Bởi trẻ chưa biết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn qua giọng đọc kể của cô giáo làm cho tác phẩm văn học đến với các cháu trở thành nhân tố phát triển tư duy, trí tưởng tượng, t
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ
4-5 TUỔI LÀM QUEN VĂN HỌC
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Việc cho trẻ LQVH ngay từ lứa tuổi Mầm non là cơ sở tốt giúp trẻ hình thành
và phát triển nhân cách con người
Đối với trẻ thơ một trong những nhiệm vụ cơ bản của việc giáo dục nhân cách cho trẻ là hình thành ở trẻ yêu thiên nhiên yêu cuộc sống con người qua đó trẻ biết kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, tình cảm thương yêu quan tâm tới bạn bè em nhỏ, luôn có thái độ chăm sóc vật nuôi cây trồng
Bộ môn văn học nói chung và văn vọc trẻ thơ nói riêng là kho tàng quý báu được khai thác không ngừng để phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ Đặc biệt
là các tác phẩm thơ truyện dành cho trẻ mầm non với hình tượng nghệ thuật gần gũi phù hợp với nhận thức của trẻ được áp dụng cho từng lứa tuổi Đã từng bước chấp cánh cho trẻ vươn tới bao ước mơ, bao điều tốt đẹp
Trẻ Mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của bài thơ, câu chuyện khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh Bởi trẻ chưa biết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn qua giọng đọc kể của cô giáo làm cho tác phẩm văn học đến với các cháu trở thành nhân tố phát triển tư duy, trí tưởng tượng, thẩm mỹ, hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho trẻ
Xuất phát từ vấn đề trên hơn nữa bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục các cháu 4-5 tuổi nên tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi LQVH" này với mục đích giúp trẻ
dễ dàng hơn trong việc cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật của thơ - truyện và biết thể hiện nó bằng ngôn ngữ, hành động của trẻ
II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện
Trang 2- Được tham gia các lớp bồi dưỡng, kiến tập do phòng Giáo dục tổ chức.
- Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường về kế hoạch thực hiện chuyên đề theo giai đoạn nên tôi đã chủ động trong việc lên kế hoạch, nội dung, biện pháp của từng câu chuyện bài thơ với môn LQVH - CV
- Lớp có 3 cô, cô đã qua đào tạo CĐSPMG và thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng, kiến tập do phòng Giáo dục tổ chức
- Đa số trẻ học từ lớp dưới chuyển lên do vậy việc LQVH - CV là rất quen thuộc đối với trẻ
2 Khó khăn:
- Một số trẻ khả năng phát triển ngôn ngữ còn hạn chế nên trẻ còn hay nói ngọng
III BIỆN PHÁP:
1 Bồi dưỡng kiến thức văn học:
Muốn đạt được kết quả cao trong vấn đề này thì trước hết cô giáo cần phải yêu văn học, say mê văn học, thích tìm tòi khám phá những cái hay cái đẹp trong từng tác phẩm văn học, tích lũy kiến thức, hiểu biết về văn học nói chung và cụ thể
là các bài thơ câu chuyện đặc biệt là thơ chuyện của mầm non
Khi đọc một bài thơ, kể một câu chuyện để dạy cho trẻ giáo viên phải hiểu được nội dung, xác định được thể loại thơ truyện, xác định được giọng đọc, nhịp đọc thì phải hiểu tác giả sử dụng nghệ thuật gì? (So sánh, nhân cách hóa ) biết được nội dung câu chuyện nhắn gửi điều gì?
