1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

khảo sát hoạt động cho thuê tài chính tại việt nam

43 313 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TIỂU LUẬN Đề tài GV: Nguyễn Thị Hai Hằng Khoa Tài chính – Ngân hàng Nhóm thực hiện: 6A Lớp K12504 TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 04 năm 2015 Môn: Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại Nhóm thực hiện: 6A P a g e | 1 DANH SÁCH NHÓM 6A 1. Họ và tên: Đặng Trung Kiên MSSV: K125042062 Phần bài làm: 2.3 - quy trình thủ tục cho thuê 2.4 – mua và cho thuê lại 2.5 – cho thuê tài chính giáp lưng Chỉnh sừa bài. 2. Họ và tên: Huỳnh Phi Long MSSV: K125042071 Phần bài làm: 2.2.1 – chủ thể tham gia CTTC 2.2.2 – tài sản cho thuê 2.2.3 – điều kiện CTTC Chuẩn bị Powerpoint. Chỉnh sừa bài. 3. Họ và tên: Lê Hoàng Như Ngọc MSSV: K125042080 Phần bài làm: 2.2.4 – thời hạn cho thuê 2.2.5 – kỳ hạn thanh toán 2.2.6 – lãi suất, tỷ lệ đặt cọc, giá chọn mua Thuyết trình. Chỉnh sừa bài. Môn: Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại Nhóm thực hiện: 6A P a g e | 2 4. Họ và tên: Nguyễn Phan Khôi Nguyên MSSV: K125042081 Phần bài làm: Lên dàn bài, mở đầu, kết luận. 1 – khái quát về hoạt động CTTC Tổng hợp bài, làm câu hỏi cho lớp. Chỉnh sừa bài. 5. Họ và tên: Bùi Trần Thanh Sang MSSV: K125042100 Phần bài làm: 3.1 – những thành tựu đạt được 3.2 – những hạn chế tồn tại Thuyết trình. Chỉnh sừa bài. 6. Họ và tên: Nguyễn Thị Hải Thùy MSSV: K125042114 Phần bài làm: 3.2 – nguyên nhân của hạn chế 3.3 – kiến nghị giải pháp Chỉnh sừa bài. Môn: Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại Nhóm thực hiện: 6A P a g e | 3 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 5 1. Khái quát về hoạt động cho thuê tài chính 6 1.1. Lịch sử ra đời 6 1.2. Khái niệm cho thuê tài chính 8 1.3. Đặc trưng 9 1.3.1. Những điểm khác biệt giữa cho thuê tài chính và cho thuê vận hành 9 1.3.2. Những điểm khác biệt giữa cho thuê tài chính và tín dụng trả góp 10 1.4. Lợi ích và rủi ro của hoạt động cho thuê tài chính 11 1.4.1. Lợi ích 11 1.4.2. Rủi ro 12 2. Hoạt động cho thuê tài chính 13 2.1. Công ty cho thuê tài chính 13 2.2. Hoạt động cho thuê tài chính thông thường 16 2.2.1. Các chủ thể tham gia 16 2.2.2. Tài sản cho thuê 17 2.2.3. Điều kiện để được thuê tài chính 17 2.2.4. Thời hạn cho thuê 18 2.2.5. Kỳ hạn thanh toán tiền thuê 18 2.2.6. Lãi suất cho thuê – tỷ lệ đặt cọc – giá chọn mua 19 2.3. Quy trình và thủ tục cho thuê 19 2.3.1. Hình thức cho thuê tài chính hai bên 22 2.3.2. Hình thức cho thuê tài chính ba bên 22 Môn: Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại Nhóm thực hiện: 6A P a g e | 4 2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên 25 2.4. Tái cho thuê (mua và cho thuê lại) 30 2.5. Cho thuê tài chính giáp lưng 32 3. Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam 34 3.1. Những thành tựu đạt được 34 3.2. Những hạn chế còn tồn tại 36 3.3. Một số giải pháp để phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam 39 KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 Môn: Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại Nhóm thực hiện: 6A P a g e | 5 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, sự xuất hiện của các công ty, doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhiều thì vấn đề vốn kinh doanh vẫn luôn là bài toán đầu tiên mà các nhà quản trị buộc phải giải quyết. Thực tế cho thấy, vấn đề kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố khác nhau hợp thành, trong đó có việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và quá trình nâng cấp, đổi mới theo công nghệ là vấn đề bức thiết nhất. Nhìn chung, thị trường Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là thị trường tiềm năng, nội lực nhưng cho đến hiện tại vẫn còn đang trong giai đoạn kém phát triển hơn so với các cường quốc trong khu vực và trên thế giới. Một trong những nguyên nhân chính là phần lớn máy móc, thiết bị cơ giới mà các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng đã rất lạc hậu, cũ kỹ và kém chất lượng. Như vậy, làm thế nào để có được nguồn vốn đầu tư dồi dào đáp ứng nhu cầu cải tiến và đổi mới hệ thống vận hành sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường? Cách nào có thể mang lại nguồn vốn đầu tư có hiệu quả nhất? Nắm bắt được nhu cầu trên, các công ty cho thuê tài chính đã ra đời. Và để tìm hiểu xem liệu các công ty này có thể là giải pháp đúng đắn cho những doanh nghiệp cầu vốn hay không thì nhóm chọn đề tài “Khảo sát hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam”. Môn: Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại Nhóm thực hiện: 6A P a g e | 6 1. Khái quát về hoạt động cho thuê tài chính 1.1. Lịch sử ra đời Mặc dù thời gian xuất hiện giao dịch cho thuê đầu tiên vẫn chưa được xác định một cách chính xác nhưng theo những ghi nhận sớm nhất về việc cho thuê tài chính trong các tài liệu cổ thì những giao dịch này đã xuất hiện từ trước năm 2000 trước Công Nguyên tại thành phố của người Sumer 1 . Theo đó, người ta cho thuê những dụng cụ nông nghiệp, quyền sử dụng và nguồn nước, gia súc và các loại thú khác. Ngoài ra, người ta đã tìm được những chứng cớ về sự tồn tại của một công ty thuê khoảng năm 1800 trước Công nguyên ở Babylonia. Đến năm 1700 trước Công Nguyên, Hamurabi- vị vua nổi tiếng của Babylon đã kết hợp những quy định về cho thuê tài sản của người Sumer và người Achaean để soạn thảo ra bộ luật đầu tiên về cho thuê tài sản. Những người Hy Lạp cổ là những người đầu tiên phát triển hình thức cho thuê lại các khu mỏ và cho thuê nhà băng. Hợp đồng cho thuê nhà băng đầu tiên được kí vào năm 370 trước CN cho các tài sản bao gồm tên của nhà băng, các khoản cầm cố, các văn phòng và nhân viên. Một trong những điều luật đầu tiên nhắc tới thuê ở Liên hợp Anh là Đạo luật xứ Wales được soạn thảo vào năm 1284. Đạo luật đã sử dụng những điều luật về đất đai sẵn có làm khung pháp lý cho việc thuê các tài sản như các thiết bị nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của hệ thống đường sắt vào giữa thế kỷ 19, các doanh nghiệp nhỏ cũng đầu tư vốn vào các toa tàu chở than và sau đó cho các công ty mỏ thuê lại. Các hợp đồng thuê thường cho người thuê quyền được mua thiết bị sau khi hết thời hạn hợp đồng. 2 Tuy vậy, hoạt động cho thuê tài sản chỉ thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ năm 1952 khi công ty cho thuê tài chính đầu tiên United State Leasing 1 là một nềnvăn minh cổ và cũng là một vùng lịch sử ở phía nam Lưỡng Hà, Iraq hiện nay, ở thời kỳ đồ đồng đá và thời kỳ đồ đồng sớm. <http://vi.wikipedia.org/wiki/Sumer> 2 <https://lc.vietinbank.vn/sites/home/knowledge/09061501.html> Môn: Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại Nhóm thực hiện: 6A P a g e | 7 Corporation 3 được thành lập tại Mỹ và tiếp theo là công ty Leasing and Percantile Credit tại Anh. Sau đó loại hình cho thuê tài chính lan rộng khắp Tây Âu và đến năm 1963 thì đặt chân đến châu Á bằng việc ra đời công ty Orient Leasing tại Nhật Bản. Tại Việt Nam, Mặc dù công ty cho thuê tài chính đầu tiên được thành lập vào năm 1996 và hoạt động cho thuê tài chính cũng đã manh nha ở các ngân hàng trước đó nhưng phải cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 thì hoạt động cho thuê tài chính ở Việt nam mới thực sự hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đến nay có trên 20 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, bao gồm các công ty cho thuê tài chính nhà nước, cổ phần, liên doanh và nước ngoài. Và hiện tại, văn bản pháp luật điều chỉnh chính cho hoạt động này là nghị định 39/2014/NĐ-CP – ngày 07 tháng 5 năm 2014. Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam (một tổ chức phi chính phủ được các công ty cho thuê tài chính tự nguyện tham gia) được thành lập năm 2007, đến nay có 9 thành viên. Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam đã cùng với các công ty cho thuê tài chính đánh giá tổng kết hoạt động thực tiễn, đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước những vấn đề để hoàn thiện các cơ chế, tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính hoạt động tốt hơn. Ngày nay, hoạt động cho thuê tài chính đã trở nên phổ biến và được biết đến trên hầu hết các nước trên thế thế giới với sự tham gia của các tập đoàn tài chính lớn cũng như các ngân hàng đa quốc gia, thực sự đi sâu vào bản chất cho thuê tài chính trong vòng 60 năm qua. Tốc độ phát triển của cho thuê tài chính liên tục tăng cao, trung bình khoảng 7% mỗi năm và được mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Xét