1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến SKKN một số kinh nghiệm tổ chức tiết sinh hoạt lớp

22 3,1K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 296,5 KB

Nội dung

Hoạt động tập thể cuối tuần là một hình thức tổ chức hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp, là hoạt động tập thể học sinh sau một tuần do các em tự tổ chức và điều khiển.. Trong tiết này,

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Giáo dục là dạy dỗ, quá trình giáo dục bao gồm hoạt động dạy học vàhoạt động giáo dục Hai hoạt động này được tiến hành một cách song song,đồng thời và không thể tách rời nhau Muốn dạy học có hiệu quả thì ngoàiviệc người dạy phải có kiến thức, phương pháp thì người học cũng cần phải

có ý thức tập trung chú ý, tư duy và hợp tác Hay nói cách khác thì muốn quátrình dạy học có hiệu quả cao thì cần phải xây dựng nề nếp, phẩm cách, ýthức của người học Nếu người dạy có trình độ uyên bác, có phương phápsáng tạo, vận dụng linh hoạt nhưng người học không tập trung, không hợp tácthì quá trình dạy học ắt sẽ không có kết quả Nói một cách sát thực nhất,muốn học sinh học tập có chất lượng thì người giáo viên cần tiến hành songcùng giữa việc dạy học và công tác chủ nhiệm lớp Một trong những hoạtđộng chính của công tác chủ nhiệm lớp là tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuầncho học sinh

Hoạt động tập thể cuối tuần là một hình thức tổ chức hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp, là hoạt động tập thể học sinh sau một tuần do các em tự

tổ chức và điều khiển Trong tiết này, giáo viên chủ nhiệm lớp giữ vai trò cốvấn giúp học sinh, cùng các em tham gia vào những hoạt động cụ thể

Hoạt động tập thể cuối tuần là một trong những biện pháp cơ bản có ýnghĩa trực tiếp trong việc góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, kỉluật, phát huy được tác dụng đối với từng thành viên Tiết hoạt động tập thểcuối tuần nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra trong tuần, định hướngcho các hoạt động sẽ phải thực hiện ở tuần tới Tiết hoạt động tập thể cuốituần chiếm vị trí hết sức quan trọng trong việc biến các yêu cầu của nhàtrường thành nhiệm vụ mà lớp phải thực hiện Ở đó sẽ hiện thị toàn bộ nhữnghoạt động, những kết quả, những thành tích mà các em đã đạt được để đượcbạn bè, thầy cô tuyên dương, khích lệ ; ở đó cũng sẽ giúp các em nhận ra

Trang 2

những thiếu sót mà các em mắc phải trong một tuần học tập và rèn luyện đểđược bạn bè, thầy cô sẻ chia, giúp đỡ tìm ra biện pháp để các em sửa chữa,tiến bộ hơn Ở đó, còn là nơi để các em thể hiện tài năng của mình thông quanhững tiết mục văn nghệ để bạn bè, thầy cô tán thưởng, hoan nghênh,…

Trải qua hơn 15 năm công tác, ít nhất cũng chừng ấy năm làm công tácchủ nhiệm lớp Có nhiều lớp học sinh chăm ngoan, lễ phép, biết vâng lờinhưng cũng không thể không có những lớp có một vài học sinh vì quá hiếuđộng dẫn đến khó bảo, khó rèn Song với niềm say mê, sự trăn trở, nghĩ suy,chắt chiu qua từng giờ sinh hoạt lớp của bản thân cũng như sự chia sẻ của bạn

bè đồng nghiệp, sự phối hợp của các đoàn thể và sự quan tâm sâu sát của cáccấp, các ngành đã giúp cho bản thân tích lũy được một số kinh nghiệm về tổchức sinh hoạt lớp cho học sinh tiểu học

Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học nói chung và nâng cao chấtlượng tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học nói riêng, tôi chọn đề tài sáng kiến kinhnghiệm của mình là : Một số kinh nghiệm tổ chức tiết sinh hoạt lớp

I.2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :

Mục tiêu của đề tài này là tìm ra cách thức tổ chức một tiết sinh hoạt lớpcuối tuần nhẹ nhàng, thoải mái nhưng đạt hiệu quả cao Trên cơ sở nhữngtheo dõi, đánh giá của đội ngũ cán bộ lớp, học sinh có những hiểu biết cầnthiết về tập thể, về vai trò và nhiệm vụ của bản thân trong việc đóng góp xâydựng tập thể Nâng cao tính tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể, có ýthức tổ chức kỉ luật, tinh trần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, phêbình và tự phê bình

