quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tai chinh ngân hàng công thương việt nam 2012

69 307 1
quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tai chinh ngân hàng công thương việt nam 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH     CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỂ TÀI: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH MTV NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Mã sinh viên : Lớp : Giảng viên hướng dẫn : Hà Nội, 2012 ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH     CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỂ TÀI: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH MTV NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Mã sinh viên : Lớp : Giảng viên hướng dẫn : Hà Nội - 2012 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 7 QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG 7 CHO THUÊ TÀI CHÍNH 7 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 7 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động cho thuê tài chính 7 1.1.2. Khái niệm hoạt động cho thuê tài chính 9 1.1.3. Đặc trưng của hoạt động cho thuê tài chính 10 1.1.4. Phân loại hoạt động cho thuê tài chính 10 1.1.5. Vai trò của hoạt động cho thuê tài chính 12 1.2. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 15 1.2.1. Khái niệm rủi ro 15 1.2.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 16 1.2.2.1. Rủi ro tín dụng hoạt động cho thuê tài chính 16 1.2.2.2. Rủi ro tác nghiệp 16 1.2.2.3. Một số rủi ro khác 16 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro hoạt động cho thuê tài chính 18 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 19 1.3. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 22 1.3.1. Khái niệm 22 1.3.2. Nội dung quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính 22 CHƯƠNG 3 52 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH MTV NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 52 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH MTV NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2012 52 3.1.1. Mục tiêu chung 52 3.1.2. Chỉ tiêu phát triển tăng trưởng năm 2012 53 3.1.3. Định hướng phát triển 2012 54 3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÌNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH MTV NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. 55 3.2.2. Thiết lập các quy trình liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính và thực hiện tốt các quy trình này 56 3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định 57 3.2.4. Xếp hạng rủi ro hoạt động cho thuê tài chính, tăng cường các điều kiện đảm bảo an toàn khi cho thuê và thực hiện tốt biện pháp xử lý thu hồi nợ. 59 3.2.5. Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực 60 3.2.6. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính 62 3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 62 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 62 3.3.2. Kiến nghị với Các Bộ, Ban, Ngành chức năng 64 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 65 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng 1 : Cơ cấu nguồn vốn 2008 - 2011 Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2010 - 2011 Bảng 3 : Dư nợ cho thuê tài chính năm 2010 - 2011 Bảng 4 : Dư nợ cho thuê theo loại hình doanh nghiệp cho thuê 2010 – 2011 Bảng 5 : Cơ cấu dư nợ theo loại tài sản cho thuê 2010 – 2011 Bảng 6 : Thị phần CTTC hội viên Hiệp hội CTTC Việt Nam 2011 Bảng 7 : Danh mục cho thuê theo nhóm nợ Bảng 8 : Nhóm 5 khách hàng có dư nợ xấu lớn nhất Bảng 9 : Nhóm 10 khách hàng có dư nợ nhóm 2 lớn nhất Bảng 10 : Lãi treo và tỷ lệ lãi treo 2009 – 2011 Bảng 11 : Trích lập dự phòng rủi ro 2009 – 2011 Bảng 12 : Nhóm chỉ tiêu hiệu quả 2012 Biểu đồ 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2010 - 2011 Biểu đồ 2 : Thị phần CTTC hội viện Hiệp hội CTTC Việt Nam 2011 Sơ đồ 1 : Cho thuê tài chính hai bên Sơ đồ 2 : Cho thuê tài chính ba bên Sơ đồ 3 : Cơ cấu tổ chức Công ty LỜI MỞ ĐẦU Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, vì vậy chúng ta phải không ngừng đổi mới và phát triển chính mình. Với việc gia nhập WTO, nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp càng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc để mở rộng quy mô, nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Hiện nay, lượng vốn trung và dài hạn đầu tư cho các doanh nghiệp vẫn còn khiêm tốn. Kênh huy động vốn quen thuộc vẫn là đi vay vốn ngân hàng thương mại. Tuy nhiên việc đi vay vốn ngân hàng, bên cạnh những ưu điểm lâu đời của hình thức tín dụng này, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tài sản đảm bảo cũng như uy tín, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong những trường hợp như vậy, một kênh huy động khác mà doanh nghiệp có thể tìm đến là các công ty cho thuê tài