3. Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam
3.3. Một số giải pháp để phát triển hoạt động cho thuê tài chín hở Việt Nam
Với thời gian xuất hiện chưa phải lâu dài, mặc dù còn nhiều bất cập nhưng hoạt động cho thuê tài chính đã chứng tỏ là kênh tín dụng hữu hiệu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty CTTc là một công cụ quan trọng trong việc luân chuyển nguồn vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cho nên việc đảm bảo các điều kiện tối ưu để phát triển loại hình này là yêu cầu bức thiết.
Cho đến hiện nay, qua việc đánh giá các hạn chế vẫn còn tồn tại trong thực tế, một số nhà kinh tế, luật học đã đề các giải pháp hữu ích để thúc đẩy phát triển hoạt động cho thuê tài chính.
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về công ty cho thuê tài chính và hoạt
động cho thuê tài chính. Chiến lược phát triển hệ thống tài chính của Việt Nam đến năm 2020 cũng nhấn mạnh đến nội dung phải hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính và dich vụ tài chính. Hoàn thiện khung
pháp lý như trên để tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước và thực hiện giám sát hiệu quả các hoạt động trên thị trường.
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để phát triển đồng bộ thị trường dịch vụ kế toán-kiểm toán, định mức tín nhiệm, tư vấn thẩm định giá, tư vấn thuế, đại lý hải quản…
Tiếp tục phát triển và nâng cao vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, giá, thuế và hải quan.
Hai là, đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động để nâng cao năng lực tài chính
thông qua việc liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với các công ty bảo hiểm, các nhà cung ứng trong và ngoài nước, các định chế tài chính để tạo nguồn cho thuê theo hình thức cho thuê trả góp hoặc gửi vốn có kỳ hạn tại công ty với mức lãi suất hợp lý.
Ba là, triển khai nghiệp vụ bán các khoản phải thu từ các hợp đồng cho thuê
tài chính cho các định chế tài chính, điều này giúp tốc độ chu chuyển vốn trên thị trường tăng nhanh hơn.
Bốn là, đẩy mạnh hoạt động giao dịch giữa thị trường tiền tệ và thị trường
chứng khoán, làm tăng nguồn vốn kinh doanh.
Năm là, đa dạng hóa các hình thức cho thuê tài chính như mua và cho thuê
lại, cho thuê hợp vốn đồng thời mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ như cho thuê giáp lưng, cho thuê vận hành, cho thuê ủy thác, tư vấn và bảo lãnh liên qua nđến hoạt động cho thuê tài chính. Ngoài ra, cần đa dạng hóa phương thức tính tiền thuê để cho phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Sáu là, nâng cao năng lực thẩm định của các chuyên viên để tránh rủi ro nợ
xấu.
Bảy là, đẩy mạnh chiến lược marketing, phổ biến cho khách hàng biết tới
KẾT LUẬN
Vốn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của những doanh nhân, tổ chức khi khởi nghiệp kinh doanh, không kể đó là doanh nghiệp sản xuất, thương mại hay hoạt động trong ngành dịch vụ. Thậm chí ngay cả những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì việc thiếu hụt vốn để đầu tư, mở rộng kinh doanh hay cải tiến trang thiết bị, máy móc.
Những lúc này, họ có thể tìm đến các khoản vay tại các ngân hàng hay kêu gọi các nhà đầu tư hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cách thức này rất khó khả thi. Do đó, cho thuê tài chính xuất hiện như một giải pháp với những ưu điểm vượt trội để giúp các doanh nghiệp giải quyết nhu cầu về vốn.
Qua phần trình bày ở trên, có thể thấy cho thuê tài chính đã xuất hiện khá lâu và đang được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển như: Mỹ, Đức, Nhật… và cũng dần dần phát triển ở Việt Nam hiện nay.
Tuy vậy, thị trường cho thuê tài chính tại nước ta vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc do nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là bởi vì các doanh nghiệp trong nước chưa hiểu biết cặn kẽ về loại hình này và khung pháp lý của quốc gia chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu giải quyết các tồn tại trong thực tiễn.
Vì vậy, để có thể thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính phát triển hơn nữa rất cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như bản thân các công ty cho thuê tài chính trong việc tuyên truyền, phổ biến những lợi ích, tính đa dạng và công dụng của hoạt động này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về “Hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính” – ngày 07 tháng 05 năm 2014.
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS. Lê Thị Mận, NXB Lao động – Xã hội.
- Giáo trình Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại – Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, NXB Kinh tế TP. HCM.
- Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – PGS.TS Trầm thị Xuân Hương – ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc (chủ biên), NXB Kinh tế TP.HCM. - Tài liệu bài giảng môn Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại – Giảng viên
Nguyễn Thị Hai Hằng, khoa Tài chính – Ngân hàng, UEL. - Websites: https://lc.vietinbank.vn/ https://lc.vietinbank.vn/sites/home/product/leasing/ http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-cho-thue-tai-chinh-thuc-trang-va-giai-phap- 25261/ http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-cong-ty-cho-thue-tai-chinh-61877/ http://123doc.org/document/27653-tieu-luan-cho-thue-tai-chinh-thuc-trang-giai- phap-pdf.htm http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/dau-roi-cong-ty-cho-thue-tai-chinh- 20150410224328446.chn