Mặt khác, mục tiêu của đề tài này còn tạo ra một sân chơi gần gũi, thiếtthực và hữu ích để cho các em thể hiện năng khiếu của mình Qua đó, giúpcác em thẩm thấu sâu hơn về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống hàng ngàythông qua biểu diễn các tiết mục văn nghệ, các câu chuyện kể,…Cũng từ đó,

Trang 3

giúp cho tâm hồn các em bay bổng hơn, hồn nhiên hơn, có niềm tin vào cuộcsống nói chung và trong học tập nói riêng Song hành với sự phát triển về tâm

hồn, các kĩ năng sống về xây dựng tập thể, về tự quản, kĩ năng tổ chức, kĩ

năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng đánh giá và tựđánh giá của các em cũng được hình thành và phát triển một cách tự nhiên,phong phú và bền vững hơn

I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 4

I.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Sinh hoạt lớp là một hoạt động mang tính chủ đạo trong công tác chủnhiệm của mỗi một người giáo viên Đó chính là nền tảng để xây dựng nề nếpcủa một lớp học Ở đó đúc kết toàn bộ diễn biến hoạt động của một lớp họctrong một tuần Chính vì vậy, để tổ chức tốt một tiết sinh hoạt lớp, người giáoviên cần có sự theo dõi, quan sát, đánh giá một cách xuyên suốt, bao quát vàtoàn diện

Mặt khác, mỗi một cấp học, mỗi một lớp học đều có một đặc thù riêngnên việc tổ chức sinh hoạt lớp cho mỗi lớp cũng mang “bản sắc” riêng saocho phù hợp nhằm mang lại kết quả tốt đẹp

Với khả năng và điều kiện bản thân, tôi chỉ nghiên cứu đề tài này vớiđối tượng là học sinh lớp 4A1 Trường Tiểu học EaHiao năm học 2013 – 2014.Đồng thời có sự quan sát, đối chiếu các lớp cùng khối lớp trong trường

I.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp giao tiếp

- Phương pháp nêu gương

Trang 4

II PHẦN NỘI DUNG

II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN :

Giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên Tiểu học nói riêng muốn làmtốt công tác chủ nhiệm lớp phải biết hướng dẫn học sinh tổ chức tốt tiết sinhhoạt lớp Vì sao vậy ? Vì chỉ có như vậy mới giúp cho học sinh trong lớpnhận ra điểm mạnh của từng bạn để học tập cũng như để phát huy những mặtmạnh của từng học sinh đồng thời giúp các em nhận ra những mặt chưa tốtcủa mỗi em để sửa chữa Từ đó, tạo cơ hội cho các em học tập và giúp đỡ lẫnnhau cùng tiến bộ Muốn làm được điều đó, giờ sinh hoạt lớp phải tiến hànhnhư thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, đó còn là sự trăn trở của tôi trong suốtnăm tháng làm công tác chủ nhiệm

II.2 THỰC TRẠNG :

a Thuận lợi – khó khăn :

Cũng như nhiều giáo viên Tiểu học khác, từ lúc vào nghề đến nay, tôiluôn được làm công tác chủ nhiệm cũng đồng nghĩa với việc đó là hàng tuầntôi đã hướng dẫn học sinh tổ chức tiết sinh hoạt lớp Bên cạnh đó, hầu nhưnăm nào, tôi đều có những em học sinh có năng lực quản lí lớp tốt Có thểnói rằng những em đó là cánh tay phải của tôi trong suốt quá trình dạy - họcnói chung và trong khâu chủ nhiệm lớp nói riêng

Tuy vậy, trong quá trình chủ nhiệm, đặc biệt là giờ sinh hoạt lớp, tôi vẫngặp những khó khăn nhất định :

- Ít có học sinh điển hình về mọi mặt để nêu gương

- Nhiều học sinh vi phạm trong quá trình học tập

- Ý thức sửa chữa khuyết điểm của học sinh còn rất kém

- Chưa tìm được biện pháp hay để thúc đẩy tiết sinh hoạt lớp hiệu quảnhất

Trang 5

Nhưng trong quá trình hướng dẫn học sinh tổ chức tiết sinh hoạt lớp, tôicũng có được những thành công nhất định.

b Thành công – hạn chế :

Sau những giờ sinh hoạt lớp, tôi nhận thấy các em có tiến bộ hơn nóiriêng và lớp có khởi sắc hơn nói chung Bởi vì các em phấn đấu để học tốthơn, để được các bạn tôn vinh trong giờ sinh hoạt lớp!