chính. Với những ưu điểm của mình, cho thuê tài chính tỏ ra thích hợp với những doanh nghiệp mới thành lập, có lượng vốn nhỏ. Trên thực tế hoạt động cho thuê tài chính của các Công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam nói chung và hoạt động cho thuê tài chính của Công ty Cho thuê Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng, trong thời gian qua, cũng đã xuất hiện một số rủi ro như không thu được tiền thuê, tính chuyển nhượng của tài sản thuê thấp, hiệu quả của dự án không như dự tính Do đó, để kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn hoạt động và không ngừng phát triển, Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần phải nhận diện, phân tích rủi ro để từ đó có các giải pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng và an toàn hoạt động. Với suy nghĩ như thế, trong thời gian thực tập tại Công ty Cho thuê Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, cùng sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ nhân viên trong công ty, đặc biệt là các anh chị phòng Phòng Thẩm định rủi ro và Quản lý nợ có vấn đề, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài này. Trong chuyên đề thực tập này, em xin đề cập về hoạt động cho thuê tài chính hiện nay với đề tài: “Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam”. Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương, gồm: Chương 1: Lý thuyết chung về quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam. CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động cho thuê tài chính Hoạt động cho thuê tài chính có nguồn gốc từ việc cho thuê tải sản. Từ những năm 2800 trước Công nguyên tại thành phố Sumerian gần vịnh Ba Tư, giao dịch cho thuê tài sản đầu tiên ra đời với việc cho thuê các công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, ruộng đất, nhà cửa. Sau đó, vào khoản năm 1700 trước Công nguyên, vua Babylon đã ban hành nhiều văn bản quy định về cho thuê tài sản. Ở các nước có nền văn minh cổ đại như Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, giao dịch cho thuê tài sản cũng đã xuất hiện hàng ngàn năm trước công nguyên. Người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên phát triển việc cho thuê hầm mỏ. Người Hy Lạp cổ đại cũng tiên phong tạo ra khái niệm ngân hàng cho thuê. Tài sản thuộc quyền sở hữu của ngân hàng cho thuê đầu tiên được kí kết vào năm 370 trước công nguyên trong đó bao gồm tên ngân hàng, tiền kí quỹ, tên văn phòng và đội ngũ nhân viên. Đến đầu thế kỷ 19 do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế hàng hóa hoạt động thuê tài sản đã có sự thay đổi về tính chất của giao dịch và xuất hiện hình thức cho thuê tài chính đầu tiên ở Mỹ. Công ty cho thuê tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ United State Leasing Corporation do Henry Shoeld sáng lập vào năm 1952 Công ty đã được thành lập để phục vụ cho ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Các nước châu Âu đã nối gót thành lập những công ty cho thuê vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 và có những bước phát triển mạnh mẽ ở châu Á và châu Phi từ thập niên 70. Thập niên 80 đã đánh dấu việc cho thuê tài chính được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, phải đến năm 1995, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn ngày càng gia tăng, nghiệp vụ cho thuê tài chính mới bắt đầu được thực hiện dưới hình thức tín dụng thuê mua bằng việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 149/QĐ-NHNN ngày 27/05/1995. Theo Quyết định này, các tổ chức tín dụng được thành lập công ty trực thuộc hoặc văn phòng Tín dụng thuê mua để quản lý và giám sát hoạt động tín dụng thuê mua. Tiếp theo đó ngày 09/10/1995 Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Nghị định này đã là cơ sở hướng dẫn và là quyết định cho hàng loạt các Công ty Cho thuê tài chính ra đời. Mặc dù công ty cho thuê tài chính đầu tiên được thành lập ở Việt Nam vào năm 1996 và hoạt động cho thuê cũng đã manh nha ở các ngân hàng thương mại trước đó nhưng mãi đến khi Chính Phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP vào ngày 02/05/2001 thì hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam mới thực sự được hình thành. Mới đây nhất, chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2008/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung một số điều về Nghị định 16/2001/NĐ-CP. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật này đã tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam đang có 13 công ty cho thuê tài chính được thành lập dưới các hình thức khác nhau đang hoạt động. Lượng vốn cấp theo hình thức cho thuê tài chính chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với hình thức cấp vốn của ngân hàng. Trong khi đó, với lợi thế của mình, đáng lẽ loại hình dịch vụ cho thuê tài chính phải được phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cần thu hút một lượng vốn lớn cho đầu tư cũng như cho tái đầu tư mở rộng. Dù vậy cũng phải nhìn nhận hoạt động cho thuê tài chính đã phần nào giảm sức ép và gánh nặng cho hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Các Công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay gồm: + Các công ty cho thuê tài chính của các Ngân hàng: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu; + Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài gồm: Công ty cho thuê tài chính ANZ-VTRAC; Cty cho thuê tài chính Kexim và Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Chailease; + Các loại hình khác: Công ty cho thuê tài chính Quốc tế VN (liên doanh); Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy. 1.1.2. Khái niệm hoạt động cho thuê tài chính * Theo Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC), một giao dịch thuê tài sản thỏa mãn một trong bốn tiêu chuẩn dưới đây đều được gọi là thuê tài chính: - Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi hết hợp đồng. - Hợp đồng có quy định quyền mặc cả mua bán tài sản tại thời điểm chấm dứt hợp đồng. - Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời gian hoạt động hữu dụng của tài sản. - Hiện giá của các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tài sản thuê. * Ở Việt Nam, theo Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 của Chính phủ về “ Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính” thì: “Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.” Điểm khác biệt lớn giữa quan điểm về cho thuê tài chính ở Việt Nam so với trên thế giới là đối tượng cho thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác mà không áp dụng cho thuê đối với bất động sản. 1.1.3. Đặc trưng của hoạt động cho thuê tài chính - Đa phần các hợp đồng cho thuê tài chính được hai bên ký kết là để đầu tư cho các tài sản thuê mới. Quyền lựa chọn tài sản thuê trong các trường hợp đều thuộc về bên thuê, công ty cho thuê tài chính có nghĩa vụ phải mua đúng loại tài sản thuê mà bên thuê đã thỏa thuận hay cam kết với bên cung cấp tài sản. - Tài sản thuê tài chính phải được mua bảo hiểm vật chất đầy đủ trong suốt quá trình thuê. Phí bảo hiểm cho tài sản có thể do bên thuê hoặc bên cho thuê thanh toán và được quy định cụ thể trong hợp đồng cho thuê tài chính nhưng người hưởng thụ trong suốt quá trình thuê phải là bên cho thuê tài chính. - Hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không hủy ngang nên bên thuê không được quyền chấm dứt hợp đồng trước hạn, trừ trường hợp do lỗi của bên cho thuê hoặc bên thuê đề nghị xin chấm dứt hợp đồng trước hạn và phải được bên cho thuê đồng ý. - Thuê tài chính là một hình thức vay vốn, tài trợ vốn. Tổng số tiền thuê tài chính được trả theo một lịch thanh toán do bên cho thuê và bên thuê thỏa thuận và được quy định cụ thể trong hợp đồng cho thuê tài chính. Thông thường số tiền thuê tài chính được trả theo định kỳ nhất định mà bên thuê đề nghị. Các khoản tiền phải trả trong một kỳ bao gồm tiền gốc và tiền lãi thuê. 1.1.4. Phân loại hoạt động cho thuê tài chính. Theo số đối tác tham gia giao dịch, cho thuê tài chính thường có hai hình thức chủ yếu sau: 1.1.4.1. Cho thuê tài chính giản đơn (có sự tham gia của hai bên) Theo hình thức này, trước khi nghiệp vụ cho thuê xuất hiện, tài sản được dùng để tài trợ đã thuộc quyền sở hữu của người cho thuê bằng cách mua tài sản hoặc tự xây dựng. Đây là hình thức được các công ty kinh doanh bất động sản và các công [...]... tiếp cho công tác quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính: gồm các thông tin từ khách hàng thuê tài chính; hệ thống thông tin phục vụ cho quản trị điều hành hoạt động cho thuê tài chính như báo cáo thực trạng hoạt động cho thuê tài chính, dự báo xu hướng phát triển, báo cáo xu hướng rủi ro hoạt động cho thuê tài chính, báo cáo tổng kết… CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI... tại hợp đồng cho thuê tài chính 1.2.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính Trong hoạt động cho thuê tài chính tồn tại một số loại rủi ro, chủ yếu là rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp, bên cạnh đó là một số rủi ro khác như rủi ro do môi trường kinh doanh biến động hoặc thiên tai, … 1.2.2.1 Rủi ro tín dụng hoạt động cho thuê tài chính Thông thường, rủi ro tín dụng được hiểu là rủi ro. .. động xử lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 1.3.2.5 Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro hoạt động cho thuê tài chính Hệ thống thông tin rủi ro hoạt động cho thuê tài chính phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động cho thuê tài chính một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo quản trị hoạt động cho thuê. .. niệm Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính là quá trình phân loại, đánh giá rủi ro để từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp, quy