1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

41 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 542,82 KB

Nội dung

Hiện nay HIVAIDS đã có mặt khắp mọi nơi và đang là một mối đe dọa đối với tất cả các nước trên thế giới. Nó không chừa bất cứ quốc gia, khu vực, tổ chức, cá nhân nào và cũng chưa có một loại thuốc nào đặc trị để ngăn ngừa căn bệnh thế kỉ này.Từ khi tìm thấy ca bệnh đầu tiên vào năm 1981 tại Mỹ, gần 70 triệu người đã bị nhiễm virus HIV và khoảng 35 triệu người đã chết vì AIDS. Trên toàn cầu, 34 triệu người đang sống với HIV vào cuối năm 2011. Ước tính có khoảng 0,8% người trưởng thành trong độ tuổi 15 49 năm trên toàn thế giới đang sống chung với HIV, mặc dù gánh nặng của dịch bệnh vẫn tiếp tục thay đổi đáng kể giữa các quốc gia và khu vực. Ở khu vực Châu Á,cho đến khoảng đầu thập niên 1980 vẫn chưa có ảnh hưởng đáng kể của HIVAIDS trong khi các nước khác đã bắt đầu đối phó với nó. Chỉ một số trường hợp được ghi nhận ở Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Phillipines …Tuy nhiên vào đầu những năm 1990 dịch bệnh đã lan rộng ra một số nước khu vực Châu Á và hiện nay có trên nhiều nước. Hiện nay có đến 4,9 triệu người sống với virus HIV ở khu vực châu Á Thái Bình Dương vào năm 2012. Trong đó, các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương như Campuchia, Trung quốc, Ấn Độ và Thái Lan là bốn trong số 12 quốc gia có tỉ lệ người bị nhiễm HIVAIDS cao nhất thế giới (UNAIDS).

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay HIV/AIDS đã có mặt khắp mọi nơi và đang là một mối đe dọa đối vớitất cả các nước trên thế giới Nó không chừa bất cứ quốc gia, khu vực, tổ chức, cánhân nào và cũng chưa có một loại thuốc nào đặc trị để ngăn ngừa căn bệnh thế kỉnày

Từ khi tìm thấy ca bệnh đầu tiên vào năm 1981 tại Mỹ, gần 70 triệu người đã bịnhiễm virus HIV và khoảng 35 triệu người đã chết vì AIDS Trên toàn cầu, 34 triệungười đang sống với HIV vào cuối năm 2011 Ước tính có khoảng 0,8% ngườitrưởng thành trong độ tuổi 15- 49 năm trên toàn thế giới đang sống chung với HIV,mặc dù gánh nặng của dịch bệnh vẫn tiếp tục thay đổi đáng kể giữa các quốc gia vàkhu vực

Ở khu vực Châu Á,cho đến khoảng đầu thập niên 1980 vẫn chưa có ảnh hưởngđáng kể của HIV/AIDS trong khi các nước khác đã bắt đầu đối phó với nó Chỉ một

số trường hợp được ghi nhận ở Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Phillipines …Tuynhiên vào đầu những năm 1990 dịch bệnh đã lan rộng ra một số nước khu vựcChâu Á và hiện nay có trên nhiều nước Hiện nay có đến 4,9 triệu người sống vớivirus HIV ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2012 Trong đó, các nướctrong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Campuchia, Trung quốc, Ấn Độ vàThái Lan là bốn trong số 12 quốc gia có tỉ lệ người bị nhiễm HIV/AIDS cao nhấtthế giới (UNAIDS)

Việt Nam cũng không ngoại lệ và cũng phải chịu sự ảnh hưởng của HIV/AIDS.Vào tháng 12 năm 1990 trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở ViệtNam Tính đến hết 31/5/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 213.413trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373 và 65.133 trường hợp tử

Trang 2

vong do AIDS Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 243/100.000 dân.Toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV tại 78% xã/phường, gần 98% quận/huyện

và tất cả các tỉnh thành phố có người nhiễm HIV/AIDS Trường hợp nhiễm HIVphát hiện trong 5 tháng đầu năm 2013 ở nam giới chiếm 66,3%, ở nữ giới chiếm33,7% và tỉ lệ trường hợp nhiễm HIV ở nữ giới có xu hướng tăng

Từ thực trạng đó, chúng tôi quyết định tiến hành đề tài “ HIV/AIDS và một số

yếu tố liên quan” với các mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV/AIDS hiện nay

2. Mô tả các yếu tố liên quan đến HIV/AIDS và đưa ra một số giải pháp can thiệp nhằm góp phần làm giảm tỉ lệ nhiêm HIV/AIDS ở nước ta hiện nay