Tuy nhiên, sau những giờ sinh hoạt lớp, cũng để lại trong tôi những suynghĩ đó là hạn chế của nó Các hạn chế biểu hiện rõ nhất là : các em mắc lỗingại đến giờ sinh hoạt lớp, các học sinh khác nhàm chán giờ sinh hoạt lớp,…Vậy làm thế nào để tiết sinh hoạt không gây áp lực cho những học sinh mắclỗi, mọi học sinh đều háo hức chờ đến giờ sinh hoạt lớp, chúng ta cần tìm rađiểm mạnh để phát huy đồng thời khắc phục những điểm yếu của nó

c Mặt mạnh – mặt yếu:

Lớp tôi có nhiều em có năng lực tổ chức lớp, có khả năng điều khiểnmúa hát tập thể, tổ chức trò chơi,… Tôi có nhiều năm làm công tác chủnhiệm Đó là mặt mạnh của giờ sinh hoạt lớp

Bên cạnh đó, giờ sinh hoạt lớp vẫn thể hiện một số yếu kém của nó :khâu tổ chức chưa được nhịp nhàng, số học sinh sửa chữa lỗi mắc chưa triệtđể,…

d Các nguyên nhân và yếu tố tác động :

- Cách thức sinh hoạt chưa linh hoạt còn máy móc

- Học sinh chưa ý thức cao trong việc sửa chữa lỗi mắc

- Những phần tử tích cực chưa có ảnh hưởng đến các bạn trong lớp

- Giáo viên chưa hiểu kĩ tâm lí từng học sinh

Do đó, để tiết sinh hoạt lớp mang lại hiệu quả cao nhất, cần tiến hànhmột số giải pháp, bằng những biện pháp cụ thể

e Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng mà đề tài đã đặt ra :

Trang 6

Hoạt động tập thể cuối tuần là một hình thức tổ chức hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp, là hoạt động tập thể học sinh sau một tuần do các em tự

tổ chức điều khiển Trong tiết này, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò cố vấngiúp học sinh tham gia vào các hoạt động cụ thể Vì vậy, hoạt động tập thểcuối tuần có vị trí quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh

Những năm trước đây, do nhiều yếu tố khách quan như: điều kiện cơ sởvật chất thiếu thốn, chất lượng đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập nên một sốnơi chỉ tập trung vào việc dạy cho học sinh nội dung kiến thức các môn họcnhư: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên-Xã hội,… còn việc tổ chức các hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được chú trọng Điều đó dẫn đến kĩ năngsống của học sinh còn nhiều hạn chế

Những năm gần đây, toàn ngành giáo dục đã chú trọng đến công tác đổimới nội dung, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcnhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển mà xã hội đặt ra Một bộphận không nhỏ giáo viên còn mải miết chú tâm vào việc trang bị kiến thứccho học sinh mà xem nhẹ đến việc rèn luyện kĩ năng tổ chức, kĩ năng thựchành cho học sinh Bên cạnh đó, vẫn còn một số quan điểm lệch lạc chỉ nêntập trung vào việc học các môn học chính thức trong chương trình mà xemnhẹ công tác giáo dục cho các em ý thức công dân, tinh thần đoàn kết và các

kĩ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Điều này đãdẫn đến tình trạng nhiều học sinh rụt rè, nhút nhát trước đám đông Các emkhông thể trình bày được những ý kiến của mình trước tập thể Thậm chí có

em còn không dám đứng trước lớp để trình bày một bài hát, kể một câuchuyện hoặc trình bày một vấn đề mà mình quan tâm Nhất là đối với các em

là học sinh người dân tộc tại chỗ Tuy nhiên, không phải các em không biết,không phải các em không muốn, cũng không phải các em không thích mànguyên nhân chính là các em chưa được chỉ dẫn, chưa được trải nghiệm, chưađược rèn luyện,…Vấn đề được đặt ra là: môn học nào giúp cho các em có

Trang 7

được những trải nghiệm đó và ai là người đưa các em vào các hoạt động đó đểcác em rèn luyện ?

Thực tế đã cho thấy : nếu học sinh mà chỉ quan tâm vào việc học tậpcác môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên-Xã hội mà không tham gia các hoạt độngngoại khóa, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thì các em sẽthiếu linh hoạt, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông hoặc đứng trước lớp đểtrình bày một bài hát hay một vấn đề nào đó Những học sinh nào tích cựctham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thì khả năng vậnđộng tốt hơn, xử lí vấn đề nhanh nhẹn hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn Thôngqua các hoạt động đó, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể cũng được hình thành

và vun đắp Như vậy, có thể khẳng định rằng: môn học giúp cho các em xóa

bỏ tính rụt rè, nhút nhát ; rèn luyện tính mạnh dạn, sự tự tin đó chính là hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp mà tiết giáo dục tập thể cuối tuần là mộttrong những nội dung quan trọng thực hiện điều đó Người giáo viên chủnhiệm chính là người cố vấn giúp cho các em tham gia vào các hoạt động củatiết sinh hoạt lớp để rèn luyện các kĩ năng cơ bản, cần thiết cho mình

Như vậy, hoạt động tập thể cuối tuần là một trong những nội dung quantrọng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện chohọc sinh Hoạt động tập thể cuối tuần cần được tổ chức một cách thườngxuyên, hiệu quả Muốn thế, cần có sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và phảitrải qua quá trình luyện tập thì mới có được kết quả như mong muốn

II.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP :

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp :

Nếu như mục tiêu của giáo dục Tiểu học là “ Giáo dục tiểu học nhằmgiúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn vàlâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinhtiếp tục học trung học cơ sở.” thì mục tiêu của tiết sinh hoạt lớp đó là chỉ ramặt mạnh của học sinh để các em phát huy tố chất của mình đồng thời làm

Trang 8

cho học sinh tự nhận ra khuyết điểm và hướng sửa chửa, khắc phục, từngbước hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực học sinh, đáp ứng mục tiêugiáo dục Tiểu học.

Muốn làm được những điều trên, chúng ta cần đề ra những nội dung vàcách thức thực hiện

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp :

* Nội dung cần thực hiện trong giờ sinh hoạt lớp :

- Đánh giá kết quả các hoạt trong trong tuần về mọi mặt bao gồm : học tậpthực hiện nội quy nhà trường, các phong trào thi đua, vấn đề kỉ luật, các sựkiện, sự việc có liên quan đến tinh thần và ý thức phấn đấu của lớp

- Tổ chức đăng kí thi đua giữa các tổ học sinh, giữa các thành viên tronglớp theo một chủ đề nào đó

- Tiến hành sơ kết, tổng kết thi đua sau một tuần, một tháng hoặc sau mộtđợt thi đua hoặc sau một học kì một năm học

- Các sinh hoạt theo chủ đề thường gắn với các ngày kỉ niệm lớn, gắn vớicác sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội ở trong nước và trong thế giới, những sựkiện của địa phương, của nhà trường hay của ngay tập thể lớp

- Các hoạt động văn hóa nghệ thuật : biểu diễn văn nghệ, vui chơi giải trí,thi đố vui…

* Cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp :

Một giờ sinh hoạt lớp của lớp tôi được diễn ra theo trình tự sau :

1 Khởi động : Phần này gồm các nội dung cần thực hiện:

Một là cần thay đổi không gian lớp học một chút như : bố trí lại bànghế tạo không gian thoáng đạt Theo tôi cần bố trí theo mô hình chữ U đểkhoảng giữa là nơi các em biểu diễn các tiết mục văn nghệ Đồng thời, các emđều nhìn thấy tất cả các bạn trong lớp Tránh tình trạng ngồi theo 3 dãy bàn

mà hằng ngày các em ngồi học tập Vì ngồi như thế sẽ hạn chế tầm quan sátcủa các em Chẳng hạn: khi có em ở cuối các dãy bàn phát biểu ý kiến, những

Trang 9

em ngồi ở bàn đầu của các dãy sẽ không nhìn thấy nên thường hay ngoái đầunhìn lại Bởi lẽ, đặc điểm của học sinh tiểu học là ghi nhớ có hình ảnh.

