1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn thể dục lớp 5

12 6,6K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 92 KB

Nội dung

Muốn khắc phục tình trạng trên giáo viên phụ trách môn học nầy cần phải lụa chọn một số biện pháp biện pháp nhằm mục đích gây hứng thú cho học sinh trong một tiết thể dục.. Chính vì vậy,

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1/Tên đề tài :

MỘT SỐ BIỆN PHÁP

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

MÔN THỂ DỤC LỚP 5

2/Đặt vấn đề :

Trong chương trình giảng dạy, môn thể dục cũng là một trong những môn học bắt buộc trong nhà trường, nó là một bộ môn quan trọng nhằm phát triển thể chất cho các em Mục tiêu môn thể dục lớp 5 là giúp cho các em biết được một

số kiến thức,kĩ năng vận động để tập luyện để giữ gìn sức khoẻ, nâng cao các tố chất thể lực, đặc biệt tố chất mềm dẻo và khéo léo tạo điều kiện cho cơ thể các

em phát triển bình thường theo qui luật lứa tuổi và giới tính, giúp cho các em có tác phong nhanh nhẹn,kỉ luật,thói quen tự giác tập luyện TDTT, thể dục vệ sinh

và nếp sống lành mạnh trong cuộc sống hằng ngày

Mục tiêu môn thể dục cũng là trang bị cho các em một số tri thức, kỹ năng

sơ giảng cần thiết nhằm về luyện tư thế cơ bản, làm giàu kỹ năng vận động để học sinh học tập, sinh hoạt có hiệu quả hơn và chuẩn bị cho việc học tập tiếp môn thể dục ở các lớp trên và biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt

ở trường và ngoài xã hội

Đối với môn học thể dục những kiến thức kỹ năng phải tác động lên con người các em biến nó thành sức khỏe được củng cố và tăng dần cho mỗi cá thể ,góp phần rèn luyện một số phẩm chất đạo đức tạo tiền đề để hình thành nhân cách con người trong tương lai

Trang 2

Mà trong thực tế hiện nay có một số học sinh chưa hứng thú học môn thể dục,xem học môn thể dục là một môn học phụ,học cũng được,không học cũng được chưa quan trọng đối với các em Muốn khắc phục tình trạng trên giáo viên phụ trách môn học nầy cần phải lụa chọn một số biện pháp biện pháp nhằm mục đích gây hứng thú cho học sinh trong một tiết thể dục Chính vì vậy, trong những

năm học qua tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn thể dục lớp 5” đối với học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Nguyễn

Công Sáu để khơi dậy trong học sinh sự ham mê học thể dục trong nhà trường

3/ Cơ sở lý luận :

Chúng ta đều biết, trong tất cả các môn học ở bậc tiểu học,mỗi môn có một

phương pháp giảng dạy riêng nhưng mục đích chung vẫn là kết quả học tập của các em Đới với môn thể dục, đây là môn học có đặc thù riêng đòi hỏi thầy và trò cùng làm việc ngoài trời.Như vậy ,nó lại có điều kiện để cho các em học sinh quan sát cảnh vật xung quanh một cách tuỳ thích sau thời gian ngồi học trong phòng, dù giáo viên có nhắc nhở chăng nữa thì cũng giới hạn ở mức độ nào đó

và kết quả học tập của các em không như sự mong muốn của giáo viên

Theo tôi ,đây là thực trạng chung đối với môn học nầy và tôi cũng đã gặp không ít khó khăn trong thời gian qua.Muốn tránh khỏi trình trạng đó đòi hỏi người dạy phải có một phương pháp dạy học phù hợp để học sinh chú ý trong học tập và ham mê học môn thể dục một cách tự giác

4/Cơ sở thực tiển :

Trên thực tế, nếu giáo viên biết sử dụng một số biện pháp thích hợp để gây được hứng thú cho học sinh trong một tiết dạy thì các em sẽ ham học và đạt chất lượng cao.Với phương pháp dạy theo giáo trình vẫn có nhiều ưu điểm,có tạo nên

sự ham mê học tập cho học sinh nhưng ở mức dộ nào đó (như tổ chức cho học sinh vui chơi theo chương trình SGK,nội dung bài day.) và thế vẫn chưa thật đầy

Trang 3

đủ Như vậy làm thế nào để cho học sinh thực sự hứng thú trong giờ học thể dục ngoài trời để đem lại hiệu quảchất lượng cao ? Đây là vấn đề thực tế

người thầy phụ trách môn nầy cần phải nguyên cứu Vì vậy,bản thân tôi mạnh dạn đặt ra vấn đề để mình nghiên cứu với mục đích tìm ra được: “Biện pháp nâng cao chất lượng môn thể dục lớp 5”và đã lập kế hoạch vừa dạy,vừa nghiên cứu và bổ sung để nâng cao chất lượng học tập cho các em

a/Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu về mục tiêu của môn thể dục trong nhà trường tiểu học từ khối lớp 1đến khối 5,từ nội dung chương trình cũ so với nội dung chương trình mới

- Nghiên cứu thực trạng học thể dục của học sinh khối lớp 5 Trường Tiểu học Nguyễn Công Sáu trong những năm học trước

- Lập ra những biện pháp dạy học để học sinh có được hứng thú học môn thể dục

b/ Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu các tài liệu về Thể dục để nắm vững các phương pháp dạy Thể dục,nguyên cứu về tâm sinh lí ở lứa tuổi học sinh tiểu học

+Phương pháp điều tra:

Thăm dò từng học sinh về mức độ ham muốn học môn thể dục như thế nào và thăm dò ý kiến của giáo viên Thể dục trong nhà trường nhằm tìm hiểu thực trạng học môn Thể dục của học sinh

c/ Biện pháp thực hiện

-Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh :

Một số học sinh chưa hứng thú trong việc học môn thể dục dẫn đến kết quả học tập còn thấp, tỉ lệ hoàn thành tốt chưa cao,dưới 70%

-Tìm hiểu nguyên nhân :

+Do học sinh chưa say mê hứng thú trong tiết học thể dục

Trang 4

+Do học sinh chưa nhận thức được tác dụng khi học môn thể dục.

+ Do giáo viên chưa nghiên cứu để tìm ra phương pháp đổi mớigây hứng thú cho học sinh trong học tập

+Trò chơi chỉ dựa vào phân phối chương trình

5/Nội dung nghiên cứu :

* Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Thể dục

a Lồng trò chơi hoặc lồng bài múa để gây hứng thú trong học tập

Ví dụ 1 :

Ở khối lớp 5 sau khi hướng dẫn học sinh học động tác tay của bài Thể dục

Phát triển chung thì giáo viên lồng vào đó trò chơi nhỏ “Làm theo hiệu lệnh” nhằm mục đích để các em vui và ôn sơ lại động tác vừa học, chẳng hạn như: Tiếng còi ngắn thì các em bước chân trái sang ngang rộng bằng vai,đồng thời hai tay dang ngang, bàn tay sấp,căng ngực ,mắt nhìn thẳng tiếng còi dài đưa 2 tay lên cao và vỗ tay vào nhau,ngẩng đầu, hai tiếng còi liên tục các em hai tay đưa

về ngang ngực,đồng thời gập cẳng tay…

Nếu em nào thực hiện sai hiệu lệnh thì giáo viên cho em đó lên hát một bài

hoặc GV cho em đó thực hiện lại nội dung mình mới học

Ví dụ 2:

Sau khi thực hiện một nội dung của phần bài học, trước khi vào nội dung khác

chúng ta lồng vào đó một bài múa tập thể ngắn gọn để các em thư giản trước khi học nội dung khác hoặc cho các em chơi trò chơi dân gian nào đó

b.Chuẩn bị sẵn trò chơi:

Là giáo viên dạy thể dục ngoài các trò chơi đã có sẵn trong sách TD giáo viên còn chuẩn bị một số trò chơi phù hợp với lứa tuổi của các em,để chúng ta lồng vào trong khi day (Như 136 trò chơi của nhà xuất bản TDTT,trò chơi dân gian

do Gv sưu tầm) và thay thế các trò chơi theo chương trình mà chưa phù hợp (Do

Trang 5

điều kiện cơ sở vật chất ở trường,do thời tiết mà ảnh hưởng đến sân tập hoặc trò chơi chưa thật sự bảo đảm an toàn trong khi tổ chức cho học sinh chơi, chẳng hạn như trò chơi trồng nụ,trông hoa )

c.Thay đổi cách truyền thụ kiến thức để HS thực hành đúng :

Ví dụ : Khi cho HS ôn quay phải,quay trái,quay sau (bài 5 tuần 3).Muốn

cho HS quay đúng hướng theo yêu cầu ,giáo viên chỉ cần hướng dẫn các em : Sau dự lệnh : “Bên trái ” (Hoặc bên phải,đằng sau) thì các em nhích trước mũi chân bên đó lên sau đó thực hiện theo động lệnh của mỗi động tác

d.Mỗi nội dung bài học cần sử dụng phương pháp dạy cho phù hợp để học sinh dễ tiếp thu bài

-Tùy theo nội dung,kiến thức từng bài học mà GV sử dụng phương pháp nào đó cho phù hợp hoặc trong tiết dạy giáo viên có thể kết hợp hài hòa hai phương pháp để các em dễ nắm bài hơn

Ví dụ :+Khi dạy một động tác nào đó của bài thể dục thì chúng ta nên sử dụng phương pháp đồng loạt (có thể từng nhóm,từng tổ hoặc cả lớp).Khi sử dụng phương pháp nầy có lợi thế có nhiều học sinh cùng tham gia tập luyện một lúc,không để cho HS phải chờ đợi,nhờ vậy mà trong một giờ học các em được tập nhiều hơn mà tập nhiều thì các em thì các em dễ nhớ động tác,tiếp thu được bài và cũng có lợi cho sức khỏe (tập nhiều ở đây chưa đến mức độ quá sức nên không sợ hưởng đến sức khỏe) như vậy các em hứng thú học tập hơn

+Khi dạy ném bóng chúng ta nên sử dụng phương pháp lần lượt,tức là từng HS lần lượt tham gia vào thực hiện động tác,ví dụ từng em vào vị trí đứng ném bóng thì những em khác đứng chờ dưới dạng đứng xem bạn thực hiện động tác và xem

GV sửa chữa động tác sai của bạn để rút kinh nghiệm cho bản thân ,khi rút được kinh nghiệm cho bản thân thì các em sẽ tự tin hơn,thực hiện đạt kết quả hơn và

sẽ dẫn đến hứng thú học tập hơn

Trang 6

+ Khi dạy ném bóng chúng ta có thể kết hợp hài hòa hai phương pháp(phương pháp đồng loạt, phương pháp lần lượt): Ví dụ lúc đầu ta có thể cho các em tập động tác bằng tay không,có thể từng tổ tập hoặc cả lớp tập,sau đó GV mới cho lần lượt từng em vào ném bóng…

6/ Kết quả nghiên cứu:

Sau thời gian nghiên cứu, tôi đã áp dụng vào trong quá trình giảng dạy thì kết quả học tập của các em đã thay đổi rõ rệt :

Năm học :2007-2008 tỉ lệ HS hoàn thành tốt đạt trên 80%

Năm học :2008-2009 tỉ lệ HS hoàn thành tốt đạt trên 90%

Năm học :2008-2009 tỉ lệ HS hoàn thành tốt đạt trên 90%

Kết quả cuối năm ở khối lớp 5 không có học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ

7/Kết luận

Từ thực tế hiệu quả qua các tiết dạy thể dục ở khối lớp 5 sau khi áp dụng sáng kiến nghiên cứu vào công tác giảng dạy,bản thân tôi rút ra kết luận sau :

1/ Giáo viên thường xuyên học tập, thực hành để nâng cao chuyên môn nghiệp

vụ ,phải tận tuỵ và có trách nhiệm với công việc mình đề ra

2/ Cần thiết kế một bài dạy hợp lý, thời gian từng phần phải phù hợp,phương pháp truyền thụ hợp lý.(GV cần lưu ý đối tượng dạy học ) chính việc nắm được đối tượng dạy học giúp GV thiết kế tốt bài dạy

3/ Trong quá trình dạy học và trong sinh hoạt hằng ngày GV luôn tích luỹ và cần chuẩn bị sẵn những trò chơi nhỏ phù hợp với tiết dạy để gây hứng thú cho các em

4/ Để tạo được hứng thú trong tiết dạy đòi hỏi người thiết kế và người thi công phải nắm vững mục tiêu bài dạy, biết xữ dụng nhiều phương pháp

Trên đây là vài kinh nghiệm của bản thân tôi đã áp dụng trong dạy học Với những kết quả đạt được, trong những năm học đến tội sẽ tiếp tục nghiên cứu

Trang 7

tìm ra những biện pháp tối ưu để giúp học sinh học môn Thể dục có chất lượng cao

Tôi rất mong sự giúp đỡ của cấp trên cũng như sự hỗ trợ góp ý của các đồng nghiệp

8/Đề nghị:

- Trên đây là những phương hướng và biện pháp thực hiện tốt cho môn học Thể dục Mong các thầy cô thực hiện đề tài này để phát triển năng lực- thể chất cho các em

-Mong Hội đồng xét duyệt góp thêm những ý kiến để bổ sung thêm vào phần sáng kiến của tôi đạt kết quả cao

9/Phụ lục : Thể dục 5 (sách giáo viên)

Đại An ,ngày 15 tháng01 năm 2011.

Người viết

Trần Chín

Nếu góp ý thì hãy chân thành !

Trang 8

10/ Tài liệu tham khảo:

Trần Đồng Lâm Dạy thể dục ở trường tiểu

học

Nhà xuất bản Giáo dục (Năm 1996)

PTS Lê Anh Thơ

PTS –PTS Nguyễn Toán

136 trò chơi sinh hoạt Nhà xuất bản TDTT

Tập thể giáo viên Trường

TH Nguyễn Công Sáu

(Sưu tầm)

Trò chơi dân gian

Trang 9

11 Mục lục :

1 Tên đề bài

2 Đặt vấn đề

1 1

Trang 10

3 Cơ sở lý luận

4 Cơ sở thực tiễn

5 Nội dung nghiên cứu

6 Kết quả nghiên cứu

7 Kết luận

8 Đề nghị

9 Tài liệu tham khảo

1-2 2 2-3 3 3-4 4 5

Trang 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do- Hạnh Phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học:2010-2011

I/ Đánh giá xếp loại của HĐKH phòng………

1.Tên đề tài

2Họ và tên tác giả:………

3.Chức vụ: Tổ:……….

4.Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a/Ưu điểm:………

………

………

b/ Hạn chế:………

………

5.Đánh giá xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HDDKHTrường

………

thống nhất xếp loại:………

Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH

( Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

MẤUSK1

Trang 12

II/Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT……….

Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&DDT……… ….………thống nhất xếp loại:………

Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH

( Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

III/Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam

Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐTQuảng Nam thống nhất xếp loại:………

Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH

( Ký ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ngày đăng: 12/08/2015, 07:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w