chế, nghiệp vụ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa giảm thiểu rủi ro xảy ra trong hoạt động cho thuê tài chính cũng như giải quyết rủi ro đã xảy ra sao cho hiệu quả tác động đến hoạt động cho thuê tài chính xuống mức thấp nhất có thể 1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro hoạt động. .. thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một Công ty độc lập thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nên có nhiều lợi thế mang lại từ thương hiệu ngân hàng mẹ, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank, như tiềm lực tài chính mạnh, mạng lưới các chi nhánh trải rộng trong toàn quốc có thể hỗ trợ Công ty trong việc phát triển khách hàng Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân. .. chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam Để phù hợp với Luật doanh nghiệp 2005, tháng 9/2009, Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên thành Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank Leasing), hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu là Công ty. .. thức cho thuê hợp vốn, mua và cho thuê lại, cho thuê giáp lưng, cho thuê bằng vốn vay 1.1.5 Vai trò của hoạt động cho thuê tài chính 1.1.5.1 Đối với bên đi thuê: - Bên đi thuê dễ dàng tiếp cận nguồn tài trợ từ cho thuê tài chính: Do đặc thù của cho thuê tài chính là quyền sở hữu tài sản thuộc về bên cho thuê, các công ty cho thuê tài chính không quá khắt khe trong việc xem xét uy tín của khách hàng. .. Tại sổ tay tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam cho rằng Rủi ro tín dụng là tình trạng khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đã cam kết” Từ các khái niệm về rủi ro tín dụng, xuất phát từ đặc thù hoạt động cho thuê tài chính thì có thể hiểu: Rủi ro hoạt động cho thuê tài chính là những tổn thất mà công ty cho thuê tài chính phải gánh chịu khi bên thuê không thực hiện... có thể 1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính Việc quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính diến ra trong suốt quá trình cho thuê Vì vậy nội dung của hoạt động quản lý cũng bao gồm tất cả các khâu, cụ thể: 1.3.2.1 Xây dựng chính sách cho thuê phù hợp Một chính sách cho thuê tài chính phù hợp sẽ đảm bảo đưa hoạt động cho thuê tài chính phát triển theo đúng định hướng, đạt được... gian cho thuê không quá 5 năm Lãi suất cho thuê tài chính áp dụng tại VietinBank Leasing thả nổi linh hoạt trên cơ sở lãi suất thị trường và trên cơ sở thỏa thuận giữa Bên cho thuê và Bên thuê • Mua và cho thuê lại: Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mua tài sản thuộc sở hữu của bên thuê và bên cho thuê thuê lại chính tài sản đó theo hình thức cho thuê tài chính . 1: Lý thuyết chung về quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng Thương. hưởng đến rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 19 1.3. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 22 1.3.1. Khái niệm 22 1.3.2. Nội dung quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính 22 CHƯƠNG. động cho thuê tài chính hiện nay với đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam . Chuyên

Ngày đăng: 31/10/2014, 18:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1

  • QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

  • CHO THUÊ TÀI CHÍNH

  • 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

    • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động cho thuê tài chính

    • 1.1.2. Khái niệm hoạt động cho thuê tài chính

    • 1.1.3. Đặc trưng của hoạt động cho thuê tài chính

    • 1.1.4. Phân loại hoạt động cho thuê tài chính.

    • 1.1.5. Vai trò của hoạt động cho thuê tài chính

    • 1.2. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

      • 1.2.1. Khái niệm rủi ro.

      • 1.2.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính

      • 1.2.2.1. Rủi ro tín dụng hoạt động cho thuê tài chính

        • 1.2.2.2. Rủi ro tác nghiệp

        • 1.2.2.3. Một số rủi ro khác

        • 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro hoạt động cho thuê tài chính

        • 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính

        • 1.3. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

          • 1.3.1. Khái niệm

          • 1.3.2. Nội dung quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính

          • CHƯƠNG 3

          • GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH MTV NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

            • 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH MTV NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2012

              • 3.1.1. Mục tiêu chung

              • 3.1.2. Chỉ tiêu phát triển tăng trưởng năm 2012

              • 3.1.3. Định hướng phát triển 2012

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan