Tác động trên dân số

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 32)

IV. Các đặc điểm tâm lý – xã hội của bệnh nhân HIV/AIDS

2. Tác động trên dân số

Tại Đông Phi và Nam Phi nếu cứ phát triển dịch như hiện nay và chương trình điều trị HIV không được phổ cập rộng rãi cho mọi người cần đến thì 60% dân số hiện ở độ tuổi 15 sẽ không có sinh nhật vào tuổi 60.

Sự khác biệt về tiếp cận điều trị HIV được thể hiện cực rõ ở tỷ lệ tử vong do AIDS. Ở nước thu nhập trung bình hay thấp tỷ suất chết do AIDS cao gấp 20 lần ở những người sống chung với HIV tại các nước đã công nghiệp hóa.

- Ảnh hưởng đến cấu trúc tuổi và giới tính: Tử vong liên quan đến AIDS đang làm thay đổi cấu trúc tuổi của dân số ở những nước bị ảnh hưởng nặng nề. Ở những nước đang phát triển có tỷ lệ nhiễm HIVvà AIDS thấp, hầu hết các trường hợp tử vong là ở những người rất trẻ hoặc rất già. Nhưng AIDS tấn công chủ yếu vào người lớn ở độ tuổi lao động - những người bị nhiễm thường là vị thành niên và thanh niên - làm thay đổi tỷ lệ tử vong thông thường và làm thay đổi cấu trúc tuổi ở một số nước. Vì số người chết do nhiễm AIDS tập trung ở nhóm tuổi 25-45, những cộng đồng có tỷ lệ nhiễm HIV cao sẽ mất cân đối về số cha mẹ và những công nhân có kinh nghiệm và tạo ra những lỗ hổng rất khó bù đắp cho xã hội. Ở một số khu vực, phụ nữ là những người dễ bị tổn thương hơn nam giới, và cái chết của họ làm nhiều gia đình mất đi những người chăm sóc chính trong gia đình. Ở châu Phi cận Sahara và Caribê, nơi virus lan rộng chủ yếu qua quan hệ tình dục khác giới, tỷ lệ nhiễm HIV của phụ nữ cao hơn ở nam giới.

- HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỉ lệ tử vong, tỷ lệ chết sơ sinh, tỷ lệ chết mẹ... làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống,…

Những người đang sống chung với HIV/AIDS có khả năng mắc các loại bệnh và các loại truyền nhiễm khác bởi hệ thống miễn dịch bị suy giảm và kết quả là đại dịch AIDS đã làm tăng thêm bệnh viêm phổi và lao ở rất nhiều nơi trên thế giới.

Ở châu Phi cận Sahara, tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi thường cao hơn nhiều so với trường hợp nếu như không mắc HIV. Thiếu thuốc để kéo dài thời gian sống, 1/3 số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV (bị nhiễm từ mẹ) chết trước khi tròn một tuổi, và khoảng 60% chết trước 5 tuổi.

Sự gia tăng tử vong do AIDS cũng làm ngừng hoặc làm đảo lộn những kết quả đạt được về tuổi thọ trung bình ở nhiều nước ở Châu Phi. Ví dụ: Ở Lê-sô-tô, năm 2005, ước tính có 1/4 người lớn đang sống chung với HIV/AIDS, tuổi thọ trung bình là 60 năm từ 1990-1995, nhưng con số này đã giảm mạnh xuống 34 năm vào giai đoạn 2005-2010, chủ yếu là do tử vong liên quan đến AIDS. Liên hợp quốc dự báo tuổi thọ bình quân ở Lê-sô-tô có thể tăng đến 69 năm trong giai đoạn 2015- 2020 nếu không bị tử vong quá mức do AIDS. Các nước ngoài châu Phi bao gồm Bahama, Campuchia, Cộng hoà Đominica, Haiti và Mianma, tuổi thọ bình quân triển vọng sẽ giảm.

3. Phụ nữ

AIDS là gánh nặng cho phụ nữ vì chăm sóc AIDS thường rơi xuống đầu họ. Trẻ gái phải bỏ học để chăm sóc cho cha mẹ hay anh chị em ruột.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w