1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Skkn một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm paint tại trường tiểu học tây phong

28 1,9K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 462 KB

Nội dung

Ở cấp Tiểu học, môn Tinhọc giúp học sinh: Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng của tin học trongđời sống và học tập; Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những mônkhác, tro

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chương trình Giáo dục Phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạoquy định chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học và hoạtđộng giáo dục trong trường phổ thông

Theo Chương trình này, môn Tin học được đưa vào dạy bắt buộc ở cấpTrung học phổ thông và tự chọn ở các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở

Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơbản về CNTT và vai trò của nó trong xã hội hiện đại Ở cấp Tiểu học, môn Tinhọc giúp học sinh: Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng của tin học trongđời sống và học tập; Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những mônkhác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạođiều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại; Bước đầu làm quenvới cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học

Trong nội dung chương trình Tin học Tiểu học có nhiều phần mềm ứngdụng tương đối dễ sử dụng và phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học Trong

đó có phần mềm Paint giúp học sinh học vẽ trên máy tính Đây là một phầnmềm hay có sẵn trong hệ điều hành Microsoft Windows XP Để sử dụng tốtphần mềm này học sinh phải vận dụng tốt các kĩ năng sử dụng chuột và bànphím máy tính Trong quá trình học và thực hành của học sinh trường Tiểu họcTây Phong, nhiều học sinh đã biết sử dụng các công cụ có trong phần mềm, kĩnăng thao tác với chuột máy tính khá tốt Tuy nhiên, kiến thức về lý thuyết các

em chưa nhớ được nhiều Nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh khối 3 kĩ năng ghinhớ lý thuyết chưa tốt, thao tác với chuột máy tính chưa nhanh và chưa chínhxác nên các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa các em vẫn chưa thể hoàn thànhhết Ngoài ra, hầu hết các em chưa thành thạo các thao tác cơ bản trên phầnmềm, vẫn còn phải nhờ đến sự hỗ trợ nhiều từ giáo viên Qua quá trình quansát, phân tích thực trạng học và thực hành của học sinh để tìm ra giải pháp nhằmphát huy được hết khả năng của học sinh trong các năm học, bản thân tôi chọn

đề tài: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint tại trường Tiểu học Tây Phong”.

Trang 2

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

a Mục tiêu

Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng của học sinh khi học vẽ trên phần mềmPaint từ đó thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nhằm nâng caochất lượng học sinh

Giúp học sinh nắm vững lý thuyết của bài học và thực hành tốt trên phầnmềm Paint để hoàn thành các yêu cầu bài tập của sách giáo khoa

- Tìm hiểu yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng về sử dụng phần mềm đồ họađược đưa vào chương trình Tin học Tiểu học khối 3, 4, 5

- Tìm hiểu về phần mềm Paint được ứng dụng vào chương trình Tin họcTiểu học khối 3, 4, 5

- Đưa ra các biện pháp để hướng dẫn học sinh học và thực hành tốt trênphần mềm Paint, đồng thời kết hợp với năng khiếu mỹ thuật để vẽ những hìnhmẫu, bức tranh theo yêu cầu, tự do thể hiện những ý tưởng sáng tạo

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lý thuyết và thực hànhphần mềm Paint

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về chuẩn kiến thức, kĩ năng về sử dụng phần mềm đồ họa trongchương trình tin học 3, 4, 5

Tìm hiểu các kiến thức về phần mềm Paint

Học sinh khối 3, 4, 5 trường Tiểu học Tây Phong, xã Băng Adrênh, huyệnKrông Ana, tỉnh Đăk Lăk năm học 2014 - 2015

Trang 3

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

CNTT luôn được đề cao trong công cuộc đổi mới giáo dục Môn Tin học

đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa vào chương trình phân ban chokhối THPT, bắt đầu từ năm học 2006 - 2007 Việc triển khai môn học này sẽ trởthành bắt buộc trên phạm vi toàn quốc

Trong Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 do Quốc hội ban hành ngày09/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Quốc hội đã xây dựng

đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ, tin học ở nhà trường phổ thông