Ví dụ 1: Bài thơ: “Em vẽ”
Em vẽ
Con gà trống
Mào đỏ tươi
Em vẽ
Nhiều mái trường
Trang 3Tươi ngói đỏ
Với nghệ thuật so sánh tác giả đã vẽ lên trước mắt ta con gà trống, con mèo lười, thật sống động một con gà mới chỉ nghe thôi chưa được nhìn, được ngắm mà
đã cảm nhận vẻ đẹp rực rỡ của con gà
Ví dụ 2: Với nghệ thuật nhân cách hóa, nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến đã viết
lên bài thơ “Em yêu nhà em”
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm lúi lo
Có nàng gà mái hoa mơ Cục ta cục tác như vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ Bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen Ếch con học nhạc Dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em Bài thơ nói lên một vẻ đẹp thật sinh động, ngộ ngĩnh đáng yêu vây xung quanh ngôi nhà em bé, làm cho người nghe bài thơ cảm thấy như mình được xích gần đến với những gì viết trong thơ
- Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng kiến thức văn học, giúp giáo viên hiểu
rõ và truyền thụ tác phẩm văn học đến với trẻ có hiệu quả hơn
- Bồi dưỡng kiến thức văn học không chỉ nghiên cứu tác phẩm mà còn phải chú ý đến việc nghiên cứu tài liệu sách báo truyền hình
Hàng ngày tôi tranh thủ giờ trực trưa hay các ngày nghỉ trong tuần dành một đến hai tiếng để đọc tài liệu dành cho giáo viên Mầm non “Phương pháp làm quen truyện thơ dành cho lứa tuổi Mầm non, tập san dành cho Giáo dục Mầm non, xem
Trang 4các bài soạn mẫu gợi ý, sưu tầm sách truyện mẫu giáo phù hợp để đọc cho trẻ nghe
- Đọc báo chí, xem truyền hình có những chuyên mục bổ ích dành cho giáo viên Mầm non như: Chương trình thiếu nhi, khoa học giáo dục,
Tôi thấy biện pháp cập nhật thông tin, làm giàu vốn kiến thức hiểu biết sâu về chuyên môn nghề nghiệp, là phương tiện làm phong phú tâm hồn, nâng cao trình
độ biết cảm nhận cái hay, cái đẹp trong tác phẩm thơ truyện, yêu thích tác phẩm thì
dễ dàng hơn trong việc phân tích đánh giá nội dung tác phẩm van học, mang lại hiệu quả cao trên các tiết học thơ truyện
2 Bồi dưỡng phương pháp để tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm quen văn học:
(*) Phương pháp trực quan:
Như chúng ta đã biết trẻ Mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng tư duy của trẻ trực quan hành động trẻ chỉ tập trung chú ý ghi nhớ những gì mà trẻ cảm thấy thích thú “Thích lạ mau chán, chóng nhớ dễ quên” vì thế giáo viên cần chuẩn
bị đồ dùng học tập gồm những tranh ảnh mô hình, vật thật đầy đủ, đa dạng, phong phú sinh động phù hợp với nộidung của từng bài dạy
Nhưng cũng có một thể loại không kém phần quan trọng thu hút sự chú ý
của trẻ đó là đưa vào sử dụng rối trong các tiết học
Ví dụ: Bài thơ “Em vẽ” sử dụng tranh ảnh kết hợp mô hình
Trang 5Tranh minh họa bài thơ: “Em vẽ”
Trang 6Mô hình minh họa bài thơ: “Em vẽ”
Thơ “Cây Đào” sử dụng vật thật (Cây Đào)
Trang 7Ngoài ra cô giáo cần chú ý tạo môi trường học tập cho trẻ hàng ngày được trực tiếp quan sát không chỉ trong tiết học mà ở mọi lúc, mọi nơi
(*) Phương pháp đọc, kể:
Đối với phương pháp đọc kể trước tiên cô giáo phải xác định được giọng kể cảu từng tác phẩm thơ truyện, đọc kể phải bộc lộ được cảm xúc qua ánh mắt, cử chỉ điệu bộ minh họa phù hợp nội dung câu chuyện Bởi trong từng tác phẩm đều
có nội dung riêng, một tư tưởng, một chủ đề riêng, không phải bài thơ câu chuyện nào cũng có giọng đọc kể hay điệu bộ minh họa giống nhau
Ví dụ: Khi đọc bài “Em yêu nhà em”
Cô đọc nhẹ nhàng êm dịu thể hiện tình cảm trìu mến, chú ý ngắt giọng trong các câu thơ:
Cục ta/ cục tác/ khi vừa đẻ xong
Có ông ngô bắp/ râu hồng như tơ
Ếch con học nhạc/ rế mèn ngâm thơ
Ví dụ: Truyện “Tích Chu” đoạn đầu kể chậm rãi, chú ý nhấn vào các chi tiết
“Có thức gì ngon bà cũng để phần cho Tích Chu, ban đêm Tích Chu ngủ, bà
Trang 8thường thức để quạt cho Tích Chu” và câu so sánh “Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển”
Rồi giọng nói của bà chậm rãi, mệt mỏi hơn, nhỏ hơn bình thường thể hiện ở câu “Tích Chu ơi cho bà ngụm nước, bà khát khô cả cổ rồi”
- Giọng của Tích Chu kêu lên hốt hoảng lo sợ, cường độ giọng hơi to hơn và nhịp độ cũng nhanh hơn bình thường ở câu Tích Chu gọi bà “Bà ơi, bà ở lại với cháu đi cháu sẽ lấy nước cho bà uống” khi kể kết hợp với ánh mắt cử chỉ hốt hoảng
lo sợ thể hiện trên vẻ mặt, ánh mắt của cô giáo
Trang 9
- Giọng Tích Chu tha thiết
Giọng bà chậm rãi và hơi nhỏ hơn
Giọng bà tiên ấm, nhẹ nhàng, vang xa…
Kể chú ý vào chi tiết Tích Chu lặn lội trên đường để lấy nước suối tiên cho
bà uống và câu “Từ đây Tích Chu hết lòng thương yêu chăm sóc bà”
Qua thực hiện phương pháp này tôi thấy đọc kể là một vấn đề rất quan trọng, qua đọc giúp trẻ dễ dàng hiểu được nội dung tác phẩm, tập trung chú ý, xuất hiện
sự hồi hộp lo lắng chờ đợi được thể hiện trên trẻ Chính vì thế mà tôi thường xuyên luyện tập giọng đọc kể cho mình:
+ Trước hết tôi xác định giọng đọc, phối hợp ánh mắt cử chỉ điệu bộ minh họa tự nhiên thoải mái, hấp dẫn phù hợp với nội dung
Tôi cho đây là một vấn đề quan trọng đòi hỏi giáo viên rèn luyện khả năng này bằng cách:
- Nghe băng đĩa truyện – thơ dành cho trẻ Mầm non
Trang 10- Học hỏi qua giáo viên dạy giỏi môn LQVH
- Dự giờ dạy mẫu các trường Mầm non có các tiết dạy chất lượng cao
- Chú ý lắng nghe các ý kiến góp ý xây dựng tiết dạy, cần ghi chép những điều tâm đắc để học hỏi rút kinh nghiệm của bản thân
- Kiên trì chịu khó tự học, tự bồi dưỡng tập đọc, tập kể nhiều lần, để bộc lộ được cảm xúc, phản ánh đúng nội dung tác phẩm
3 Biện pháp hướng dẫn trẻ LQVH trên 1 tiết học và các hoạt động:
Trên một tiết học trước hết cô phải suy nghĩ tìm cách vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn để gây sự chú ý tập trung tích cực tham gia vào các hoạt động cùng
cô Vào bài có thể trực tiếp, cũng có thể gián tiếp điều này còn phải phụ thuộc vào khả năng nhận thức và sự hứng thú của trẻ
Ví dụ 1: Bài thơ “Em vẽ” tiết dạy trẻ đọc thơ
Cô phối hợp cho trẻ hát bài “Gà trống, mèo con và cún con” Các con vừa hát bài gì? ở nhà các con có nuôi gà, nuôi mèo không? Các con có yêu chúng không?
Cô có một bài thơ nói về một em bé rất yêu quý các con vật và em đã thể hiện tình yêu đó như thế nào, các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Em vẽ”
Ví dụ 2: Truyện “Tích Chu” cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà”
Các con vừa hát bài gì? Các con có yêu bà của mình không? Yêu bà các con làm những gì cho bà? ở nhà bà có yêu các con không? Cô có một câu chuyện rất hay kể về một bạn nhỏ bố mẹ mất sớm phải ở với bà, bà rất thương yêu bạn nhỏ không biết bạn nhỏ có yêu thương bà không chúng mình cùng nghe cô kể câu chuyện “Tích Chu”
(*) Quá trình hướng dẫn:
Cô giáo biết sử dụng phương pháp dạy trẻ linh hoạt sáng tạo, tích hợp nội dung các môn học với tiết học LQVH thơ truyện nhằm kích thích trẻ hứng thú lĩnh hội nhiều kiến thức kĩ năng trong một thời gian hoạt động trên tiét học mà không
bị nhàm chán
Ví dụ: Bài thơ “Chú giải phóng quân”, “Em vẽ”
Truyện “Mèo lại hoàn mèo”, “Cáo, Thỏ và gà trống”…
Trang 11Cô nên kết hợp với âm nhạc có nội dung phù hợp đó là những bài: “Cháu thương chú bộ đội”, “Gà trống, mèo con và cún con”, “Ai cũng yêu chú mèo”, … Các hoạt động được đan xen vào nhau tạo nên các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng, logíc kích thích trẻ tò mò, ham hiểu biết của trẻ cũng như duy trì sự hứng thú, sự tập trung chú ý của trẻ, giúp trẻ hào hứng đến với các tác phẩm thơ truyện
(*) Ngoài ra tôi cò tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ truyện ở mọi lúc,
mọi nơi trong một số giờ học và các hoạt động khác:
Ví dụ: Môn MTXQ: Tìm hiểu về “một số loaịi rau” tôi lồng vào cho trẻ bài
thơ “Họ nhà rau”, “Cây cải nhỏ”
Tìm hiểu về một số vật nuôi trong gia đình có mỏ, 2 chân lồng vào trẻ đọc bài thơ “Con gà”
Tìm hiểu về Bác Hồ lồng vào bài thơ “Bác Hồ của em”
Ví dụ: Môn Toán “Dạy số lượng 5” lồng vào bài thơ “Họ nhà rau” Hỏi trẻ
trong bài thơ nói về mấy loại rau?
Trẻ đếm và nói kết quả 5 Loại rau
Ví dụ: Môn Âm nhạc: Dạy bài hát “Cháu yêu bà”
Cô có thể lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Giúp bà” nhằm giúp trẻ yêu bà và giúp đỡ bà
Ví dụ: Môn Tạo hình: “Vẽ con cá” cô lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Con cá
vàng”
(*) Trong những giờ đón trả trẻ tôi thường hay đưa thơ truyện vào đọc cho trẻ
nghe, dạy trẻ đọc, tôi tìm những bài thơ câu chuyện phù hợp với từng chủ điểm
Ví dụ: Vào đầu năm học tôi thường tìm những bài thơ như: “Bạn mới đến
trường”, vào giờ đón trẻ đọc cho trẻ nghe bài thơ “Lời chào buỏi sáng”… Nhằm giúp trẻ hiểu và lễ phép chào hỏi, biết thương yêu quan tâm giúp đỡ bạn
Hay nhân dịp 8/3 tôi đưa vào cho trẻ đọc một số bài thơ, câu chuỵện có ý nghĩa về bà, mẹ, cô giáo, chị như bài thơ “Quà 8/3”, “Giúp bà”, “Cô và mẹ”… Qua đó giúp trẻ hiểu về ý nghĩa của ngày 8/3 là ngày của bà, mẹ, cô giáo, chị… Từ đó trẻ quan tâm đến bà, mẹ, cô giáo, chị, bạn gái, … hơn
Trang 12Vào những giờ hoạt động ngoài trời “Quan sát hoa hồng” tôi lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Cây hồng” Vào mùa hè cho trẻ quan sát “Bầu trời” cô có thể lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Ông mặt trời”, “Nắng” qua đó giúp trẻ hiểu được nắng nóng của mùa hè, giáo dục trẻ đi học đội mũ, nón
Giờ hoạt động vui chơi cô cho một số trẻ về góc xem truyện tranh, tập kể chuyện sáng tạo, cho trẻ đọc thơ kết hợp từ và hình ảnh…
Trong giờ ngủ trưa: Trước giờ đi ngủ cô cho trẻ đọc bài thơ “Ngủ” hoặc bài thơ “Giờ đi ngủ” qua đó trẻ hiểu và có ý thức trong giờ ngủ trưa
Trong lúc chờ bàn ăn cô có thể cho trẻ ôn lại bài thơ đã học hoặc làm quen một số bài thơ mới, cô sưu tầm một số bài htơ ngoài chương trình đưa vào cho trẻ đọc nhằm giáo dục về ăn uống để lồng vào cho trẻ
(*) Phối kết hợp phụ huynh:
Công tác phối kết hợp phụ huynh và nhà trường là một vấn đề rất quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Vì thế tôi đưa vào trong các buổi họp phụ huynh đầu năm, giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn LQVH để từ đó đưa ra biện pháp cụ thể: + Cô ghi các nội dung bài thơ câu chuyện ở góc tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh theo dõi và về kiểm tra trẻ qua các nội dung trẻ đã học
+ Động viên phụ huynh cung cấp sách truyện cho trẻ
+ Hàng ngày giờ đón trả trẻ cô gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về việc tiếp thu trên lớp của trẻ để kết hợp với phụ huynh có biện pháp giúp đỡ trẻ, bồi dưỡng cho trẻ
Ví dụ: Cháu Thiện, Như Hoa, Tuấn Kiệt, Hoàng Nam……
Trên các tiết học tôi đều theo dõi để tìm ra cái sai của trẻ rồi tìm cách gặp phụ huynh trao đổi, động viên phụ huynh giúp đỡ thêm cho trẻ ở nhà
Đối với trẻ tiếp thu bài tốt, đọc thơ kể chuyện hay, tôi cũng găp để trao đổi với phụ huynh để về nhà bố mẹ động viên khen ngợi trẻ kịp thời
IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trang 13Sau quá trình thực hiện bản thân tôi đã phấn đấu không ngừng học tập, chịu khó tham khảo nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp Ngoài ra còn được sự chỉ đạo sát sao của chuyên môn nhà trường tôi đã vững vàng hơn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với văn học
Qua các phương pháp tôi áp dụng trên đã thu được hiệu quả, đặc biệt trẻ tham gia vào các hoạt động, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc hơn so với những năm trước đây
BẢNG THEO DÕI KẾT QUẢ Kết quả Số lượng trẻ Chưa áp dụng Sau khi áp dụng
- Phát triển ngôn ngữ,
diễn đạt tốt
V BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Giáo viên Mầm non phải thường xuyên học tập bằng nhiều hình thức, mở rộng học đại học tại chức, bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn tham khảo tài liệu chuyên nghành, học hỏi đồng nghiệp để có kiến thức hiểu biết sâu rộng trong chuyên môn, kịp thời cập nhật các thông tin làm phong phú tâm hồn và nâng cao
về mọi mặt
Là giáo viên Mầm non phải có tâm hồn cao đẹp trái tim nhân hậu, yêu nghề mến trẻ, hiểu được tâm lý trẻ và khả năng nhận biết của trẻ từ đó để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng cá nhân trẻ Thông qua chuyên đề LQVH này, trước hết giáo viên phải yêu thích văn học, có khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học, có khả năng cảm nhận cái hay cái đẹp trong các tác phẩm thơ truyện, hiểu và biết thể hiện bằng chính cảm xúc của mình, phải xác định được giọng đọc kể của từng bài thơ, từng câu chuyện
- Phải luyện giọng đọc kể diễn cảm phối hợp với ánh mắt cử chỉ điệu bộ minh họa phù hợp với nội dung tác phẩm Nhằm thu hút sự chú ý tập trung của trẻ