Trang 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I Định nghĩa HIV/AIDS

1 HIV

Là chữ viết tắt của tiếng Anh “ Human Immuno deficiency Virus” có nghĩa

là virus gây suy giảm miễn dịch ở người HIV tấn công và tiêu diệt dần các tế bàomiễn dịch, làm suy giảm miễn dịch của cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho cácnhiễm trùng cơ hội, các rối loạn tâm thần kinh và ung thư phát triển dẫn đến tửvong

2 AIDS

Là chữ viết tắt bằng tiếng Anh “Acquired Immuno deficiency Syndrome” cónghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do nhiễm HIV, AIDS làgiai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch bị tổn thương, cơ thểkhông tự bảo vệ trước các nhiễm trùng cơ hội hoặc các biến đổi tế bào mà mộtngười bình thường có thể chống đỡ được

II Thực trạng HIV/AIDS

1. Thực trạng nhiễm HIV/AIDS trên thế giới

Nhiễm HIV ở người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem như là đại dịch.Theo báo cáo, các nỗ lực mạnh mẽ trên toàn cầu trong cuộc chiến chống lại cănbệnh thế kỷ đạt kết quả khả quan, số người bị chết vì AIDS trên thế giới giảm liêntiếp trong hai năm (2006 - 2007), sau hơn hai thập niên gia tăng Khoảng hai triệungười trên thế giới đã chết vì AIDS trong năm 2007, giảm so với mức 2,1 triệu ngườinăm 2006 Tuy nhiên UNAIDS khẳng định còn nhiều việc cần phải làm để đối phóvới dịch AIDS Trong số 33 triệu người sống chung với AIDS năm 2007, có 2,7 triệu

ca nhiễm mới, trong khi số ca nhiễm mới HIV giảm ở một số nước nhưCampuchia, Myanmar và Thái Lan thì nó lại tăng lên ở nhiều nước như TrungQuốc, Indonosia, Kenya, Mozambique, Papua New Guinea, Nga, Ukraine Thậm

Trang 4

chí tại một số nước giàu như Đức, Anh Số ca nhiễm mới HIV cũng tăng năm 2007.Những khu vực có nhiều người sống chung với HIV/AIDS nhất vẫn là khu vực miềnnam châu Phi, chiếm hai phần ba số trường hợp nhiễm HIV/AIDS toàn cầu (tươngđương 22 triệu ca), tiếp đó là khu vực Nam và Đông - Nam Á (4,2 triệu ca), Mỹ latinh 1,7 triệu ca Báo cáo cho biết tại châu Á, gần một nửa số bị nhiễm HIV ở TrungQuốc năm 2006 được cho là do sử dụng các dụng cụ tiêm chích bị nhiễm HIV Việc

sử dụng chung kim tiêm có HIV và quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyênnhân chủ yếu làm lây lan đại dịch này tại Việt Nam và Malaysia, nơi hai phần ba cáctrường hợp nhiễm HIV

Năm 2009, toàn thế giới có 1,8 triệu người mắc bệnh AIDS, giảm so với mứcđỉnh là 2,1 triệu người trong năm 2004, khoảng 260.000 trẻ em chết vì AIDS

Ước tính có khoảng 34 triệu người đang sống với HIV trên toàn cầu vào cuốinăm 2010 bao gồm 3,4 triệu trẻ em dưới 15 tuổi (WHO, 2011) Có 2,7 triệu ngườimới nhiễm HIV trong năm 2010, trong đó có 390 000 trẻ em dưới 15tuổi Trêntoàn cầu, số lượng hàng năm của người mới nhiễm HIV tiếp tục giảm, mặc dù có

sự thay đổi rõ rệt trong khu vực Ở vùng cận Sahara châu Phi, nơi mà hầu hếtnhững người mới nhiễm HIV sống , ước tính có 1,9 triệu người bị nhiễm trùngtrong năm 2010 Đây là ít hơn 16 % so với ước tính 2,2 triệu người mới nhiễmHIV trong năm 2001 và ít hơn số hàng năm của người nhiễm HIV mới từ năm

1996 đến năm 1998, khi tỷ lệ nhiễm HIV ở vùng cận Sahara châu Phi đạt đỉnhđiểm tổng thể 27%

Trong năm 2011, nhân loại vẫn ghi nhận thêm 2,5 triệu người mới nhiễmHIV và 1,7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS Tỷ lệ hiện nhiễmHIV/AIDS trên thế giới đến cuối năm 2011 vào khoảng 0,8% số người lớn (từ 15-

49 tuổi) Khu vực cận Sahara của châu Phi vẫn là nơi bị HIV/AIDS tấn công nặng

nề nhất, gần như cứ trong 20 người lớn (độ tuổi từ 15-49) trong khu vực này lại có

01 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống (4,9%) Hiện khu vực này chiếm 69%

