1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển Trekking tour tỉnh Lâm Đồng Luận văn ThS. Du lịch

115 951 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Dựa trên các cơ sở nghiên cứu và kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển du lịch trekking nhằm tìm ra các lợi thế để khai thác hợp lý du lịch trekking trên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc của mình tới TS Nguyễn Quang Vinh đã tận tình, chân thành hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu

và hoàn thành luận văn này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã quan tâm động viên tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đến tất cả các anh chị em đang làm việc và công tác trong các công ty du lịch mạo hiểm và các anh chị đang làm việc tại các khu du lịch như Lang bian, Núi voi, Vườn Quốc gia Cát Triên và Vườn Quốc gia Bidup – Núi bà trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là các anh, chị và bạn đã từng là đồng nghiệp và bạn học thời đại học ở Đà Lạt đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp những thông tin, và hoàn thành phiếu điều tra để em hoàn thành tốt luận văn này

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN QUỐC VĂN

Trang 3

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nội dung và đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

4.1 Phương pháp điền dã 3

4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 3

4.3 Phương pháp điều tra xã hội học 3

4.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng công cụ tin học 5

5 Phạm vi nghiêu cứu 5

6 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5

7 Cấu trúc của luận văn 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TREKKING TOUR 9

1.1 Khái niệm, đặc điểm của du lịch trekking 9

1.1.1 Khái niệm trekking tour 9

1.1.2 Đặc điểm của loại hình trekking tour 11

1.2 Lịch sử hình thành, phát triển trekking tour ở thế giới và Việt Nam 11

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển trekking tour trên thế giới 11

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển trekking ở Việt Nam 14

1.2.3 Một số địa điểm nối tiếng du lịch trekking ở Việt Nam và thế giới 16

1.2.3.1 Các địa điểm trekking thông dụng ở Việt Nam 16

1.2.3.2 Các địa điểm trekking nổi tiếng trên thế giới 20

Trang 4

1.2.4.1 Quy trình xây dựng trọn gói tour du lịch và trekking tour 21

1.2.4.2 Phương thức thực hiện đối với các đoàn khách tham gia vào du lịch trekking 22

1.3 Điều kiện để phát triển trekking tour 24

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 24

1.3.1.1 Vị trí địa lý 24

1.3.1.2 Địa hình 25

1.3.1.3 Khí hậu 25

1.3.1.4 Thủy văn 26

1.3.1.5 Tài nguyên rừng và động, thực vật 26

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28

1.3.2.1 Điều kiện an ninh 29

1.3.2.2 Điều kiện kinh tế 29

1.3.2.3 Chính sách phát triển du lịch 30

1.4 Kinh nghiệm phát triển trekking tour trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam 31

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển trekking tour ở Việt Nam 31

1.4.1.1 Kinh nghiệm ở Sa Pa 31

1.4.1.2 Vườn quốc gia Cúc Phương 32

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch và trekking tour ở Thếgiới 34

1.4.2.1 Nepal (Khu bảo tồn Annapurna) 34

1.4.2.2 New Zealand (Koronayitu) 36

1.4.2.3 Thái Lan 37

1.4.2.4 Malaisia 40

Tiểu kết chương 1 41

Chương 2 ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG TREKKING TOUR 42

TỈNH LÂM ĐỒNG 42

2.1 Điều kiện để phát triển trekking tour tỉnh Lâm Đồng 42

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 42

Trang 5

2.1.1.1 Vị trí địa lý 42

2.1.1.2 Địa hình 42

2.1.1.3 Khí hậu 43

2.1.1.4 Thủy văn 43

2.1.1.5 Tài nguyên rừng và động, thực vật 43

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 44

2.1.2.1 Điều kiện an ninh 44

2.1.2.2 Điều kiện kinh tế 44

2.1.2.3 Chính sách phát triển du lịch 45

2.1.3 Tài nguyên du lịch tỉnh Lâm Đồng 46

2.1.3.1 Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Lâm Đồng 46

2.1.3.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Lâm Đồng 47

2.1.3.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng 49

2.1.3.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ du lịch 49

2.2 Khái quát du lịch tỉnh Lâm Đồng 51

2.2.1 Doanh thu và chỉ tiêu đầu tư cho ngành du lịchtỉnh Lâm Đồng 51

2.2.1.1 Doanh thu du lịch 51

2.2.1.2 Chỉ số đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng 53

2.3 Thực trạng hoạt động trekking tour tại tỉnh Lâm Đồng 58

2.3.1 Hiện trạng cung sản phẩm treeking tour 58

2.3.1.1 Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm 58

2.3.1.2 Nhân lực 58

2.3.1.3 Kết quả kinh doanh 61

2.3.3 Hiện trạng cầu sản phẩm trekking tour 64

2.3.3.1 Nguồn khách và cơ cấu 64

2.3.3.2 Đặc điểm tiếp nhận thông tin 65

2.3.3.3 Thị hiếu tiêu dùng 66

2.3.3.4 Đánh giá của du khách về sản phẩm trekking tour Lâm Đồng tại các điểm tổ chức trekking 68

Trang 6

2.4 Nhận xét về hoạt động trekking tại tỉnh Lâm Đồng 69

2.4.1 Những kết quả đã đạt được 69

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế 70

2.4.2.1 Những tồn tại trong phát triển du lịch trekking trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 70 2.4.2.2 Những hạn chế tác động đến hoạt động du lịch trekking 71

Tiểu kết chương 2 73

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TREKKING TOUR TỈNH LÂM ĐỒNG 75

3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển trekking tour tỉnh Lâm Đồng 75

3.1.1 Quan điểm phát triển 75

3.1.1.1 Quan điểm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 75

3.1.1.2 Quan điểm phát triển trekking tour tỉnh Lâm Đồng 77

3.1.2 Mục tiêu phát triển trekking tour tỉnh Lâm Đồng 79

3.1.3 Định hướng phát triển trekking tour tỉnh Lâm Đồng 80

3.2 Giải pháp của cơ quan nhà nước trong phát triển trekking tour tỉnh Lâm Đồng 81

3.2.1 Giải pháp ngắn hạn cho phát triển trekking tour tỉnh Lâm Đồng 81

3.2.1.1 Nhanh chóng củng cố nhân lực 81

3.2.1.2 Giải quyết sự quá tải về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng du lịch trong thời gian cao điểm 82

3.2.1.3 Giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp kinh doanh trekking tour tại Lâm Đồng 83

3.2.2 Giải pháp dài hạn đối với hoạt động du lịch tỉnh Lâm Đồng 83

3.2.2.1 Đảm bảo chất lượng và số lượng đối với nguồn nhân lực 83

3.2.2.2 Tăng cường cơ sở vật chất và hạ tầng của tỉnh Lâm Đồng 84

3.3 Giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh trekking tour tại tỉnh Lâm Đồng 85

3.3.1 Nghiên cứu thị trường để phát triển sản phẩm trekking tour đối với các khu vực và VQG 85

3.3.2 Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm ngày càng hoàn thiện sản phẩm trekking tour 87

Trang 7

3.3.3 Đảm bảo nguồn nhân lực chuyên nghiệp và có chất lượng trong hoạt động

kinh doanh của công ty, đặc biệt đối với du lịch mạo hiểm và trekking tour 87

3.3.4 Ứng dụng marketing mix để phát triển loại hình du lịch trekking trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 88

3.4 Một số khuyến nghị để phát triển hoạt động trekking tour 89

3.4.1 Khuyến nghị đối với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng 89

3.4.2 Khuyến nghị với Ban quản lý VQG 89

3.4.3 Khuyến nghị tại các điểm tổ chức trekking ở tỉnh Lâm Đồng 91

3.4.3.1 Tại khu du lịch Lang biang 91

3.4.3.2 Tại khu du lịch Núi voi 92

3.4.3.3 Thác hang cọp và một số điểm trekking khác 92

Tiểu kết chương 3 92

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(Association of Southeast Asian Nations)

CĐĐP Cộng đồng địa phương

GDP Tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic Product)

USD Đô la Mỹ (United States Dolla)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Những điểm trekking phổ biến ở Việt Nam

Bảng 1.2 20 địa điểm du lịch trekking nổi tiếng trên thế giới

Bảng 2.1 Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng từ 2008 -2012

Bảng 2.2 Chỉ tiêu đầu tư từ 2008 -2012 của tỉnh Lâm Đồng

Bảng 2.3 Khách quốc tế và khách nội địa đến tỉnh Lâm Đồng từ 2008 – 2012 Bảng 2.4 Kết quả thu được cá nhân du khách

Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thị hiếu của 200 khách du lịch

