- Việc tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 5F là hết sức quan trọng và cần thiết. Là một giáo viên, tôi thấy cần phải trang bị
cho học sinh những kiến thức cơ bản và cần thiết mang tính chuẩn mực để các em có đầy đủ năng lực học tiếp lên các lớp trên và giao tiếp với xã hội một cách tự tin.
- Qua đi sâu nghiên cứu chuyên đề: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 5F, trường Tiểu học An Thạnh 1, tôi đã tìm hiểu được các cơ sở lý luận, xác định được chất lượng chính tả của học sinh lớp 5F, từ đó đề ra những biện pháp thiết thực. Đây là nhiệm vụ của mỗi người giáo viên. Nhiệm vụ này không chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn mà cho ta kết quả tốt ngay được, nó phải được tiến hành trong một thời gian dài, đồng bộ. Nên thường xuyên mở các chuyên đề về phương pháp dạy chính tả để rèn luyện chữ viết và viết đúng chính tả cho học sinh.
- Phụ đạo học sinh yếu trái buổi (mỗi tuần 1 đến 2 buổi): Yêu cầu học sinh viết một đoạn chính tả trong bài tập đọc vừa học hay bài chính tả đã viết rồi cho học sinh viết lại hoặc hướng dẫn học sinh sửa lỗi chính tả của bài chính tả trước. Sau đó cho học sinh làm bài tập theo yêu cầu đặt ra, bài tập đưa ra thường sát với chương trình học của học sinh và có kế hoạch cụ thể từ đầu năm học. Trong phần hướng dẫn làm bài tập, trước hết là dạy hay ôn lại quy tắc, sau đó giao bài tập cho học sinh làm, hình thức tuỳ theo dạng bài mà thay đổi cho phù hợp.
- Muốn giờ học sinh viết đúng chính tả, cần lưu ý một số vấn đề sau: + Giáo viên cần luyện giọng, phát âm chuẩn, rõ ràng.
+ Quan tâm đặc biệt đến học sinh yếu.
+ Áp dụng phương pháp dạy học tích cực: “lấy học sinh làm trung tâm”. + Nghiên cứu kế hoạch bài dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học: phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp sử dụng trò chơi học tập, phụ đạo học sinh yếu trái buổi….
+ Tổ chức nhiều hình thức hoạt động nhằm gây hứng thú cho học sinh.
+ Cần chú ý rèn luyện thực hành cho học sinh qua các bài tập sát với bài học. + Rèn cho các em viết đúng chính tả qua các môn học.
+ Khuyến khích học sinh đọc trước đoạn văn, bài thơ ở nhà, tìm ra những từ có âm, vần dễ lẫn lộn trong bài chính tả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Chữa lỗi chính tả của Phan Ngọc, được xuất bản 1984.
2) Dạy học chính tả ở Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2000.
3) Dạy học chính tả ở Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2002, tái bản lần thứ 2. 4) Mẹo luật chính tả của Lê Trung Hoa-Nhà xuất bản Trẻ -1994 tái bản lần thứ 2.
5) Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 và tập 2 – Nhà xuất bản Giáo dục. 6) Sách giáo viên Tiếng Việt 5, tập 1 và tập 2 – Nhà xuất bản Giáo dục.
7) Từ điển chính tả của Hoàng Phê – Nhà xuất bản Đà Nẵng, trung tâm của từ điển học – năm 1995.
8) Từ điển chính tả thông dụng của tác giả Bùi Đức Tịnh – Nhà xuất bản Thuận Hóa - năm 2003.
9) Từ điển tiếng Việt thông dụng của tác giả Nguyễn Như Ý – Nhà xuất bản Giáo dục – năm 1998.
10) Từ điển từ và ý tiếng Việt của tác giả Hồ Đắc Quang – Nhà xuất bản từ điển bách khoa – năm 2005.
11) Tiếng Việt tập 1, tập 2 – Giáo trình đào đào giáo viên Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục – năm 1998.