Hai là tạo không khí thân thiện, cởi mở cho tiết học Có thể bắt đầubằng một bài hát tập thể, một trò chơi hoặc một tình huống sư phạm tạokhông khí vui vẻ cho lớp học

2 Đánh giá kết quả các hoạt động trong tuần :

- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo hoạt động của tổ bao gồm: học tập, thựchiện nội quy nhà trường, các phong trào thi đua, vấn đề kỉ luật, các sự kiện, sựviệc có liên quan đến tinh thần và ý thức phấn đấu của lớp Nội dung này cầnđảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan Muốn thế, giáo viên cầntrang bị cho các tổ trưởng sổ tay ghi chép và hướng dẫn cách theo dõi, ghichép thường xuyên, hiệu quả nếu không sẽ phản tác dụng Chẳng hạn: có tổtrưởng vì quá tích cực theo dõi mà lơ đãng việc theo dõi, tiếp thu bài Do đó,công tác ghi chép chỉ được thực hiện trong giờ ra chơi hoặc cuối buổi học.Đặc biệt, giáo viên phải xem trước sổ ghi chép tổng kết hoạt động trong tuần

để có những định hướng kịp thời

Khi các tổ trưởng báo cáo, cần cử một bạn có kĩ năng viết bảng nhanh,đẹp ghi lên bảng một số nội dung cần thiết để cả lớp theo dõi

Trang 10

- Lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động trong tuần dựa trên cơ sởtheo dõi của các tổ trưởng Đồng thời đưa ra nhận xét của bản thân

- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ theo kết quả đánh giá của các tổ trưởng, củalớp trưởng và kết quả quan sát, theo dõi của mình thông qua các giờ trực tiếpgiảng dạy để đưa ra kết luận cuối cùng Trên cơ sở đó, giáo viên yêu cầu họcsinh bình chọn cá nhân xuất sắc trong tuần để tập thể tuyên dương và nhẹnhàng khuyên bảo các cá nhân có những thiếu sót trong học tập và rèn luyện

- Công tác tuyên dương học sinh cần được tiến hành trong không khí trangtrọng Bằng cách cho các em được tuyên dương bước lên phía trước để tất cảcác bạn cùng nhìn thấy và cho cả lớp vỗ tay tán thưởng Công tác nhắc nhởkhuyết điểm cần được tiến hành một cách nhẹ nhàng, tránh nặng nề gây ứcchế cho học sinh Vì vậy giáo viên chỉ cần nêu ra khuyết điểm, chỉ ra hướngkhắc phục và tỏ rõ ý tin tưởng vào sự phấn đấu của các em

3 Nêu phương hướng hoạt động tuần tới :

- Giáo viên cần triển khai các hoạt động cần thực hiện trong tuần tới.Nội dung này, giáo viên cần chuẩn bị thật đầy đủ, chi tiết, rõ ràng Đồng thời

giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân phụ trách Sau đó tổ chức đăng kí

thi đua giữa các tổ học sinh, giữa các thành viên trong lớp theo một chủ đề nào đó.

- Điều đặc biệt trong hoạt động này là ý kiến của các thành viên tronglớp về nội dung hoạt động đã triển khai Tránh tình trạng giáo viên chỉ việctriển khai còn học sinh chỉ biết thực hiện Có như thế thì kế hoạch mới mangtính toàn diện, thể hiện sự đồng thuận cao và chắc chắn việc thực hiện các nộidung kế hoạch được thuận lợi và mang lại hiệu quả

- Điểm mấu chốt là việc biểu quyết các nội dung kế hoạch Đây đượcxem là khâu cuối cùng và mang tính chất quyết định của việc xây dựng kếhoạch hoạt động cho tuần tới

Trang 11

4 Sinh hoạt văn nghệ :

Đây cũng là một nội dung được thực hiện thường xuyên trong các giờsinh hoạt lớp Có thể tổ chức bằng hình thức thi đua giữa các tổ hoặc biểudiễn luân phiên Giáo viên cần đưa ra chủ đề, loại hình nghệ thuật hàng tuần

để các em có sự chuẩn bị Đây chính là một trong những nội dung thườngxuyên trong khi xây dựng kế hoạch cho tuần tới

c Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp :

Để thực hiện tốt những nội dung trên, tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bịtiết sinh hoạt lớp trong tuần như sau :

*Giao việc cho cán bộ lớp :

Đây là một trong những việc đầu tiên khi tôi nhận lớp Thông qua nghiêncứu hồ sơ học sinh, gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm cũ, đặc biệt quan sát hằngngày, tôi chọn ra những em có năng lực quản lí lớp học, có khả năng giao tiếp

và tích cực tham gia công việc chung, học lực tương đối để giao nhiệm vụ

Ngày đăng: 17/08/2015, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w