Trang 5

tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống của thế giới Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễmHIV/AIDS ở khu vực cận Sahara châu Phi cao gấp 25 lần so với tỷ lệ này ở châu

Á, nhưng tổng số người nhiễm HIV đang sống ở châu Á (bao gồm Nam Á, ĐôngNam Á và Đông Á) lên tới con số 5 triệu Sau Cận Sahara của châu Phi (nơi bịảnh hưởng nặng nề nhất) là vùng Caribê, Đông Âu và Trung Á - những khu vựcđang có khoảng 1,0% số người lớn đang mang trong mình HIV

Nhìn chung, Châu Á đã có nhiều chương trình hành động phòng chốngHIV/AIDS trên quy mô lớn rất thành công Với sự cam kết hỗ trợ của chính quyền,các chiến dịch phòng chống HIV/AIDS ở Thái Lan, Campuachia phát huy hiệu quảlàm giảm đáng kể mức độ lây nhiễm HIV Mục tiêu của các chương trình nàythường nhằm vào việc thay đổi nhận thức và hành vi của đối tượng mại dâm vànhững khách hàng của họ Ở Tamil, Nada, Ấn Độ, các sáng kiến phòng chống HIV

đã có những tác động nhất định Đó là những chiến dịch truyền thông giảm nguy cơlây nhiễm HIV bằng cách sử dụng bao cao su, đồng thời cung cấp thuốc và điều trịmiễn phí các bệnh lây qua đường tình dục các nhóm đối tượng có nhu cầu Nhữngthành công trên đã chứng minh hoàn toàn có thể can thiệp để làm giảm thiểu tìnhhình dịch AIDS ở Châu Á Tuy nhiên cũng cần phải có nhiều hành động hơn nữatrong bối cảnh tỷ lệ nhiễm HIV nơi này ngày càng tăng Những nhóm nguy cơ caonhư mại dâm, nghiện chích ma túy, đồng tính nam vẫn còn bị bỏ quên trong nhiềuchương trình can thiệp Cụ thể, người nghiện chích ma túy là đường lây truyềnHIV/AIDS phổ biến nhất ở châu Á, nhưng chỉ có khoảng một trong mười người

nghiện chích ma túy tiếp cận với các chương trình dự phòng

Bảng 1: Số người sống chung với HIV ở khu vực Tây Thái Bình Dương,

từ năm 2001 đến năm 2010

Trang 6

Nguồn: UNAIDS / WHO, cập nhật dịch AIDS, 2001-2011

Do sự kì thị của những người xung quanh đối với các nhóm đối tượng có nguy

cơ lây nhiễm HIV cao nên độ bao phủ của các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm tìnhnguyện ở Đông Nam Á rất thấp Ước tính, chỉ có khoảng 0.1% dân số ở đây được

tư vấn và xét nghiệm trong năm 2005 Điển hình như ở Ấn Độ, nước này đã xâydựng và phát triển được khoảng 3600 trung tâm xét nghiệm cho người dân Tuynhiên, nhìn chung Châu Á vẫn còn có nhu cầu cao về tính sẵn có của các dịch vụ tưvấn và xét nghiệm tự nguyện dành cho những nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao

Trang 7

2.Thực trạng nhiễm HIV tại Việt Nam

Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam hiện vẫn chủ yếu tập trung trong các nhómnguy cơ cao, với tỷ lệ hiện nhiễm cao trong các nhóm tiêm chích ma túy, phụ nữbán dâm, khách mua dâm, và nam quan hệ tình dục đồng giới Mối liên hệ qua lạigiữa các nhóm nguy cơ cao này là việc dùng chung dụng cụ tiêm chích và tình dụckhông an toàn, nhất là trong đối tượng nam thanh niên Đây sẽ tiếp tục là nguyênnhân làm gia tăng của dịch HIV tại Việt Nam

Tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong dân cư nói chung, tính đến ngày 31-08-2007, sốlũy tích được báo cáo là 132.628 các trường hợp nhiễm HIV, 26.828 trường hợp đãchuyển thành bệnh nhân AIDS và 15.007 ca tử vong do AIDS Tất cả 64 tỉnh, thànhphố trên toàn quốc, 96% trong số tổng số 659 quận/huyện và hơn 66% trong tổng

số 10.732 xã/phường đã có báo về các trường hợp nhiễm HIV Trong số các canhiễm HIV được báo cáo có 78.9% ở độ tuổi từ 20 - 39 Nam giới chiếm 85,2%trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện Số người trẻ nhiễm HIVngày càng gia tăng và sự lây truyền qua đường tình dục khác giới bắt đầu xuất hiệnnhiều hơn

