0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG QUAN CÁC CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ CÓ LIÊN QUAN HOẶC ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN (Trang 78 -78 )

4. Kết quả

4.5. Một số khuyến nghị

Hiện tại, có thể thấy các chính sách y tế đã đáp ứng được hầu hết các nội dung cần hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, và người DTTS trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vấn đề được đặt ra không phải là cần thiết có các chính sách mới, mà là triển khai các chính sách hiện có một cách tối ưu và tối đa.

4.5.1. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực Cơ sở hạ tầng

Y tế xã là tuyến y tế gần nhất của người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Do đó, cần

tiếp tục thực hiện việc đầu tư hoàn chỉnh vào chuẩn y tế xã. Ở đây, chuẩn y tế xã cần được các cấp chính quyền địa phương hiểu chính xác là không chỉ trạm y tế xã đạt chuẩn, mà còn các chỉ tiêu khác của y tế như trong Quyết định 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ Y tế. Nhiều địa phương chỉ chú trọng vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho trạm y tế và bỏ qua các tiêu chí khác, điều này sẽ làm lãng phí nguồn lực khi cơ sở hạ tầng trạm y tế chỉ là một phần nhỏ trong việc đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, đặc biệt là người nghèo. Mặt khác, các tiêu chí này không phải là bắt buộc phải có đầy đủ, mà còn tùy vào từng địa phương, vào hiện trạng nhân lực hiện có, và việc đánh giá là dựa trên chấm điểm (từ 90 điểm trở lên, không bị “điểm liệt”, và số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó).

Chuẩn y tế xã của nông thôn quá cao trong khi cán bộ thì không đủ khả năng để thực hiện, ví dụ trạm y tế xã mà đòi phải có máy siêu âm. Xã vùng sâu vùng xa thì làm sao có và cán bộ thì không sử dụng được. Cần tùy vào từng vùng. BHXH Kontum

…Do đó cần hiểu rõ các tiêu chí này. Cần xem các tiêu chí quan trọng và tối cần thiết. Các tiêu chí này chấm theo điểm 100 và không phải là cần có tất cả các tiêu chí này, ví dụ việc có thêm các máy móc khó khăn thì chưa cần thiết. Nên vận dụng linh hoạt và có định hướng, ví dụ chọn các xã gần đạt để đầu tư thêm cho đạt. Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế

Việc đầu tư vào hạ tầng y tế cũng cần phải đồng bộ với các hoạt động đầu tư hạ tầng khác của xã, đặc biệt là đường giao thông. Khó khăn về giao thông là một trong những trở ngại quan trọng nhất cản trở người dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận cơ sở y tế gần nhất.

Nhân lực y tế

Về nguồn nhân lực, ngày 29/3/2013, Chính phủ đã có Quyết định số 538/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020, trong đó cũng đề cập đến việc tăng cường năng lực cho tuyến xã, trong đó có cả nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực y tế xã luôn là vấn đề khó khăn và phức tạp. Như đã phân tích ở các phần trên, để đảm bảo trạm y tế xã có bác sỹ theo yêu cầu/tiêu chí, chính sách cử tuyển/đào tạo theo địa chỉ

79 đã được thực hiện và phần nào đáp ứng được tiêu chí về mặt số lượng. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế. Do đó, để tiếp tục đáp ứng về mặt số lượng, đào tạo cử tuyển. đào tạo theo địa chỉ hay đào tạo chuyên tu cần được tiếp tục trong thời gian tới cho đến khi bao phủ 100% trạm y tế xã có bác sỹ vào năm 2015 như mục tiêu trong Quyết định 538 đề ra. Bên cạnh đó, cần có những đánh giá về tiến trình triển khai chế độ cử tuyển, tuyển sinh theo địa chỉ tại các tỉnh, để xem xét các tỉnh ưu tiên nhận được chính sách này. Ngoài ra, cần có kế hoạch, lộ trình thu hút nhân lực, và quan trọng hơn là bồi dưỡng nguồn nhân lực tuyến xã thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, nâng cao năng lực chuyên môn.

