1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam

96 289 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 445 KB

Nội dung

KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam Mục lôc Trang Mục lục 1 Lời nói đầu 3 Chương 1 KHái niệm về khoa học - công nghệ, công nghệ cao 6 1.1. vài nét về khoa học công nghệ thế giới 6 1.1.1. Đặc trưng chủ yếu của thời đại văn minh trí tuệ 7 1.1.2. Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế mới (nền kinh tế tri thức) của Mỹ- đại diện nổi bật của các nước tiên tiến 8 1.2. Giới thiệu về công nghệ cao và khu công nghệ cao 11 1.2.1. Một số quan niệm 11 1.2.2. Sự phát triển của Khu công nghệ cao trên thế giới 14 1.2.3. Tầm quan trọng của Công nghệ cao đối với các nước đang phát triển 19 Chương 2 Thực trạng khoa học - công nghệ Việt Nam và Khu công nghệ cao Việt Nam 22 2.1. Hiện trạng khoa học công nghệ việt nam 22 2.1.1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam 22 2.1.3. Hiện trạng khoa học và công nghệ của Việt Nam 25 2.1.3. Mục tiêu phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam 28 2.2. khu công nghệ cao ở việt nam 31 2.2.1. Công nghệ cao - yếu tố phát triển dài hạn 32 2.2.2. Khu công nghệ cao là địa điểm tiếp cận công nghệ cao 33 2.2.3. Xây dựng Khu công nghệ cao Việt Nam 34 2.3. các văn bản pháp lý có liên quan tới công nghệ cao và khu công nghệ cao 37 2.3.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp 37 2.3.2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh gián tiếp 45 Chương 3 Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với khu công nghệ cao 49 3.1. kinh nghiệm xây dựng chính sách khuyến khích ưu đãi đối với Khu công nghệ cao ở một số nước châu á 49 3.1.1.Trung quốc 49 3.1.2. Thái Lan 53 3.1.3. Indonesia 56 3.2. định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của việt nam trong thời kỳ mới 58 3.2.1. Những định hướng chung 58 1 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam 3.2.2. Định hướng phát triển công nghiệp, công nghệ cao của Việt Nam giai đoạn 2000-2025 60 3.3. Chính sách khuyến khích phát triển kcnc việt nam 62 3.3.1. Những đảm bảo của Nhà nước và điều kiện tham gia KCNC 63 3.3.2. Tạo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh cho mọi loại hình doanh nghiệp hoạt động trong KCNC 67 3.3.3. Chính sách khuyến khích đầu tư 68 3.3.4. Chính sách ưu đãi về thuế 69 3.3.5. Chính sách đất đai 71 3.3.6. Hỗ trợ phát triển và thu hút nguồn nhân lực 71 3.3.7. Xây dựng, phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng KCNC 72 3.3.8. Hệ thống tổ chức quản lý KCNC 73 3.3.9. Khuyến khích và ưu đãi về cơ chế quản lý KCNC 81 Kết luận và kiến nghị 87 Tài liệu tham khảo 90 2 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam Lời nói đầu Đặc điểm thế giới hiện nay, khi Việt Nam bước vào hiện đại hoá, công nghiệp hoá, khác với đặc điểm của thế giới trong giai đoạn trước đây khi các nước công nghiệp mới (NICs) bắt đầu đi vào công nghiệp hoá. Đó là xu thế toàn cầu hoá và cuộc cách mạng công nghệ trên toàn thế giới. Toàn cầu hoá tạo ra một thế giới thông thoáng, phi quốc gia hoá đời sống kinh tế. Cách mạng công nghệ đứng sau thúc đẩy toàn cầu hoá thành hiện thực và làm thay đổi tính chất của khoa học và kết cấu của công nghiệp, kinh tế và xã hội của từng nước. Trong bối cảnh nh vậy Khoa học công nghệ cần được tiếp cận tốt hơn và có hiệu quả hơn. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới (APEC, AFTA, WTO, ). Điều đó đòi hỏi nước ta phải phát triển nhanh vì phát triển càng chậm thì càng tụt hậu và mất thời cơ. Đồng thời, không có công nghệ cao thì sẽ không có sản phẩm chất lượng cao và sẽ không thể thích ứng với hội nhập quốc tế. Trước thực tế trên, Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương đưa nền kinh tế đất nước phát triển nhanh trong giai đoạn 1991-2000 và tiếp tục phát huy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn tiếp theo trong những năm đầu của thế kỷ 21. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) cũng chỉ rõ Việt Nam phải tiếp tục phát huy sức mạnh của sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước để đưa nền kinh tế Việt Nam theo kịp và hội nhập được với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Muốn vậy, Công nghệ phải là mũi nhọn để Việt Nam phát triển theo hướng đi tắt đón đầu. Trước hết, cần phải cụ thể hoá, làm sáng tỏ và giải đáp cho được vấn đề đi tắt đón đầu nh thế nào, việc đi tắt đón đầu về công nghệ, các sản phẩm mũi nhọn của Việt Nam, sử dụng thế mạnh của con người và trí tuệ Việt Nam. Nhận thức được vai trò quan trọng của Công nghệ cao đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà và sự cần thiết phải xây dựng Khu công nghệ cao ở Việt Nam, ngày 12 tháng 10 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 3 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam 198/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Khu công nghệ cao Hoà Lạc tại Tỉnh Hà Tây, phê duyệt Quy hoạch tổng thể và Dự án đầu tư bước 1, giai đoạn 1 Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, và Quyết định số 98/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2001 về việc triển khai đầu tư và xây dựng cơ sở hạng tầng Khu công nghệ cao Hoà lạc. Đây sẽ là sự phát triển sáng tạo các mô hình Khu công nghệ cao trên thế giới và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta, là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá của nước nhà. Tuy nhiên, điểm xuất phát của Việt Nam về trình độ phát triển thấp hơn so với các nước khác khi xây dựng Khu công nghệ cao. Vì vậy muốn tiếp cận nhanh chóng với công nghệ tiên tiến, chúng ta cần phải tạo ra được một môi trường đầu tư thật hấp dẫn để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Trước hết, chúng ta cần có một khung pháp lý rõ ràng, ổn định, chính sách khuyến khích và ưu đãi cho việc phát triển Công nghệ cao, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực có độ rủi ro cao nhưng giá trị lợi nhuận cũng rất lớn như các Khu Công nghệ cao. Từ khi thực hiện chính sách mở của nền kinh tế trong 15 năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng được mô hình các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, đóng góp một phần rất quan trọng cho việc tăng trưởng nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, Khu công nghệ cao là mô hình rất mới mẻ mà nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới. Để Khu công nghệ cao Hoà Lạc có thể khởi động được, có khả năng thu hút đầu tư, vấn đề đặt ra là làm thế nào để chúng ta xây dựng được hành lang pháp lý chặt chẽ và đặc biệt là hệ thống chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để tạo điều kiện cho Khu công nghệ cao phát huy tác dụng. Trước thực trạng đó, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Kinh tế Ngoại thương - Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu công nghệ cao ở Việt Nam".7 Nội dung của đề tài gồm các phần chính nh sau: 4 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam Chương 1 - Giới thiệu về Công nghệ cao và Khu công nghệ cao. Chương 2- Thực trạng khoa học - công nghệ Việt Nam và việc xây dựng Khu công nghệ cao ở Việt Nam. Chương 3 - Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với Khu công nghệ cao. Do thời gian hạn hẹp và khả năng nghiên cứu của một sinh viên còn nhiều hạn chế, nội dung của đề tài chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu về Công nghệ cao, các mô hình Khu công nghệ cao trên thế giới đồng thời nghiên cứu các Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc khuyến khích ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực Khu công nghệ cao - một mô hình phát triển kinh tế rất mới mẻ này. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn./. 5 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam Chương 1 Khái niệm về khoa học - công nghệ, công nghệ cao 1.1. vài nét về khoa học - công nghệ thế giới Chóng ta đang sống trong thế kỷ 21, kỷ nguyên của khoa học công nghệ với những thành tựu vượt bậc của công nghệ thông tin, ngành góp phần tạo cơ sở vật chất cho sự tích hợp các quá trình kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, quan hệ xã hội - Siêu xa lộ thông tin là một bộ phận kết cấu hạ tầng cơ bản của xã hội, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực, ở mọi nơi, mọi lúc giúp cho khoảng cách địa lý ngày càng thu hẹp lại. Bên cạnh đó, Công nghệ sinh học cũng đang trở thành chìa khoá cho sự phát triển trong tương lai. Các nghiên cứu về kỹ thuật sinh học phân tử đang dẫn chúng ta đến gần một khả năng mới - rô bốt sinh học - một công cụ “sống” giúp con người điều hành thế giới tương lai. Kỹ thuật gen với phân tích cấu trúc di truyền cho phép chúng ta hiểu cơ chế hình thành các giống loài sinh vật, duy trì trên trái đất môi trường sinh thái tối ưu cho chính con người. Việc phát hiện các loại gen, các chuỗi gen, khả năng phân tích và thay thế nhân bản gen sẽ đẩy nhanh tiến bộ công nghệ. Các kết quả này được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như trong lĩnh vực Nông nghiệp, Y học, thiết kế di truyền và sẽ đưa con người tiến tới khả năng chinh phục các thế lực siêu nhiên. Trong thời đại công nghiệp, loài người có nền văn minh công nghiệp, xã hội công nghiệp, kinh tế vật dụng và tài nguyên thiên nhiên. Do tác động của Khoa học công nghệ hiện đại, loài người đang ở thời đại thông tin với nền văn minh thông tin, xã hội thông tin, kinh tế trí thức và tài nguyên thông tin trí tuệ. Tất cả các yếu tố đó tạo nên một thế giới mới trong đó người ta thường nói đến cụm từ "Nền kinh tế trí 6 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam thức". Vậy chúng ta hãy tìm hiều những đặc trưng và các yếu tố cấu thành nên "Nền kinh tế trí thức". 1.1.1. Đặc trưng chủ yếu của thời đại văn minh trí tuệ. Trong nền văn minh trí tuệ, tri thức Khoa học và Công nghệ là nguồn lực điều khiển sự hưng thịnh của các quốc gia. Khác với nguồn lực truyền thống, Tri thức Khoa học và Công nghệ có khả năng tái sinh và tự sinh sản, do đó sự phát triển của nhân loại là vô tận. Nền kinh tế của thời đại văn minh trí tuệ còn được gọi là “nền kinh tế trí thức” hoặc “nền kinh tế thông tin” có 4 đặc trưng chủ yếu sau: 1- Nền kinh tế siêu tượng trưng: mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh được tin học hoá mức độ cao; các giá trị được phi vật chất hoá; tiền điện tử; thị trường chứng khoán điện tử. 2- Toàn cầu hoá nền kinh tế: từng bước thống nhất thị trường quốc tế thông qua Tổ chức thương mại thế giới WTO với tổng giá trị thương mại hàng năm trên 3000 tỷ USD. Liên kết tài chính toàn cầu đang diễn ra với tốc độ lớn, với lượng tiền tệ lưu thông hàng ngày gấp 26 lần giá trị buôn bán trên thế giới. Dòng đầu tư nhanh cùng với toàn cầu hoá đầu tư, kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. 3- Nền công nghiệp mới thân môi trường ra đời - nền công nghiệp sinh thái: Trong nền công nghiệp này, thông tin và các yếu tố tri thức là các yếu tố đầu vào của hệ thống sản xuất, quản lý, kinh doanh, vừa là của cải và vừa là công cụ để tạo ra của cải. Đặc trưng của nền công nghiệp sinh thái là tiêu tốn Ýt nguyên vật liệu, tiết kiệm năng lượng, sản sinh Ýt phế thải góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và được phân bổ trên các vùng của quốc gia, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. 7 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam 4- Người tri thức đóng vai trò chiếc máy trong nền văn minh mới. Ngày nay, người tri thức là động lực chính tạo nên sự phát triển và phồn vinh của xã hội. Trong nền văn minh mới, bậc thang giá trị mới đã hình thành -Tri thức và Công nghệ. Khách hàng có thể mua những sản phẩm (máy tính, phần mềm, ) mà họ có thể không hiểu gì về nó, nhưng vẫn rất hữu hiệu cho công việc, với một giá trị đặc thù có thể tới 90-99% giá thành phải trả cho chất xám, phần còn lại 1-10% dành cho các chi phí về nguyên vật liệu và nhân công. 1.1.2. Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế mới (nền kinh tế tri thức) của Mỹ - đại diện nổi bật của các nước tiên tiến: 1.Nền kinh tế mới lấy tri thức làm cơ sở. Nó là hình thái kinh tế bắt nguồn từ khoa học kỹ thuật mới và những tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Trong nền kinh tế cũ, sản xuất, phân phối, tiêu thụ là lấy vật chất làm nội dung chủ yếu, yếu tố sản xuất chủ yếu là vốn, nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động, Trong nền kinh tế mới, tri thức lại là nội dung chủ yếu của sản xuất, phân phối và tiêu thụ, tri thức và sức lao động có tri thức là yếu tố sản xuất quan trọng nhất. Một nhà quản lý Mỹ cho rằng: chức năng chủ yếu của nền kinh tế hiện đại là sự sản xuất và phân phối “tri thức và thông tin”, chứ không phải là sản xuất và phân phối “vật chất”. Tri thức còn là nguồn động lực cho sự tăng trưởng kinh tế, những cống hiến của tri thức ngày càng lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế. Ở Mỹ, mỗi năm các khoản chi cho việc ra đời tri thức và công tác truyền thông chiếm khoảng 20% GDP của họ, trong đó giáo dục chiếm 10%, các khoản cho bồi dưỡng đào tạo và giáo dục chiếm 5%, chi cho việc nghiên cứu và khai thác chiếm 3-5%. Trong nền kinh tế mới, sự tăng trưởng kinh tế chuyển từ loại hình tiêu hao tài nguyên sang loại hình khai thác tri thức và kỹ thuật. Ngày càng nhiều giá trị gia tăng của nền kinh tế là do máy vi tính chứ không phải do sức lao động sáng tạo ra. Rất nhiều ngành nghề của nông nghiệp và công nghiệp đang trở thành ngành nghề 8 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam của công việc tri thức. Hiện nay hầu nh 60% công dân Mỹ là công nhân tri thức, 80% nghề nghiệp mới là do ngành tập trung tri thức tạo ra. Ông John Dure - một chuyên gia về tài chính Mỹ nói: “ nền kinh tế cũ là thiết bị vốn, là sự duy trì của nghề nghiệp, nhưng nền kinh tế mới lại là bản quyền tri thức, là sự sáng tạo của nghề nghiệp”. 2.Nền kinh tế lấy thông tin làm chủ đạo. Mỹ đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin. Ngành thông tin, ngành tin học (bao gồm thiết kế, dự trữ, truyền tải và xử lý thông tin), các ngành liên quan và ngành dịch vụ chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Mỹ. Đặc biệt là 3 ngành thông tin lớn là tính toán (máy tính điện tử, phần mềm), thông tin (điện thoại, vô tuyến, hữu tuyến và vệ tinh), và sự kết hợp với dịch vụ (vui chơi, xuất bản, cung cấp thông tin, ), cho ra đời một ngành truyền thông hoàn toàn mới. Từ năm 1996, giá trị sản xuất của ngành truyền thông đã đạt khoảng 1000 tỷ USD, chiếm 14% GDP của Mỹ. Hiện nay, ở Mỹ những nhà sản xuất máy tính vượt những nhà sản xuất ô tô, những người chế tạo chất bán dẫn nhiều hơn công nhân xây dựng, các nhân viên xử lý thông tin nhiều hơn số công nhân của ngành luyện dầu. Ngành tin học không chỉ là ngành lớn nhất của Mỹ mà còn là ngành tăng trưởng nhanh nhất trong mấy năm gần đây, hàng năm tăng trưởng với tốc độ hai con số. Sản phẩm thông tin và chi phí dịch vụ tăng lên cũng dẫn đầu các lĩnh vực khác. Theo thống kê năm 1999, ở Mỹ chi phí của các “sản phẩm kinh tế cũ” như ôtô, thực phẩm, đồ điện gia dụng bình quân tăng 0,9%, nhưng chi phí của các “sản phẩm kinh tế mới” như điện thoại, máy tính, dịch vụ tài chính tiền tệ, vui chơi lại tăng bình quân 12%. Điều làm cho mọi người chú ý là do sự ứng dụng của kỹ thuật tin học, các ngành kinh tế đã sử dụng công nghệ số hoá, mạng Internet, điện tử, Trong điều kiện nền kinh tế cũ, sự lưu thông thông tin là vật chất như tiền mặt, cổ phiếu, hoá đơn, biên lai lấy hàng, báo cáo, Trong điều kiện kinh tế mới, tất cả các hình thức thông tin đều được số hoá, giảm bớt thời gian lưu trữ trên máy tính và được truyền đi với tốc độ ánh sáng trong mạng. Những năm 9 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam gần đây, ngành thương nghiệp điện tử mới nổi lên, ngày càng nhiều các sản phẩm được tiêu thụ qua mạng Internet, và được chi trả bằng hình thức trả tiền điện tử. Theo thống kê, ngành thương mại điện tử hàng năm tăng với tốc độ 200%. Trong năm 2000, khoảng 40% hàng hoá bán lẻ của Mỹ được tiêu thụ trên mạng điện tử. 3. Nền kinh tế mới lấy thị trường toàn cầu dẫn đầu. Kỹ thuật tin học, đặc biệt là Internet làm cho khoảng cách địa lý ngày càng thu nhỏ lại. Tri thức và thông tin không phân biên giới, tri thức và thông tin là nguồn kinh tế chủ yếu sẽ làm cho các hoạt động kinh tế vượt biên giới và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Vốn, sản xuất, quản lý sản phẩm, sức lao động, thông tin và kỹ thuật, được lưu thông xuyên quốc gia. Mối liên hệ và hợp tác kinh tế mậu dịch và kỹ thuật giữa các nước và giữa các công ty lớn ngày càng tăng cường và cũng ngày càng cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh cũng được tiến hành trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay mạng Internet của Mỹ đã kết nối với khoảng 190 nước và các khu vực trên thế giới, ngày càng nhiều các công ty, xí nghiệp của Mỹ bị cuốn hút vào làn sóng toàn cầu hoá kinh tế. 10 năm trước đây, Mỹ chỉ có khoảng 20% các công ty có quan hệ kinh doanh trên phạm vi toàn cầu nhưng đến nay thì con số đó đã chiếm tới trên 60%. Mức độ dựa dẫm của nền kinh tế Mỹ đối với mậu dịch đối ngoại được nâng cao, mậu dịch xuất nhập khẩu tăng thêm 10% GDP trong giai đoạn 1990- 2000. Đặc biệt là sự cống hiến của ngành xuất khẩu đối với sự tăng trưởng kinh tế đã vượt ngành xây dựng và ngành gang thép, trở thành ngành trụ cột của sự tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian từ 1990-1999, tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của Mỹ đạt 6.5%, tăng gấp 3 lần tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cùng kỳ. 4. Nền kinh tế lấy mạng lưới công ty làm vật dẫn. Từ những năm 80 đến nay, các công ty mới của Mỹ đã áp dụng các trang thiết bị kỹ thuật thông tin tiên tiến và tiến hành tổ chức xây dựng lại cơ cấu công ty, làm cho các công ty thực hiện mạng lưới hoá kinh doanh. 10 [...]... 1.2 giới thiệu về công nghệ cao và khu công nghệ cao 11 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam 1.2.1 một sè quan niệm Theo các tài liệu của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường Việt Nam, các khái niệm về Công nghệ, Công nghệ cao và Khu công nghệ cao được hiểu nh sau: 1 Công nghệ là gì? • Định nghĩa: Công nghệ được hiểu là... 31 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam mang mã số 02-CNC-06 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường kết hợp với Ban quản lý các Khu công nghiệp Việt Nam, Khu công nghệ cao Việt Nam sẽ bao gồm các yếu tố sau: 2.2.1 .công nghệ cao - yếu tố phát triển dài hạn Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế Việt Nam trong 10 năm tiếp... nghệ; các cơ sở đào tạo; bồi dưỡng nhân lực; các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị dịch vụ liên quan; có ranh giới xác định 13 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam Mục tiêu chung của Khu công nghệ cao là thu hút công nghệ cao của nước ngoài; thích ứng và đồng hoá công nghệ cao; ... trong Khu công nghệ cao; 35 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam Nhiệm vụ chủ yếu khi xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao: • Tập trung phát triển hạ tầng tiên tiến có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của lĩnh vực Công nghệ cao; • Thiết lập môi trường đầu tư hấp dẫn có khả năng thu hót tri thức Công nghệ cao cũng như các. .. cao đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà và sự cần thiết phải xây dựng các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 34 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam 10 năm 1998 về việc thành lập Khu công nghệ cao Hoà Lạc tại Tỉnh Hà Tây, và Quyết định số 98/2001/QĐ-TTg... thương mại và chính sách bảo hộ chưa có tác động nâng cao hiệu quả phát triển và 23 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam sức cạnh tranh của nền kinh tế; việc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như kế hoạch, tài chính- tiền tệ, đặc biệt là chính sách thuế chưa hướng vào phát huy các nguồn lực trong nước Nước ta chưa có Khu mậu... chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm đủ sức cạnh tranh quốc tế, tiếp thu công nghệ cao và huấn luyện đội ngũ cán bộ Doanh nghiệp nước 33 KLTN/CN8 ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam ngoài vào Khu Công nghệ cao nhằm sử dụng lao động trình độ cao, sản xuất sản phẩm cạnh tranh khu vực và tìm kiếm điều kiện ưu đãi để tăng sức cạnh... ĐHNT: Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam 2 Xu hướng phát triển khoa học - công nghệ trên thế giới Việc sản xuất ra các kiến thức và làm chủ các công nghệ đóng vai trò ngày càng lớn trong sự thành đạt của một doanh nghiệp nói riêng và của cả nền công nghiệp nói chung Và ngày nay, sự thành đạt càng phụ thuộc vào năng lực sáng tạo những công. .. khuyến khích ưu đãi đối với các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam chước công nghệ và nuôi dưỡng chủ thể sản sinh công nghệ Cũng có thể tiếp cận công nghệ cao thông qua các phát minh sáng chế trong nước từ tổ chức Khoa học và Công nghệ của Nhà nước, doanh nghiệp nội địa và cá nhân Tuy nhiên, để tiếp cận Công nghệ cao cần xác định: - Chiến lược đào tạo đội ngũ tri thức công nghệ; - Danh mục các công nghệ định hướng; ... hút các nguồn tài lực cho công nghệ và tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển công nghệ cao - Chính sách ưu đãi khuyến khích tạo môi trường hấp dẫn cho việc sáng tạo và phát triển công nghệ cao 2.2.2 khu công nghệ cao là địa điểm tiếp cận công nghệ cao Khu Công nghệ cao là khu vực mà ở đó có mật độ trí thức rất cao, đồng thời có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để khép kín qui trình sản sinh và

Ngày đăng: 13/08/2015, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w