Nhìn vào sự gia tăng đáng kể của dịch HIV/AIDS, ta nhận thấy có sự khác biệtlớn về thời gian xuất hiện dịch HIV tại các địa phương của Việt Nam Dịch HIVxuất hiện đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi thuộc vùng biển ĐôngBắc, trong khi các vùng miền khác của đất nước, dịch mới xuất hiện gần đây Sựkhác biệt này đã đưa đến thực tế là các ca nhiễm HIV tập trung theo vùng địa lý, tạimột số tỉnh và các thành phố lớn, nơi có dịch chủ yếu xảy ra trong các nhóm tiêmchích ma túy, phụ nữ mại dâm và nam tình dục đồng giới

Báo cáo số tích lũy các trường hợp HIV/AIDS và tử vong ở Việt Nam, theo năm

Trang 8

Nguồn: Bộ y tế

Tính đến 30/11/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 208.866 trườnghợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 59.839 và 62.184 trường hợp tử vong doAIDS Riêng 11 tháng đầu năm 2013, cả nước phát hiện 11.102 trường hợp nhiễmHIV, 3.716 bệnh nhân AIDS và 961 người tử vong do AIDS So với cùng kỳ năm

2011, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện và báo cáo giảm 22%, số người tử vonggiảm gần 3 lần, tuy nhiên số liệu tử vong từ tuyến xã, phường thống kê chậm nêncon số tử vong vẫn còn chưa thống kê đầy đủ Về địa bàn dịch HIV/AIDS ghi nhậntăng lên 79.1% số xã/phường/thị trấn báo cáo có người nhiễm HIV ở 98%quận/huyện trong cả nước Về hình thái dịch HIV tiếp tục ghi nhận có sự thay đổi,trong số người nhiễm HIV báo cáo năm 2012 có 31,5% người nhiễm là nữ giới, caohơn 0,5% so với năm 2011 Đường lây truyền HIV lần đầu tiên báo cáo ghi nhận số

Trang 9

người nhiễm HIV bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục cao hơn lây truyền qua tiêmchích ma túy Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy theo dõi qua giámsát trọng điểm tiếp tục giảm, tỷ lệ này năm 2012 là 11,% so với 13,4% năm 2011,

tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2012 là 2,7% so với 2,9% năm

2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM 2,3% so với 5% năm 2011 (tỷ lệ nhiễmHIV trong nhóm MSM chưa phản ánh đầy đủ nhiễm HIV trong nhóm này chungcho cả nước do cỡ mẫu nhỏ)

Bảng 2: Tình hình nhiễm HIV ở các vùng kinh tế năm 2010

Đơn vị hành chính HIV Tỉ suất nhiễm

Trang 10

Nguồn: Bộ Y tế năm 2010

Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam hiện vẫn chủ yếu tập trung trong các nhóm nguy

cơ cao, với tỷ lệ hiện nhiễm cao trong các nhóm tiêm chích ma túy, phụ nữ bándâm, khách mua dâm, và MSM Mối liên hệ qua lại giữa các nhóm nguy cơ cao này

là việc dùng chung dụng cụ tiêm chích và tình dục không an toàn, nhất là trong đốitượng nam thanh niên Đây sẽ tiếp tục là nguyên nhân làm gia tăng của dịch HIVtại Việt Nam

Số trường hợp HIV ở một số tỉnh

Trang 11

Vấn đề tâm lí của những người nhiễm HIV/AIDS cũng là một vấn đề cấp thiếttrong việc giúp đỡ cũng như tìm cách chữa trị cho họ Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về HIV/AIDS nhưng những nghiên cứu về khía cạnhtâm lý thì không nhiều.

Nghiên cứu của Ilonka Brugerman và Barbara Franklin với tiêu đề “ Tình yêu vànguy cơ nhiễm AIDS của phụ nữ Việt Nam ”, nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội cho thấy rằng trong suy ngĩ của những người phụ nữ Việt Nam thì hình ảnh về nhữngngười bị AIDS vẫn còn rất nặng nề, nhiều người cho rằng những người bịAIDS là những người có lối sống không lành mạnh Họ cho rằng nói đến AIDS là nói đến chết chóc, sợ hãi và ô nhục, họ thường bị những người xung quanh ghẻlạnh và xua đuổi Đề tài của Brugerman và Franklin tìm hiểu về nhận thức, thái độ

và hành vi của những người phụ nữ Việt Nam về những người bị AIDS.Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ nghiên cứu phần lớn về nhận thức của phụ nữ ViệtNam về AIDS

Tác giả Grant Bredit với bài viết : “Sự đau khổ trước mắt ” đã cho thấy những người bị HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn liên quan đến mối quan hệ với giađình, bạn bè và những người xung quanh đồng thời khó khăn trong quá trình thuyếtphục bản thân để đi đến chấp nhận thực tế Nếu họ không thể tự mình đi đến chấpnhận họ phải cần những chuyên gia để giúp đỡ họ

