3. Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam
3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Cho thuê tài chính và công ty cho thuê tài chính ra đời và phát triển ở Việt Nam đã khá lâu, gần 20 năm. Nhưng kết quả một vài bài nghiên cứu đã cho thấy, dịch vụ này không được mấy doanh nghiệp quan tâm. Đồng thời, sự phát triển của các công ty cho thuê tài chính cũng trở nên èo uột và đối diện với tương lai chưa mấy sáng sủa.
Cụ thể, một cuộc khảo sát 1.000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu dịch vụ thuê tài chính từ công ty cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ tài chính này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động trả góp và không hiểu đây là nghiệp vụ cấp tín dụng, cũng như tính ưu việt lẫn hiệu quả.
Còn đối với công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam cho đến nay tình trạng thua lỗ kéo dài, có nguy cơ mất an toàn, vi phạm nghiêm trọng các quy định an toàn hoạt động ngân hàng. Mặc dù, theo thống kê từ NHNN có đến 12 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, nhưng gần đây hoạt động này dần rơi rụng và thu hẹp quy mô hoạt động.
Theo báo cáo từ Hiệp hội các công ty cho thuê tài chính, hiện nay có 8 thành viên đăng ký tham gia Hiệp hội, nhưng trên thực tế, chỉ còn 5 công ty hoạt động bình thường với dư nợ hơn 7.400 tỷ đồng. Ba công ty còn lại hầu như không còn hoạt động kinh doanh, mà chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu với số lượng chiếm 75% - 99% tổng dư nợ, trong đó có ALC1 và ALC2 (Agribank Leasing Company).
Và từ nguồn dữ liệu của NHNN, hoạt động cho thuê tài chính đầy tiềm năng khi hoạt động ở Việt Nam, nơi mà có doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp. Tuy nhiên, tổng dư nợ và tài sản Có của loại hình này đang ngày càng giảm. Đặc biệt, giá trị vốn tự đang suy giảm trầm trọng, và có những công ty đã âm vốn chủ sở hữu với số tiền khá lớn. Đồng thời, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn ngành chỉ 3.35%, trong khi đó, yêu cầu tối thiểu phải là 13%. Đến đây, mệnh lệnh tái cơ cấu hoạt động công ty cho thuê tài chính bắt buộc phải diễn ra và phải ngày càng khẩn trương.6
Nguyên nhân gây nên hạn chế
Hiểu biết về hoạt động cho thuê tài chính còn hạn hẹp
Trong tiềm thức của người quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, kênh huy động vốn hữu hiệu nhất vẫn là đi vay ngân hàng dù cho thuê tài chính là một hình thức tín dụng ra đời khá lâu trên thế giới và ở Việt Nam hơn 20 năm, nhưng có thể thấy đó chưa phải là lựa chọn phổ biến của doanh nghiệp. Bởi vì:
Thứ nhất là nghiệp cho thuê tài chính còn mới mẻ ngay cả với người chứ chưa kể đến người tiêu dùng. Chủ yếu là các oanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và người thuê vẫn coi phương thức tài trợ thuê tài chính là phương thức cuối cùng trong việc lựa chọn nguồn tài trợ kinh doanh.
Thứ hai về phía các công ty cho thuê chưa quảng bá rộng rãi, để doanh nghiệp thấy những tiện ích mà hình thức dín dụng này mang lại.
Hạn chế về hệ thống pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội cho thuê tài chính Đàm Đức Long, công ty cho thuê tài chính còn có một lợi thế khác dù đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép phát triển nhưng đến nay vẫn chưa thể đi vào cuộc sống đó là cho thuê vận hành. Ưu điểm của hình thức thuê tài chính này chính là tài sản thuê không phải tính vào khoản nợ của đoanh nghiệp.Nhưng các công ty cho thuê tài chính chưa thể triển khai hình thức tín dụng này khi phương pháp tính thuế không hợp lý. Bởi khi cho thuê vận hành, phần phí công ty cho thuê tài chính thu về không phải chỉ là giá trị tăng thêm khi cho thuê mà bao gồm cả lãi suất tiền vay, khấu hao tài sản, chi phí vận hành hoạt động cho thuê và kỳ vọng lợi nhuận của các công ty cho thuê tài chính.
Như vậy, nếu khấu trừ 10% thuế giá trị gia tăng trên khoản phí này thì rõ ràng là công ty cho thuê tài chính sẽ phải chịu thuế chồng thuế. Các công ty cho thuê tài chính đã kiến nghị Bộ Tài chính cho phép tách các khoản phí này ra để tính đúng phần thuế VAT trên giá trị tăng thêm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có hướng dẫn để thực hiện.
Một nút thắt khác mà các công ty cho thuê tài chính gặp nhiều khó khăn đó là vấn đề thu hồi tài sản do bên thuê không chấp hành nghiêm chỉnh những thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính, hoặc quy định khác liên quan của pháp luật, làm cho bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính nhiều khi phải "bó tay". Mặt khác, việc kiện ra tòa án cũng là cả một quá trình rất phức tạp.
Bên cạnh đó, mặc dù Luật Các tổ chức tín dụng (năm 2010) quy định công ty cho thuê tài chính được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế các công ty cho thuê tài chính chưa thể thực hiện được các nghiệp vụ huy động vốn này vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là uy tín của bản thân các công ty cho thuê tài chính chưa cao, chưa đủ tín nhiệm để khách hàng có thể giao gửi tiền của họ cho công ty cho thuê tài chính.
Vì vậy, cho đến nay nguồn vốn chủ yếu của các công ty cho thuê tài chính vẫn là vay của ngân hàng mẹ. Đây là một trong những khó khăn chính của các công ty cho thuê tài chính nhưng chưa có giải pháp tháo gỡ.
Ngoài ra, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính cho phép các công ty cho thuê tài chính mở ra hoạt động cho vay vốn lưu động với đoanh nghiệp thuê tài chính, nhưng lại không cho huy động vốn ngắn hạn ở các tổ chức. Công ty cho thuê tài chính sẽ chỉ được nhận vốn trung và dài hạn của các tổ chức, thay vì cả cá nhân như Nghị định 16/2001/NĐ-CP trước đó. Mặc dù việc hạn chế huy động vốn cá nhân góp phần giảm rủi ro cho các công ty cho thuê tài chính, nhưng theo Hiệp hội cho thuê tài chính, nên cho công ty cho thuê tài chính huy động vốn của các cá nhân trung -dài hạn theo tỷ lệ tương ứng với vốn tự có và cho phép huy động vốn ngắn hạn từ các tổ chức. Như vậy, các công ty cho thuê tài chính sẽ có nguồn cho vay vốn lưu động hợp lý hơn thay vì huy động dài hạn, cho vay ngắn hạn như hiện nay.