1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận hải châu, thành phố đà nẵng

116 3,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 246,64 KB

Nội dung

Hoặc đối với các nhà quản lý ngân sách, chi tiêu công có thể đượccoi là các khoản chi tiêu được trang trải từ ngân sách các cấp chính quyền từtrung ương đến địa phương.Trên th

Trang 1

NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Kinh tế phát triển

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ BẢO

Đà Nẵng- Năm 2015

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoàng Oanh

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục đề tài 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 10

1.1 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 10

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chi ngân sách nhà nước 10

1.1.2 Bản chất và vai trò của chi ngân sách nhà nước 12

1.1.3 Chức năng của chi ngân sách nhà nước 14

1.1.4 Nội dung của chi ngân sách nhà nước 15

1.2 QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18

1.2.1 Khái niệm về quản lý chi ngân sách nhà nước 18

1.2.2 Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước 19

1.3 NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUẬN 20 1.3.1 Lập dự toán chi ngân sách quận 20

1.3.2 Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách quận 22

1.3.3 Chấp hành dự toán chi ngân sách quận 24

1.3.4 Kiểm soát các khoản chi ngân sách quận 26

1.3.5 Quyết toán chi ngân sách quận 27

1.3.6 Thanh tra, kiểm tra chi ngân sách quận 28

Trang 4

1.4.1 Đặc điểm chi ngân sách cấp quận 29

1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi 30

Kết luận Chương 1 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝCHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 36

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KT-XH QUẬN HẢI CHÂU 35

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 36

2.1.2 Tình hình Kinh tế- xã hội quận Hải Châu giai đoạn 2010-2013 37

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn 43

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 45

2.2.1 Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước quận 45

2.2.2 Công tác phân bổ, giao dự toán chi ngân sách quận 48

2.2.3 Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước quận 50

2.2.4 Công tác kiểm soát các khoản chi ngân sách qua kho bạc nhà nước 59

2.2.5 Công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước quận 60

2.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước quận 68

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 69

2.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Hải Châu 69

2.3.2 Những hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách ở quận Hải Châu 74

Trang 5

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠIQUẬN HẢI CHÂU,THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 81

3.1 NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀNTHIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN HẢI CHÂU81

3.1.1 Định hướng đổi mới tài chính công 813.1.2 Mục tiêu phát triển KT-XH quận Hải Châu 833.1.3 Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trong quátrình phát triển KT-XH của quận Hải Châu 853.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NHẰM HOÀN THIỆNCÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN HẢI CHÂU 863.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản, đảmbảo nền tảng thúc đẩy KTXH phát triển theo đúng định hướng 863.2.2 Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên nhằm hạn chếviệc thất thoát, tránh sử dụng lãng phí ngân sách nhà nước 883.2.3 Hoàn thiện một số nội dung quản lý chi ngân sách nhà nướccủa quận Hải Châu 893.2.4 Nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộquản lý ngân sách 953.2.5 Tăng cường công tác thanh, kiểm tra tình hình sử dụngNSNN tại đơn vị sử dụng ngân sách quận 973.2.6 Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính tại các đơn

vị, địa phương thuộc quận 983.2.7 Khoán kinh phí hành chính và nâng cao quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm đối với các đơn vị, địa phương thuộc quận 99

Trang 6

3.3.2 Kiến nghị với Thành ủy, UBND thành phố 101

3.3.3 Kiến nghị với UBND quận 102

Kết luận Chương 3 102

KẾT LUẬN 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 7

ĐTXDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản

HĐND : Hội đồng nhân dân

KBNN : Kho bạc nhà nước

KT-XH : Kinh tế - xã hội

NSNN : Ngân sách nhà nước

THCS : Trung học cơ sở

Trang 8

Số hiệu

2.1 Tình hình Kinh tế- xã hội quận Hải Châu giai đoạn

2.2 Tổng hợp thực hiện chi ngân sách nhà nước tại quận

2.3 Tổng hợp tình hình chi Đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn NSNN tại quận Hải Châu giai đoạn

2.4 Tổng hợp tình hình chi thường xuyên tại quận Hải

2.5 Tổng hợp dự toán chi ngân sách nhà nước tại quận

2.6 Tổng hợp thực hiện so với dự toán chi NSNN tại quận

2.7 Tổng hợp dự toán, quyết toán chi thường xuyên quận

Trang 9

Số hiệu

2.3 Sơ đồ khái quát cơ cấu tổ chức của phòng tài chính

2.1 Biểu đồ cơ cấu lao động tại quận Hải Châu giai đoạn

2.2 Cơ cấu kinh tế quận Hải Châu giai đoạn 2010-2013 392.3 Cơ cấu chi ngân sách quận giai đoạn 2010-2013 512.4

Biểu đồ so sánh thực hiện so với dự toán chi ngân

sách nhà nước tại quận Hải Châu giai đoạn

(2010-2013)