Với tác giả Peter De Ruyter trong bài viết : “Sự sợ hãi có thể giết người” chorằng nơi những người bị HIV/AIDS, nỗi sợ hãi về virut HIV còn nguy hiểm hơn cảchính con virut đấy Nỗi ám ảnh sợ hãi và cảm xúc sợ hãi đã ngự trị con người họkhiến họ đau khổ nhiều hơn là nỗi đau thể xác do virut HIV gây a Ngoài ra tác giảcòn cho rằng, chính sự căng thẳng và sự kiểm soát sự căng thẳng càng khiến họcảm thấy mệt mỏi và đau khổ hơn

Trong bài viết: “sự phân biệt đối xử ” của tác giả Paula Kelly dã cho thấy sựphân biệt đối xử với những người bị HIV/AIDS hầu như nơi nào trên thế giớicũng có, chỉ là khác nhau ở mức độ Như vậy phải làm thể nào để giảm bớt sự phân

Trang 12

biệt đối xử đấy, đem yêu thương và lòng nhân đạo đến với những người bịHIV/AIDS để tất cả họ đều cảm nhận được sự thương yêu và giảm đi những nỗiđau khổ về thể xác và tinh thần mà căn bệnh mang đến.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trong bài viết : “HIV/AIDS, Test hay không Test”

đã viết rằng : “Một kết quả dương tính với HIV đồng nghĩa với cái chết vì cho đếnbây giờ bệnh chưa có thuốc ngừa và chưa có thuốc đặc trị Người nhận kết quảdương tính với HIV sẽ thấy như sụp đổ dưới chân mình, một cú sốc tâm lý rất lớn.Sau đó một loạt khủng hoảng lây truyền từ tuyệt vọng, rồi chối bỏ, rồi sợ hãi,tứcgiận, mặc cảm, tự cô lập, đôi khi muốn tự tử hoặc làm những việc không hay kháccho xã hội.” Những bài viết trên cũng đã khai thác phần nào về những khókhăn của những người bị nhiễm HIV/AIDS Những nét tâm lý và nỗi đau khổ của

họ, tuy nhiên ở tất cả bài viết mới chỉ mang tính bài viết cá nhân, chưa có mộtnghiên cứu tỉ mỉ và điều tra cụ thể nào cả

Nhiều sinh viên khoa tâm lý trường đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn đã

có những nghiên cứu về những người bị nhiễm HIV/AIDS đã góp phầngiúp mọi người hiểu rõ hơn về những nét tâm lý của bệnh nhân HIV/AIDS Nhưnghiên cứu: “Bước đầu tìm hiểu nhu cầu giao tiếp của người nhiễmHIV/AIDS tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội.” Tác giả LùngBích Ngọc (khóa luận tốt nghiệp 2004) đã cho thấy nhu cầu giao tiếp củangười nhiễm HIV/AIDS ở khu vực này thấp và ở mức trung bình Phần lớn nhữngngười nhiễm HIV có nhu cầu giao tiếp với những người thân và bạn bè hơn nhữngngười ngoài Về thái độ giao tiếp, họ mong muốn được những người xung quanhthương yêu và chia sẻ về mặt tinh thần hơn là về mặt vật chất Nghiên cứu nàycũng cho rằng nhu cầu của những người HIV còn phụ thuộc vào “cái tôicảm xúc” của cá nhân họ Ngoài ra nhu cầu giao tiếp của những người nàykhông chỉ do “cái tôi cảm xúc” của họ mà còn do những yếu tố từ bên ngoài chiphối như thái độ của những người xung quanh, thái độ của bạn bè, người thân.Như vậy gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức

Trang 13

khỏe tinh thần cho những bệnh nhân HIV Trong nghiên cứu này cũng chothấy do yếu tố kì thị của những người xung quanh khiến cho những người nhiễmHIV ngại tiếp xúc với những người xung quanh hơn, cản trở giao tiếp của họ.Trong nghiên cứu “Nhận thức của học sinh trường phổ thông trung họcTây Thụy Anh – Thái Thụy – Thái Bình về vấn đề HIV/AIDS” của tác giả ĐặngThị Nga (khóa luận tốt nghiệp 2004) Tác giả này cho thấy phần lớn học sinh ởđịa bàn trên đã có những hiểu biết về những người nhiễm HIV/AIDS nhưng nhậnthức chưa đầy đủ và còn có sự sai lệch trong hành vi ứng xử đối với những người

bị nhiễm HIV/AIDS

Với nghiên cứu: “Tính tích cực của người có HIV/AIDS trong công tác phòngchống HIV/AIDS” nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Chính(khóa luận tốt nghiệp năm 2006) cũng đã khặng định rằng những người bịnhiễm HIV/AIDS có nhận thức tốt về công tác phòng chống HIV/AIDS thể hiệnqua việc đánh giá và lý giải sự hợp lý và cần thiết tham gia công tác phòngchống HIV/AIDS của bản thân mình.Việc tham gia công tác phòng chốngHIV/AIDS sẽ giúp họ bớt đi những cảm xúc âm tính, giúp họ hòa nhập với cộngđồng và xã hội hơn Về mặt hoạt động, họ đã có những hoạt động trong côngtác phòng chống HIV/AIDS đáng khen ngợi, hầu hết họ đã tham gia các hoạt động

tự chăm sóc rất thường xuyên Bên cạnh đó còn có những người nhiễmHIV/AIDS do ma túy, ý thức tự giác chưa cao, những hoạt động này cònmang tính chất ép buộc Nghiên cứu này cũng cho rằng : gia đình, bạn bè cùngcảnh ngộ, sức khỏe và sự kì thị các cấp độ cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tínhtích cực của họ

Trang 14

SƠ LƯỢC VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY

I TÌM HIỂU CHUNG VỀ HIV

1 Nguồn gốc- Phân loại

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus thuộc chi Lentivirus, họRitrovirus Các Lentivirus có nhiều đặc tính hình thái và đặc tính sinh học giốngnhau Lentivirus có thể truyền bệnh cho nhiều loài, với đặc trưng là thời gian nhiễm

và ủ bệnh rất dài

Dòng di truyền của nó là dòng di truyền ngược chiều từ RNA sang DNA chứkhông phải thuận chiều DNA sang RNA Lentivirus truyền đi dưới dạng virusmang RNA chuỗi đơn dương (single-stranded, positive-sense) có màng bao bênngoài Khi xâm nhập vào tế bào đích, bộ gen trong RNA của virus được chuyển đổi(phiên mã ngược) thành DNA mạch kép bởi enzym phiên mã ngược đã được vậnchuyển cùng với bộ gen của virus trong các hạt virus DNA của virus được tạo rasau đó được đưa vào nhân tế bào và tích hợp vào DNA của tế bào nhờ enzymintegrase của virus và các cofactor của tế bào chủ Sau khi tích hợp, virus trở thành

Trang 15

tiềm ẩn, cho phép virus và tế bào chủ của nó có thể tránh bị hệ thống miễn dịchphát hiện Ngoài ra, virus này có thể được sao chép, sản sinh bộ gen RNA vàprotein của virus, sau đó đóng gói và phát tán từ tế bào dưới dạng các hạt virus mới

và bắt đầu vòng tái tạo tiếp tục

Bảng 3: So sánh HIV - 1 và HIV - 2

truyền

Mức độ lây lan

Nguồn gốc (suy đoán)

thường

HIV có nguồn gốc từ các động vật linh trưởng và lây sang người những nămđầu của thế kỉ 20 HIV-1 và HIV-2 gây bệnh cho người đều cho là có nguồn gốc từTây-Trung Phi và từ một bệnh cho động vật của loài linh trưởng truyền sang chongười mà lý giải có thể là qua các thợ săn thú

Trang 16

Vào cuối năm 1983, GS Luc Montagnier và tại viện Pasteur Paris phát hiện

ra virus gây bệnh và đặt tên là LAV- lymphadenopathy associated virus (virus có

liên quan đến bệnh hạch lymphô) Gần nửa năm sau ,Gs Robert Gallo và nhóm

nghiên cứu tại NIH cũng phát hiện 1 virus như thế và đặt tên là HTLV III

-Human T-cell lymphotropic virus (virus ưa tế bào lymphô T của người) và tự

cho mình là người đã phát hiện ra virus gây suy giảm miễn dịch ở người(HIV) Việc này đã dấy lên 1 cuộc tranh cãi gay gắt giữa 2 nhóm nghiên cứu Đến tháng 3/1987 , cuộc tranh cãi này mới chấm dứt khi Tổng thống MỹRonald Reagan và Tổng thống Pháp đứng ra dàn xếp , tuyên bố Luc Montagnier

và Robert Gallo là đồng tác giả phát hiện ra HIV

2 Đặc điểm cấu trúc

HIV có cấu trúc không giống với các retrovirus khác Nó có hình cầu vớiđường kính khoảng 120nm, nhỏ hơn khoảng 60 lần so với một tế bào hồng cầu,nhưng đối với các virus khác thì nó khá lớn HIV chứa 2 bản sao của ARN chuỗiđơn dương mã hóa 9 gen của virus được bao bọc bởi 1 lớp vỏ (capsid) hình nón baogồm 2.000 bản sao của các protein p24 Các RNA sợi đơn được gắn kết với nhữngprotein nucleocapsid p7 (phức hợp bao gồm acid nucleic và vỏ capsid) và nhữngenzyme cần thiết cho sự phát triển của virus như enzyme phiên mã ngược, enzymeprotease, ribonuclease và integrase Chất gian bào gồm những protein p17 của virusbao quanh lớp vỏ capsid để bảo vệ các hạt virus (virion)

Trang 17

Hình 1: Cấu trúc của vius HIV

3 Chu kỳ sinh trưởng của HIV

Gồm 5 giai đoạn

Giai đoạn 1: Gắn kết hòa màng - xâm nhập vào trong tế bào.(1, 2)

Giai đoạn 2: Sao chép ngược từ ARN –vius thành AND-HIV-virus.(3)

Giai đoạn 3: Tích hợp vào AND trong NST để thành AND- Tiền virus.(4)

Giai đoạn 4: Phiên mã tạo ra ARN- truyền tin tạo ra khuôn để tạo ra sợi dài củaARN- HIV (5)

Trang 18

Giai đoạn 5: Lắp ráp và trồi ra.(6,7)

Hình 2: Các giai đoạn phát triển của virus HIV

4 Các giai đoạn tiến triển của HIV/AIDS

Gồm: Hội chứng, suy giảm miễn dịch, mắc phải

Hội chứng: nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổihạch do một căn bệnh nào đó gây ra

Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chốnglại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng

Trang 19

hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công củacác tác nhân gây bệnh.

Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống

AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV

Ở Châu Phi, tuổi thọ đã giảm trong các thập kỉ vừa qua chỉ vì tử vong doAIDS và ung thư Kaposi, một khối u xuất hiện ở bệnh nhân AIDS, hiện nay là khối

u phổ biến nhất được báo cáo ở các nước hạ Sahara

HIV/AIDS có thể phân thành 3 giai đoạn tiến triển chính:

4.1 Giai đoạn cấp tính

Nhiễm HIV thường xảy ra bằng cách đưa các chất dịch cơ thể từ người bịnhiễm bệnh vào cơ thể của một người không bị nhiễm bệnh Giai đoạn virus nhânlên một cách nhanh chóng xảy ra ngay sau đó, dẫn đến có nhiều virus trong máungoại biên Ở giai đoạn này, mức HIV có thể lên đến vài triệu hạt virus trong mỗi

ml máu

Phản ứng này đi kèm với việc lưu lượng tế bào T-CD4+ bị giảm đáng kể.Trong tất cả các bệnh nhân, mức virus này thực tế là do sự hoạt hóa của các tế bàoT-CD8+ đã giết chết những tế bào bị nhiễm HIV, sau đó sản sinh các kháng thểhoặc biến đổi huyết thanh Phản ứng của tế bào T-CD8+ được cho là quan trọngtrong việc kiểm soát mức virus từ mức cao trở thành suy giảm dần, và phục hồi sốlượng tế bào T-CD4+ Phản ứng của tế bào T-CD8+ tốt sẽ làm tiến triển bệnh chậmhơn và việc dự đoán bệnh tốt hơn, mặc dù nó không thể loại trừ được virus

Trong thời gian này (thường là 2-4 tuần sau khi phơi nhiễm), hầu hết cácbệnh nhân (80-90%) sẽ mắc bệnh cúm hoặc bệnh gần giống như bệnh bạch cầu đơnnhân, gọi chung là nhiễm HIV cấp tính, có thể với các triệu chứng phổ biến bao

Trang 20

gồm sốt, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu, lở miệng và thực quản,

và ít phổ biến hơn còn có các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn và nôn, sưnggan/lá lách, giảm cân, bệnh tưa miệng, và các triệu chứng thần kinh Từng cá thể bịnhiễm bệnh có thể có một hoặc vài triệu chứng này, cũng có trường hợp không xuấthiện bất cứ triệu chứng nào Thời gian của các triệu chứng là khác nhau, trung bìnhkéo dài 28 ngày và ngắn nhất thường là một tuần

Do tính chất không rõ ràng của những triệu chứng này, cho nên bệnh nhânthường không nhận ra các dấu hiệu của nhiễm HIV Ngay cả khi bệnh nhân đến bác

sĩ hay bệnh viện, họ thường sẽ được chẩn đoán nhầm là bị một trong các bệnhnhiễm khuẩn thông thường với các triệu chứng tương tự Hệ quả là, những triệuchứng tiên phát này không được sử dụng để chẩn đoán nhiễm HIV, vì không phảitất cả các trường hợp nhiễm HIV đều xuất hiện những triệu chứng này và phần lớnlại giống triệu chứng của các bệnh thông thường khác Tuy nhiên, nhận biết hộichứng có thể quan trọng, bởi vì bệnh nhân có thể dễ lây bệnh cho nhiều người tronggiai đoạn này

4.2 Giai đoạn mãn tính

Sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch sẽ làm giảm số lượng của các hạt virustrong máu, chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV mạn tính Giai đoạn này có thể kéodài từ 2 tuần cho đến 20 năm tùy theo từng trường hợp Trong suốt giai đoạn mãntính, HIV hoạt động trong các hạch bạch huyết, làm cho các hạch này thường bịsưng do phản ứng với một số lượng lớn virus bị kẹt trong mạng lưới các tế bào tuahình nang (FDC) Các mô giàu tế bào CD4+ xung quanh cũng có thể bị nhiễmbệnh, các hạt virus tích tụ cả trong các tế bào bị nhiễm và ở dạng virus tự do Tronggiai đoạn này bệnh nhân vẫn có khả năng lây bệnh, tế bào T CD4+ CD45RO+mang theo tải lượng virus nhiều nhất, và việc bắt đầu sớm điều trị kháng retrovirus

sẽ cải thiện đáng kể thời gian sống

Ngày đăng: 16/08/2015, 18:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Ban Mai “Tỉ lệ nhiễm HIV của chồng thai phụ có HIV dương tính tại bệnh viện Từ Dũ năm 2008 – 2009”, Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ X - năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉ lệ nhiễm HIV của chồng thai phụ có HIV dương tính tại bệnhviện Từ Dũ năm 2008 – 2009
5. Nguyễn Thị Kim Phượng, Luận văn chuyên khoa cấp 1, “ Nghiên cứu kiến thức và thái độ về HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục của nhân dân 3 xã Cuôrknia, Tân Hòa, huyện Buôn Đôn , tỉnh Đắk Lắk 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kiến thức vàthái độ về HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục của nhân dân 3 xãCuôrknia, Tân Hòa, huyện Buôn Đôn , tỉnh Đắk Lắk 2011
9. Vũ Văn Xuân, Luận văn thạc sĩ y học năm 2009, “ Đặc điểm lây nhiểm ở ngươi nhiễm HIV/AIDS và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ , điều trị của cộng đồng tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm lây nhiểm ở ngươi nhiễmHIV/AIDS và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ , điều trị của cộng đồng tại phòng khámngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
17. Trường Đại học Y tế công cộng HÀ Nội, “ Nghiên cứu các biểu hiện tổn thương hệ vận động ở bệnh nhân có HIV được quản lý và điều trị tại trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lạng Sơn năm 2008” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các biểu hiện tổn thương hệvận động ở bệnh nhân có HIV được quản lý và điều trị tại trung tâm phòng, chốngHIV/AIDS tỉnh Lạng Sơn năm 2008
1. Nguyễn Thị Chính (2006), Luận văn tốt nghiệp, Tính tích cực của người có HIV/AIDS trong công tác phòng chống HIV/AIDS, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Khác
3. Đặng Thị Nga (2004), Nhận thức của học sinh trường THPT Tây Thụy Anh – Thái Thụy – Thái Bình về vấn đề HIV/AIDS, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Khác
4. Lùng Thị Ngọc (2004), Bước đầu tìm hiểu nhu cầu giao tiếp của người nhiễm HIV/AIDS tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Khác
6. GS.VS.BS Phạm Song, HIV/AIDS, Tổng hợp, cập nhật và hiện đại NXB y học Khác
7. Võ Văn Thắng ( 2010), Giáo trình sức khỏe tình dục, Giáo trình đào tạo cử nhân y tế công cộng và bác sĩ y học dự phòng, Nhà xuất bản đại học Huế Khác
8. Nguyễn Thị Uyên(2012),Khóa luận, Tâm thế của những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối ở bệnh viện Đống Đa, Hà Nội Khác
10. Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2013 và trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013, Bộ y tế, Số 506 /bc-byt, Ngày 04/07/2013 Khác
11. Báo cáo công tác y tế tháng 06 năm 2013, Bộ y tế, Số 466/bc-byt, Ngày 24/06/2013 Khác
12. Đại học Y-Dược Huế, Giáo trình dân số học, Nhà xuất bản đại học Huế, 2008 Khác
13. Giáo trình xã hội học về phòng chống HIV/AIDS, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khác
15. Thông tin y học việt nam, Viện công nghệ thông tin- thư viện y học trung ương, www.cimsi.org.vn Khác
16. Trang thông tin trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, Www.hsph.edu.vn Khác
20. Wpro\hiv and sexually transmitted infection in the western pacific reigion: 2000-2010 Khác
21. Vishwanath venketaraman, global view of hiv infection 2011, published by intech, janeza trdine 9, 51000 rijeka, croatia Khác
22. Nancy malla, sexually transmitted infections 2012, published by intech Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w