Bảng 2.6 Kết quả khảo sát thực tiế 150 khách du lịch

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Đồ thị 2.1 Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng từ 2008 – 2012

Đồ thị 2.2 Chỉ tiêu đầu tư du lịch tỉnh Lâm Đồng từ 2008 - 2012

Đồ thị 2.3 Khách quốc tế và khách nội địa đến tỉnh Lâm Đồng từ 2008 - 2012

Trang 10

du lịch

Khu vực Đông Nam Á đã là điểm đến quen thuộc, thân thiện và rất phổ biến trên thế giới với các quốc gia như Thái Lan, Malaisia, Singapore… Hàng năm các quốc gia này đón nhiều triệu lượt khách quốc

tế và đem đến nhiều tỉ ngoại tệ cho nền kinh tế và ngành du lịch, tạo nhiều việc làm cho cư dân địa phương

Ở Việt Nam, Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của thủ tướng phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030” đã nêu giải pháp phát triển du lịch là “Đa dạng hóa các loại hình du lịch” Là một địa phương có nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú

và đa dạng, du lịch Lâm Đồng đã xác định mục tiêu “Khai thác có hiệu quả lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và các giá trị văn hóa

Trang 11

– lịch sử để phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng theo hướng chất lượng cao và bền vững, nhanh chóng đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của cả tỉnh, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển”

Trên cơ sở mục tiêu phát triển và những điều kiện sẵn có của Lâm Đồng Đây là nhân tố vô cùng thuận lợi để phát triển loại hình du lịch mạo

hiểm trong đó có du lịch trekking nên tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển

trekking tour tỉnh Lâm Đồng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của minh

2 Mục đích nghiên cứu

Dựa trên các cơ sở nghiên cứu và kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển du lịch trekking nhằm tìm ra các lợi thế để khai thác hợp lý du lịch trekking trên địa bàn tỉnh Lâm đồng

Phân tích quá trình tăng trưởng và phát triển đồng bộ du lịch của tỉnh Lâm Đồng với mục tiêu tìm ra cách thức khai thác sản phẩm trekking tour có tính khoa học và hiệu quả

3 Nội dung và đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia có loại hình du lịch trekking

và thành công trong khai thác để rút ra được những bài học quý báu cho phát triển sản phẩm du lịch trekking tour

Theo các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để đưa ra các giải pháp hợp

lý cho du lịch mạo hiểm nói chung và du lịch trekking nói riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Tìm kiếm một số mô hình trong kinh tế để ứng dụng cho phát triển sản phẩm du lịch trekking tại các địa điểm với đủ điều kiện phát triển trekking tour trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Đối tượng nghiên của của luận văn là hoạt động du lịch trekking và các điều kiện để phát triển du lịch trekking tại tỉnh Lâm Đồng

Trang 12

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp điền dã

Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu, góp phần làm cho kết quả nghiên cứu được chuẩn xác hơn Trong quá trình nghiên cứu thực địa tác giả có điều kiện tiếp xúc, trải nghiệm đối với du khách, trực tiếp đưa ra các câu hỏi có liên quan đến hoạt động trekking Thu thập trực tiếp các thông tin để có điều kiện đối chiếu và so sánh nhằm bổ sung nhiều thông tin cần thiết

Đề có được những thông tin khách quan và thực tế, tác giả đã tiến hành điền dã cùng với khách và với các cán bộ ban quản lý của khu vực trekking tại các địa phương có hoạt động du lịch này phát triển như các bản làng tại Sa

Pa, các bản tại Mai Châu, VQG Cúc Phương, VQG Cát Tiên, VQG Bi Dup – Núi Bà, khu Lang Bian, khu Núi Voi, Thác Hang Cọp

4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Chủ yếu tập trung thu thập từ các luận án, luận văn đã được bảo vệ trước đó cũng như thông qua số liệu thứ cấp của các cơ quan ban ngành có liên quan trong hoạt động du lịch Một số được lựa chọn từ các website đáng tin cậy từ Ủy ban nhân dân và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng

4.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Trang 13

Theo phỏng vấn trực tiếp đối với 50 du khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó chủ yếu là Úc, Anh, Mỹ và Phần Lan về du lịch trekking Hầu hết du khách khi đến Việt Nam chủ yếu là khách nghỉ dưỡng, hành trình xuyên việt và một số quốc gia khác

Tổng số 40 du khách không biết đến trekking tại Việt Nam, chiếm 80% trong tổng số khách tham gia phỏng vấn, thông qua tỉ lệ này cho ta thấy mức

độ khách du lịch của các công ty quan tâm đến loại hình này không cao Chắc chắn trong chương trình xuyên Việt các công ty đã không quan tâm đến mảng

du lịch này Hay chính đối tượng du khách mua tour đã không trực tiếp biết đến hoạt động này, vì lứa tuổi hoặc vì sở thích Với 20 du khách đã từng tham gia vào trekking trên thế giới, chủ yếu khu vực Châu Âu, New Zealand và trung Mỹ, khoảng 40% trong tổng số 50 khách Trong đó 6 du khách đã tham gia trekking ở Sa Pa của Việt Nam, chiếm 12% Chủ yếu thông qua các công

ty Buffalo, Exotissimo và IOT Chủ yếu là tham quan các Bản H’mông Ngoài ra 4 du khách biết về trekking tại Tây nguyên và tỉnh Lâm đồng, tuy nhiên chưa tham gia trekking ở đây, có nhu cầu trong tương lai Đây thực sự

là vấn đề đối với hoạt động du lịch này, hầu như các công ty du lịch lớn không quan tâm đến các chương trình du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

- Điều tra bảng hỏi

Điều tra bảng hỏi trực tiếp đối với khách tham gia trekking, chủ yếu khách quốc tế tìm hiểu về dịch vụ và chương trình trekking của du khách thông qua bảng hỏi, đánh giá nhanh và sơ bộ của khách du lịch đối với một số chương trình thông dụng trekking tại tỉnh Lâm Đồng Điển hình tại Lang bian, khu Núi Voi , số phiếu được phát ra 150

Khảo sát thị trường bằng việc phát phiếu điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu tập trung ở Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và Địa đạo Củ Chi, với số lượng 200 phiếu điều tra

Trang 14

4.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng công cụ tin học

Tập trung vào các phần mền ứng dụng Excel, Excess…, để xử lý một

số phần cần thiết trong luận văn như chuyển đối từ định tính sang định lượng

và từ sơ cấp sang thứ cấp Xây dựng các bảng biểu, vẽ biểu đồ, đồ thị có liên quan đến nội dung nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu của đề tài, chủ yếu vào giai đoạn thấp điểm của hoạt động du lịch trekking Trong giai đoạn mùa du lịch thu thập các số liệu

sơ cấp về các điểm đã được tổ chức trekking

6 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Luận văn của tác giả Dil Bikram Lama “Anapurna trekking tourism’s impact on Economic” năm 2012, mối tương tác cố hữu giữa du lịch nói chung

và kinh tế là mối quan hệ hữu cơ, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Nepal đã biết sử dụng tiềm năng, điều kiện và lợi thế của tài nguyên du lịch

để phát triển những sản phẩm, những loại hình du lịch như treking có hiệu quả Một minh chứng đối với nhiều quốc gia trên thế giới nhờ vào du lịch đã làm thay đổi nền kinh tế quốc gia, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cư dân địa phương

Trong tác phẩm của David Noland về du lịch trekking 2001, tác giả đã đưa ra khái niệm về trekking, giới thiệu đầy đủ các điểm trekking nổi tiếng trên thế giới, thống kê đầy đủ các khu vực phát triển mạnh về loại hình du lịch này trên khắp năm châu Khởi nguyên của trekking ở đâu, là gì? Tại sao du

Trang 15

lịch trekking lại bùng nổ trong gia đoạn thập niêm 60 Tác giả nghiên cứu ở khu vực đỉnh Everest, nóc nhà của thế giới

Có một số khác biệt đối với Robert Strauss, Nov 1995 Trong tác phẩm

“Adventure Trekking” tác giả nêu ra các chương trình du lịch dài ngày, đi vào những nơi xa xôi, hẻo lánh mà các phương tiện giao thông khó tiếp cận, thông qua phương thức tổ chức đi bộ “Trekking” để khách du lịch tách biệt với thế giới hiện đại, thế giới văn minh, tìm hiểu tự nhiên ở những nơi vùng sâu và vùng cao

 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tính đến nay ở Việt Nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về sản phẩm du lịch, trong đó có sản phẩm du lịch trekking và một số công trình có liên quan đến phát triển du lịch

Luận văn của Ths Trịnh Lê Anh “Du lịch trekking ở Việt Nam: loại

hình và phương thức tổ chức Nghiên cứu trường hợp ở Sa Pa (Lào Cai)”

năm 2006 Đã đưa ra cơ sở lý luận cho du lịch trekking, phân biệt giữa các loại hình du lịch, tạo nền tảng cơ sở vững chắc để các học giả có thể nghiên cứu Nêu rõ lịch sử hình thành và phát triển du lịch trekking trên thế giới, cũng như thâu tóm được nội hàm hoạt động trekking ở Việt Nam và điển hình

là giải pháp và các khuyến nghị cho loại hình du lịch trekking ở Sa Pa (Lào Cai) Khái quát toàn bộ hoạt động du lịch trekking ở Việt Nam

Trong luận văn “Bước đầu nghiên cứu hoạt động du lịch trekking tại

Vườn Quốc gia Hoàng Liên theo quan điểm du lịch sinh thái” tác giả

Hoàng Thị Thủy đã kế thừa và đưa ra được mức độ trekking đối với từng địa hình, đặc biệt hơn là du lịch trekking theo quan điểm du lịch sinh thái, nêu ra được giá trị của rừng cho sinh thái và môi trường Tác giả nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực đối với du lịch trekking trên quan điểm sinh thái

Trang 16

Trần Mộng Uyên Ngân với đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch tại

thành phố Đà Lạt” tác giả đã nêu ra được những sản phẩm đang tồn tại và

được thành phố khai thác, cảm nhận của du khách đối với những sản phẩm này, quan điểm của tác giả về các sản phẩm du lịch mới có thể khai thác được trên địa bàn thành phố, đối với loại hình khinh khí cầu, trăng mật và nhà vườn Chỉ sản phẩm khinh khí cầu chưa tồn tại, còn nằm trong dạng tiềm năng, tuần trăng được rất nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn, hầu hết tự tổ chức, rất ít thông qua các công ty du lịch, đối với du lịch nhà vườn đã tồn tại và phát triển mạnh ở khu vực Nam bộ, tuy nhiên sản phẩm này còn mới đối với địa bàn tỉnh Lâm Đồng Mặc dù những sản phẩm du lịch đã phổ biến và được khai thác ở nhiều nước trên thế giới và không mới nhưng đây sẽ

là lựa chọn hữu ích và có giá trị cho du khách trong và ngoài nước ngoài các sản phẩm du lịch được khai thác lâu nay ở thành phố Đà Lạt

Luận án của TS Vũ Văn Thực “Tài trợ của ngân hàng thương mại

đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng” năm 2011 Đưa ra được

nguồn vốn mà tỉnh Lâm Đồng thu hút đầu tư để phát triển du lịch, rõ ràng phát triển du lịch vốn là điều kiện rất quan trọng Tác giả đưa ra tình hình hoạt động du lịch của tỉnh, đặc biệt các công ty đã huy động vốn như thế nào, những đề xuất để dòng vốn trong nước và nước ngoài được sử dụng có hiệu quả cần phải quán triệt chặt chẽ, phân bổ hợp lý Sử dụng có mục đích rõ ràng, lộ trình và kế hoạch cụ thể Luận án chỉ ra 9 hạn chế và 7 nguyên nhân chính, bao gồm; nguồn vốn huy động tại chỗ chưa cao, cơ cấu không thực sự vững chắc; nguyên nhân từ một số quy định về đảm bảo tiền vay, từ trình độ đạo đức của đội ngủ cán bộ tín dụng, đặc biệt từ các chính sách tín dụng cho phát triển du lịch và từ thủ tục liên quan đến hoạt động tín dụng Đưa ra một

số mô hình tài trợ của các ngân hàng thương mại cho ngành du lịch và nhóm giải pháp tăng cường công tác huy động vốn, chú trọng đến nguồn vốn trung

và dài hạn

Trang 17

Trong luận văn “Phát triển du lịch Lâm đồng đến năm 2020”, năm

2007 của Nguyễn Văn Vĩnh, tác giả đã đưa ra được tầm nhìn chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng đến 2020 Những nhiệm vụ và mục tiêu cần làm để du lịch tỉnh Lâm Đồng có được thành quả 2020 Dựa vào sự phát triển thực tế tác giả đưa ra được các dự báo cho du lịch tỉnh năm 2020, những mục tiêu cần và kế hoạch để đạt được những mục tiêu ấy như thế nào

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương chính như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về Trekking tour

Chương 2 Điều kiện và thực trạng phát triển trekking tour tỉnh Lâm Đồng Chương 3 Giải pháp phát triển trekking tour tỉnh Lâm Đồng

Trang 18

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TREKKING TOUR

1.1 Khái niệm, đặc điểm của du lịch trekking

1.1.1 Khái niệm trekking tour

Có rất nhiều khái niệm, cách tiếp cận trekking tour Dựa trên những thông tin cần thiết tác giả đã tìm thấy một số tài liệu cũng như một số luận văn có liên quan đến đề tài du lịch trekking, trong đó phải kể đến kho sách ở trang web www.amazon.com, nhiều sách chuyên tập trung về trekking tour ở những khu vực đã nổi tiếng trên thế giới, chủ yếu là sách giới thiệu các chương trình trekking, các chương trình phổ biến trên thế giới; kho sách Lonely Phanet về các lộ trình trekking tour đã cho tác giả khái quát sơ về sản phẩm du lịch mạo hiểm trekking Bên cạnh đó trong tác phẩm của David Noland và luận văn của ths Trịnh Lê Anh, những quan điểm về loại hình du lịch trekking dựa trên phương pháp trải nghiệm thực tế cùng du khách cũng được đề cập đến một cách khá chi tiết và đầy đủ

Đối với David Noland một người có nhiều năm trải nghiệm cùng hoạt động du lịch trekking đã đưa ra nhận định của mình trong tác phẩm TREKKING, nội hàm của nhận định như sau

“Trek, là một chuyến đi bộ đường dài nhiều ngày từ điểm A đến điểm B

hay ngược lại mà trong suốt chuyến đi bộ đó người bộ hành không phải mang hành lý nặng nề mà cũng không chuẩn bị dụng cụ nấu ăn”[19, tr 9]

Theo quan điểm của Trịnh Lê Anh và nhóm nghiên cứu cùng trải nghiệm cho hoạt động du lịch trekking trên địa bàn thị trấn Sa Pa

 Trekking không đơn thuần chỉ là một chuyến đi dã ngoại ngoài trời,

đi bộ trên núi hay một chuyến leo trèo

 Trekking là một chuyến đi đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực cao về thân

thể, vật chất của người thực hiện

Trang 19

 Là một chuyến đi mang tính thách thức bởi độ dài và những cái

khác lạ trong nhận thức của du khách

 Là chuyến đi ít nhất 2 ngày Vì vậy người thực hiện trekking sẽ cần

thực phẩm, nghỉ ngơi/ lưu trú trên đường đi, chuẩn bị các trang thiết bị và cần sử dụng hướng dẫn

 Lưu trú ở đây được hiểu là khách có thể ngủ trong nhà của các gia

đình tại các bản làng xa xôi hẻo lánh hoặc nghỉ tại những điểm cắm trại

 Trong chuyến đi khách phải leo trèo qua những vùng tự nhiên có

dốc lớn hay núi cao hoặc những làng xa xôi hẻo lánh nằm trên đồi cao, nơi mà người dân làm rẫy và chăn thả gia súc Hầu hết các làng không có điện thoại và trạm xá (nơi không xuất hiện tiện nghi

và hiện đại) [1, tr.21]

Đứng ở mỗi phương diện, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một nhận định riêng của mình về du lịch trekking, trong đó nhà nghiên cứu Trịnh Lê Anh đưa ra quan điểm đầy đủ và bao hàm toàn bộ quá tŕnh trekking của một trekker, tuy nhiên ở mỗi góc độ thì mỗi nhà nghiên cứu sẽ có cách tiếp cận của riêng của mình

Để có được một khái niệm bao hàm hết toàn bộ nội dung nghiên cứu và

có đủ tiêu chí về cơ sở khoa học, hoàn toàn không đơn giản Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khi đóng vai mình là những người quản lý

du lịch, kinh doanh du lịch hay mình là du khách, thậm chí cộng đồng địa phương thì chắc chắn nội hàm và bản chất nghiên cứu sẽ hoàn toàn khác, cũng như các nhà nghiên cứu về kinh tế du lịch sẽ có cái nhìn khác so với những nhà nghiên cứu về du lịch sinh thái

Tuy nhiên tác giả tâm đắc và đề cao hai quan điểm của hai nhà nghiên cứu đã có nhiều năm trong hoạt động trekking tour ở những khu vực nổi tiếng thế giới là Nê Pal và thị trấn Sa Pa

Trang 20

Mặc dù yếu tố ứng dụng được đánh gia cao hơn so với yếu tố hàn lâm học thuật trong quan điểm của họ, chung quy thì cũng giúp những du khách thích mạo hiểm phần nào hiểu được nội hàm của loại hình du lịch trekking là gì?

1.1.2 Đặc điểm của loại hình trekking tour

Dựa vào khái niệm và cách hiểu ở trên của hai tác giả thì đặc trưng của loại hình du lịch trekking được mô tả như sau

Thứ nhất, Thực hiện tour trekking bằng phương thức đi bộ là chủ yếu

Cuốc bộ là hoạt động chính trong suốt lộ trình chuyến du lịch

Thứ hai, Điểm đến đối với hoạt động du lịch trekking đó là những nơi

hoang sơ, xa xôi và hẻo lánh

Thứ ba, Chủ yếu là đồi núi và cao nguyên hay các cánh rừng

Các chương trình du lịch trekking thông thường dành cho đối tượng khách thích mạo hiểm và đam mê khám phá, quan tâm đến tự nhiên và rèn luyện sức khỏe cũng như thách thức đối với tinh thần

1.2 Lịch sử hình thành, phát triển trekking tour ở thế giới và Việt Nam

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển trekking tour trên thế giới

Trên thế giới du lịch trekking xuất hiện vào nửa sau thế kỷ XX tại châu

Âu và châu Mỹ Đây là sáng kiến của những du khách có thu nhập cao so với các nhóm du khách khác trong xã hội Dựa trên những tiêu chí nhất định cho hành trình như: rèn luyện sức khỏe, thử thách với độ cao và địa hình hiểm trở, khám phá những nét hoang sơ của giới tự nhiên hay nhân tạo Chính sự bí ẩn của giới tự nhiên làm cho du khách đặt nghi vấn và tò mò muốn trực tiếp chính kiến, tạo ra một loại hình du lịch mới đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của nhóm du khách được xem là giới quý tộc lúc bấy giờ

Trang 21

Cho đến hôm nay hoạt động du lịch trekking hầu như không tập trung vào những người giàu có mà phần nào đã được xã hội hóa, tạo ra hoạt động chung cho tất cả các nhóm du khách, từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập bình thường, đặc biệt quan tâm đến nhóm du khách đam mê khám phá, thích mạo hiểm và yêu thiên nhiên Mặc dù nhiều loại hình du lịch khác cũng gây sự kích thích và hưng phấn đến du khách nhưng

sự mê hoặc của giới tự nhiên và sự kết hợp văn hóa bản địa đã tạo ra nhiều nhóm du khách trở thành các tín đồ luôn trung thành với loại hình du lịch trekking Đặc biệt những sản phẩm độc đáo luôn kích thích nhóm du khách

có cá tính khác biệt, muốn chinh phục và khẳng định được bản thân Nhiều nhóm du khách mạo hiểm (trekkers) còn mong mỏi gửi thông điệp cảnh bảo

để bảo vệ môi trường và giới tự nhiên đến loài người đối với những hành trình đi bộ nhiều ngày lên đỉnh Everest

Không dừng lại ở những nơi có địa hình hiểm trở, điều kiện tự nhiên khó khăn, khó tiếp cận được với các phương tiện giao thông từ thô sơ cho đến hiện đại Ngay cả những Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển hay khu vực nông thôn lộ trình du lịch trekking được xây dựng thành nhiều cung đường tùy thuộc vào mức độ và tính hấp dẫn của chuyến đi

Điển hình vào năm 1960, Châu Âu đã rộ lên hoạt động du lịch trekking, xuất phát từ nhu cầu tự phát, chủ yếu tập trung vào các hành trình khám phá ngắn ngày Nhờ tích lũy tư bản của một số quốc gia nên các nước phương Tây đã tạo điều kiện cho công dân của nước mình có được những kỳ nghỉ theo quy định của luật lao động, phúc lợi xã hội ngày càng tốt hơn Tạo động lực

để các du khách tự mình chinh phục và khám phá thế giới theo đam mê và sở thích Đánh dấu cho tiến trình phát triển nhờ vào mối quan hệ cung và cầu, đặc biệt xuất phát từ cầu du lịch nên hoạt động này đã lan tỏa và nở rộ ra nhiều châu lục khác nhau, từ châu Âu đến châu Mỹ và châu Á cũng như khắp năm châu trên toàn thế giới nơi có đủ điều kiện và đáp ứng được lợi ích kinh

Trang 22

tế cho các công ty du lịch, chính quyền địa phương và chính phủ thì hoạt động trekking tour được xây dựng và tổ chức

Vào tháng 1 năm 1969 đã đánh dấu thời khắc trọng đại của ngành du lịch mạo hiểm và khám pháp (Discovery và Adventure) tại Mỹ khi một tập đoàn du lịch có tên Mountain Travel U S ra đời và một số thành viên tại Âu Châu Chính vào lúc đó các tour trekking chinh phục Nepal và một số nơi khác được tập đoàn tổ chức, chính xác với 6 tuyến trekking ban đầu ở Nepal, một tại Kashmir cùng với các tour trekking và leo núi tại Kenya, Newzealand, Corsica và Thụy Sỹ Với sự ra đời liên tiếp của hai tập đoàn du lịch lớn ở Mỹ vào những 1970 đó là Oversea Adventure Travel và Widerness Travel hay Trekamerica Tại châu Âu và châu Úc hoạt động này cũng rầm rộ được các công ty du lịch tổ chức đó là World Expeditions, Exodus Adventure, Peregrine Adventure, AdventureCenter, Country Walkers, Với nhiều năm kinh nghiệm tổ chức du lịch mạo hiểm trên thế giới Du lịch trekking chính thức được hoạt động trên một tầm cao mới, tạo tiền đề và cơ sở cho loại hình

du lịch này không ngừng phát triền, nhờ vào nguồn khách tiềm năng, có chi tiêu cao Cùng thời điểm đó có thêm nhiều và rất nhiều lượng khách du lịch, khách du hành lang thang, khách hippi, khách ba lô tại Nepal, với đông đảo lượng khách đến đây nên các dịch vụ trekking đã mọc lên rất nhiều ở Kathmandu, những người dân ở vùng núi Everest và Annapuma bắt đầu mở các quán nước và trà phục vụ thực khách (Tea – Houses) có phục vụ ăn, một dạng lưu trú cơ bản của những du khách đi trek (trekkers) [19, tr.12]

Cho đến ngày hôm nay các công ty du lịch tổ chức trekking tour đã biết tận dụng chính những ngôi nhà của các đồng bào dân tộc thiểu số hay người dân bản xứ để làm nơi cư trú và sinh hoạt cho khách du lịch trekking, hơn thế nữa nhiều công ty đã chủ động chuẩn bị túi ngủ (Sleepping bag) cho du khách khi qua đêm ở các địa điểm xa dân cư Du khách phải mang theo lều/ trại và

Trang 23

một số vật dụng thiết yếu cho hoạt động trekking và qua đêm ở một số nơi xa xôi và hẻo lánh

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển trekking ở Việt Nam

Theo tìm hiểu của tác giả thông qua một số luận văn trong nước, hoạt động du lịch trekking xuất hiện ở Việt Nam vào thập niên 1990, khi đất nước vừa mở cửa Hoạt động trekking xuất phát từ nhóm du khách tự tổ chức, chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc đặc biệt ở tỉnh Lào Cai và thị trấn Sa Pa Vào thời điểm đó hoạt động du lịch còn đơn giản, bị hạn chế nhiều về mặt không gian và thời gian Mặc dù khách du lịch tham quan Việt Nam chưa nhiều trong thời điểm này nhưng đã có du khách tìm đến các khu vực còn rất nhạy cảm, nơi mà tình hình kinh tế lẫn chính trị chưa được khai thông và thoáng đạt như ngày hôm nay Đây cũng là lý do gây tính tò mò và háo hức của nhiều du khách trên thế giới Một số du khách là cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam muốn trở lại chiến trường xưa trong khi một số du khách ở các quốc gia phát triển muốn xem những quốc gia lạc hậu và nghèo nhất trên thế giới sẽ như thế nào

Loại hình du lịch mạo hiểm nói chung và trekking nói riêng đã đánh dấu được vai trò và vị trí của chính mình trong tâm trí của du khách Chính nhờ vào các yếu tố về bản sắc văn hóa, giá trị hữu hình lẫn vô hình mà loại hình này đã chạm được nhu cầu thiết thực đối với nhóm du khách mà nhiều thập kỷ trước trên thế giới là trào lưu của giới thượng lưu

Thập niên 1990 đã đánh dấu bước phát triển mới cho du lịch trekking ở Việt Nam, cho đến tận hôm nay thì hoạt động trekking tour vẫn không ngừng phát triển theo quy luật tự nhiên vốn có của nó bên cạnh ấy phải kể đến nổ lực của các công ty du lịch, cùng với nhiều chính sách phát triển từ các cơ quan

có thẩm quyền đã tạo được bước tiến vượt bậc của du lịch mạo hiểm nói chung và du lịch trekking nói riêng Nếu không nhờ vào tư tưởng cầu tiến, cách làm sáng tạo và tư duy đổi mới của tỉnh Lào Cai đối với thế mạnh về du

Trang 24

lịch mạo hiểm thì chắc chắn hoạt động trekking tour đã không đi vào tâm trí khách quốc tế như ngày hôm nay

Mốc son ấy đã chứng kiến nhiều công ty du lịch chuyên tổ chức du lịch trekking trên địa bàn tỉnh Lào Cai, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Lạt và nhiều thành phố khác tham gia vào tổ chức các chương trình du lịch trekking xuyên suốt cả nước Trong đó phải kể đến tỉnh Lâm Đồng, nơi được khám phá bởi dấu chân của người Pháp, tạo tiền đề cho hoạt động trekking tour sau này

Đặt nền móng cho du lịch trekking ở tỉnh Lâm Đồng – thành phố Đà Lạt đó là sự ra đời của Dalat Holiday, sau khi đất nước mở cửa một số cựu chiến binh đã sử dụng kinh nghiệm trong thời kỳ chiến tranh của mình để khai thác du lịch mạo hiểm dưới hình thức quay lại chiến trường xưa của một số cựu binh Mỹ Được biết hoạt động du lịch trekking đã diễn ra ở địa bàn tỉnh Lâm Đồng vào những năm 1988 sau đó được phát triển mạnh nhờ liên kết với nước ngoài Công ty du lịch mạo hiểm Dalat Holiday là nền móng cho các hoạt động của du lịch trekking ở tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên sau này nhưng cũng chính bởi sự cạnh tranh và phát triển không ngừng nên một số công ty đã không thể tồn tại lâu hơn nữa, thương hiệu cùng tên tuổi đã trôi vào quá khứ, đó cũng là thực trạng không chỉ riêng bất kể công ty nào ở Việt Nam mà là hiện trạng thực tế đối với các công ty du lịch Việt Nam trong giai đoạn cạnh tranh khốc liện của nền kinh tế thị trường

Mặc dù không còn thương hiệu cũ bởi sự phát triển không ngừng của

du lịch tỉnh Lâm Đồng Liên tiếp nhiều công ty du lịch mạo hiểm ra đời ở Đà Lạt như: Phat tire, Hardy tour, Du lịch Phương Nam, Gecco’s grovy, Highland tour, Pinetrek v

Trang 25

1.2.3 Một số địa điểm nối tiếng du lịch trekking ở Việt Nam và thế giới

1.2.3.1 Các địa điểm trekking thông dụng ở Việt Nam

Việt Nam không thật sự nổi bật giống như một số quốc gia trên thế giới

về các sản phẩm du lịch mạo hiểm, điển hình đó là du lịch trekking nhưng Việt Nam có rất nhiều lợi thế về tài nguyên để phát triển loại hình du lịch trekking, mặc dù không phải là nóc nhà thế giới như Nepal hay Machu Picchu của Peru nhưng với đỉnh Pansipan nóc nhà Đông Dương và rất nhiều VQG, khu bảo tồn thiên nhiên cùng với sự đa dạng sinh học của động và thực vật tạo sự cuốn hút đối với loại hình du lịch trekking Sau đây là một số thống kê

sơ bộ về các điểm du lịch trekking được rất nhiều du khách trong và ngoài nước thực hiện khi đi du lịch

Mặc dù sự phát triển của du lịch trekking ở Việt Nam trên 20 năm nhưng loại hình này cũng đã thu hút được khá nhiều du khách trong và ngoài nước tham gia Hình thành nên một số điểm trekking tiêu biểu và độc đáo, là điểm đến thông dụng và phổ biến đối với khách du lịch trên thế giới, dưới đây

là bảng thống kê sơ bộ một số điểm trekking thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước nhất đối với lảnh thổ Việt Nam

Trang 26

Bảng 1.1 Những điểm trekking phổ biến ở Việt Nam

Khu vực

Bắc bộ

Sa Pa (Lào cai)

- Cao trên 1500m so với mực nước biển

- Nằm cách thành phố Lào Cai của tỉnh Lào Cai 38km

- Cư dân: là người dân tộc thiểu số H’mong, Dao đỏ, Tày, Giáy, …

- Đây là nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết

- Nhiều địa danh đẹp như: Thác Bạc, Cầu Mây, cổng Trời, động Tả Phìn, bãi đá cổ Sa Pa, núi Hàm Rồng, đỉnh Phan

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình)

- Cao trên 800m so với mực nước biển

- Cách trung tâm thành phố Đồng Hới 50km

- Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (năm 2003)

- Có một hệ thống khoảng 300 hang động lớn nhỏ

- Những hang động nổi tiếng như: Hang Tối, hang Chà An, hang Thung, hang Én, hang Vòm, hang Hỗ, động Thiên Đường, động Tiên Sơn Có độ cao trên 500m

Trang 27

Các địa điểm được các bạn trẻ chọn để Trekking thường là những khu vực núi rừng hoặc bản làng cách xa đồng bằng và thành phố, giao thông bất tiện, không có đường cho ôtô, xe máy Du khách chỉ có thể tiếp cận bằng cách

đi bộ và phải mất khá nhiều thời gian Những điểm đến này thường không có tên trên bản đồ mà chỉ đi đến tận nơi du khách mới biết và khám phá ra những điều đặc biệt Chặng đường đi trekking thường hoang dã nhưng cũng bất ngờ thú vị

Dưới đây là một số điểm thu hút các bạn trẻ Việt Nam tham gia vào hoạt động du lịch trekking nhiều nhất trong giai đoạn hiện nay, dưới hình thức

Khu vực

Tây Nguyên

- Hơn 17 tộc người thiểu số người Thượng

- Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại (ngày 15 tháng 11 năm 2005)

- Đỉnh núi Lang bian và các làng dân tộc ít người K’ho, Mạ, thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng

- Những địa điểm hấp dẫn: làng cổ K’tu, rừng nguyên sinh Chư Môn Ray, đường mòn Hồ Chí Minh, làng Ba Na (Kon Tum); Vườn quốc gia Yóc Đôn, khu lâm viên Ea Kao, Buôn Đôn (Đắk Lắk); dòng Sêrepok (Đắk Nông); rừng nhiệt đới Kon Ka Kinh & Kon Cha Rang, Biển Hồ, núi Hàm Rồng (Gia Lai)

Khu vực

Nam Bộ

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, cách 150km, theo quốc lộ 20

hướng đi khu vực Tây Nguyên Các chương trình trekking vào rừng sâu, tìm hiểu về tự nhiên, hệ động thực vật có trong vườn Đặc biệt có sự kết hợp với chương trình xem thú về đêm

Trang 28

đi “Phượt” theo thuật ngữ của giới trẻ Việt Nam đam mê mạo hiểm và thích khám phá

Thứ nhất là Sapa: Khung cảnh kết hợp giữa núi, đồi, ruộng bậc thang, làng bản…đây được xem là khu vực trekking tốt nhất và thực tế Sa pa là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch đi trekking nhất Việt Nam

Thứ hai là Pù Luông: Với những mái nhà sàn nằm chênh vênh trên sườn núi, lẫn trong rừng cọ, giữa núi rừng hoang sơ Còn gì tuyệt vời hơn là trekking theo những cung đường dài để khám phá vẻ đẹp của núi rừng miền Tây biên giới

Thứ ba là Mai Châu - Hòa Bình: Cách Hà Nội 130 km, thung lũng du lịch Mai Châu, Hòa Bình chính là điểm đến ưa thích của nhiều du khách

Thứ tư là Cao Bằng: Nằm ở phía Bắc vùng Việt Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc, Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi những tiềm năng du lịch phong phú Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh

Thứ năm là Cát Bà: Cát Bà là nơi hội tụ giữa rừng với biển Biển và rừng hoà quyện vào nhau tạo nên phong cảnh có một không hai…

Thứ sáu là Ba Bể: Ba Bể cách Hà Nội 300km, cách thị xã Bắc Cạn 50km Người xưa gọi hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) là "Thiên nhiên đệ nhất hồ"

