GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 37)

IV. Các đặc điểm tâm lý – xã hội của bệnh nhân HIV/AIDS

GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ

Nâng cao trình độ hiểu biết về HIV/AIDS:

1. Tăng cường hoạt động truyền thông-giáo dục cộng đồng bằng các phương tiện thông tin đại chúng: loa truyền thông cộng đồng, panô, áp phích…

2. Tổ chức các buổi tư vấn trực tiếp tại cộng đông, hướng dẫn cho họ về sử dụng BCS.

3. Áp dụng biện pháp truyền thông linh hoạt cho từng nhóm đôi tượng có nguy cơ cao: gái mại dâm, nhóm tiêm chích ma túy, nhóm nam có quan hệ tình dục đồng tính…

Đào tạo đội ngũ cán bộ y tế, bao gồm các nhân viên làm việc tại các phòng khám và điều trị lây nhiễm HIV, để khắc phục được tình trạng thiếu hiểu biết và định kiến đối với đối tượng có nguy cơ mắc hoặc mắc.

Tập trung nỗ lực vào các cơ sở y tế để các đối tượng có nguy cơ mắc hoặc đang mắc HIV/AIDS có thể tiếp cận các dịch vụ phù hợp.

Thúc đẩy việc sử dụng bao cao su có chất lượng ở các nhóm dân cư, tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao : phát bao cao su miễn phí, bán với giá thành thấp, đảm bảo liên tục sẵn có.

Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu:

1. Không dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm sạch dùng 1 lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma tuý.

2. Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.

3. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.

4. Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai, …

5. Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoái tai vì những đồ dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS

6. Phòng nhiễm HIV qua đường tình dục

7. Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

8. Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV

9. Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

10. Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai, nếu đã có thai thì không nên sinh con.

11. Trường hợp muốn sinh con mà mẹ bị nhiễm HIV, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

12. Dự phòng và điều tri bệnh lây qua đường tình dục.

13. Có chương trình dành riêng cho người tiêm chích ma túy.

14. Phòng chống lây lan HIV của cán bộ làm công tác điều trị khám bệnh và tiếp xúc với người HIV(+).

15. Ban hành hay thay đổi luật và chính sách đi đôi với giáo dục cộng đồng về thái độ không được kỳ thị và hành vi nhục mạ người đang sống với HIV/AIDS.

Ngoài ra cần chú trọng các giải pháp như:

1. Đa dạng hóa về nội dung, phương thức thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông bảo đảm tính thân thiện, có chất lượng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối

tượng, văn hóa, ngôn ngữ ở các vùng miền khác nhau.Trong đó chú trọng truyền thông cho người dễ bị lây nhiễm HIV, người trong độ tuổi sinh đẻ, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, lồng ghép các nội dung tuyên truyền giáo dục về phòng chống HIV/AIDS với tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về giới, giáo dục sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch.

2. Dự phòng và điều tri bệnh lây qua đường tình dục.

3. Phòng chống lây lan HIV của cán bộ làm công tác điều trị khám bệnh và tiếp xúc với người HIV(+).

4. Kết hợp chặt chẽ các biện pháp phòng chống HIV/AIDS với phòng chống ma túy, mại dâm.

5. Ban hành hay thay đổi luật và chính sách đi đôi với giáo dục cộng đồng về thai độ không được kỳ thị và hành vi nhục mạ người đang sống với HIV/AIDS. Bảo đảm cung cấp có hiệu quả các dịch vụ an sinh xã hội cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, đồng thời tăng cường hoạt động vận động người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV tham gia đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội

6. Củng cố, tăng cường hợp tác quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ với các tổ chức Liên hợp quốc, song phương, đa phương để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kỹ năng quản lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; Phối hợp chặt chẽ với các nước có chung biên giới đường bộ trong việc chia sẻ thông tin và triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS qua biên giới.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 37)