Nghiên cứu Đánh giá hiện trạng đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam cũng đưa ra một số khuyến nghị với chính sách tuyển sinh theo địa chỉ, trong đó Bộ Giáo Dục – Đào tạo cần hạ mức điểm tuyển sinh cho sinh viên. Ngoài ra, Bộ Giáo Dục – Đào tạo cũng nên cân nhắc các phương pháp tuyển sinh khác như phỏng vấn, xét hồ sơ dựa trên các tiêu chí quan trọng khác. Bộ cũng có thể cho phép các trường đến các tỉnh khó khăn/vùng sâu đang có nhu cầu cấp thiết về nhân lực y tế, tiến hành ôn tập cho sinh viên cho kỳ thi đầu vào và sau đó tuyển sinh theo nhu cầu thực tế về nhân lực. Đối với các sinh viên theo học theo chế độ cử tuyển và tuyển sinh theo địa chỉ, các trường cần cung cấp các hỗ trợ chuyên môn trong quá trình học tập để các sinh viên này có thể theo kịp chương trình, đảm bảo chất lượng giảng dạy. Các tỉnh cũng cần đảm bảo các hỗ trợ tài chính để các sinh viên này có thể theo học.

Đối với các đối tượng đi học theo chính sách cử tuyển hoặc tuyển sinh theo địa chỉ, các tỉnh cần cải thiện hệ thống quản lý nhân sự và đưa ra các biện pháp chặt chẽ để quản lý sinh viên đi học theo hai chính sách này, đảm bảo các sinh viên cam kết quay lại công tác tại địa phương ví dụ như phạt tài chính nếu đối tượng không thực hiện cam kết. Thêm vào đó, các tỉnh cần có quan hệ chặt chẽ với các trường đại học để có thể nắm được thông tin về sinh viên, đảm bảo có những sự hỗ trợ cần thiết cho sinh viên trong quá trình học.

4.5.2. Các chính sách hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận dịch vụ y tế

Bảo hiểm y tế

Theo Luật 46/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2008, người nghèo, người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và người đang sinh sống ở xã đảo, huyện đảo đều được nhà nước hỗ trợ đóng BHYT. Đối tượng là người cận nghèo vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như trong quy định cũ. Như vậy, việc tiếp tục hỗ trợ về BHYT cho người nghèo, cận nghèo, người DTTS là một chính sách đúng đắn giúp người nghèo tiếp cận được các dịch vụ y tế nói chung.

Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 cũng đã đáp ứng được một phần kỳ vọng của một số địa phương khi đưa ra các quy tắc cụ thể

80 cho kết dư BHYT, trong đó, 20% kết dư được chuyển về địa phương để hỗ trợ cho Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng khác. Như vậy, các địa phương cần cân nhắc sử dụng nguồn kết dư BHYT để hỗ trợ cho nhóm đối tượng người cận nghèo ở những vùng khó khăn.

Việc sử dụng trạm y tế xã là nơi khám chữa bệnh BHYT là cần thiết đối với những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa vì đây là cơ sở y tế gần nhất với người dân. Ngoài việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực đảm bảo cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, các địa phương cũng cần linh động để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế. Ví dụ trong đề xuất của tỉnh Kontum đã nêu ở phần trên, khi mà khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã mà người dân đang sinh sống xa hơn đến tuyến huyện hoặc tỉnh, thì việc yêu cầu người dân phải đến tuyến trạm y tế để khám chữa bệnh là khó khả thi, đặc biệt với địa bàn khó khăn về đi lại như Kontum. Bên cạnh đó, đối với những vùng sâu vùng xa, nơi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, mô hình đưa y tế đến gần người dân như mô hình cô đỡ thôn bản, hoặc các đợt khám lưu động của trạm y tế là cần thiết trong khi phong tục tập quán và thói quen tìm kiếm dịch vụ y tế còn hạn chế ở người dân.