Thứ bảy là Vườn Quốc gia Cúc Phương: Khu rừng nhiệt đới điển hình,

có diện tích 22.000 héc ta Đây là một rừng nguyên sinh trong vùng đá vôi với rất nhiều hang động, vẫn có những động còn di tích chứng tỏ rằng loài người đã sử dụng từ 12.500 năm về trước Những chương trình đi bộ khám phá trong VQG Cúc Phương từ mức độ trung bình đến mức độ khó đã tạo điều kiện để Ban quản lý Vườn khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên vốn có của mình

Trang 29

Thứ tám là VQG Nam Cát Tiên: Nam Cát Tiên là Vườn Quốc gia thuộc

ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Thuận, được bảo vệ và bảo tồn nghiêm nhặt nhất với nhiều loại động thực vật vô cùng phong phú và hấp dẫn VQG

có nhiều chủng loại cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi với đường kính hơn 20 dang tay của người trưởng thành, hệ thống suối, thác, ghềnh kỳ vĩ và đẹp hút hồn người

Thứ chín là KonTum và các tỉnh Tây Nguyên: Đến Kon Tum sẽ có dịp

đi thăm nhiều cảnh đẹp của vùng núi rừng Tây Nguyên như núi Ngọc Linh, khu rừng nguyên sinh Chư Môn Ray, Sa Thầy, khu du lịch Đắk Tre ở huyện Kon Plông, suối nước nóng Đắk Tô Các điểm du lịch này luôn tạo ấn tượng tốt cho du khách khi tham gia vào hoạt động du lịch trekking

1.2.3.2 Các địa điểm trekking nổi tiếng trên thế giới

Bảng 1.2 Một số địa điểm du lịch trekking nổi tiếng trên thế giới

1) Nepal – Gokyo và Everest Base Camp

2) Tanzania – Kilimanjaro

3) Pakistan – Snow lake

4) Chile – The Paine Circuit

5) Italy – The Dolomites Traverse

6) Uganda – The Ruwenzori

7) India – Ladakh, Across Zanskar

8) New Zealand – Th Milford Track

9) Peru – The Inca Trail

10) Sikkim – The Kanchenjunga Trek

11) Switzerland – The Haute Route

12) Moroco – The High Atlas

13) Tibet – The Mount Kailas Circuit

Trang 30

14) Utah – Llama – Trekking in Escalante Canyon

15) Panama – The Darien Gap

16) Kazakhstan – Foothills of the Tian Shan

17) Mexico – Copper Canyon

18) Nepal – Inner Dolpo

19) Spain – El Camino de Santiago

20) Argentina – The Northwest Frontier

[Theo David Noland, 2001]

1.2.4 Hình thức tổ chức trekking tour

1.2.4.1 Quy trình xây dựng trọn gói tour du lịch và trekking tour

Hầu hết các chương trình du lịch trekking được xây dựng trọn gói, trong điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất và nguồn lực vốn có các chương trình

du lịch trekking Cũng giống như các chương trình du lịch trọn gói nói chung, các bước để xây dựng trekking tour như sau:

1) Nghiên cứu nhu cầu thị trường (khách du lịch trekking, trekkers) 2) Nghiên cứu khả năng đáp ứng tài nguyên, các nhà cung cấp du lịch, mức độ cạnh tranh trên thị trường v v

3) Xác định khả năng và vị trí của doanh nghiệp lữ hành

4) Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch

5) Xây dựng quỹ thời gian và mức tối đa

6) Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ yếu, bắt buộc của chương trình

7) Xây dựng phương án vận chuyển

8) Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống

9) Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung tuyến hành trình Chi tiết hóa chương trình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí 10) Xác định giá thành và giá bán của chương trình

Trang 31

11) Xây dựng những qui định của chương trình du lịch

[2, tr 172] Không phải lúc nào xây dựng chương trình du lịch trọn gói những người xây dựng cũng tuân thủ theo 11 bước để thực hiện, tùy thuộc vào từng loại hình du lịch, mỗi một loại hình mang một đặc thù riêng Những người xây dựng cần phải có kinh nghiệm, thấu hiểu được cung, cầu du lịch, sở thích, hành vi, thị hiếu của du khách Thông qua quá trình nghiên cứu thị trường, tìm hiều du khách để xây dựng các sản phẩm du lịch một cách hợp lý, lựa chọn những bước phù hợp để giảm các chi phí không cần thiết và tăng tính hiệu quả khi xây dựng chương trình du lịch trọn gói

Đối với hoạt động trekking tour một số bước cần lược bỏ vì không quá quan trọng như xây dựng phương án vận chuyển hay các phương án vui chơi giải trí đối với chi tiết hóa chương trình

Ngoài ra còn có một số mô hình của các nhà nghiên cứu nước ngoài về quy trình xây dựng các chương trình trọn gói tuy nhiên tất cả đều bắt nguồn từ nhu cầu và sở thích của du khách

1.2.4.2 Phương thức thực hiện đối với các đoàn khách tham gia vào du lịch

Trang 32

+ Từ 9 (trekkers): 2 hướng dẫn viên + 1 đầu bếp + 12 nhân viên khuôn vác hành lý

+ 10 (trekkers): 2 hướng dẫn viên + 1 đầu bếp + 13 nhân viên khuôn vác hành lý

+ Từ 12 đến 13 (trekkers): 2 hướng dẫn viên + 1 đầu bếp + 14 nhân viên khuôn vác hành lý

+ Từ 13 đến 14 (trekkers): 2 hướng dẫn viên + 1 đầu bếp + 16 nhân viên khuôn vác hành lý

+ Từ 15 đến 16 (trekkers): 2 hướng dẫn viên + 1 đầu bếp +17 nhân viên khuôn vác hành lý

 Cấp độ của chuyến đi:

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu trên thế giới về trekking tour, đặc biệt nhiều chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm về loại hình du lịch mạo hiểm này đã xác nhận, trekking tour có tất cả năm mức độ Việc chia theo 5 cấp độ phụ thuộc vào ít nhất 4 yếu tố cơ bản đó là: Độ cao chuyến đi, độ dài của lộ trình trekking, khoảng cách đi bộ và thời gian trek

- Trekking cấp độ 1:

Thông thường khoảng từ 4 đến 6 giờ đi bộ mỗi ngày qua vùng có độ cao thấp, dưới 610m tức dưới 2000 feet, đặc biệt tại các VQG, với mức độ này khách (trekkers) không cần phải chuẩn bị nhiều hành lý

- Trekking cấp độ 2, 3, và 4:

Với các cấp độ này hiện tại được hầu hết các du khách lựa chọn, phù hợp với thể lực và nhu cầu của đại đa số khách trekking cũng như các chương trình trekking của các công ty du lịch trekking trên thế giới Cho đến nay vẫn chưa có cách thức phân định rõ ràng giữa các tiêu chí đối với 3 mức độ này, mặc dù vậy vẫn còn một số yếu tố khác như địa hình và thời tiết Các yếu tố

đó luôn tác động làm cho mức độ khó của lộ trình trekking sẽ khác nhau Theo thường lệ một hành trình trekking cấp độ 3 sẽ được thực hiện với độ dài

Trang 33

thời gian trekking là 6-7 giờ đi bộ mỗi ngày và sự thay đổi độ cao cách biệt từ

2000 -3000feet vào khoảng (610m – 915m) một ngày, độ cao so với mực nước biển là 10.000 – 15.000feet tức khoảng (3050 -4575m)

- Trekking cấp độ 5:

Đòi hỏi mỗi ngày cuốc bộ tối thiểu là 10 giờ và độ cao chênh lệch tối thiểu là 4000feet tức (1200m) một ngày và độ cao đỉnh đạt được phải trên 17.000feet (5185m)

Chắc chắn còn các cấp độ khó hơn nữa, đặc biệt là ở độ cao và điều kiện thời tiết cũng như địa hình, chủ yếu tập trung ở dãy núi Himalya, được mệnh danh là nóc nhà của thế giới với nhiều đỉnh cao trên 8000m so với mực nước biển

1.3 Điều kiện để phát triển trekking tour

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1 Vị trí địa lý

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc phía Nam của khu vực Tây Nguyên, nằm ở độ cao trung bình từ 800m đến 1.000m so với mặt nước biển Diện tích tự nhiên trên 9.772 km2 Tiếp giáp các tỉnh trong vùng như:

• Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận

• Phía Tây và một phần phía Nam tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai

• Phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận

• Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Đak Lak

Chính nhờ vào vị trí địa lý này tỉnh Lâm Đồng có một hệ thống giao thông thuận tiện để liên kết các tuyến điểm du lịch lại với nhau, có sự kết hợp giữa các sản phẩm thuần túy và các sản phẩm đặc thù Được kết nối với khu vực Tây nguyên thông qua quốc lộ 27, Thành phố Hồ chí minh và Đông Nam

bộ bằng quốc lộ 20 xuyên qua VQG Cát Tiên, ngoài ra tỉnh Lâm đồng còn có

Trang 34

tuyến tỉnh lộ 723 nối Đà Lạt với Nha Trang thông qua vườn quốc gia Bidoup

Ngoài ra phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên

1.3.1.3 Khí hậu

Lâm Đồng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và biến thiên theo độ cao, trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, nhiệt độ lại thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao lại càng giảm, phụ thuộc vào độ cao của các cao nguyên và đặc biệt là diện tích rừng thông, vườn quốc gia Trong đó nhiệt độ trung bình của tỉnh giao động từ 18 đến 25 độ C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm

Lượng mưa trung bình từ 1.750 đến 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối bình quân từ 85 – 87% năm, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.890 – 2.500h/năm thuận lợi cho các loại hình du lịch khác nhau, trong đó có du lịch nghĩ dưỡng Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhờ vào độ vào và lượng che phủ của rừng

Trang 35

1.3.1.4 Thủy văn

Tỉnh Lâm Đồng nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, hệ thống sông, suối, ao và hồ dày đặc, tỉnh có khoảng 73 hồ chứa nước và 92 đập dâng, theo thống kê mật độ trung bình 0,6km/km2 và độ dốc đáy nhỏ 1% Lâm đồng có 3 sông chính, sông Đa Dâng (Đạ Đờn), sông La Ngà và sông Đa Nhim tạo nên khí hậu mát mẻ quanh năm, cây cối xanh tươi

1.3.1.5 Tài nguyên rừng và động, thực vật

Lâm đồng có trên 587.000 héc ta rừng với độ che phủ trên 60% diện tích toàn tỉnh Khí hậu ẩm ướt và lượng mưa nhiều nên các loại cây như tre, nứa, lồ ô tái sinh rất nhanh sau khi khai thác Rừng Lâm đồng hết sức đa dạng

và phong phú, theo thống kê của cơ quan lâm nghiệp tỉnh, hiện tỉnh có trên

400 loại gỗ khác nhau, trong đó có các loại gỗ quý như phơ mu xanh, cẩm lai, gỗ thông 2 và 3 lá… Rừng thông cũng là một dạng rừng đặc biệt của tỉnh, chủ yếu tập trung ở những khu vực có địa hình cao, điển hình là các rừng thông ở thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng

Tài nguyên tự nhiên và nhân văn đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho hoạt động du lịch này, điểm nhấn của du lịch trekking đó chính là các giá trị về giới tự nhiên như hệ động, thực vật, sự phong phú và đa dạng của giới

tự nhiên sẽ thu hút du khách Tài nguyên nhân văn ở đây đó là yếu tố về văn hóa bản địa, truyền thống của cộng đồng địa phương có một sức hút vồ cùng lớn để tăng tính hấp dẫn đối với lộ trình trekking

1.3.1.6 Các vườn quốc gia tại tỉnh Lâm Đồng

 Vườn quốc gia Cát tiên

Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150km theo quốc lộ 20, nằm trên địa bàn thuộc 3 tỉnh là tỉnh Lâm đồng, tỉnh Bình phước và tỉnh Đồng nai Vườn được thành lập năm 1992, là khu dự trữ sinh quyển 441 của thế giới

Trang 36

được tổ chức UNESCO công nhận với tổng diện tích là 70.548 ha, trong đó tỉnh Lâm đồng chiếm 26.969 ha

VQG Cát Tiên không có những cảnh quan ngoạn mục, lại nằm trong khu chuyển tiếp khí hậu miền núi và đồng bằng nên Cát tiên có khí hậu độc đáo Đây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp ỞVQG Cát tiên có trên một nửa số họ thực vât Nam bộ với các họ cây gỗ Tại vườn các nhà khoa học đã xác định được 1.610 loại thực vật (trong đó có hơn 1.326 loài thực vật bậc cao, hơn 440 loài cây gỗ quý, 310 loài cây dược liệu, hơn 200 loài cây cảnh, 133 loài lan rừng …) quý hiếm như cẩm lai, cẩm xe, giáng hương, gõ đỏ…đã có tên trong sách đỏ Việt Nam Bên cạnh đó có còn có sự đa dạng của thảm thực vật, đặc biệt là bằng lăng tím, các gốc cây khổng lồ

Cùng với hệ sinh thái rừng đặc hữu, có hệ động vật vô cùng đa dạng với hơn 1.400 loài, trong đó có khoảng 62 loài thú, nhiều loại vô cùng quý hiếm như: tê giác một sừng, voi…, 121 loài chim, nhiều loài chim quý như trĩ lông đỏ, cò quắm xanh Đối với côn trùng, vườn có 439 loài bướm và nhiều nhóm côn trùng khác thuộc bộ cánh cứng Trong các đầm lầy, sông suối ở vườn có 133 loài cá, trong đó có 10 loài mới phát hiện ở ta.79 loài bò sát, đặc biệt cá sấu Xiêm, trăn đen, trăn gấm đều có tên trong sách đỏ Việt Nam

Vườn quốc gia còn có 351 loài chim, có một số rất quý hiếm như gà cổ hung, công, già đãy Java, cò lao Ấn Độ, hạc cổ trắng…Đối với thú rừng có đến 105 loài, trong đó có 25 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như bò Gaur,

bò Bangteng, gấu chó, gấu ngựa, voi Châu á…v

Không chỉ có vậy, vườn quốc gia Cát tiên là nơi hội tụ sự đa dạng văn hóa bởi các cộng đồng dân tộc sống quanh khu vực, đây cũng là quê hương của đồng bào Stiêng, Mạ

Trang 37

Đặc biệt di chỉ khảo cổ học Cát tiên với nhiều hiện vật có giá trị được khai quật đã khiến nơi đây trở thành khu di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia Cát tiên từng là đô thị tôn giáo của vương quốc cổ Phù Nam

 Vườn quốc gia Bidoup- Núi bà

Nằm trên địa bàn huyện Lạc dương và huyện Đam Rông, thuộc tỉnh Lâm Đồng và cách thành phố Đà Lạt 50km theo hướng Đông, được nối với tỉnh Khánh hòa bằng đường tỉnh lộ 723 Vườn được thành lập theo quyết định

số 1240/QĐ – TTg vào ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ

về việc “Chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup – Núi bà thành Vườn quốc gia Bidoup – Núi bà”

Vườn quốc gia với tổng diện tích 64.800ha, chia làm các phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 28.731ha; phân khu phục hồi sinh thái với 36.059 ha; phân khu dịch vụ, hành chính; 10ha

Vườn có độ cao trung bình 1.400m gồm hai kiểu rừng thường xanh và cây lá kim Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (khu vực núi cao Hoàng liên sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc linh ở Miền trung, khu vực rừng mưa ở Bắc trung bộ và cao nguyên Lâm viên thuộc Bidoup – Núi bà ở Tây nguyên)

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Đó là cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng, cùng những chính sách hợp lý của chính quyền địa phương và các cấp có thẩm quyền giúp du khách có cơ hội để khám phá và chứng tỏ được năng lực bản thân Nhờ vào sự thuận lợi của an ninh và an toàn xã hộ tạo tiền đề để xây dựng nhiều lộ trình trekking đến với các cộng đồng địa phương, nhiều khu vực còn cách biệt với thế giới văn minh hay những khu tương đối nhạy cảm nhưng có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp

Trang 38

Nhận thức từcộng đồng địa phương về vấn đề phát triển du lịch mạo hiểm cũng tạo tiền đề để khai mở nhiều chương trình trekking hấp dẫn

1.3.2.1 Điều kiện an ninh

Tình hình chính trị ổn định, ít có bạo loạn, lật đổ, biểu tình, chèo kéo, cướp giật hay móc túi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Đến với Lâm Đồng – Đà Lạt, du khách không chỉ được hòa mình vào bầu không khí trong lành mà còn được thưởng thức phong cảnh hùng vĩ của núi rừng khu vực Tây Nguyên Sự thân thiện, mến khách của người dân địa phương Lâm Đồng được biết đến như một mảnh đất hiền hòa và mối quan hệ hữu nghị giữa các thành phần dân tộc thiểu số hầu như không xảy ra tình trang chia rẽ hay phân biệt sắc tộc và tôn giáo ở khu vực này, các dân tộc anh em luôn sống hòa thuận với nhau

Các loại dịch bệnh như: cúm gà, dịch, sốt da vàng, sốt xuất huyết, H5N1… dường như cũng ít ảnh hưởng tới tỉnh Lâm Đồng

Thiên tai và bão lũ ít tác động đến toàn tỉnh, khác biệt so với các tỉnh khác, vì là vùng cao nên không bao giờ có lụt, thi thoảng có lũ quét nhưng chủ yếu tập trung ở một số địa bàn vùng thấp, không ảnh hưởng nhiều đến các vùng du lịch trong tâm của tỉnh nhờ vào hệ thống thủy văn tốt và hệ thống đập nước tương đối hoàn chỉnh ở trên địa bàn tỉnh

1.3.2.2 Điều kiện kinh tế

Với nền kinh tế nhiều thành phần, toàn tỉnh tập trung vào phát triển rau nhiệt đới, các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày Điều kiện thu nhập của nhiều hộ gia đình luôn được cải thiện qua các năm Mục tiêu chọn ngành kinh

tế dịch vụ du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đã thúc đẩy nhiều nhà đâu tư trong và ngoài nước đến với tỉnh Lâm Đồng Có được nguồn tài chính dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách đầu tư du lịch được hoàn chỉnh hơn Đặc biệt sự quan tâm đầu tư của hệ thống Ngân hàng trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã kích thích lượng cung du lịch phát triển

Trang 39

mạnh, nhằm đáp ứng được đủ lượng cầu ngày một tăng đối với du khách trong và ngoài nước, tạo điều kiện để giá sản phẩm du lịch phù hợp với nhóm những người thu nhập vừa phải có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch

1.3.2.3 Chính sách phát triển du lịch

Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực, chính sách nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sử phát triển của du lịch:

- Tăng cường năng lực quản lý của cơ quan nhà nước trong hoạt động du lịch, đưa ra các chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mở rộng và không ngừng phát triển hơn

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý liên quan đến du lịch, đẩy mảnh công tác kiểm tra hoạt động các doanh nghiệp du lịch, từng bước lành mạnh hóa môi trường kinh doanh Giảm thiểu các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh không đăng ký gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh chân chính

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê và theo dõi, để quản lý khách du lịch đến Lâm đồng (căn cứ quyết định số 2473/QĐ-TTg, tr3, 26/11/2003)

Nhìn chung, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch tỉnh Lâm đồng đã có nhiều đóng góp, có nhiều hỗ trợ cho UBND tỉnh Lâm đồng Đặc biệt Sở

du lịch đã đánh giá, phân loại nhiều tài nguyên trên địa bàn tỉnh, ngoài ra còn lập hồ sơ để các tài nguyên ấy trở thành di sản cấp quốc gia, cấp tỉnh…tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh được thuận lợi nhờ vào chính sách thông thoáng trong cấp giấy phép kinh doanh

Phối hợp với các trường có uy tín trên địa bàn để tổ chức các lớp nghiệp vụ hướng dẫn, các lớp kỹ năng, lớp chăm sóc và xử lý tình huống khẩn cấp, cấp thẻ hướng dẫn quốc tế và nội địa

Trang 40

Cung cấp số liệu và nguồn tài liệu cho các sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh hoàn thành tốt luận văn, đề án du lịch của mình Đây thực sự là những điểm sáng cần được nghi nhận, có nhiều bước tiến đáng kể Luôn luôn

ý thức nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn ngành du lịch, tự ý thức được những kiến thức và công nghệ cần thiết trong công việc

Còn nhiều vấn đề cần cải tiến, cần nâng cấp và thay đổi tuy nhiên cần thêm thời gian và nguồn lực Đây thực sự là một thử thách lớn, tuy nhiên Sở văn hóa, thể thao và du lịch, phòng du lịch tỉnh Lâm Đồng luôn tìm ra hướng mới, luôn sát cánh cùng các doanh nghiệp du lịch trong việc tổ chức quảng

bá Tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn như: Đà Lạt 110 năm, Lễ hội hoa

Đà Lạt và Năm du lịch Quốc gia, Lâm Đồng 2014

1.4 Kinh nghiệm phát triển trekking tour trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển trekking tour ở Việt Nam

1.4.1.1 Kinh nghiệm ở Sa Pa

Thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai) thuộc vùng núi Tây Bắc của Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 400km Giáp biên giới với đất nước Trung Hoa Huyện Sa Pa nằm trong vùng núi Hoàng Liên Sơn, với đỉnh Fansipăng là nóc nhà Đông Dương Thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao 1.500m, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18C, khí hậu ôn hòa quanh năm, rất tốt cho sức khỏe

Nằm trong khuôn viên của VQG Hoàng Liên có sự đa dạng sinh học cao, nhiều loại đặc hữu, quý hiếm và phong cảnh đẹp Năm 2003, Vườn Quốc gia đã được Hội nghị Bộ trưởng môi trường ASEAN công nhận là di sản ASEAN Huyện Sa Pa hiện có 7 anh em dân tộc khác nhau là: Dao, Kinh, Giáy, H’mong, Hoa, Tày và Xá, các đồng bào dân tộc vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa độc đáo

Ngày đăng: 17/08/2015, 11:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Lê Anh (2006), “Du lịch trekking ở Việt nam: Loại hình và phương thức tổ chức nghiên cứu trường hợp ở Sa Pa (Lào Cai)”, luận văn thạc sỹ du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch trekking ở Việt nam: Loại hình và phương thức tổ chức nghiên cứu trường hợp ở Sa Pa (Lào Cai)
Tác giả: Trịnh Lê Anh
Năm: 2006
2. Phạm Hồng Chương – Nguyễn Văn Mạnh (2012), “Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành”, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành
Tác giả: Phạm Hồng Chương – Nguyễn Văn Mạnh
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2012
3. Trần Thị Kim Dung (2011), “Quản trị nguồn nhân lực”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Thị Kim Dung
Nhà XB: NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2011
4. Nguyễn Văn Dung (2010) “Nghiên cứu tiếp thị”, NXB Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tiếp thị
Nhà XB: NXB Lao Động
5. Vũ Trí Dũng, Nguyễn Đức Hải(2011), “Marketing lãnh thổ”, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing lãnh thổ
Tác giả: Vũ Trí Dũng, Nguyễn Đức Hải
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2011
6. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên (2008), “Giáo trình kinh tế du lịch”, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên
Nhà XB: NXB ĐH Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
7. Nguyễn Văn Hóa (1996), “Sử dụng các công cụ phân tích hoạt động kinh tế vào việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam”, Luận án PTS Khoa học Kinh tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng các công cụ phân tích hoạt động kinh tế vào việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Hóa
Năm: 1996
8. Trần Thị Minh Hòa (2005), “Nghiên cứu những xu hướng biến động của thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995- 2004”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu những xu hướng biến động của thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995- 2004
Tác giả: Trần Thị Minh Hòa
Năm: 2005
9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), “Du lịch bền vững”, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2001
10. Nguyễn Minh Huệ, Vũ Tuấn Cảnh, nnk (1996), “Địa lý du lịch”, NXB TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý du lịch
Tác giả: Nguyễn Minh Huệ, Vũ Tuấn Cảnh, nnk
Nhà XB: NXB TP Hồ Chí Minh
Năm: 1996
11. Lê Văn Huy, Trương Trần Trâm Anh, (2012), “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh” NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Tác giả: Lê Văn Huy, Trương Trần Trâm Anh
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 2012
12. Lê Thị Lan Hương (2005), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội”, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: Lê Thị Lan Hương
Năm: 2005
14. Trần Đức Thanh (2005), “Nhập môn khoa học du lịch”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
15. Nguyễn Đình Thọ (2011), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh” NXB Lao Động Xã Hội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh” NXB Lao Động Xã Hội
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội”
Năm: 2011
16. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2008), “Nghiên Cứu Khoa Học Marketing” NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên Cứu Khoa Học Marketing
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2008
18. Nguyễn Thị Tú (2006), “Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập”, Luận án TS Kinh Tế, Đại học Thương mại Hà Nội.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập
Tác giả: Nguyễn Thị Tú
Năm: 2006
19. David Noland (2001), “Trekking” Norton Company, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trekking
Tác giả: David Noland
Năm: 2001
20. Philip R. Cateora, John L. Graham (2005), “ International Marketing” Published by Mc Graw – Hill/ Irwin Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Marketing
Tác giả: Philip R. Cateora, John L. Graham
Năm: 2005
21. Rene Baretje, Jay Beaman, M. E. Bond, Douglas C. Frechtling, Clare A. Gunn, John D. Hunt, Jafar Jafari, Martinus J. Kosters, Tyrrell Marris, Abraham Pizam, James M. Rovelstad, Gordon Taylor, “ Travel, Tourism and Hospitality Research” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Travel, Tourism and Hospitality Research
22. Robert P. Bush, Joseph F. Hair, JP. , David J. Ortinau (2006), “Marketing Research” Published by Mc Graw – Hill/Irwin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Research
Tác giả: Robert P. Bush, Joseph F. Hair, JP. , David J. Ortinau
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w