61

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đứng trước bối cảnh thế giới và trong nước những năm vừa qua trải quarất nhiều thách thức và khó khăn; tình hình kinh tế trong nước không mấy khảquan như hàng loạt các tập đoàn, công ty nhà nước làm ăn thất thoát, lãng phítiền của của nhân dân, tỷ lệ lạm phát cao, hệ thống ngân hàng rơi vào tỉnhcảnh khốn khó trong công tác thu nợ, một số Ngân hàng tìm giải pháp sátnhâp Đứng trước những khó khăn đó Nhà nước ta đưa ra một số giải phápĐiều hành của Chính phủ như “Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 vềnhững giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,bảo đảm an sinh xã hội”,giảm đầu tư công, tiết kiệm chi tiêu, hạn chế muasắm công và đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm kiềm chế lạm phát nhằm từngbước đưa nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển Trước tình hình đó hàngloạt các vấn đề được đặt ra trong công tác quản lý như quản lý về nhân lực,quản lý tài nguyên, quản lý giá cả, quản lý thị trường, quản lý về đầu tư xâydựng cơ bản , trong đó công tác quản lý chi NSNN nói chung và ngân sáchquận Hải Châu nói riêng đang đặt ra rất gay gắt Hơn nữa, quản lý thực hiệnchi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận cũng còn không ít hạn chế như côngtác xây dựng dự toán chưa sát thực hiện nhiệm vụ, điều hành dự toán cònnhiều bất cập, công tác kiểm soát chi chưa hiệu quả, công tác thanh kiểm tracòn mang tính hình thức, chưa tạo tính chủ động cho đơn vị sử dụng, công tácđiều chỉnh dự toán trình tự thủ tục còn rườm rà, công tác bổ sung dự toánchưa đáp ứng được yêu cầu, thực hiện dự toán chưa trọng tâm, trọng điểm,nhiều nhiệm vụ chi không đảm bảo được kịp thời trong khi đó chính sách, chếđộ thay đổi và bổ sung nhiều, năng lực, trình độ cán bộ quản lý ngân sách cònhạn chế

Trang 11

Vì vậy, việc nghiên cứu tìm những giải pháp nâng cao hiệu quả côngtác quản lý chi ngân sách quận có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc nângcao hiệu quả sử dụng ngân sách, thắt chặt tài khóa phục vụ mục tiêu kiềm chếlạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, các nhiệm vụ chính trị đang là vấn đề nóngbỏng và gay gắt hiện nay Đó cũng là lý do chủ yếu để tôi lựa chọn đề tài “

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về lý luận quản lý chi ngân sáchnhà nước

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quậnHải Châu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý chi ngânsách rên địa bàn quận Hải Châu trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và

tình hình thực hiện quản lý chi NSNN trên địa bàn quận Hải Châu, thành phốĐà Nẵng

- Về thời gian: Đánh giá thực trạng trong khoảng thời gian từ 2010 đến

2013 và các giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong những năm đến

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

Trang 12

- Phương pháp phân tích thực chứng,

- Phương pháp phân tích chuẩn tắc;

- Phương pháp phân tích thống kê,

- Phương pháp phân tích tổng hợp,

- Phương pháp phân tích so sánh;

- Các phương pháp khác

*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

- Đề tài góp phần hệ thống hóa một số lý luận liên quan đến công tácquản lý chi ngân sách

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách của quận HảiChâu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2013, từ đó đề xuất các giải phápcũng như kiến nghị để hoàn thiện công tác này trong thời gian tới

- Với kết quả nghiên cứu này, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo chocác cơ quan trong việc lãnh đạo, điều hành công tác quản lý chi ngân sáchgóp phần thúc đẩy kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố ĐàNẵng

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về chi ngân sách và quản lý chi ngân sáchnhà nước

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước quậnHải Châu, thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sáchnhà nước tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta, thì quản lý kinh tế tài

Trang 13

chính nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng là công cụ vô cùng quantrọng để các cấp chính quyền điều hành và quản lý nền kinh tế Để quản lý chingân sách nhà nước hiệu quả cần có những giải pháp thiết thực, cụ thể:

- "Tăng cường công tác quản lý tài chính công ở Việt Nam trong điềukiện hiện nay" do PGS.TS Trần Xuân Hải làm chủ nhiệm cùng các tác giả đãlàm rõ cơ sở lý luận về chi NSNN và quản lý chi NSNN; phân tích và đánhgiá thực trạng công tác quản lý tài chính công ở nước ta trong giai đoạn 2001-

2010 vẫn còn những hạn chế nhất định, thể hiện trong việc phân cấp quản lýngân sách, trong công tác quản lý thu - chi NSNN, xử lý bội chi ngân sách,quản lý nợ công cũng như tài chính của các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịchvụ công cộng Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục hoàn thiệncông tác quản lý tài chính công Song, việc hoàn thiện công tác quản lý tàichính công như thế nào để đảm bảo có được một nền tài chính công lànhmạnh và bền vững, có khả năng chống đỡ với những biến động từ nền kinh tếtoàn cầu

- “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của tácgiả GS,TS Dương Thị Bình Minh, năm 2005 Tài liệu đã hệ thống được tổngquan về quản lý chi tiêu công như: khái niệm, đặc điểm, nội dung chi tiêucông, quản lý chi tiêu công Trong phần phân tích thực trạng, tác giả đã kháiquát tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 1991-2004, phân tích thựctrạng quản lý chi tiêu công mà điển hình là chi NSNN Việt Nam giai đoạn1991-2004, nêu được quá trình kiểm soát chi NSNN qua kho bạc nhà nước vàđã đánh giá quản lý chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 1991-2004, từ đó chỉ ranhững kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở chocác đề xuất giải pháp Tuy nhiên, sách chuyên khảo đã đề cập đến các vấn đềchung của Việt Nam mà chưa gắn với thực trạng của từng địa phương - nhân

tố cơ bản để phát triển một quốc gia vững mạnh trong giai đoạn hiện nay

Trang 14

- “Chính sách tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế”

do PGS.TS Vũ Thu Giang, NXB Chính trị Quốc gia năm 2000 Nội dung đềcập những yêu cầu đặt ra với chính sách tài chính trong quá trình hội nhập,những kiến nghị và giải pháp cải cách chính sách tài chính Việt Nam Tácphẩm còn làm rõ thêm sự ảnh hưởng tới nguồn thu, nhu cầu chi tiêu ngânsách nhà nước

- PGS.TS Hà Đức Trụ (2000) “Đổi mới cơ chế quản lý ngân quỹ ngânsách nhà nước trong hệ thống kho bạc nhà nước giai đoạn 2001-2010” nêu lênquản lý quỹ Ngân sách Nhà nước cho phù hợp với sự phát triển của Việt Namtrong giai đoạn 2001-2010, trước hết phải có cơ chế, chính sách, những ñịnhhướng cơ bản; đồng thời phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lýNSNN, trong đó cơ quan Tài chính và Kho Bạc Nhà nước là hai cơ quan chịutrách nhiệm chính trong việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý quỹ

- Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩyphát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” năm 2009, của tác giảTrần Văn Lâm, đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận vềtăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội; NSNN, chi và quản lý chi NSNNtrong nền kinh tế thị trường với những nội dung cụ thể: mục tiêu, nguyên tắcvà phương thức của quản lý chi NSNN ; quản lý chi NSNN với việc thúcđẩy phát triển kinh tế xã hội Luận án cũng đã trình bày một cách khái quátthực trạng quản lý chi ngân sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địabàn tỉnh Quảng Ninh về hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý chingân sách địa phương trên các mặt: cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội;công bằng xã hội Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chếcùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những nămvừa qua Nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý chi NSNN tác giả đã đưa ra một

số vấn đề về quản lý chi NSNN ở các nước OECD về cải cách quản lý chi

Trang 15

NSNN; quản lý ngân sách theo kết quả dầu ra và khuôn khổ ngân sách trunghạn…, rút ra 5 bài học có thể nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quảcông tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt nam nói chung vàtỉnh Quảng Ninh nói riêng Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinhtế - xã hội và mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách thúc đẩy phát triểnkinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với những quan điểm hoàn thiệnquản lý chi ngân sách địa phương, tác giả luận án đã nghiên cứu đề xuất mộthệ thống gồm 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngânsách địa phương Trong đó, giải pháp áp dụng quy trình lập dự toán và phânbổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầura; hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách Tuy nhiên, luận án chưa làm rõđược đặc thù riêng của Tỉnh khi áp dụng phương thức quản lý mới, cácphương thức quản lý, quy trình quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội ở các Tỉnh khác nhau thì có gì khác nhau

- Đóng góp thêm cho vấn đề nghiên cứu này, Luận án tiến sỹ kinh tế:

“Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”của Nguyễn Thị Minh, năm 2008 đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được cácvấn đề lý luận về NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thịtrường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp ngân sách, cơ chếquản lý chi NSNN, sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi Đặc biệt,khẳng định được vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường thông quaviệc điều tiết vĩ mô nền kinh tế Luận án cũng đã trình bày một cách khái quátthực trạng quản lý chi ngân sách của nước ta về phương thức quản lý chi theoyếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra và chutrình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn Từ đó, rút ra những kếtquả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lưchi NSNN trong những năm vừa qua, nhất là từ khi có Luật Ngân sách ra đời,