Đối với người DTTS, việc giữ gìn thẻ BHYT và tuân thủ các quy định của BHYT còn nhiều bất cập do hạn chế về nhận thức và thói quen. Kinh nghiệm từ Kontum cho thấy việc áp dụng nguyên tắc nộp phạt để cấp phát lại thẻ cho người DTTS là khó thực hiện. Do đó, một số đề xuất đã được nêu ra cần xem xét là việc cấp thẻ “cứng” – không phải thẻ in giấy – cho người dân, cấp thẻ với thời hạn dài hơn, hoặc cấp thẻ cho hộ gia đình, gửi trưởng thôn/bản lưu giữ thẻ. Tuy nhiên, các đề xuất này cần có thời gian xem xét. Trong khi đó, việc đẩy mạnh truyền thông cho người dân hiểu về tầm quan trọng, quyền lợi của người dân khi tham gia và tuân thủ các quy định của BHYT là vô cùng cần thiết. Song song đó, các cấp chính quyền, nơi có nhiều người DTTS sinh sống cần linh động giải quyết để tạo điều kiện cho người DTTS tiếp cận được dịch vụ y tế.

Tỉnh chỉ đạo, các trường hợp dân nghèo, cận nghèo, DTTS… bị đau ốm nhưng chưa có thẻ cũng phải điều trị, cơ quan lo cấp thẻ sẽ cấp thẻ sau. Đây cũng là tình huống có thể dẫn đến trùng thẻ, vì họ có thể đã có rồi nhưng bị mất. Nhưng họ sẽ khai báo là chưa được cấp do họ sợ nộp tiền làm lại thẻ. Những trường hợp này, cán bộ vẫn khám và phát thuốc, sau đó ghi tên tuổi hộ, sau đó đối chiếu lại với xã.

Các trường hợp này rất khó có khả năng giải quyết, chỉ có thể nâng cao dân trí của người dân để họ hiểu. BHXH Kontum

Một kinh nghiệm khác từ Kontum trong việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân nói chung, đặc biệt là người nghèo và người DTTS nói riêng là khám chữa bệnh vào ngày cuối tuần, ngày lễ, ngoài giờ hành chính. Đối với những địa bàn này, các cơ quan y tế

81

cần chủ động phối hợp với đơn vị bảo hiểm xã hội để tổ chức khám chữa bệnh vào thời gian phù hợp với người dân, nhằm khuyến khích và duy trì thói quen tìm kiếm dịch vụ y tế khi có nhu cầu của người dân.

Mặc dù việc cấp trùng thẻ đã giảm nhiều so với trước đây do có sự phối kếp hợp liên ngành giữa BHYT, BHXH và các ban ngành, hội đoàn thể khác, các cơ quan BHXH cần xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý tốt hơn các đối tượng cần cấp thẻ để tránh trùng lắp gây lãng phí và tạo sự minh bạch trong thực thi các chính sách hỗ trợ nói chung.

Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo

Với các chính sách hỗ trợ tiền ăn, đi lại khi chuyển tuyến, hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh lấy từ nguồn Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, người nghèo và người DTTS có nhiều điều kiện để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều địa phương nghèo, ví dụ như tại Quảng Trị, mặc dù tỉnh có chỉ đạo triển khai đến các tuyến huyện và xã, nhưng không có hỗ trợ hoặc hướng dẫn nguồn tài chính hỗ trợ thì tuyến xã không thể thực hiện được. Do đó, các tỉnh cần thành lập và duy trì Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo như quy định từ tuyến xã trở lên; đối với các xã nghèo, tỉnh cần cân đối nguồn ngân sách và hỗ trợ cho Quỹ này để người dân được tiếp cận hỗ trợ đầy đủ. Như vậy, với việc ban hành quyết định thành lập Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo từ tháng 6/2014, người nghèo tỉnh Quảng Trị có nhiều cơ hội được hỗ trợ tốt hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG QUAN CÁC CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ CÓ LIÊN QUAN HOẶC ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN (Trang 78 -78 )

×