Một số phương pháp điều trị HIV/AIDS hiện nay

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 27)

1. Các thuốc kháng HIV

Các thuốc ARV được chia thành 3 nhóm chính. - Nhóm ARV ức chế men sao chép ngược gồm:

+ Chất ức chế men sao chép ngược tương tự nucleoside: gồm Zidovudine (AZT), Lamivudine (3TC), Stavudine (D4T), Abacavir (ABC), Didanosine (DDI), Zalcitabine (DDC), Emtricitabine (FTC), Tenofovir.

+ Chất ức chế men sao chép ngược không tương tự nucleoside: gồm Nevirapine, Efavirenz và Delavirdine.

- Nhóm ức chế men protease (Protease Inhibitors - PI): gồm Lopinavir,

Atazanavir, Amprenavir, Fosamprenavir, Indinavir, Nelfinavir, Ritonavir, Saquinavir.

- Nhóm thuốc ngăn cản sự hoà màng: enfuvirtide đang được nghiên cứu.

2. Các phác đồ điều trị cụ thể trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam 2.1. Phác đồ chính: 2.1. Phác đồ chính:

AZT + 3TC + NVP hoặc d4T + 3TC + NVP

2.2. Các phác đồ thay thế

Phác đồ: AZT + 3TC + EFV hoặc d4T + 3TC + EFV Phác đồ: TDF + 3TC+ NVP hoặc TDF + 3TC+ EFV

Phác đồ: AZT+ 3TC+ TDF

3. Một số thí điểm hiện nay

Phương pháp điều trị 2.0 - một sáng kiến chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình Phối hợp của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS), bao gồm: một phác đồ thuốc tối ưu hơn cho những người sống với HIV, các công cụ chẩn đoán rẻ, đơn giản hơn và dịch vụ chủ yếu do các cộng đồng tự thực hiện với chi phí thấp. Ngoài việc cứu mạng sống, liệu pháp kháng virus này, nếu được bắt đầu sớm sẽ chặn sự phát triển của HIV trong người nhiễm và làm giảm nguy cơ lây nhiễm sang người khác.

Ông Eamonn Murphy, Giám đốc UNAIDS Việt Nam, Chủ tọa Nhóm Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV tại Việt Nam nhận định: "Sự đổi mới này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí, phát triển hơn nữa quy mô các chương trình can thiệp về HIV, huy động được nguồn lực từ cộng đồng để mở rộng xét nghiệm và điều trị HIV, giảm kỳ thị, và sau cùng là tăng tính bền vững của ứng phó quốc gia với HIV".

Cũng theo PGS, TS Bùi Ðức Dương, trước nguy cơ bùng phát đợt dịch mới, Việt Nam sẽ thí điểm phương pháp điều trị mới 2.0 nhằm tiến tới đáp ứng được cho tất cả những người cần đến các dịch vụ dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ. Ðây là một sáng kiến chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) mà nước ta là quốc gia đầu tiên triển khai thí điểm. Dự kiến phương pháp này sẽ được khởi động vào cuối năm nay tại hai địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV là Ðiện Biên và Cần Thơ. Phương pháp này bao gồm năm phương thức chính: tối ưu hóa công thức điều trị, giảm số lượng viên thuốc, giảm độc tính của thuốc; phát triển công nghệ chẩn đoán mới, đơn giản hóa quy trình chẩn đoán, sử dụng phương pháp chẩn đoán sớm với công cụ chẩn đoán rẻ hơn; giảm giá thành dịch vụ xét nghiệm, thuốc, chi phí cho thầy thuốc và người bệnh; công tác tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị

HIV/AIDS sẽ được lồng ghép vào hoạt động y tế thôn, bản, xã, phường, cộng đồng, các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản...; huy động sự giúp đỡ của cộng đồng, bảo vệ quyền lợi của người có HIV/AIDS. Tại hai địa phương được thí điểm, trước mắt Bộ Y tế sẽ sử dụng test chẩn đoán HIV nhanh và thực hiện lồng ghép dịch vụ cung ứng chẩn đoán, điều trị ngay tại tuyến xã, phường và huyện. Người nhiễm HIV được hỗ trợ tham gia các dịch vụ kết nối chăm sóc điều trị ARV với điều trị bằng Methadone, trao đổi bơm kim tiêm, cấp phát bao cao-su...

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 27)