trên toàn thế giới, doanh số hoạt động cho thuê tài chính đạt trên 500 tỷ USD/năm, chiếm 12,5% đầu tư tư nhân của thế giới. 3 Công ty cho thuê đầu tiên của Mỹ được thành lập bởi Henry Shofeld, phục vụ ngành vận tải đường sắt https://lc.vietinbank.vn/sites/home/knowledge/09061501.html Môn: Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại Nhóm thực hiện: 6A P a g e | 8 1.2. Khái niệm cho thuê tài chính Dưới góc độ kinh tế, cho thuê tài chính được hiểu là một thỏa thuận cho phép bên thuê (lessee) được sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê (lessor) bằng viện thực hiện các khoản chi trả định kỳ được quy định cụ thể trong thỏa thuận. Trong đó, quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với tài sản được tách khỏi quyền sử dụng về mặt kinh tế đối với tài sản đó. Bên cho thuê tập trung xem xét khả năng của bên thuê trong việc tạo ra số thu đủ để chi trả tiền thuê, không đặt nặng đánh giá lịch sử tín dụng, tài sản hay số vốn của bên thuê. Hình thức tài trợ vốn như vậy đặc biệt thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập chưa có báo cáo tài chính nhiều năm. Tài sản thế chấp để đảm bảo cho giao dịch này chính là tài sản cho thuê. Ngoài ra, còn có một khái niệm khác về cho thuê tài chính xuất phát từ Hiệp hội cho thuê thiết bị Anh quốc đang được dùng khá phổ biến trên thế giới là “Cho thuê tài chính là một thỏa thuận giữa người cho thuê và người đi thuê về việc bên cho thuê (lessor) cho bên thuê (lessee) thuê một tài sản do họ chọn lựa, bên cho thuê nắm giữ quyền sở hữu tài sản đó trong suốt thời gian cho thuê còn bên đi thuê được quyền sử dụng tài sản và có trách nhiệm thanh toán đầy đủ nhưng chia thành nhiều lần tổng chi phí mua tài sản và một khoản lợi nhuận cho bên cho thuê” 4 . Như vậy, cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên đi thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên đi thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê như hai bên thỏa thuận. 4 Luận văn “Đẩy mạnh hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam” – trang 5, đoạn 2. http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-cong-ty-cho-thue-tai-chinh-61877/ Môn: Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại Nhóm thực hiện: 6A P a g e | 9 Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản ấy hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong các hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản được quy định tại hợp đồng, thông thường là tương đương giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. 1.3. Đặc trưng Cho thuê tài chính có những đặc trưng như: thời gian thuê chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản; bên thuê chịu mọi chi phí vận hành, bảo trì, bảo hiểm… Tuy nhiên, cho thuê tài chính cũng có những đặc trung khác biệt. So sánh giữa hoạt động cho thuê tài chính và cho thuê vận hành, cho thuê tài chính và tín dụng trả góp có thể làm rõ những điểm này. 1.3.1. Những điểm khác biệt giữa cho thuê tài chính và cho thuê vận hành Cho thuê vận hành là hình thức cho thuê hoạt động, tức là cho thuê tài sản có thời hạn nhất định (thời gian thuê chỉ chiếm một phần khoảng thời gian hữu dụng của tài sản) và sẽ trả lại bên cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê. Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng đã thỏa thuận. Cho thuê tài chính Cho thuê vận hành Thời hạn thuê Là hoạt động cho thuê trung và dài hạn Là hoạt động cho thuê ngắn hạn Giá trị khoản tiền thuê Theo thỏa thuận, thông thường tương đương giá trị tài sản tại thời điểm kí hợp đồng Theo thỏa thuận, thông thường cao hơn chi phí cho thuê tài chính bởi vì bên cho thuê chịu nhiều rủi ro đối với sự lạc hậu và giảm giá thị trường của tài sản [...]... đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và 03 công ty có vốn đầu tư 100% nước ngoài Các công ty cho thuê tài chính chủ yếu đặt trụ sở tại địa bàn TPHCM - Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam - Công ty cho thuê tài chính Kexim Việt Nam - Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Công Thương Việt Nam - Công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương Việt Nam - Công ty cho thuê tài chính I ngân hàng nông... triển nông thôn Việt Nam - Công ty cho thuê tài chính II ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Công ty cho thuê tài chính ANZ V – TRAC leasing Company - Công ty cho thuê tài chính I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Công ty cho thuê tài chính II ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Sài Gòn thương tín - Công ty cho thuê tài chính quốc tế... Bên cho thuê mua tài sản doanh nghiệp của bên thuê (2) Bên thuê (bên bán) lập thủ tục chuyển giao tài sản cho bên cho thuê (bên mua) (3) Bên cho thuê trả tiền mua tài sản cho bên thuê (4) Bên cho thuê và bên thuê ký hợp đồng cho thuê tài chính (5) Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên thuê được phép sử dụng tài sản (6) Bên thuê thanh toán tiền thuê theo định kỳ cho bên cho thuê. .. tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, dưới góc độ pháp lý là một pháp nhân Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động dưới các hình thức sau: - Công ty cho thuê tài chính Nhà nước; - Công ty cho thuê tài chính cổ phần; - Công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng; - Công ty cho thuê tài chính liên doanh là công ty cho thuê tài chính được thành lập tại Việt Nam, ... khi hoạt động tối thiểu 30 ngày; d) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép 2.2 Hoạt động cho thuê tài chính thông thường 2.2.1 Các chủ thể tham gia - Hình thức cho thuê tài chính hai bên: BÊN CHO THUÊ BÊN THUÊ - Hình thức cho thuê tài chính 3 bên: BÊN CHO THUÊ BÊN BÊN THUÊ CUNG CẤP Trong đó:  Bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính. .. BÊN CHO THUÊ (3b) (2) (1a) BÊN THUÊ THỨ NHẤT (3a) BÊN THUÊ THỨ HAI (1b) (1a) Bên cho thuê và bên thuê thứ nhất ký hợp đồng cho thuê tài chính (1b) Bên thuê thứ nhất và bên thuê thứ hai ký hợp đồng cho thuê (2) Bên cho thuê hoặc bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên thuê thứ hai (3a) Bên thuê thứ hai trả tiền cho bên thuê thứ nhất (3b) Bên thuê thứ nhất thanh toán tiền thuê định kỳ cho bên cho thuê. .. hệ cho thuê tài chính, đóng vai trò là bên cung cấp tài sản thuê cho bên cho thuê, do bên thuê liên hệ khi tìm kiếm được tài sản thuê phù hợp 2.2.2 Tài sản cho thuê Tài sản cho thuê là động sản: • Phương tiện vận chuyển • Máy móc, thiết bị thi công • Dây chuyền sản xuất • Thiết bị gắn liền với bất động sản • Các động sản khác không bị pháp luật cấm Tài sản cho thuê do bên thuê chủ động lựa chọn, là tài. .. hợp bên thuê bị phá sản Nghĩa là bên thuê được quyền lấy lại tài sản của mình ngay lập tức nếu bên thuê bị tuyên bố phá sản  Điều kiện được cấp Giấy phép hoạt động cho công ty cho thuê tài chính Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ty cho thuê tài chính: a) Có nhu cầu hoạt động cho thuê tài chính trên địa bàn xin hoạt động; b) Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính. .. tiền thuê, bán tài sản thuê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước - Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính Bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn khi xảy ra một trong các trường hợp sau: - Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính; - Bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính; ... các điều khoản, điều kiện khác đã quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính 2.4 Tái cho thuê (mua và cho thuê lại) Tái cho thuê (mua và cho thuê lại) là hình thức cho thuê tài sản mà tài sản thuê ban đầu do bên thuê đầu tư hình thành nên nhưng do không còn đủ nguồn lực để vận hành tài sản này mà phải bán tài sản cho bên cho thuê rồi thuê lại tài sản này để sử dụng P a g e | 30 Môn: Nghiệp vụ Ngân Hàng . hệ cho thuê tài chính, đóng vai trò là bên cung cấp tài sản thuê cho bên cho thuê, do bên thuê liên hệ khi tìm kiếm được tài sản thuê phù hợp. 2.2.2. Tài sản cho thuê Tài sản cho thuê là động. ty cho thuê tài chính Nhà nước; - Công ty cho thuê tài chính cổ phần; - Công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng; - Công ty cho thuê tài chính liên doanh là công ty cho thuê. giữa cho thuê tài chính và tín dụng trả góp 10 1.4. Lợi ích và rủi ro của hoạt động cho thuê tài chính 11 1.4.1. Lợi ích 11 1.4.2. Rủi ro 12 2. Hoạt động cho thuê tài chính 13 2.1. Công ty cho

Ngày đăng: 16/08/2015, 02:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w