Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5” PHẦN I : MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Với sự phát triển xã hội hiện nay, chúng ta cần có những con người hiện đại, con người phát triển toàn diện, có đầy đủ các phẩm chất, đạo đức, năng lực, có trình độ, kỹ thuật để lao động, sáng tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để có những con người phát triển toàn diện, đòi hỏi con người đó phải trải qua sự học tập của bản thân, sự giáo dục của thế hệ đi trước. Trong quá trình học tập có một bậc học rất quan trọng là bậc học nền tảng cho cả quá trình học tập sau này của học sinh, đó là bậc Tiểu học. Trong các môn học bắt buộc ở Tiểu học thì môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Do đó, giáo viên cần giáo dục cho các em sử dụng tiếng Việt một cách chính xác, hợp lý vào từng trường hợp giao tiếp và trong học tập. Từ đó, các em sẽ yêu thích và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một công việc có ý nghĩa rất quan trọng. Công việc này nhằm nhiều mục tiêu cụ thể khác nhau. Một trong những mục tiêu cơ bản nhất là rèn cho học sinh thông thạo 4 kỹ năng nghe, đọc, nói, viết. Muốn đạt mục tiêu này, chúng ta nhất thiết rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh một cách có hiệu quả. Rèn luyện ngôn ngữ là một hoạt động giáo dục, giáo dục ngôn ngữ. Nó phải được xây dựng trên những cở sở lý luận khoa học vững chắc. Muốn thế, chúng ta phải làm sao cho học sinh nắm vững vốn ngôn ngữ, chuẩn ngôn ngữ để tạo ra những tư liệu ngôn ngữ ngày càng trong sáng. Nói một cách cụ thể hơn, chúng ta cần tổ chức tốt việc rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh thông qua dạy và học môn Tiếng Việt, xem đó là việc làm trọng tâm, then chốt không thể thiếu trong trường Tiểu học hiện nay. Đối với học sinh Tiểu học việc đọc, viết đúng chính tả là điều rất cần thiết để giao tiếp, học tiếp các lớp trên. Khi đọc một văn bản viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản nhiều sai sót nhiều về chính tả, người đọc khó nắm bắt được nội dung văn bản và có thể hiểu sai hoặc không hiểu được đầy đủ nghĩa của văn bản. Học xong Tiểu học, các em sẽ có những kiến thức, kỹ năng cơ bản: nghe, đọc, nói, viết. Học tốt môn Tiếng Việt ở Tiểu học sẽ giúp các em học tốt các môn học khác. Trong các môn học ở Tiểu học như: Tiếng Việt, Toán, TNXH, Khoa học, Lịch sử & Địa lí, Âm nhạc, Kĩ thuật, Mĩ thuật, thì Tiếng Việt là một môn học then chốt, trọng tâm, rất quan trọng trong suốt quá trình học tập. Môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập viết, Kể chuyện. Trong đó, Chính tả là một phân môn rất quan trọng và rất cần thiết, vì đó là phân môn được học xuyên suốt ở bậc Tiểu học. Học tốt phân môn Chính tả, rèn cho học sinh các đức tính: chính xác, cẩn thận, kỷ luật, thẩm mỹ Dạy học Chính tả ở lớp 5 là một trong những vấn đề đang được quan tâm của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là môn Tiếng Việt. Với vị trí và vai trò rất quan trọng của Chính tả, tôi nhận thấy tình trạng học sinh còn mắc lỗi chính tả khá nhiều. Do đó, tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và có biện khắc phục hữu hiệu hiện trạng này. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 5F, Trường Tiểu học An Thạnh 1. II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu: 1) Mục đích nghiên cứu: - Biết được thực tế trình độ chính tả và nguyên nhân viết sai của học sinh lớp 5F. Từ đó đề ra biện pháp khắc phục giúp học sinh viết đúng chính tả và yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Giúp học sinh có vốn kiến thức vững chắc về chính tả, tạo cơ sở học tập tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. - Học tốt phân môn Chính tả, rèn cho học sinh các đức tính: chính xác, cẩn thận, kỷ luật, thẩm mỹ - Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học. 2) Phương pháp nghiên cứu: a/ Phương pháp nghiên cứu tài liệu. b/ Phương pháp quan sát, tìm hiểu thực tế. c/ Phương pháp điều tra, thống kê. d/ Phương pháp thực hành, luyện tập. e/ Phương pháp so sánh đối chiếu. f/ Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu. III. Giới hạn của đề tài: Dựa vào quá trình giảng dạy hàng ngày trên lớp, tôi xác định phạm vi nghiên cứu ở đây là học sinh lớp 5F, Trường Tiểu học An Thạnh 1, phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. IV. Kế hoạch thực hiện: - Từ ngày 01/8/2011: Lựa chọn nội dung nghiên cứu và đặt tên cho đề tài. - Từ ngày 05/8/2011: Lập đề cương nghiên cứu đề tài. - Từ ngày 08/8/2011: Thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu. - Từ ngày 15/8/2011: Thâm nhập thực tế, tìm nguyên nhân viết sai chính tả của học sinh và đề ra biện pháp khắc phục. - Từ ngày 16/8/2011: Tổ chức cho học sinh viết chính tả, khảo sát bằng các bài tập chính tả, thu thập, tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu. - Từ ngày 4/4/2012: Hoàn thành đề tài. PHẦN II: NỘI DUNG @? I. Cơ sở lý luận: Trong xã hội phát triển hiện nay, khi mà sự vận dụng chữ viết một mức độ cực kỳ rộng lớn, việc đọc, viết đúng chính tả đối với con người hiện đại trở thành một yêu cầu không thể coi nhẹ. Rèn kỹ năng viết là một trong bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết; là một hoạt động giáo dục ngôn ngữ, đồng thời cũng là giáo dục về tính chính xác, cẩn thận, kỷ luật và thẩm mỹ… Nó phải được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc. Nhưng rèn luyện nói tốt, viết tốt không thể đơn thuần tập trung vào việc trang bị lý thuyết ngôn ngữ, lý thuyết khoa học về tiếng Việt mà trước hết và chủ yếu là đưa học sinh vào hoạt động ngôn từ, hoạt động thực tiễn nói, viết một cách cụ thể. Qua đó hình thành kỹ năng, những thói quen đúng chuẩn. Thông qua đề tài này, nhằm giúp học sinh hạn chế tối đa việc viết sai chính tả, nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ, ý thức hơn trong nghe, đọc, nói, viết để học tập tốt các môn học khác và các lớp trên, góp phần tích cực vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. Cơ sở thực tiễn: Trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp ở Tiểu học, với trách nhiệm của giáo viên là phải có kiến thức sâu rộng, kỹ năng dạy và ứng xử tốt, tế nhị, nắm bắt được tâm tư tình cảm của học sinh, phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, biết được những ưu thế và hạn chế của học sinh để có biện pháp khắc phục những hạn chế, đồng thời phát huy tối đa về ưu thế Điều đó đòi hỏi ở người giáo viên phải luôn luôn phấn đấu tìm tòi những phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với khả năng học sinh, để làm sao học sinh có những kiến thức và kỹ năng cơ bản, đồng thời giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường, kỹ năng sống cho các em, giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Muốn đạt được điều đó giáo viên phải cần có “cái tâm, cái tầm, cái tình”. Học sinh Tiểu học có một tri thức nhất định về ngữ âm, từ vựng. Bởi vì chữ viết ghi âm, âm phát ra như thế nào thì viết như thế đó. Vì vậy học sinh phải phát âm đúng để viết đúng chính tả. Ngoài ra, học sinh còn có tri thức từ vựng, quy tắc chính tả: viết hoa, ghi âm đầu, vần, dấu thanh, kiến thức ngữ âm, nghĩa của từ thì học sinh viết đúng chính tả. Tình trạng học sinh viết sai chính tả khá phổ biến: âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh hỏi và thanh ngã. Nhiệm vụ quan trọng, bậc nhất là trau dồi vốn ngôn ngữ cho học sinh, đào tạo học sinh về mặt ngôn ngữ; ngôn ngữ trong nhà trường phải là ngôn ngữ đúng chuẩn. Muốn vậy, công việc rèn luyện phải được tổ chức một cách có bài bản, có tính toán trên cơ sở khoa học nhất định nhằm đạt mục đích cao nhất trong giáo dục. III. Thực trạng và nguyên nhân viết sai chính tả: 1) Thuận lợi: - Học sinh chăm ngoan, lễ phép, tích cực học tập. - Các em đến lớp hầu hết đều chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ (đặc biệt là có đủ bảng con, giấy nháp) cho thấy phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con. - Giảng dạy một vài buổi đầu năm, tôi nhận thấy học sinh đến lớp đều chăm ngoan, chịu khó làm bài, học bài. Một số em chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. 2) Khó khăn: - Lớp còn khá nhiều học sinh có học lực trung bình và học sinh yếu, tỉ lệ học sinh khá, giỏi chưa nhiều. - Số lượng học sinh trung bình và học sinh yếu còn viết sai chính tả. - Còn một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phụ huynh quan tâm chưa nhiều đến việc học tập của các em mà giao mọi việc cho nhà trường và giáo viên. - Chương trình của phân môn Chính tả chỉ có 1 tiết / tuần nên rất khó khăn trong việc rèn chính tả cho học sinh vì thời lượng quá ít. - Một số em chưa chịu khó học tập. Chữ viết của các em chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ, kiểu chữ. - Trao đổi với các em thì được biết các em không nhớ quy tắc chính tả cơ bản. 3) Nguyên nhân viết sai chính tả của học sinh lớp 5F: - Cẩu thả, viết chưa ngay ngắn, các con chữ dính vào nhau, viết thiếu nét, không rõ nét, đặt dấu thanh không đúng vị trí. - Lẫn lộn các âm (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối) hoặc sai dấu thanh (dấu hỏi và dấu ngã). - Sai nguyên tắc chính tả, cấu tạo âm tiết. - Quên viết hoa danh từ riêng, tên người, tên địa danh, chưa viết hoa chữ cái đầu câu. Một số em chưa chịu khó học tập. - Do phát âm theo phương ngữ, lẫn lộn tiếng này thành tiếng kia. - Một bộ phận học sinh chưa hứng thú học phân môn Chính tả. - Ngồi viết chưa đúng tư thế nên cũng ảnh hưởng một phần đến việc viết sai chính tả. IV. Biện pháp khắc phục lỗi chính tả: 1) Đối với học sinh: - Cần luyện đọc rành mạch, phát âm đúng, rèn luyện chữ viết. - Phải rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, kỷ luật, thẩm mỹ, không viết cẩu thả. - Phải hiểu rõ vai trò, mục đích, tính quan trọng của phân môn Chính tả; ngồi viết phải đúng tư thế. - Học sinh viết sai chính tả phải sửa ngay trong tiết học đó. - Phải tập trung chú ý bài, đặc biệt khi giáo viên giảng bài, hướng dẫn cách viết, giải nghĩa từ và luyện viết từ khó. - Nên đọc trước bài chính tả nhiều lần và tập viết các từ khó ở nhà. - Mỗi học sinh cần có quyển từ điển tiếng Việt hoặc từ điển chính tả chính tả. 2) Đối với giáo viên: - Xác định rõ mục đích, yêu cầu của phân môn Chính tả. - Cần quan tâm đặc biệt đến học sinh đọc yếu và rèn luyện cho các em đọc đúng, đọc thông thạo, rành mạch. - Phân tích, chỉ ra nguyên nhân các em viết sai và hướng dẫn cách sửa, cách viết đúng. - Giải nghĩa từ, phân tích cấu tạo của từ khó kỹ hơn trước khi cho các em luyện viết từ khó ở giờ chính tả. - Khi đọc chính tả cần đến gần quan tâm, giúp đỡ học sinh thường viết sai, đồng thời phải chấm bài thường xuyên cho các em này và hướng dẫn các em cách chữa lỗi chính tả. - Giáo dục cho học sinh tính chính xác, cẩn thận, thẩm mỹ, kỷ luật. - Hướng dẫn học sinh cách học tập phân môn Chính tả ở nhà. - Thường xuyên nhắc nhở học sinh ngồi đúng tư thế khi viết. - Phải phát âm chuẩn, rõ ràng, rành mạch trong các tiết học. - Động viên, khuyến khích, tạo hứng thú và môi trường thoải mái cho các em học tập, đặc biệt là phân môn Chính tả. * Song song với các biện pháp trên, ta có thể kết hợp và vận dụng một số phương pháp dạy học sau vào giảng dạy để đạt hiệu quả tốt nhất: Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đọc mẫu các từ mà học sinh dễ mắc lỗi, học sinh nghe và phát âm lại cho đúng các từ đó. Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh phân tích tiếng mắc lỗi thành các phần âm đầu, vần và thanh điệu, từ đó học sinh nhớ cách ghi các bộ phận của tiếng để viết đúng. Trước khi viết bài chính tả, học sinh viết từ này ra bảng con hoặc tập nháp. Một biện pháp cần thực hiện để dạy học chính tả theo mẫu là tổ chức cho các nhóm học sinh lập sổ tay chính tả của nhóm. Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi các lỗi chính tả mà học sinh trong nhóm mắc trong các bài viết và cách viết đúng các [...]... tích, xử số liệu và các thông tin từ học sinh, kết quả đề tài Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 5F, Trường Tiểu học An Thạnh 1, tôi đã tìm ra những nguyên nhân chủ yếu mà học sinh viết sai chính tả Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục hữu hiệu Vận dụng các biện pháp này kết hợp cùng các phương pháp tích cực vào giảng dạy các bài chính tả suốt 29 tuần học vừa qua, mang... các em có đầy đủ năng lực học tiếp lên các lớp trên và giao tiếp với xã hội một cách tự tin - Qua đi sâu nghiên cứu chuyên đề: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 5F, trường Tiểu học An Thạnh 1, tôi đã tìm hiểu được các cơ sở lý luận, xác định được chất lượng chính tả của học sinh lớp 5F, từ đó đề ra những biện pháp thiết thực Đây là nhiệm vụ của mỗi người giáo viên Nhiệm... thường xuyên mở các chuyên đề về phương pháp dạy chính tả để rèn luyện chữ viết và viết đúng chính tả cho học sinh - Phụ đạo học sinh yếu trái buổi (mỗi tuần 1 đến 2 buổi): Yêu cầu học sinh viết một đoạn chính tả trong bài tập đọc vừa học hay bài chính tả đã viết rồi cho học sinh viết lại hoặc hướng dẫn học sinh sửa lỗi chính tả của bài chính tả trước Sau đó cho học sinh làm bài tập theo yêu cầu đặt ra,... dạy học nhiều hiện tượng chính tả, dễ tìm kiếm vật liệu để chuẩn bị Phụ đạo học sinh yếu trái buổi (mỗi tuần 1 đến 2 buổi): Yêu cầu học sinh viết một đoạn chính tả trong bài tập đọc vừa học hay bài chính tả đã viết rồi cho học sinh viết lại hoặc hướng dẫn học sinh sửa lỗi chính tả của bài chính tả trước Sau đó cho học sinh làm bài tập theo yêu cầu đặt ra, bài tập đưa ra thường sát với chương trình học. .. để hạn chế việc viết sai chính tả của học sinh Khi áp dụng phải tùy vào tình hình thực tế và trình độ chính tả của từng lớp III Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển: - Việc tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 5F là hết sức quan trọng và cần thiết Là một giáo viên, tôi thấy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và cần thiết mang tính chuẩn... học sinh viết sai Từ đúng sau khi sửa lượng Tỉ lệ học % sinh + gặp gở + gặp gỡ 2 5, 8 + Ốt-trây-li-a + Ốt-trây-li-a 1 2,9 Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy học sinh viết sai chính tả giảm rất nhiều Điều này cho thấy áp những biện pháp khắc phục tích cực, đạt hiệu quả cao Bài chính tả này có nhiều từ khó, tên riêng, tên nước ngoài nhưng số lượng học sinh viết sai giảm nhiều và tất cả học sinh của lớp. .. viết đúng chính tả qua các môn học + Khuyến khích học sinh đọc trước đoạn văn, bài thơ ở nhà, tìm ra những từ có âm, vần dễ lẫn lộn trong bài chính tả TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Chữa lỗi chính tả của Phan Ngọc, được xuất bản 1984 2) Dạy học chính tả ở Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2000 3) Dạy học chính tả ở Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2002, tái bản lần thứ 2 4) Mẹo luật chính tả của Lê... đích Trò chơi chính tả cần có nội dung bám sát chương trình chính tả lớp 5 Nên có những trò chơi giúp học sinh nhớ cách viết âm đầu, vần, thanh điệu của một số từ học sinh viết sai do ảnh hưởng của phát âm địa phương, một số trò chơi giúp học sinh phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài viết Trước khi tổ chức chơi, giáo viên cần nêu rõ luật chơi, cách tiến hành chơi để tất cả cho học sinh đều biết... cam về nhà tôi Ngân Vịnh Các từ học sinh viết sai Từ đúng sau khi sửa + khảng đặc + khản đặc Số lượng Tỉ lệ học sinh % 2 5, 8 + râm rang + râm ran 2 5, 8 Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy, sau nhiều tuần rèn luyện, củng cố kiến thức chính tả số lượng học sinh viết sai rất ít Điều này cho thấy áp những biện pháp khắc phục rất hiệu quả Bài chính tả ở tuần học thứ 29: Cô gái của tương lai Qua một cuộc thi... Số lượng học sinh viết sai chính tả của lớp 5F không đáng kể, đồng thời chữ viết của các em cũng được cải thiện rõ rệt, chữ viết đẹp hơn, trình bày sạch sẽ hơn Các em có hứng thú và tinh thần học tập rất cao Học sinh đạt số điểm từ mức trung bình trở lên về chính tả Trong đó, có nhiều học sinh đạt điểm 9, điểm 10 II Khả năng áp dụng: Đề tài này có khả năng áp dụng cho các khối lớp khác ở tiểu học để . để tìm ra nguyên nhân và có biện khắc phục hữu hiệu hiện trạng này. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 5F, Trường Tiểu học An Thạnh. và phương pháp nghiên cứu: 1) Mục đích nghiên cứu: - Biết được thực tế trình độ chính tả và nguyên nhân viết sai của học sinh lớp 5F. Từ đó đề ra biện pháp khắc phục giúp học sinh viết đúng chính. nguyên nhân viết sai chính tả của học sinh và đề ra biện pháp khắc phục. - Từ ngày 16/8/2011: Tổ chức cho học sinh viết chính tả, khảo sát bằng các bài tập chính tả, thu thập, tổng hợp, phân tích và