Chỉ thị 14/2001/CT-TTg thực hiện hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày11/6/2011 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành về việc đổi mới chương trình giáodục phổ thông thực hiện nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 của Quốc hội BộGiáo dục và Đào tạo xây dựng một đề án tổng thể đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông trình Chính phủ phê duyệt trong tháng 7 năm 2001; trong đó bao gồm

cả vấn đề cải tiến tổ chức giảng dạy và học tập ngoại ngữ, tin học trong nhàtrường phổ thông; những định hướng về việc thiết kế mục tiêu, chương trìnhgiáo dục, chuẩn kiến thức và kế hoạch dạy học cho trường trung học phổ thông

kỹ thuật

Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng BộGD&ĐT quy định chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học vàhoạt động giáo dục trong trường phổ thông Theo Chương trình này, môn Tinhọc ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về côngnghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại Môn học này giúp họcsinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình côngnghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống Cũng theo

Trang 4

chương trình này, môn Tin học được đưa vào dạy bắt buộc ở cấp Trung học phổthông và tự chọn ở các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở.

Theo Công văn 4323/BGDĐT-GDTH ngày 25/8/2015 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2015 - 2016đưa ra nhiệm vụ cụ thể về môn Tin học như sau: “Tiếp tục thực hiện tổ chức dạyhọc môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theoQuyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đàotạo ở những nơi có đủ điều kiện Đẩy mạnh cách hoạt động giáo dục có nội dungTin học – Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh đượctiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, sử dụng sáng tạo.”

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Công văn số CNTT ngày 28/9/2015 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học

4983/BGDĐT-2015 - 2016 với nhiều nhiệm vụ trọng tâm như: Công tác bồi dưỡng ứng dụngCNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Tập huấn, bồi dưỡng trựctuyến cho giáo viên, tổ chức họp trực tuyến; Triển khai chương trình công nghệgiáo dục và e-Learning; Hướng đến mô hình trực tuyến, phần mềm nguồn mở,học liệu mở cho giáo dục; Xây dựng mô hình giáo dục điện tử, trường học điệntử; Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT…

Như vậy, có thể thấy CNTT đang không ngừng phát triển Việc ứng dụngCNTT vào giáo dục không chỉ giúp giáo viên đổi mới được các phương pháp,hình thức dạy học mà còn giúp học sinh có thể vừa học vừa chơi vừa thực hành,dần hình thành niềm đam mê cho các em để định hướng về sau

Giáo viên được đào tạo chuyên môn về Công nghệ thông tin

Học sinh được chuẩn bị tương đối đầy đủ công cụ học tập (Máy tính đểbàn, phần mềm ứng dụng Paint, sách giáo khoa Cùng học Tin học 1, 2, 3)

Trang 5

Học sinh cơ bản đã biết sử dụng chuột và bàn phím máy tính trước khi họcphần mềm Paint.

ra các sản phẩm đẹp, sáng tạo

* Hạn chế

Một số em có khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế, tương tác với phầnmềm còn chậm và chưa linh hoạt khi sử dụng các công cụ vẽ (thường gặp ở đốitượng học sinh lớp 3)

Trang 6

2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

* Nguyên nhân của thành công

Cơ sở vật chất của phòng Tin học luôn đảm bảo đủ số lượng máy tính chomột lớp học nên học sinh luôn có cơ hội tiếp xúc với máy tính trực tiếp để thựchành sau tiết học lý thuyết

Giáo viên Tin học luôn quan tâm, hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho học sinhtrong các giờ học lý thuyết và thực hành Giáo viên luôn tìm hiểu các phươngpháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh; sử dụng các phần mềm,phương tiện dạy học để hỗ trợ quá trình giảng dạy nhằm giúp học sinh tiếp thubài và thực hành tốt hơn

Học sinh luôn yêu thích môn Tin học Đa số học sinh luôn nghiêm túc thamgia hoạt động dạy và học môn Tin học Có ý thức tự giác trong giờ thực hành, tựtìm tòi, học hỏi từ giáo viên, bạn bè

* Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Hầu hết học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu, việcthực hành thêm trên máy vi tính ở nhà của các em không có, vì thế khả năngtương tác với phần mềm của các em còn hạn chế trong khi lứa tuổi của các emviệc nhớ và nhận thức còn chưa cao

Một vài học sinh vẫn chưa biết tự học trong sách giáo khoa để tìm hiểukiến thức mới và xem lại các kiến thức cũ mà các em đã quên Đôi khi các emvẫn còn để giáo viên nhắc nhở khi chưa tập trung trong giờ học lý thuyết, chưa

tự giác trong giờ thực hành

2.5 Phân tích, đánh giá thực trạng

Môn Tin học được đưa vào giảng dạy tại trường Tiểu học Tây Phong bắtđầu từ năm học 2012 - 2013 Để phục vụ cho việc học tin học của học sinh, nhàtrường đã chuẩn bị 01 phòng máy tính được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, cácthiết bị thiết yếu như: 1 dàn máy tính dành cho giáo viên, 20 dàn máy tính đểbàn dành cho học sinh, máy chiếu, bàn, ghế, bảng…

Từ năm học 2012 - 2013 đến nay, trường đã tạo điều kiện tổ chức học tinhọc cho học sinh 2 phân hiệu: Trường chính và buôn K62 Mỗi lớp ở trườngchính được học 2 tiết/ tuần, các lớp ở phân hiệu buôn K62 được xếp học theo

Trang 7

lớp ghép, 3 tiết/ tuần để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đến trường của họcsinh Do điều kiện chưa cho phép, trường chỉ có một phòng tin học đặt tạitrường chính nên chỉ có học sinh trường chính và phân hiệu buôn K62 được họctin học, học sinh ở phân hiệu buôn Cuê ở khá xa trường chính nên chưa thể tạođiều kiện cho các em được học môn Tin học Các em được học lý thuyết và thựchành trực tiếp nên chất lượng học tập của các em được đảm bảo hơn.

Giáo viên dạy Tin học của trường được đào tạo về chuyên ngành công nghệthông tin nên hiểu rõ về các kiến thức, ứng dụng tốt các phần mềm được BộGiáo dục và Đào tạo đưa vào áp dụng trong chương trình Tin học Tiểu học Tuynhiên, kiến thức môn tin học gắn liền với công nghệ và thay đổi rất nhanh trênthế giới Không giống như các môn học khác trong trường Tiểu học, môn Tinhọc là môn học khó giảng dạy nhất và đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nângcao trình độ cá nhân của mình để bắt kịp với tốc độ phát triển của CNTT Bảnthân tôi luôn tìm tòi, học hỏi trau dồi thêm kiến thức chuyên môn; tìm ra cácphương pháp, hình thức dạy học hay, phù hợp với đối tượng học sinh

Khi môn Tin học được đưa vào giảng dạy tại trường, bản thân tôi là giáoviên mới ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạtđộng dạy học Tôi thường áp dụng các phương pháp dạy học từ sự quan sát, họchỏi từ đồng nghiệp qua các môn học khác vào dạy môn Tin học nên chưa pháthuy được nhiều hiệu quả, chưa phát huy được hết khả năng của học sinh

Đối với chủ đề Sử dụng phần mềm đồ họa, khi học về phần mềm Paint,trước khi áp dụng các giải pháp tôi thường hướng dẫn học sinh cách sử dụng cáccông cụ vẽ có trong phần mềm theo từng nhóm hoặc hướng dẫn qua phần mềmquản lý học sinh và ít chú trọng về lý thuyết (vì học sinh chưa được trang bị đầy

đủ sách giáo khoa) Tôi chỉ hướng dẫn cho học sinh các thao tác cơ bản trênphần mềm nếu học sinh đó có nhu cầu (cách lấy lại hộp công cụ, hộp màu, hộpphông chữ,…) Tôi cũng chưa có ý tưởng tổ chức các buổi thi vẽ theo chủ đềtrong lớp mà chủ yếu dành thời gian cho học sinh thực hành để sử dụng phầnmềm thành thạo hơn và rèn thêm kĩ năng thao tác với chuột máy tính cho các

em Kết quả đạt được là hầu như học sinh thực hành khá tốt nhưng chưa thực sựlinh động khi thao tác trên phần mềm Về lý thuyết các em chưa thực sự nhớ vànắm rõ

Trang 8

Hiện nay, hầu hết học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa khi đếnlớp Tuy nhiên, điều kiện gia đình của các em còn nhiều khó khăn nên hầu hếtđều không có máy tính riêng ở nhà Các em chủ yếu thực hành kĩ năng ở trênlớp nên các kĩ năng, thao tác của một số em còn chưa thực sự thành thạo (chủyếu là học sinh khối 3) Bên cạnh đó, các đối tượng học sinh yếu, học sinh dântộc thiểu số khả năng tiếp thu kiến thức chưa tốt nên việc thực hành kĩ năng củacác em còn chậm, việc đến trường của học sinh phân hiệu buôn K62 chưa đềunên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của các em.

Paint là một phần mềm ứng dụng có sẵn trong hệ điều hành Windows XPđang được sử dụng rộng rãi trong các trường học Việc cài đặt phần mềm rấtđơn giản, không tốn nhiều thời gian của giáo viên Đặc biệt, đây là một phầnmềm ứng dụng đơn giản, dễ sử dụng đối với những người mới bắt đầu, nhất làđối tượng học sinh Để sử dụng tốt phần mềm học sinh chỉ cần thao tác thànhthạo với chuột máy tính khi sử dụng các công cụ vẽ Tuy nhiên, phần mềm Paintcũng có nhiều thao tác ngoài cách sử dụng các công cụ vẽ, đòi hỏi học sinh phảichú ý nắm bắt được cách sử dụng các thao tác đó

Nói tóm lại, để giúp học sinh học và thực hành tốt trên phần mềm Painttheo tôi khâu chuẩn bị của giáo viên là hết sức quan trọng, phải có nhữngphương pháp, hình thức dạy học phù hợp với kiến thức của bài học Qua quátrình quan sát việc học và thực hành của học sinh, tôi đúc kết được những kinhnghiệm hay nhằm củng cố lại phần kiến thức và phát huy được hết khả năng khithực hành của học sinh Bên cạnh đó, học sinh cần phải được học lý thuyết songsong với thực hành trực tiếp trên máy tính để rèn luyện thêm kĩ năng sử dụngmáy tính và củng cố lại kiến thức đã học

3 Giải pháp, biện pháp

3.1 Mục tiêu

Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp học sinh học và thựchành trên phần mềm Paint, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác vớiphần mềm, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện

Trong đề tài này, tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp giúp họcsinh học và thực hành trên phần mềm Paint, hoàn thiện và thành thạo các thao tác

Trang 9

khi tương tác với phần mềm, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phầnmềm tại trường Tiểu học Tây Phong như sau:

Giải pháp 1: Giáo viên phải nắm rõ vai trò và cách sử dụng phần mềm đồ họa Paint.

Khi sử dụng phần mềm Paint, học sinh được học về các công cụ vẽ và một

số thao tác cơ bản khi thực hiện trên phần mềm Các công cụ vẽ có các bướcthực hiện gần như tương tự nhau, chỉ khác nhau ở phần thao tác với chuột Giáoviên phải nắm chắc được tất cả các bước thực hiện của các công cụ vẽ và linhhoạt khi sử dụng các công cụ vẽ đó Tuy nhiên, có một số công cụ vẽ khi sửdụng giáo viên cần phải nắm được và hướng dẫn cụ thể cho học sinh Nhữngkiến thức đó trong sách giáo khoa không nhắc đến nhưng trong quá trình thựchành học sinh sẽ luôn gặp phải những vấn đề này Dưới đây là một vài chú ýgiáo viên nên hướng dẫn cho học sinh khi sử dụng một số công cụ vẽ của phầnmềm Paint

- Công cụ Chọn/ Chọn một phần hình vẽ (Select/Free-Form Select)

Hai công cụ này dùng để chọn phần hình ảnh bất kì của hình vẽ bằng cáchdùng chuột khoanh vùng phần hình ảnh đó Trong đó, công cụ Chọn dùng đểkhoanh vùng hình ảnh theo hình tứ giác (hình chữ nhật, hình vuông) Còn đốivới công cụ Chọn tự do, khi sử dụng công cụ để khoanh vùng thì cần phảikhoanh hết một vòng quanh phần hình ảnh được chọn, để khi di chuyển hoặcsao chép được tất cả phần hình ảnh đó

Nếu sử dụng công cụ Chọn tự do, khi khoanh hết một vòng quanh phầnhình vẽ sẽ được kết quả như sau:

Nếu không khoanh hết 1 vòng thì kết quả sẽ không di chuyển và sao chépđược toàn bộ phần hình ảnh được chọn như hình dưới đây:

Trang 10

- Công cụ Tẩy (Eraser)

Công cụ Tẩy dùng để xóa đi phần hình ảnh Khi xóa hình ảnh sẽ thay màucần xóa bằng màu nền nên nếu chọn màu nền là màu nào thì cục tẩy sẽ có màu

đó Ngoài việc chọn kích thước cục tẩy có sẵn trong phần mềm thì có thể phóng

to kích thước cục tẩy bằng tổ hợp phím Ctrl + “+” hoặc thu nhỏ kích thước cụctẩy bằng tổ hợp phím Ctrl + “-” (Chỉ có thể sử dụng dấu “+” và dấu “-” nằm ởkhu vực phím số)

- Công cụ Tô màu (Fill With Color)

Để tô màu hình vẽ thì yêu cầu các hình vẽ phải hoàn toàn khép kín, không

có bất kì 1 nét đứt hay lỗ hổng nhỏ nào Nếu có 1 nét đứt, lỗ hổng nhỏ thì màu tô

sẽ bị tràn ra ngoài

- Công cụ Đường cong (Curve)

Khi sử dụng công cụ Đường cong thì phải thực hiện đúng 3 thao tác:

+ Chọn công cụ đường cong

+ Kéo thả chuột vẽ một đoạn thẳng

+ Dặt con trỏ chuột lên đường thẳng để kéo đường cong theo ý muốn Nếu không làm theo 3 bước trên thì khi chỉnh đường cong sẽ rất khó khăn.Ngoài ra, khi vẽ đường cong sẽ được thực hiện được 2 thao tác kéo cong trênđường cong vừa vẽ

- Khi hướng dẫn sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Z để lấy lại hình trước đó giáoviên cần nhắc học sinh là chỉ được quay lại 3 lần

- Khi sao chép hình ảnh, cần chú ý:

+ Nếu nhấn phím Ctrl và kéo hình ảnh ra sẽ được kết quả như sau:

+ Nếu nhấn giữ phím Shift và kéo hình ảnh ra sẽ được kết quả như sau:

Trang 11

Việc nắm được cách sử dụng phần mềm đối với giáo viên, chính là đã “mởrộng đôi cánh” để quá trình mang tri thức ngôn ngữ đến học sinh dễ dàng hơn

rất nhiều

Giải pháp 2: Giáo viên phải nắm chắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của chủ đề Sử dụng phần mềm đồ họa, qua đó để đánh giá đúng đối tượng học sinh, có hướng giải quyết đúng đối với những học sinh còn hạn chế.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản,tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạtđược sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun)

Đối với môn Tin học Tiểu học, chuẩn kiến thức, kĩ năng không được cụ thểnhư các môn học khác mà được chia thành các module tương đối độc lập vớinhau Phần mềm Paint được xếp vào modul Sử dụng phần mềm đồ họa vớikhung chuẩn kiến thức kĩ năng như sau:

- Biết mở một trang vẽ mới

- Nhận biết các công cụ vẽ hình đơn giản

Kĩ năng:

- Vẽ được các đồ vật đơn giản

Hình mẫu vàhình cần tôđược cho sẵntrên cùng mộttrang vẽ

Trang 12

Tin học lớp 5

Kiến thức:

- Biết sử dụng các công cụ cắt, dán, ghéphình, dời hình, sao chép hình

- Biết gõ văn bản vào hình

* Đối với đối tượng học sinh lớp 3, các em mới được làm quen với máy tính

và phần mềm nên trong quá trình dạy và học giáo viên không nên đòi hỏi quá cao

ở các em, đặc biệt là ở phần lý thuyết Chương “Em tập vẽ” được dạy trongkhoảng 15 tiết thực hành, không có lí thuyết Trong các lớp tiếp theo, học sinhcòn có dịp phát triển các kiến thức và kĩ năng đồ họa vi tính nên khi dạy chươngnày, giáo viên không nên phát triển thêm các kiến thức và kĩ năng ngoài sách giáokhoa

Mục tiêu của chương cũng không yêu cầu cao với học sinh, chủ yếu là các

kĩ năng thao tác của học sinh trên phần mềm

- Về kiến thức:

+ Nhận biết được biểu tượng phần mềm đồ họa Paint trên màn hình

+ Biết vị trí hộp màu, phân biệt được màu vẽ và màu nền

+ Biết vị trí hộp công cụ, nhận biết được một số công cụ vẽ và sửa hìnhđơn giản

- Về kĩ năng:

+ Khởi động/ thoát được phần mềm đồ họa

+ Thành thạo các thao tác sử dụng chuột để chọn công cụ thích hợp, chọnmàu vẽ, màu nền

+ Tô màu theo mẫu

Trang 13

+ Sử dụng được một số công cụ vẽ hình đơn giản như Đường thẳng, Đườngcong để vẽ những đồ vật đơn giản.

+ Rèn kĩ năng di chuyển, sao chép, tẩy xóa, ghép hình

* Đối với đối tượng học sinh lớp 4, chương “Em tập vẽ” được dạy trong 12tiết, thực hành là chính và có kết hợp lý thuyết Nội dung của chương là để họcsinh tiếp tục làm quen với chương trình đồ họa Paint đã được học ở quyển 1 Vàcũng là một trong hai chủ đề kiến thức và kĩ năng chính của sách giáo khoaCùng học Tin học - Quyển 2, vì vậy giáo viên cần kết hợp giới thiệu kiến thứcmới với việc ôn luyện các kiến thức và kĩ năng học sinh đã được học Trongchương này, nhiều học sinh có thể sử dụng được nhiều công cụ khác nhau, giáoviên nên khuyến khích, không nên hạn chế khả năng của học sinh

Mục tiêu của chương như sau:

e-+ Thực hiện được các thao tác sao chép hình vẽ

+ Rèn kĩ năng sử dụng chuột khi thao tác trên phần mềm, trên máy tính

* Đối tượng học sinh lớp 5, chương “Em tập vẽ” được dạy trong 10 tiết kếthợp lý thuyết và thực hành Đòi hỏi học sinh vừa phải nắm rõ được lý thuyết vàthực hành thành thạo trên phần mềm Nhiều học sinh đã biết trước một số nộidung kiến thức của bài học hoặc đã có kĩ năng sử dụng công cụ trước khi đếnlớp, đối với những học sinh đó giáo viên cần khuyến khích và có phương án dựphòng theo hướng đề xuất thêm các yêu cầu đối với các em

Trang 14

Mục tiêu của chương như sau:

- Về kiến thức:

+ Ôn tập, củng cố các công cụ của Paint đã được học trong quyển 2

+ Giới thiệu thêm một số công cụ và các thao tác cơ bản để học sinh có thể

tự hoàn chỉnh việc vẽ hình trong phần mềm đồ họa Paint: Bình xịt màu, viết chữlên tranh, lật và quay hình, phóng to hình, hiển thị hình trên nền lưới

+ Biết cách quan sát, phân tích hình mẫu, lựa chọn công cụ thích hợp vàphối hợp các công cụ của Paint để nâng cao chất lượng sản phẩm: vẽ hình nhanhchóng, chuẩn xác

+ Bước đầu nhận thức được sự khác biệt giữa công việc vẽ tranh theo cáchtruyền thống với công việc xử lí hình ảnh mang tính công nghệ bằng phần mềm

đồ họa, chuẩn bị cho việc tiếp cận với các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp hơnnhư Corel Draw, Photoshop

- Về kĩ năng:

+ Sử dụng thuần thục các công cụ cơ bản của phần mềm Paint

+ Rèn luyện khả năng phân tích hình mẫu, đề xuất quy trình và lựa chọncông cụ hợp kí để vẽ tranh theo mẫu được dễ dàng, nhanh chóng và có độ chĩnhxác cao

+ Có kĩ năng về xử lí hình ảnh bằng phần mềm đồ họa

Vì Tin học liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng máy tính và cách tìm tòihướng giải quyết vấn đề theo phương pháp công nghệ cho nên ngoài kiểm traviết dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng giáo viên cần chú ý:

+ Đánh giá học sinh qua thực hành: Kĩ năng sử dụng máy tính và các phầnmềm

+ Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề: Tìm hướng giải quyết và biết chọnlựa công cụ thích hợp

+ Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm

+ Đánh giá qua đối thoại

Ngày đăng: 08/05/2016, 12:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w