tôi có trao đổi với nhau về việchọc sinh thường viết sai lỗi chính tả và đều nhận thấy câu trả lời học sinh thườngviết sai ở những trường hợp sau :

- Sai về phụ âm đầu, vần khó, dấu thanh, vị trí đánh dấu thanh, dấu câu, quy tắcviết hoa

- Đặc biệt trong phần phân biệt từ khó, từ dễ lẫn

- Bài viết còn thiếu tiếng

Trang 13

Sau đó chúng tôi trao đổi với nhau về cách sửa sai cho học sinh mà các đồngchí đó làm và nhận được câu trả lời :

- Về lỗi sai tiếng thì cần phân tích lại cho học sinh theo cách phân tích âm tiết, rèncho học sinh thói quen chú ý nghe - đọc để từ đó rèn cho học sinh cách phát âmchuẩn để viết không nhầm lẫn

- Rèn luyện cho chính bản thân giáo viên ý thức đọc: to - rõ - chuẩn - diễn cảm đểhọc sinh dễ nghe, dễ phân biệt để viết đúng

Ví dụ : l/n ; s/x ; tr/ch ; dấu hỏi / dấu ngã…

Đi sâu vào việc tìm hiểu xem các đồng nghiệp có chú ý vào việc sửa sai cho họcsinh hay không thì các đồng nghiệp đều chú ý còn nói rõ sửa chữa bằng cách:

- Giúp học sinh luyện viết thật nhiều tiếng có phụ âm dễ lẫn

- Quan tâm đến đối tượng học sinh hay viết sai lỗi chính tả

- Ra bài tập thêm yêu cầu các em tự rèn ở nhà

- Rèn cho học sinh thói quen chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp

- Chú ý đến việc rèn đọc soát lỗi sai và biết tự sửa sai

Quan trọng là học sinh các em phải có ý thức học tập tốt, ý thức được “Nét chữ

là thể hiện tính người” để từ đó bản thân lỗ lực, cố gắng phân đấu và vươn lên.Muốn làm được điều đó, trước hết tôi phải đặt phân môn chính tả nằm trong mốiquan hệ giữa các phân môn khác của Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn tập đọc và

từ ngữ Học sinh muốn viết đúng được thì phải hiểu được nghĩa và phát âm đúng

từ đó Nếu học sinh phát âm sai, tuỳ tiện sẽ dẫn đến hiểu sai và viết sai hoặc dothói quen lâu ngày không được sửa chữa Trong các giờ tập đọc, tôi dành nhiềuthời gian hơn cho việc sửa lỗi phát âm cho học sinh, đặc biệt là hai âm l và n Giáoviên phát âm mẫu cho học sinh học tập và hướng dẫn cách phát âm tỉ mỉ Đặc biệttôi không bao giờ được phạm sai lầm về lỗi phát âm này Nếu không việc sửa lỗicủa giáo viên sẽ mất tác dụng

* Đề ra biện pháp khắc phục:

3.2.1 Đội ngũ giáo viên cần phải ngày càng nâng cao chất lượng về phương phápdạy học, đặc biệt là về chất lượng chữ viết đúng - viết đẹp - chuẩn và phải thực sựgương mẫu trong việc rèn chữ viết, cách trình bày bảng, kể cả trong bài soạn, trong

Trang 14

lời nhận xét ghi vào vở học sinh Có quy định riêng để tạo ra sự thống nhất - chuẩnmực đối với các em để các em noi theo Thường xuyên uốn nắn, sửa chữa sau mỗibài viết là con đường ngắn nhất để rèn luyện sửa chữa cho các em Đôn đốc, kiểmtra kết quả rèn luyện của học sinh theo từng đợt, tháng thi đua ghi bảng tổng hợp,xếp loại treo ở lớp để khích lệ phong trào thi đua, biểu dương học sinh làm tốt, họcsinh có nhiều cố gắng, nhất là trong đôi bạn cùng tiến Có sự tích luỹ “vở sạch -viết chữ đẹp” của học sinh những năm trước kết hợp sự rèn chữ của giáo viên đểlấy đó làm mẫu cho học sinh noi theo, bắt chước và tự phấn đấu cố gắng vươn lên

để viết chính tả ngày một tốt hơn

3.2.2. Giúp học sinh nắm lại quy tắc viết chính tả:

Đây là công việc hết sức quan trọng, học sinh có nắm chắc quy tắc viết chính tảthì các em viết chính tả mới đúng

Cụ thể : muốn ghép các âm tạo thành vần thì hướng dẫn các em xem vần đó cómấy âm ghép lại, đó là những âm nào, có cấu tạo ra sao? Xếp như thế nào chođúng Có như vậy các em sẽ ghép các âm thành vần, tiếng, từ, câu đúng Việc làmnày đòi hỏi sự tỉ mỉ trong hướng dẫn học sinh, đòi hỏi các em phải luôn thực hành

để nhớ nắm chắc và hiểu sâu hơn quy tắc Muốn vậy giáo viên cần nắm chắc quytắc một cách cụ thể, chi tiết để giảng lại, cung cấp cho học sinh được tốt hơn Khicủng cố lại quy tắc cho các em cần cho các em luyện tập thực hành thêm nhiều ởlớp, ở nhà, ở tất cả các môn học

3.2.3 Giúp học sinh tự phát hiện chỗ sai và đề xuất cách sửa chữa

Khi dạy đến phần đọc lại toàn bài cho học sinh soát - sửa lỗi sai, giáo viêncần đọc to, rõ ràng, chính xác, yêu cầu các em chú ý nghe soát lỗi bằng bút chì vàsửa lỗi sai theo đúng quy định Khi thu một số bài để chấm tại lớp thì học sinhdưới lớp đổi vở kiểm tra chéo theo cặp soát lỗi cho nhau Sau khi soát lỗi cho nhau,học sinh nhận xét bài của bạn, nêu biện pháp đề xuất cách sửa chữa lỗi sai để các

em phát huy được tính sáng tạo tích cực, điều quan trọng là các em nhận ra cái sai

cơ bản của mình để tự sửa chữa Để làm được điều này giáo viên cần tỉ mỉ, kiên trìxây dựng thói quen cho học sinh trong giờ học, chú ý tìm ra cái sai cơ bản để giúpcác em sửa sai lỗi đó Hướng dẫn học sinh sửa lỗi thông qua môn học khác, phân

Ngày đăng: 17/08/2015, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w