Báo cáo tổng quan Các chính sách, chương trình y tế có liên quan hoặc định hướng đến giảm nghèo bền vững cho người dân

118 451 0
Báo cáo tổng quan Các chính sách, chương trình y tế có liên quan hoặc định hướng đến giảm nghèo bền vững cho người dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội Dự án PRPP Bộ Y tế Vụ Kế hoạch – Tài chính BÁO CÁO TỔNG QUAN CÁC CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ CÓ LIÊN QUAN HOẶC ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN Hà Nội, 2015 Mục lục Lời cảm ơn 4 Tóm tắt nghiên cứu 5 1. Đặt vấn đề 9 2. Mục tiêu nghiên cứu 12 3. Phương pháp nghiên cứu 12 3.1. Khung phân tích và cách tiếp cận 12 3.2. Phương pháp, nội dung và địa bàn nghiên cứu: 13 4. Kết quả 16 4.1.Đảm bảo chăm sóc y tế cho người nghèo: tổng quan chính sách 16 4.2. Quá trình triển khai thực hiện chính sách và một số kết quả từ Điện Biên, Quảng Trị và Kontum 27 4.3. Khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai: bài học thực tế từ Điện Biên, Quảng Trị và Kontum 58 4.4. Tổng quan các dự án/chương trình hỗ trợ y tế cấp quốc gia: tăng cường hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo và người DTTS 72 4.5. Một số khuyến nghị 78 4.6. Hạn chế của đề tài 81 5. Phụ lục 83 Danh mục chữ viết tắt BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BKHĐT Bộ kế hoạch và đầu tư BNN PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn BNV Bộ nội vụ BQP Bộ quốc phòng BTC Bộ tài chính BXD Bộ xây dựng BYT Bộ y tế CP Chính phủ CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia DF Địa phương DTTS Dân tộc thiểu số GDP Gross Domestic Product, Tổng sản phẩm trong nước GNBV Giảm nghèo bền vững KCB Khám chữa bệnh KT-XH Kinh tế xã hội LĐTBXH Lao động – thương binh – xã hội MDG Millenium development goal, Mục tiêu thiên niên kỷ NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NVYT Nhân viên y tế PRPP Ban quản lý dự án hỗ trợ giảm QĐ Quyết định TƯ Trung ương TYT Trạm y tế UBDT Ủy ban dân tộc UBND Ủy ban nhân dân Lời cảm ơn Báo cáo tổng quan về những chương trình y tế có liên quan/định hướng tới giảm nghèo bền vững cho người dân do Vụ Kế hoạch Tài chính, phối hợp cùng dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời k 2011- 2020 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo Bền vững (CTMTQG-GNBV) giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP) của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Chương trình hỗ trợ của Ailen (Irish Aid) hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, và Trường Đại học Y tế Công Cộng thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng và cơ sở để xây dựng kế hoạch sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về giảm nghèo hướng đến giảm nghèo bền vững. Quá trình thực hiện tổng quan này đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các bên liên quan, đặc biệt là nhóm dự án PRPP và 03 tỉnh khảo sát là Điện Biên, Quảng Trị và Kontum. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của ông Nguyễn Hoàng Linh – dự án PRPP và ông Hoàng Hà – Trưởng phòng Chính sách Y tế, Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế đã giúp nhóm chuyên gia tư vấn trong quá trình thực hiện. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Y tế Công Cộng trong suốt quá trình triển khai thực hiện nghiên cứu này. Nhóm chuyên gia tư vấn và thực hiện nghiên cứu tổng quan của Trường Đại học Y tế Công Cộng, do PGS. TS. Vũ Hoàng Lan, Trưởng Khoa Các khoa học cơ bản chủ trì, cùng với các nghiên cứu viên gồm TS. Lê Thị Kim Ánh, TS. Bùi Thị Tú Quyên, ThS. Trần Thị Đức Hạnh, ThS. Lê Bích Ngọc đã làm việc tích cực để hoàn thành tổng quan đúng yêu cầu về nội dung và tiến độ. Chúng tôi xin cảm ơn TS. Trần Đức Thuận – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế, ông Colman Ross – chuyên gia của dự án PRPP và các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị trong việc hoàn thiện báo cáo này. Nhóm tác giả Tóm tắt nghiên cứu Đặt vấn đề Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Thông báo kết luận số 143/TB-VPCP ngày 08/04/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc các Bộ, ngành cần khẩn trương xây dựng kế hoạch, tiến độ đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về giảm nghèo, báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo để thảo luận, thống nhất trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội theo thẩm quyền. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ y tế đã đề nghị Dự án PRPP hỗ trợ một số các hoạt động kỹ thuật để tiến hành "Nghiên cứu tổng quan về những chương trình y tế có liên quan/định hướng tới giảm nghèo bền vững cho người dân" nhằm rà soát các chính sách, chương trình từ góc độ thực thi các chính sách liên quan tới giảm nghèo bền vững trong ngành y tế. Nghiên cứu chính sách này nhằm tập trung vào các chính sách của ngành y tế liên quan tới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và các vấn đề về bảo hiểm y tế cho người nghèo, dân tộc thiểu số đồng bào vùng sâu vùng xa. Nghiên cứu rà soát các chính sách liên quan tới giảm nghèo bền vững trong ngành y tế cũng là một trong những hoạt động để hỗ trợ cho việc thực hiện cách tiếp cận đo lường nghèo đa chiều mà dự án PRPP đã và đang tích cực phối hợp với Bộ LĐTBXH, Ủy ban các vấn đề xã hội (UBCVĐXH) của Quốc hội và các Bộ ngành tổ chức nghiên cứu kỹ thuật và các hoạt động đối thoại chính sách cấp cao. Ngoài ra, việc rà soát chính sách liên quan đến giảm nghèo bền vững trong ngành y tế cũng góp phần cung cấp thông tin cơ sở cho việc xây dựng khung kế hoạch hành động thúc đẩy mục tiêu Thiên niên kỷ (Millenium Development Goal - MDG) về DTTS (MAF) trong thời gian tới. Với các mục đích trên, nghiên cứu tổng quan được thực hiện nhằm các mục tiêu: (1) tổng quan những chương trình và chính sách y tế ở tầm quốc gia, tập trung vào tăng cường cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế, đặc biệt trên đối tượng người nghèo; (2) mô tả và phân tích những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện những chính sách đó, trong bối cảnh những địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; (3) đề xuất các khuyến nghị cho ngành y tế trong việc ra quyết định và chính sách y tế góp phần giảm nghèo bền vững. Phương pháp thực hiện Nghiên cứu sử dụng thiết kế kết hợp định lượng và định tính song song để vận dụng cách tiếp cận tổng hợp, tập trung rà soát và tổng quan về các chính sách, chương trình chính yếu nhất liên quan tới giảm nghèo, đặc biệt là CT135-II, Nghị quyết 30a, Nghị quyết 80, và CTMTQG- GNBV (các chính sách, chương trình chung ở cấp trung ương); ngoài ra, nghiên cứu cũng tập trung rà soát các chính sách liên quan tới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo và DTTS. Ngoài cấu phần tổng quan chính sách và thực hiện chính sách, nghiên cứu khảo sát thực tiễn triển khai, các khó khăn và bất cập tại 3 tỉnh là Điện Biên, Quảng Trị và Kontum. Cấu phần định lượng thu thập số liệu sơ cấp từ tuyến tỉnh và tuyến xã tại 3 tỉnh khảo sát, đồng thời từ việc tổng quan các nghiên cứu/báo cáo về việc thực hiện các chính sách/chương trình có liên quan đến y tế cho người nghèo. Cấu phần định tính tập trung vào việc thu thập thông tin bằng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cả 3 nhóm đối tượng: người cung cấp dịch vụ (y tế và lao động thương binh xã hội), người sử dụng dịch vụ (người nghèo, cận nghèo và người DTTS) và các bên liên quan (như Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc). Kết quả Kết quả cho thấy, Chính phủ đã có nhiều chính sách chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người nghèo, cận nghèo, người dân vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Các chính sách này có thể chia là 3 nhóm chính, đó là: (i) nhóm chính sách về cơ sở hạ tầng và nhân lực nhằm tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cho người nghèo, (ii) nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế chủ yếu thông qua việc giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, cận nghèo và người DTTS, và (iii) nhóm chính sách nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe của người nghèo và đồng bào DTTS. Trong đó, nhóm chính sách tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cho người nghèo tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng trang thiết bị y tế tại các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng nhiều đồng bào DTTS, đào tạo nhân lực thông qua các chính sách đào tạo chuyên tu, cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông và chính sách luân phiên có thời hạn cán bộ từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới, và gần đây nhất là chính sách chuyển giao kỹ thuật tuyến trên cho tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, và dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về những vùng xa và vùng khó khăn. Ngoài ra, trong nhóm chính sách này cũng bao gồm những chính sách nhằm hỗ trợ thu nhập cho cán bộ y tế vùng khó khăn để thu hút và giữ nhân lực. Nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế chủ yếu thông qua việc giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, cận nghèo và người DTTS bao gồm các chính sách liên quan đến bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và DTTS, quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và chính sách miễn phí khám chữa bệnh ở cơ sở y tế công lập cho trẻ em dưới 6 tuổi. Nhóm chính sách để giải quyết các vấn đề sức khỏe của người nghèo và đồng bào DTTS như các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và suy dinh dưỡng, đặc biệt các chỉ số sức khỏe bà mẹ và trẻ em như tử vong mẹ, tử vong trẻ, suy dinh dưỡng ở trẻ… bao gồm các chương trình y tế quốc gia, các chính sách hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho bà mẹ có thai và trẻ em suy dinh dưỡng nặng tại những gia đình có hoàn cảnh khó khăn cư trú ở vùng sâu, vùng xa là đồng bào DTTS, mô hình nâng cao chất lượng dân số các dân tộc rất ít người, chương trình vệ sinh môi trường nông thôn vùng dân tộc, miền núi… Báo cáo tổng quan này tập trung vào nhóm chính sách 1 và 2. Quá trình thực hiện các chính sách đã đưa lại nhiều kết quả tốt khi đã cung cấp khoảng 80% lượng dịch vụ y tế, đặc biệt là cho người nghèo, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, và người DTTS, tỷ lệ các xã đạt chuẩn y tế xã qua các năm tăng dần và người nghèo, cận nghèo và DTTS nhận được nhiều hỗ trợ từ bảo hiểm y tế, quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và nhiều nguồn khác. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như sự chồng chéo trong việc hỗ trợ khi có nhiều Bộ ngành khác nhau có các chính sách hỗ trợ người nghèo khác nhau, một số chính sách có quy trình thủ tục triển khai phức tạp nên hạn chế tính khả thi khi thực hiện tại các địa phương. Ngoài ra, nguồn lực thực thi các chính sách không được phân bổ kịp thời cũng gây khó khăn đối với nhiều tỉnh thành, đặc biệt đối với các tỉnh nghèo, nơi mà hầu hết nguồn lực cho công tác giảm nghèo đều dựa vào sự phân bổ từ ngân sách nhà nước. Một số chính sách liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng trang thiết bị y tế gặp nhiều khó khăn khi triển khai ở các địa phương khi địa phương không có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn/yêu cầu của chính sách. Nói cách khác, nhiều chính sách – ví dụ như tiêu chí của trạm y tế xã đạt chuẩn – còn quá cao, trong khí đó kinh phí đầu tư ít, nên khó khả thi. Nhân lực y tế tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và vùng nhiều đồng bào DTTS vẫn còn nhiều hạn chế khi chỉ đáp ứng về mặt số lượng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực chưa được đảm bảo. Điều này được cho chủ yếu là do năng lực đầu vào của các cán bộ đào tạo theo các chính sách hỗ trợ nêu trên chưa cao, dẫn đến sau khi đi học, mặc dù có thêm được các bằng cấp cần thiết, nhưng năng lực thực tế còn hạn chế, đặc biệt là năng lực chuyên môn khám và điều trị bệnh. Đề án luân phiên cán bộ còn nhiều điểm bất cập, chưa phát huy được hết mục đích hỗ trợ năng lực và chuyển giao kỹ thuật; trong khi đó, các chính sách thu hút nhân lực chưa thực sự đạt được hiệu quả do vẫn còn hạn chế về thu nhập và điều kiện làm việc. Đối với các chính sách y tế đặc thù hướng đến người nghèo, cận nghèo và người DTTS, sự bất cập trong chênh lệch mức giá dịch vụ giữa các địa phương ảnh hưởng đến việc sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và quỹ kết dư của bảo hiểm y tế của các địa bàn có người nghèo. Điều này dẫn đến một nghịch lý là các địa phương có mức giá dịch vụ khám chữa bệnh thấp (thường ở địa phương nghèo) – ví dụ Kontum – thì tỷ lệ kinh phí của Quỹ khám chữa bệnh được sử dụng không cao, số tiền Quỹ còn lại phải chuyển về trung ương để điều tiết chuyển sang các địa bàn khác (có khi là địa bàn “giàu” hơn do mức giá dịch vụ cao, Quỹ phải chi trả nhiều hơn). Ngoài ra, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT chưa đáp ứng yêu cầu của người dân và 30% phí đóng BHYT đối với người cận nghèo vẫn còn là cản trở để các đối tượng này tham gia bảo hiểm. Tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước và hạn chế trong nhận thức về quyền lợi khi tham gia BHYT, chưa hiểu đúng về chính sách hỗ trợ mua BHYT cũng là những khó khăn trong công tác nâng cao sức khỏe cho người dân. Khuyến nghị Qua tổng quan việc thực hiện các chính sách, nghiên cứu này cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể liên quan đến từng nhóm chính sách. Đối với chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực, nhà nước cần tiếp tục thực hiện việc đầu tư hoàn chỉnh vào chuẩn y tế xã. Tuy nhiên, các cấp chính quyền địa phương cần hiểu chính xác “chuẩn y tế xã” không chỉ là trạm y tế xã đạt chuẩn, mà còn các chỉ tiêu khác của y tế như trong Quyết định 3447/QĐ-BY của Bộ Y tế. Việc đầu tư này cũng cần phải đồng bộ với các hoạt động đầu tư hạ tầng khác của xã, đặc biệt là đường giao thông. Đối với chính sách BHYT cho người nghèo, nhà nước cần cân nhắc việc điều phối nguồn kết dư quỹ BHYT để địa phương có thể sử dụng một phần nguồn quỹ kết dư này trong công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nói chung. Truyền thông cũng cần đẩy mạnh vai trò trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về việc tham gia BHYT, phát triển cơ sở dữ liệu BHYT để việc quản lý được chặt chẽ và toàn diện hơn. 1. Đặt vấn đề Việt Nam đã thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,26%/ năm. Với GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng 1.000 đô la Mỹ/năm vào năm 2009, Việt Nam đã từ một quốc gia nghèo trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và trở thành một trong số rất ít các quốc gia có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới (Báo cáo MDGs Việt Nam, 2010). Theo chuẩn nghèo quốc gia áp dụng từ năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,1% năm 2006 xuống còn 9,5 % năm 2010. Ngoài ra, người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế và dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là y tế và giáo dục. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo trong thời gian qua chưa bền vững, tỷ lệ “tái nghèo” còn cao (khoảng 7% - 10% trong tổng số hộ đã thoát nghèo). Nhiều hộ gia đình, đặc biệt là các hộ người dân tộc thiểu số (DTTS) và/hoặc hộ sống ở vùng miền núi rất dễ bị tổn thương trước những yếu tố như khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, và đặc biệt là các rủi ro về bệnh tật. Để thực hiện giảm nghèo bền vững, Chính phủ đã đưa ra Chương trình 135 giai đoạn II (CT135-II) được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010 tập trung vào các vùng đặc biệt khó khăn nơi cư dân chủ yếu là dân tộc thiểu số (DTTS). Mặc dù thu được nhiều kết quả quan trọng, nhưng CT135-II chỉ đạt được một phần các mục tiêu đề ra. Song song với CT135-II, từ năm 2008, Chính phủ cũng đã có Nghị quyết 30a (NQ 30a) về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong cả nước. Cả hai chương trình và nghị quyết này đều có các nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ y tế; tuy nhiên, một số báo cáo đánh giá đã chỉ ra rằng nhiều dự án xin nguồn đầu tư để xây dựng các cơ sở y tế và bệnh viện trong khi chưa rõ về khả năng được phân bổ ngân sách chi thường xuyên. Các hạng mục đầu tư cơ bản, ví dụ từ NQ 30a và CT135-II, cho các cơ sở và trung tâm y tế đang tạo thêm gánh nặng đối với ngân sách chi thường xuyên của các tỉnh, huyện và cả xã. Do vậy nhiều tỉnh, huyện không có động lực để tăng cường đầu tư cho các cơ sở y tế. Năm 2011, Chính phủ thông qua Nghị quyết 80 (NQ 80) về định hướng giảm nghèo bền vững thời k từ năm 2011 đến năm 2020 và năm 2012, Nghị quyết 1489 (NQ 1489) cũng đã được chính phủ thông qua để phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015. Các chương trình này đưa ưu tiên tập trung vào người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Tuy nhiên, chính những nhóm đối tượng này lại còn thiếu năng lực và cơ hội tiếp cận các nguồn lực kinh tế để phát triển sản xuất, sinh sống ở vùng sâu vùng xa nên khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế và giáo dục. Ngoài ra, nguồn lực phân bổ cho các vùng này còn thấp và phân tán và việc tổ chức triển khai các chính sách và chương trình giảm nghèo còn yếu và nhiều bất cập. Trước tình hình đó, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) có dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời k 2011- 2020 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo Bền vững (CTMTQG-GNBV) giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP) nhằm hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80 của Chính phủ Việt Nam về định hướng giảm nghèo bền vững 2011-2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững (2012-2015). Dự án PRPP nhằm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm đã được nêu trong Nghị quyết 80, Quyết định phê duyệt CTMTQG-GNBV (2012-2015) và trách nhiệm giám sát của các ủy ban Quốc hội. Dự án nhấn mạnh vào việc hỗ trợ kỹ thuật sắp xếp và lồng ghép các chính sách giảm nghèo của các Bộ, ngành liên quan. Một trong 3 kết quả mong đợi của dự án là “các chính sách giảm nghèo theo trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan được sắp xếp hợp lý và lồng ghép vào kế hoạch và khung chính sách thường xuyên của các Bộ, ngành, trong đó tập trung các hoạt động và nguồn lực uu tiên đầu tư cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo ở các địa bàn này”. Để đạt được kết quả này, dự án PRPP đã thực hiện một số hoạt động tại cấp trung ương, bao gồm hỗ trợ Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo (VPQGGN) và Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐTBXH) với vai trò Bộ chủ trì, để hợp tác cùng các Bộ, ngành trong việc lồng ghép các rà soát chính sách và sửa đổi chính sách một cách hiệu quả thông qua các nghiên cứu chính sách, tham vấn và các hội thảo chính sách. Báo cáo rà soát chính sách hỗ trợ giảm nghèo của dự án PRPP đã được thực hiện năm 2013 và chuyển giao cho Bộ LĐTBXH. Báo cáo này cũng đóng vai trò là cung cấp thông tin cho báo cáo Ban chỉ đạo trung ương về giảm nghẻo. Kết quả rà soát này cũng đã được thể hiện trong các thông báo số 89, số 143 và 187 của Chính phủ ban hành năm 2014. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Thông báo kết luận số 143/TB-VPCP ngày 08/04/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc các Bộ, ngành cần khẩn trương xây dựng kế hoạch, tiến độ đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về giảm nghèo, báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo để thảo luận, thống nhất trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội theo thẩm quyền. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ y tế đã đề nghị Dự án PRPP hỗ trợ một số các hoạt động kỹ thuật để tiến hành "Nghiên cứu tổng quan về những chương trình y tế có liên quan/định hướng tới giảm nghèo bền vững cho người dân" nhằm rà soát các chính sách, chương trình từ góc độ thực thi các chính sách liên quan tới giảm nghèo bền vững trong ngành y tế. Nghiên cứu chính sách này nhằm tập trung vào các chính sách của ngành y tế liên quan tới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và các vấn đề về bảo hiểm y tế cho người nghèo, dân tộc thiểu số đồng bào vùng sâu vùng xa. Nghiên cứu rà soát các chính sách liên quan tới giảm nghèo bền vững trong ngành y tế cũng là một trong những hoạt động để hỗ trợ cho việc thực hiện cách tiếp cận đo lường nghèo đa [...]... xuất các khuyến nghị cho ngành y tế trong việc ra quyết định và chính sách y tế góp phần giảm nghèo bền vững 3 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Khung phân tích và cách tiếp cận Nghiên cứu vận dụng cách tiếp cận tổng hợp, tập trung rà soát và tổng quan về các chính sách, chương trình chính y u nhất liên quan tới giảm nghèo, đặc biệt là CT135-II, Nghị quyết 30a, Nghị quyết 80, và CTMTQG-GNBV (các chính sách, chương. .. kinh tế của người nghèo, mặt khác, bệnh tật cũng làm tăng nguy cơ tái nghèo của người dân Nói cách khác, bệnh tật là một trong những ”b y nghèo thách thức quá trình thực hiện giảm nghèo bền vững Chính vì lý do đó, như đã đề cập ở phần trên, các chính sách giảm nghèo chung luôn đưa y tế vào các mục tiêu chính, và ngược lại, các chính sách y tế luôn có các cấu phần liên quan đến việc hỗ trợ cho người nghèo. .. tượng thụ hưởng, cách tiếp cận liên ngành, nguồn vốn và các hoạt động cụ thể của các chính sách /chương trình y tế n y, chủ y u tập trung mô tả các hoạt động liên quan đến việc tăng cường cơ hội tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế cho các đối tượng là người nghèo và người dân tộc thiểu số - Tổng quan các nghiên cứu/đánh giá việc thực hiện các chính sách, chương trình y tế nhằm phân tích... báo cáo n y sẽ không đề cập đến quá trình triển khai các chính sách giảm nghèo chung; tuy nhiên, một số thông tin chung sẽ được đề cập sau đ y để tạo cơ sở để phân tích việc triển khai các chính sách y tế có định hướng tới giảm nghèo bền vững ở các phần sau Quá trình xác định đối tượng Quá trình thực hiện thực tế tại các địa phương, quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm được các. .. phần chính: Cấu phần 1: Tổng quan chính sách, chương trình y tế có liên quan hoặc có định hướng tới giảm nghèo bền vững cho người dân Nội dung: Nội dung n y nhằm đáp ứng Mục tiêu 1 và một phần Mục tiêu 2 với các mục tiêu cụ thể sau: - Liệt kê và tổng hợp các chính sách /chương trình y tế (tập trung vào lĩnh vực khám chữa bệnh cho người nghèo và bảo hiểm y tế) ở cấp độ quốc gia và cấp độ tỉnh (trong 3... 2002, Chính phủ cũng đã có Quyết định 139 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo (bao gồm người nghèo – theo quy định chuẩn hộ nghèo tại Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH, người dân xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người dân các DTTS vùng T y Nguyên theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và người dân các. .. Tỉnh, Sở Y tế, Lao động – Thương Binh – Xã hội, cán bộ trạm y tế xã Tổng số 4 người/ tỉnh  Tổng cộng 12 người o Người sử dụng dịch vụ: 4 hộ nghèo tại xã đã từng sử dụng dịch vụ y tế trong 6 tháng qua (2 hộ có thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo, 2 hộ không có bảo hiểm y tế hộ nghèo) Tổng số 4 người/ xã  Tổng cộng 12 người o Các bên liên quan: Đại diện lãnh đạo y ban nhân dân xã, y ban MTTQ xã Tổng số 2 người/ xã... hiểm y tế theo quy định tại Quyết định số 797 nêu trên Như v y, có thể th y rằng các chính sách trên đều hướng đến mục tiêu hỗ trợ tối đa cho người nghèo, người cận nghèo, người DTTS trong việc tiếp cận dịch vụ bảo vệ sức khỏe Với sự hỗ trợ từ các chính sách BHYT và Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, các đối tượng n y đã và đang nhận được sự hỗ trợ để góp phần hạn chế các tổn thương có thể dẫn đến nghèo. .. v y, hầu hết các chính sách chung về giảm nghèo khi đề cập đến hạ tầng cơ sở y tế ở các huyện xã (chủ y u ở huyện xã nghèo) đều đề cập đến việc tăng cường đầu tư để đáp ứng chuẩn hóa y tế cơ sở (chuẩn quốc gia về y tế xã) Để đánh giá chuẩn quốc gia về y tế xã, Bộ Y tế đã có Quyết định 370/2002/QĐ-BYT năm 2002 nhằm ban hành chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010, sau đó đến năm 2011, Quyết định. .. là trạm y tế xã chủ y u được đầu từ một số chương trình, như Chương trình 135, chương trình nông thôn mới, và từ một số nguồn viên trợ của tổ chức phi chính phủ Đến năm 2008, Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong cả nước đã có những chính sách định hướng quan trọng như chính sách ưu tiên đầu tư cho các bệnh viện huyện, bệnh . Cấu phần 1: Tổng quan chính sách, chương trình y tế có liên quan hoặc có định hướng tới giảm nghèo bền vững cho người dân. Chính sách, chương trình Cơ sở hạ tầng và nhân lực y tế Giảm gánh. Dự án PRPP Bộ Y tế Vụ Kế hoạch – Tài chính BÁO CÁO TỔNG QUAN CÁC CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ CÓ LIÊN QUAN HOẶC ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN . cứu tổng quan về những chương trình y tế có liên quan/ định hướng tới giảm nghèo bền vững cho người dân& quot; nhằm rà soát các chính sách, chương trình từ góc độ thực thi các chính sách liên quan

Ngày đăng: 15/08/2015, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan