1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hồng Thái - GV Hồ Thị Quế

21 2,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 224 KB

Nội dung

Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh như: đọc đúng, đọc nhanh, đọcchính xác, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức vănhọc, về ngôn ngữ và ngược lại khi

Trang 1

A: PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Giáo dục Tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển, trong đómôn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinhkhả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn như : Tập đọc, Luyện từ và câu,

Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn ,…Mỗi môn học đều có một chức năng, khi dạy ngữvăn ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn mà Tập đọc là phân môn giữ vai trò không nhỏ

Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ởTiểu học Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc màcòn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú, tạo điều kiện để các em học tốt cácphân môn khác Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh như: đọc đúng, đọc nhanh, đọcchính xác, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức vănhọc, về ngôn ngữ và ngược lại khi hiểu được những văn bản đọc sẽ giúp học sinh hiểuđược đọc diễn cảm Vì vậy giữa việc đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là hai quá trình

có liên quan gắn bó mật thiết với nhau Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được văn hoácủa dân tộc, tiếp thu được nền văn minh của loài người thông qua sách vở Qua việc đọc,học sinh biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy Cũng qua hoạt động đọc, tình cảm, thẩm

mỹ của các em được nâng lên cao, tầm hiểu biết của các em nhìn ra thế giới xung quanh

và quá trình nhận thức cũng có chiều sâu hơn Sự phát triển nhiều mặt này tạo điều kiện

để trẻ phát huy được mọi khả năng tiềm tàng, từ đó tạo cơ hội để sau này trẻ giúp ích cho

xã hội Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng đặt ra một nhiệm vụquan trọng: đọc rành mạch, lưu loát bài văn (khoảng 120 tiếng/ phút), đọc có biểu cảmbài văn, bài thơ ngắn, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc Thông qua các bài văn, bài thơ, họcsinh càng thêm yêu các miền quê của đất nước, đồng cảm với mọi tầng lớp nhân dân, mọicon người trên đất nước Việt Nam cũng như trên thế giới, biết quý trọng, giữ gìn nhữngtruyền thống quý báu của dân tộc ta

Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục thẩm mĩ, giúp học sinh thêmyêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong văn chương Môn họcnày góp phần rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng, tư duy lôgic Giờ tập đọc, ngoài việcrèn đọc, dẫn dắt cho học sinh cảm thụ tốt bài văn, thấy cái hay cái đẹp của hình tượng vănhọc, chúng ta còn cho học sinh tìm bố cục để phát triển óc phân tích, tìm đại ý để phát triển

óc tổng hợp Ngoài ra còn rèn óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ

Phân môn Tập đọc kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chương trình TiếngViệt Qua các bài văn, bài thơ chọn lọc, học sinh vừa cảm thụ được cái hay cái đẹp, vừa họccách dùng từ chính xác, đặt câu sinh động, được luyện về ngữ âm, chính tả, tập làm văn

Học phân môn Tập đọc, việc rèn đọc và cảm thụ bài đọc là hai yếu tố không thể thiếu,hai yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó, hỗ trợ đắc lực cho nhau Cảm thụ tốtgiúp cho các em tìm được giọng đọc thích hợp cho bài đọc, từ đó các em sẽ đọc một cách hay,diễn cảm Ngược lại, đọc diễn cảm không tốt sẽ khó khăn trong việc cảm thụ bài văn

Trang 2

Muốn có kĩ năng đọc hay, diễn cảm, học sinh phải có khả năng cảm thụ bài đọc ởmức độ nhất định Khi đã có kĩ năng đọc tốt, học sinh sẽ hiểu đúng, cảm thụ sâu sắc hơn.Phân môn Tập đọc luôn luôn thể hiện sự gắn bó chặt chẽ quá trình đọc và quá trình hiểu(hiểu nội dung cơ bản của bài đọc qua hệ thống từ ngữ, kiểu câu, bố cục và thể loại vănbản để đọc đúng, đọc hay và từ đó giúp học sinh cảm thụ cái hay cái đẹp của tư tưởng,tình cảm, của nghệ thuật ngôn từ để thể hiện ra cách đọc, giọng đọc, đọc diễn cảm).

Ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng phân môn Tập đọc có 2 yêu cầu chính là:+ Rèn kĩ năng tập đọc

+ Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn

Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết vớinhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau, cảm thụ tốt giúp việc đọc diễn cảm tốt Điều đókhẳng định rằng trong tiết tập đọc lớp 5, việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh là rấtcần thiết Trong tiết học, học sinh biết đọc diễn cảm thì tiết học mới có hiệu quả cao vàmới thể hiện được tầm quan trọng của bộ môn

Trong thực tế giảng dạy, việc rèn cho học sinh đọc diễn cảm còn gặp nhiều khó khăn,

lúng túng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học Vì vậy, tôi chọn đề tài “Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 - Trường Tiểu học Hồng Thái” để nghiên cứu và vận dụng vào thực

tế lớp 5/1 - Trường Tiểu học Hồng Thái nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

II Đối tượng nghiên cứu

Giúp học sinh khối lớp 5 và đặc biệt là học sinh lớp 5/1- Trường tiểu học Hồng Thái rèn đọc diễn cảm

III Phạm vi nghiên cứu

Phân môn Tập đọc lớp 5, tập trung vào việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5/1 - Trường Tiểu học Hồng Thái trong năm học 2013-2014

VI Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các tài liệu, tạp chí, giáo trình có nội

dung rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh

b) Phương pháp điều tra: Dự giờ, trao đổi với các bạn đồng nghiệp, học sinh về những

khó khăn cũng như những thuận lợi khi thực hiện dạy và học trong các giờ học Tập đọc trên lớp,

c) Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu của giải

pháp đề ra, kiểm tra kết quả và tác dụng của giải pháp khi tiến hành

d) Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tổ chức so sánh, đối chiếu kết quả trước và

sau khi thực hiện giải pháp để thấy được kết quả cũng như hạn chế nhằm tìm ra hướngđiều chỉnh, khắc phục hợp lí

B: NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận

Trang 3

Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh

các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rènluyện các thao tác của tư duy cho học sinh

Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơgiản về xã hội, về tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàuđẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Từ năm học 2006- 2007 học sinh lớp 5 được học chương trình tiểu học mới ở tất cảcác môn Trong đó môn Tiếng Việt gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị học ứng với một chủđiểm học trong 3 tuần (riêng chủ điểm Vì hạnh phúc con người được học trong 4 tuần), cácchủ điểm học tập xoay quanh những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và cả loài người

*Phân môn Tập đọc giúp học sinh:

+ Củng cố kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp 1, 2, 3, 4; Tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4

+ Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số kháiniệm như đề tài, cốt truyện, tính cách,…để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, thơ Đây là yêu cầu trọng tâm

+ Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới

* Yêu cầu về kĩ năng đọc đối với học sinh lớp 5:

+ Đọc các văn bản nghệ thuật, khoa học, hành chính, báo chí

+ Đọc thầm

+ Đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, màn kịch ngắn

+ Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ và một số chi tiết có giá trị nghệ thuật trong bài văn, bài thơ Nhận xét về nhân vật, hình ảnh và cách sử dụng từ ngữ trong bài văn, bài thơ + Đọc thuộc một số bài văn, bài thơ

+ Dùng từ điển học sinh hoặc các sách công cụ để tra cứu, ghi chép thông tin

II Cơ sở thực tiễn

1 Điều tra thực trạng

Qua thực tế giảng dạy ở lớp 5, tôi thấy việc dạy của giáo viên và việc học của họcsinh có một số vấn đề như sau:

Về phía giáo viên: Đối với đa số giáo viên, Tập đọc không phải là phân môn khó

dạy Hầu hết trong số họ đều có nhiều cố gắng trong việc tìm tòi phương pháp, nghiêncứu nội dung, học hỏi kinh nghiệm, đặc biệt có đổi mới phương pháp giảng dạy“ lấy họcsinh làm trung tâm” song kết quả cho thấy học sinh chưa đọc được hay (đọc diễn cảm)bài đọc Bởi trong khi dạy, giáo viên thường mới chỉ coi trọng và sửa cho học sinh vấn đềđọc to, rõ ràng, lưu loát chứ chưa quan tâm nhiều đến kỹ thuật đọc, giọng đọc, cách đọcdiễn cảm của học sinh hay việc đọc mẫu của giáo viên Giáo viên dạy Tập đọc như dạyVăn trước đây Nhìn chung phương pháp còn mang tính chất hưởng thụ và áp đặt (vềcách hiểu nội dung bài, cách đọc bài) Giáo viên giảng giải quá nhiều về các từ khó, về ý

Trang 4

nghĩa của bài mà xem nhẹ phần luyện đọc, đặc biệt là luyện đọc diễn cảm Bên cạnh đó,

do khách quan, một số giáo viên không có chất giọng tốt để đọc hay bài đọc Giáo viên tiểu học lại dạy quá nhiều môn trong một buổi học nên việc đầu tư thời gian để luyện đọctrước khi lên lớp còn có phần hạn chế

Về phía học sinh: Học sinh không quan tâm đến phương pháp đọc của mình, do đó

các em rất yếu về năng lực di chuyển kĩ năng đọc đã được hình thành ở các lớp trước, cácbài trước để giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài mới Các em đã đọc thành tiếng,phát âm đúng và rõ các tiếng có vần khó Nhưng đọc để thể hiện nội dung bài đọc thì cònthấp Khi đọc, nhiều em chưa hiểu ý của từng đoạn, từng bài, các em ngắt nghỉ câu văn,ngắt nhịp câu thơ chưa chính xác, chưa thể hiện được nội dung và tình cảm bài đọc bằngsắc thái giọng đọc vui, buồn, trầm, bổng, gợi cảm Kĩ năng đọc lướt để tìm hiểu nộidung bài chưa tốt ở đa số các em

Ảnh hưởng của phương ngữ: Tình trạng phát âm lẫn giữa thanh ngã và thanh sắc,

còn nặng nề Do đặc điểm vùng miền, kinh tế ở gia đình chưa cao nên các em chưa đượctạo điều kiện tốt để học tập Qua điều tra khảo sát chất lượng đọc của học sinh ngay từđầu năm học, tôi thấy lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít, nhất làđối với những học sinh có lực học trung bình hay yếu

Cụ thể điều tra chất lượng đọc của học sinh hai lớp 5 đầu năm học này có số liệu

cụ thể như sau:

- L p 5/1 ớp 5/1 đầu năm học 2013- 2014 đầu năm học 2013- 2014u n m h c 2013- 2014ăm học 2013- 2014 ọc 2013- 2014

Sĩ số Học sinh đọc nhỏ, chậm Học sinh đọc to, lưu loát Học sinh đọc diễn cảm

16 9 học sinh = 56,25 % 5 học sinh = 31,25 % 2 học sinh = 12,5%

- Lớp 5/2 đầu năm học 2013 - 2014

Sĩ số Học sinh đọc nhỏ, chậm Học sinh đọc to, lưu loát Học sinh đọc diễn cảm

15 8 học sinh = 53,34% 5 học sinh = 33,33% 2 học sinh = 13,33 %

2 Phương pháp nghiên cứu

Trước hiện trạng trên, tôi đã suy nghĩ: Phải làm thế nào để nâng cao chất lượng đọccho học sinh tốt hơn nữa, nhất là đọc diễn cảm Để thực hiện được điều đó, tôi đã nghiêncứu và tiến hành phối hợp sử dụng nhiều phương pháp:

+ Phương pháp điều tra

Ở phương pháp so sánh đối chứng: không những so sánh đối chứng trong cùng mộtgiai đoạn giữa lớp này với lớp kia, giữa các giai đoạn với nhau trong cùng một lớp màcòn đối chứng cả với những năm học trước

Trang 5

Phương pháp quan sát: tinh thần, thái độ, ý thức trong học Tập đọc của học sinhlớp mình, học sinh lớp khác trong khi đi dự giờ mà còn quan sát phương pháp sư phạmcủa giáo viên giảng dạy để tìm hiểu những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượngđọc diễn cảm của học sinh

Phương pháp kiểm tra đánh giá: được tiến hành đồng thời với phương pháp kiểmtra toán học và phương pháp tổng hợp số liệu Khi kiểm tra đánh giá chất lượng đọc củatừng học sinh, tôi mô tả và thống kê chất lượng ấy bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổnghợp các số liệu đã thu được nhằm rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân

và âm thanh, nghĩa là nó không phải chỉ là sự "đánh vần" lên thành tiếng theo đúng như các

ký hiệu chữ viết, mà đọc còn là quá trình nhận thức để có khả năng hiểu đọc những gì đãđược đọc Tập đọc là cách học văn bản từ đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm DạyTập đọc chính là việc giáo viên hướng dẫn hoàn thành 4 phẩm chất trên

b Y nghĩa của việc đọc

Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học Nó trở thành một đòi hỏi

cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học Trước tiên, trẻ phải học đọc, sau đó phải đọc

để học Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập, nó cũng làcông cụ để học các môn khác, nó tạo ra hứng thú và động cơ trong học tập Đồng thời nótạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học Đọc là khả năng không thểthiếu được của con người Trong thời đại văn minh, biết đọc sẽ giúp các em hiểu biếtnhiều hơn, hướng các em tới cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết tư duy

Như vậy, việc dạy đọc và đọc có một ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó bao gồm nhiệm

vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển

c Mục tiêu của phân môn Tập đọc ở sách Tiếng Việt lớp 5

Phân môn Tập đọc lớp 5 tiếp tục củng cố và nâng cao kĩ năng đọc một cách đầy đủ,toàn diện cho học sinh nhằm hoàn thiện yêu cầu cần đạt ghi trong Chương trình Tiểu học do

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Đọc rành mạch, lưu loát bài văn (khoảng 120 tiếng/phút); đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn; hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc Cụ thể:

- Củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới;tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh; khả năng đọc diễn cảm

- Phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số kháiniệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách, để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiệnmột vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ

- Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thànhnhân cách của con người mới

d Nội dung, cấu trúc phân môn Tập đọc lớp 5

Trang 6

Phân môn Tập đọc ở lớp 5 gồm 66 tiết/ năm, mỗi tuần có hai tiết 40 bài văn xuôithuộc loại hình nghệ thuật, báo chí, khoa học, 2 vở kịch (trích), 18 bài thơ.

Các bài Tập đọc gồm các chủ đề: " Việt Nam- Tổ quốc em ", " Cách chim hoàbình", " Con người với thiên nhiên", "Giữ lấy màu xanh", "Vì hạnh phúc con người",

"Người công dân", "Vì cuộc sống thanh bình", "Nhớ nguồn", "Nam và nữ", "Những chủnhân tương lai" Bài Tập đọc lớp 5 nhằm mục đích:

- Tiếp tục củng cố và nâng cao kĩ năng đọc cho HS: đọc trơn, đọc thầm với tốc độnhanh hơn, nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm Ở lớp 5, HS được rèn kĩ năng đọc hiểu ởmức: Nhận biết được đề tài hoặc chủ đề đơn giản của bài; nắm được dàn ý của bài, biếttóm tắt đoạn, bài; hiểu được ý nghĩa của bài; biết phát hiện và bước đầu biết nhận định vềgiá trị của một số nhân vật, hình ảnh trong các bài đọc có giá trị văn chương; làm quenthao tác đọc lướt để nắm ý hoặc chọn ý Xây dựng cho HS thói quen tìm đọc sách ở thưviện, dùng sách công cụ (từ điển, ) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc

- Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho HS: Các bàiđọc phản ánh vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất của con người, đề cập đến các đề tài

về trẻ em và quyền của trẻ em, bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, giới tính, ca ngợi tìnhđoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, Hệ thống chủ điểm của các bài đọc trong sáchTiếng Việt 5 vừa mang tính khái quát cao vừa có tính hình tượng góp phần cung cấp cho

HS những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người trong nước và thế giới Qua các bàitập đọc, HS còn được cung cấp về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩmvăn học (đề tài, cốt truyện, nhân vật, ), từ đó nâng cao trình độ văn hoá nói chung vàtrình độ tiếng Việt nói riêng

Các bài đọc gồm các phần: văn bản đọc, chú giải những từ ngữ khó, hướng dẫn đọc(chỉ dẫn cách đọc một số câu khó, đoạn khó, cách ngắt nhịp, nhấn giọng hoặc gợi ra nhữngđặc điểm về nội dung, những sắc thái tình cảm được biểu hiện qua giọng đọc) Phần tìm hiểubài gồm những câu hỏi, bài tập giúp học sinh hiểu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bàivăn, bài thơ Ở nhiều bài có thêm yêu cầu học thuộc lòng từng đoạn, cả bài

e Phương pháp dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Trong thực tế mỗi bài tập đọc gồm có hai phần lớn: tìm hiểu nội dung và luyệnđọc Hai phần này có thể cùng tiến hành một lúc đan xen vào nhau hoặc cũng có thể dạytách hai phần tuỳ theo từng bài mà giáo viên lựa chọn Dù dạy theo cách nào thì hai phầnnày cũng luôn có mối quan hệ tương hỗ khăng khít với nhau Phần tìm hiểu bài giúp chohọc sinh hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật của bài, từ đó các em đọc diễn cảm tốt hơn Ngượclại, học sinh đọc hay, đọc diễn cảm để thể hiện tốt nội dung của bài, thể hiện những điềuhiểu biết xung quanh bài đọc

Như vậy, việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm trong dạy Tập đọc rất quan trọng gópphần giúp học sinh biết cách xác định ngữ điệu từng loại văn bản, làm giàu vốn kiến thứcngôn ngữ và kiến thức văn học cho học sinh, từ đó góp phần hình thành ở các em ý thứcđược cách đọc nhằm diễn tả nội dung một cách tốt nhất

Để bài dạy đạt kết quả cao, cần quan tâm đến cách tổ chức và lôgic các nội dung bàitrong giờ học không bị ngắt quãng, gián đoạn Giáo viên phải lấy học sinh làm trung tâm.Vai trò của giáo viên trong mỗi tiết học chỉ là người tổ chức, dẫn dắt học sinh tự tìm ra tri

Trang 7

thức Ngoài ra, để phần tìm hiểu bài tiến hành được tốt thì cần phải có yếu tố như: cơ sở vậtchất đầy đủ, tranh ảnh minh hoạ cho bài tập phải đẹp, phong phú và cuối cùng là trình độgiáo viên phải đáp ứng được yêu cầu của môn học Nếu phối hợp được các yếu tố nói trên sẽgiúp học sinh hiểu bài nhanh và sâu, hiểu một cách có hệ thống và làm tăng hiệu quả giờhọc Các em hứng thú học, thích học Tiếng Việt, biết yêu cuộc sống qua từng bài học.

3.2 Những công việc thực tế đã làm

Từ những hiểu biết của mình về phân môn Tập đọc nói chung và rèn kĩ năng đọccho học sinh lớp 5/1- Trường Tiểu học Hồng Thái nói riêng, tôi đã suy nghĩ tự đặt ra chomình phải nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Đặc biệt quan tâm nhiều đếnviệc rèn đọc diễn cảm cho học sinh với những yêu cầu đề ra Thực tế, tôi luôn luôn tìmtòi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của lớp người đi trước, để tìm ra phương pháp giảngdạy, truyền thụ kiến thức và đặc biệt là cách rèn đọc diễn cảm cho học sinh

Muốn rèn đọc diễn cảm tốt, trước hết trong các giờ Tập đọc, học sinh phải nắmđược nội dung, phong cách văn bản của bài đọc, mức độ đọc diễn cảm tỉ lệ thuận với mức

độ hiểu bài của học sinh Qua hệ thống từ ngữ, kiểu câu, bố cục, thể loại văn bản các

em cảm thụ sâu sắc văn bản (bài văn, bài thơ) từ đó giúp các em đọc đúng, đọc hay, đọcdiễn cảm văn bản nghệ thuật, đọc đúng ngữ điệu các văn bản có mục đích thông báokhác Đọc diễn cảm (đọc hay) là biết thể hiện kĩ thuật đọc phù hợp với từng bài như: ngắtnhịp đúng câu văn, câu thơ, thể hiện được nội dung bài đọc bằng sắc thái giọng đọc vui,buồn, trầm, bổng, gợi cảm, nhẹ nhàng, thiết tha hay mạnh mẽ, dứt khoát, tốc độ chậm rãi,khoan thai hay dồn dập Ngoài ra, cần biết thể hiện đúng các kiểu câu như: câu hỏi, câu

kể, câu cảm Biết phân biệt giọng đọc của các nhân vật, của người dẫn chuyện trong bài.Học sinh bước đầu làm chủ được giọng đọc sao cho vừa đúng về ngữ điệu, về tốc độ, cao

độ, trường độ và âm sắc; vừa thể hiện cảm nhận riêng của từng cá nhân nhằm diễn tảđúng nội dung đọc

Để đạt những yêu cầu trên tôi đã tiến hành phương pháp rèn đọc cho học sinh như sau:

*Phương pháp tiến hành

Sau khi được phân công chuyên môn, việc làm đầu tiên là tôi cho lớp ổn định mọi nề nếp

tổ chức Sau đó đi sâu, đi sát để nắm được từng đối tượng học sinh về lực học, về hoàn cảnh giađình, đặc biệt là về khả năng đọc, kĩ năng đọc và phân loại học sinh theo 3 đối tượmg:

+ Đối tượng 1: Học sinh đọc chậm, nhỏ

+ Đối tượng 2: Học sinh biết đọc to, lưu loát

+ Đối tượng 3: Học sinh biết đọc diễn cảm

Căn cứ vào đó, tôi đã tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, những em đọc yếungồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt Trong cùng một bàn có đủ các đối tượng học sinh

để các em có điều kiện giúp đỡ nhau, rèn luyện bổ sung cho nhau qua quá trình luyện đọctheo cặp đôi và theo nhóm bàn để các em cùng tiến bộ

Công việc tiếp theo, tôi giới thiệu với học sinh về cấu trúc chương trình phân môn

để các em nắm được các chủ điểm chính trong từng học kỳ và trong cả năm học Đặc biệttôi đã nêu tầm quan trọng, yêu cầu kỹ năng cơ bản về việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm.Hướng dẫn học sinh lưu lại những câu, đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ hay trong sổtay của mình, giao trách nhiệm cho một số em đọc khá, đọc tốt thường xuyên kèm cặp

Trang 8

giúp đỡ những em đọc yếu ở mọi bài học, mọi môn học chứ không chỉ dừng lại ở phầnđọc theo cặp đôi hay đọc theo nhóm, đọc phân vai

Sau khi đã tiến hành như trên, tôi đã bước vào giảng dạy như sau:

*Bước chuẩn bị:

- Đối với giáo viên: Phải nghiên cứu tài liệu, nắm nội dung bài giảng, đọc tài liệu

tham khảo để soạn bài được chu đáo Ở mỗi bài tập đọc, giáo viên phải đọc kĩ bài, sau đósuy nghĩ xác định yêu cầu của bài, phân tích nội dung và hình thức bài đọc để tìm ra cáihay, cái đẹp của tư tưởng tình cảm, của nghệ thuật ngôn từ để tìm ra cách đọc diễn cảm

- Đối với học sinh: Phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, hoàn thành tốt những công

việc cô giáo giao trong phần dặn dò của tiết tập đọc trước như soạn bài, sưu tầm tranh,ảnh có liên quan đến bài đọc

*Bước tiến hành:

Khi đã chuẩn bị chu đáo về nội dung, phương pháp của tiết dạy, tôi đã tiến hànhrèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh như sau:

Phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Trong kinh nghiệm này tôi xin được trình bày các biện pháp, giải pháp đã thựchiện để rèn đọc hay (đọc diễn cảm) một văn bản cho học sinh lớp 5

- Khắc phục tình trạng đọc ê a, ngắc ngứ

Như chúng ta đã biết, chữ Tiếng Việt của chúng ta viết rời ra từng âm tiết chứkhông phải viết liền từng từ như chữ một số nước khác (Anh, Nga, Pháp ) nhưng khi đọc

ta lại không đọc rời rạc từng âm tiết một mà phải đọc theo từng cụm từ

Ví dụ: Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

Nếu tính về mặt âm tiết thì câu văn trên có 24 âm tiết, 19 từ, 7 cụm từ Khi họcsinh tập đọc không để các em đọc rời rạc từng âm tiết như kiểu đọc nhát gõng Nếu đểhọc sinh đọc theo từng từ thì vẫn chưa diễn đạt được ý của câu văn nên tôi phải hướngdẫn học sinh đọc theo cụm từ

Trong vườn,/ lắc lư /những chùm quả xoan/ vàng lịm/ không trông thấy cuống, /như những chuỗi tràng hạt bồ đề/ treo lơ lửng.

Cách hướng dẫn học sinh đọc theo cụm từ của tôi như sau:

+ Tôi viết câu văn đó ra bảng phụ (đã chuẩn bị từ trước)

+ Vì giai đoạn đầu lớp còn đọc yếu, do vậy tôi đọc mẫu theo cách nghỉ như trênsao cho thật chuẩn Sau đó tôi cho học sinh phát hiện những chỗ ngắt nghỉ của cô, nếuđúng tôi sẽ dùng phấn màu gạch chéo sau những từ cần ngắt Nếu học sinh chưa pháthiện ra tôi có thể đọc mẫu lần thứ 2 những câu đó để học sinh có thể nhận ra Đồng thờitôi luôn củng cố kỹ năng đọc khi gặp dấu chấm (phải nghỉ hơi), gặp dấu phẩy phải ngắthơi Khi đã nhận ra cách ngắt nghỉ sau cụm từ, sau dấu phẩy, sau dấu chấm tôi gọi một

số học sinh khá đọc, sau đó mới gọi những em hay đọc ê a ngắc ngứ lên đọc Có thể làmột lần, cũng có thể là hai lần và phải tiến hành trong một thời gian Tôi nghĩ hiện tượngđọc ê a ngắc ngứ ở các em sẽ không còn xảy ra nữa

Nhưng lưu ý khi còn những em đọc ê a ngắc ngứ thì phải sửa một cách triệt để, cóthể phải hướng dẫn từng cụm từ; giáo viên hoặc học sinh khá đọc mẫu cụm từ thứ nhất

Trang 9

sau đó cho học sinh đọc yếu đọc lại cụm từ đó rồi mới chuyển sang cụm từ khác và cũngtheo trình tự đúng như vậy, cuối cùng cho học sinh đọc lại cả đoạn văn đó

Vậy khi học sinh đọc những câu văn dài, học sinh đã biết ngắt hơi sau cụm từ nhưngngắt hơi trong thời gian bao lâu thì cũng là điều cần phải hướng dẫn các em Thông thường,tôi hướng dẫn các em ngắt hơi sau cụm từ bằng thời gian ngắt nghỉ khi gặp dấu phẩy hoặcdấu chấm phẩy và đương nhiên thời gian đó phải ít hơn thời gian nghỉ khi đọc gặp dấuchấm Tránh tình trạng học sinh ngắt nghỉ quá lâu làm cho người nghe cảm thấy rời rạc

Số học sinh mắc lỗi đọc ê a, ngắc ngứ hoặc đọc liến thoắng không nhiều nên chỉsau 3 tuần kiên trì rèn đọc cho các em (gọi cho các em đọc nhiều hơn, sửa cho các em kỹhơn) thì loại lỗi này không còn trong lớp tôi nữa, các em đọc đã khá trôi chảy, lưu loát

- Khắc phục tình trạng đọc lên xuống giọng tùy tiện

Theo tôi muốn khắc phục tình trạng lên xuống giọng tuỳ tiện thì giáo viên phảihướng dẫn thật tốt cách đọc các kiểu câu:

Câu kể: Ở cuối câu có dấu chấm khi đọc thường phải xuống giọng ở cuối câu.Câu hỏi: Ở cuối câu có dấu chấm hỏi, khi đọc ta phải lên giọng ở cuối câu

Câu kể có dấu chấm lửng: khi đọc phải kéo dài giọng

Câu cảm, cầu cầu khiến: Ở cuối câu có dấu chấm than khi đọc cần phải lên giọng ở cuối câu

Ví dụ: Trong bài" Tác phẩm của Si- le và tên phát- xít”(TV5, tập 1, tr.58) tôi

hướng dẫn học sinh cách đọc các loại câu này như sau:

- Chép đoạn văn đó lên bảng phụ

- Hỏi học sinh trong đoạn văn đó có những câu văn nào là câu hỏi, câu kể, câucảm, câu cầu khiến và cách đọc của từng loại câu này, giáo viên dùng phấn mầu ghi ký

hiệu lên giọng & , xuống giọng & ở cuối mỗi loại câu.

Bực mình vì ông cụ biết tiếng Đức nhưng không thèm chào bằng tiếng Đức, hắn

liền hỏi:& (câu kể)

- Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng? & ( câu hỏi)

- Sao ngài lại nói thế? Si- le là nhà văn quốc tế chứ! & ( câu cảm)- Ông già điềm

đạm trả lời & ( câu kể )

Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan, ông già nói tiếp:&( câu kể )

- Ngài thử xem Si- le đã dành những tác phẩm của mình cho ai nào?&( câu hỏi) Nhà văn đã viết Vin- hem Ten cho người Thuỵ Sĩ, Nàng dâu ở Mét- xi- na cho người I-ta- li- a, Cô gái Oóc- lê- ăng cho người Pháp, &( câu kể )

Càng nghe nói, tên sĩ quan phát xít càng ngây mặt ra Cuối cùng, hắn hỏi:

- Chẳng lẽ Si- le không viết gì cho chúng tôi hay sao?& ( câu hỏi)

Ông già mỉm cười trả lời:&( câu kể )

- Có chứ.&( câu kể) Si- le đã dành cho các ngài vở Những tên cướp!& ( câu cảm)

Sau đó tôi hoặc học sinh khá đọc mẫu theo cách đọc đó rồi cho học sinh nhất lànhững em yếu kém luyện đọc với số lượng từ 4 - 5 em Việc làm này phải được tiến hànhthường xuyên khi gặp những bài tập đọc có các kiểu câu như vậy, có như thế mới hìnhthành được thói quen đọc đúng Sau khoảng thời gian 1 tháng số học sinh mắc lỗi này đãgiảm chỉ còn 3/16 em

- Hướng dẫn học sinh đọc ngắt nhịp, nhịp độ đọc

Trang 10

Một số người lầm tưởng hướng dẫn đọc ngắt nhịp trong thơ là hướng dẫn đọc diễn

cảm Không phải như vậy, mà đó mới chỉ là cách đọc đúng trong thơ mà thôi Vậy muốnhướng dẫn học sinh đọc ngắt nhịp thơ đúng thì giáo viên phải nắm vững cách đọc các thểthơ Các bài thơ trong sách Tiếng Việt 5 thường được viết theo thể thơ tự do Vì vậy, ngắtnhịp thơ còn phụ thuộc vào cách cảm nhận của mỗi cá nhân Tuy nhiên, giáo viên cần hướnghọc sinh cảm nhận theo cách khai thác được giá trị nội dung và giá trị thẩm mĩ cao nhất

Trong bài"Hành trình của bầy ong ", học sinh thường ngắt nhịp như sau:

Chắt trong / vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những / con đường ong bay.

Trải qua mưa nắng / vơi đầy Men trời đất đủ làm say / đất trời.

Bầy ong / giữ hộ cho người Những mùa hoa / đã tàn phai / tháng ngày

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng và ngắt nhịp như sau:

Chắt trong vị ngọt / mùi hương

Lặng thầm thay / những con đường ong bay.

Trải qua mưa nắng vơi đầy

Men trời đất / đủ làm say đất trời.

Bỗy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày

Trong bài "Cao bằng", cần hướng dẫn học sinh đọc chú ý ngắt giọng, nhấn giọng

tự nhiên giữa các dòng thơ

Cao Bằng rõ thật cao!

Rồi dần / bằng bằng xuống Đầu tiên là mận ngọt

Đón môi ta dịu dàng.

Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành / như hạt gạo

Bà hiền / như suối trong.

Do vậy, tôi muốn nói khi hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ thì giáo viên cần phảicho học sinh nhận biết bài thơ đó được viết ở thể thơ nào? Cách ngắt nhịp chung của toànbài ra sao? Song cũng cần phải phát hiện những câu, những đoạn có cách ngắt nhịp khácbiệt trong bài để hướng dẫn học sinh Thực chất ngắt nhịp thơ cũng được dựa trên cơ sởngắt nhịp theo cụm từ Do vậy, ngắt nhịp thơ không đúng câu thơ sẽ trở nên tối nghĩa,mất hết ý vị còn đâu có thể cảm nhận được nội dung của bài

Khi đọc văn bản văn xuôi cũng cần chú ý tới ngắt nhịp Đọc bài Mùa thảo quả (TV5, tập 1), chú ý nghỉ hơi ngắn ở những câu ngắn (Gió thơm Cây cỏ thơm Đất trời thơm.) nhằm thể hiện nhịp thở của người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo

quả lan trong không gian

Ngày đăng: 20/04/2015, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w