Trang 16

có hiệu lực và đánh giá được những sửa đổi bổ sung, góp phần tăng cườngtiềm lực tài chính quốc gia Nghiên cứu một số vấn đề về quản lý chi NSNN ởcác nước phát triển và một số nước trong khu vực, rút ra 4 bài học có thểnghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNNtrong điều kiện hiện nay ở Việt nam Trên cơ sở trình bày định hướng về pháttriển kinh tế - xã hội và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt nam đến 2010và những năm tiếp theo cùng với những quan điểm đổi mới chi NSNN, tác giảluận án đã nghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổimới công tác quản lý chi NSNN Trong đó, giải pháp đẩy mạnh triển khaiphương thức quản lý NSNN theo kết quả đầu ra với những điều kiện và khảnăng áp dụng là cần thiết và phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý chiNSNN hiện nay Tuy nhiên, phần lý luận có một số lý luận về vai trò của chiNSNN chỉ đúng với điều kiện Việt Nam mà không đúng với các nước nóichung; phần kinh nghiệm nước ngoài, nếu có kinh nghiệm của các nướctương đồng với Việt Nam thì sẽ tốt hơn Nếu Luận án đề cập một cách rõràng, cụ thể hơn những khó khăn, trở ngại mà Việt Nam phải đối mặt khi triểnkhai thực hiện phương thức quản lý chi NSNN mới như Luận án đề xuất thìtính thuyết phục của các giải pháp sẽ cao hơn.

- Luận văn Tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh

An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020” tác giả Tô Thiện Hiền,Đại học ngân hàng TP Hồ Chí Minh (2012), luận văn góp phần nâng cao hiệuquả quản lý NSNN tỉnh An Giang phục vụ cho việc quản lý, điều hành NSNNđược chặt chẽ và hiệu quả hơn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hộimột cách vững chắc

- Luận văn thạc sĩ “ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sáchnhà nước ở huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Phạm CôngHưng- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2012); đề xuất các giải pháp

Trang 17

quản lý chi trên địa bàn nhằm giải quyết kịp thời những hạn chế về công tácquản lý chi ở huyện Thuận Thành Và việc thực hiện tốt công tác quản lý chingân sách giúp thực hiện tốt chức năng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợngười nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu và nghèo

- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nướchuyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” tác giả Phạm Văn Thịnh- Đại học Đà Nẵng(2011); luận văn đề xuất những giải pháp về hoàn thiện quản lý chi NSNNhuyện Phù Cát như cần thực hiện công khai tài chính nhằm phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho việc kiểm tra giám sát củanhân dân, trong việc sử dụng ngân sách;và đầu tư cơ sở vật chất về côngnghệ, thông tin để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lýngân sách được đúng tầm

- Luận văn thạc sĩ “ Quản lý chi ngân sách Việt Nam trong hội nhậpkinh tế toàn cầu”- Nguyễn Trung Kiên, Trường Đại học Kinh tế TPHCM(2000), luận văn đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao quản lý chi ngân sáchViệt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế cụ thể như hoàn thiện hệ thốngpháp luật liên quan đến NSNN, nâng cáo tính minh bạch, tăng cường giámsát, có chế tài rõ ràng trong điều hành và tăng cường ứng dụng công nghệthông tin trong việc quản lý NSNN

- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh QuảngNam” tác giả Tạ Xuân Quan – Trường Đại học Đà Nẵng (2011) , luận vănđưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh QuảngNam như cần tiếp tục hoàn thiện quản lý ngân sách như thực hiện đổi mớimột cách toàn diện và đồng bộ hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính, xácđịnh rõ chức năng, nhiệm vụ; đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từngcấp chính quyền

Các công trình nghiên cứu khoa học và các bài viết nêu trên, phần lớn

Trang 18

các các giả đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN và cácgiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN Hầu hết các bài viết tiếp cận từgóc độ quản lý nên rất ít có các công trình, bài viết đi sâu nghiên cứu về chingân sách cấp quận Hơn nữa tại địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng,chưa có công trình khoa học nghiên cứu nào đưa ra các giải pháp hoàn thiệncông tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận.

Trang 19

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH VÀ

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chi ngân sách nhà nước

a Khái niệm

Khái niệm chi tiêu công về cả lý thuyết lẫn thực tế, có quan hệ trực tiếpvà không thể tách rời các hoạt động của nhà nước nhằm hai mục đích chính:cải thiện phân phối thu nhập trong xã hội, hoặc tạo điều kiện nâng cao hiệuquản của nền kinh tế

Xét từ góc độ nền kinh tế nói chung (quan điểm kinh tế công cộng),chi tiêu công được xem là các khoản chi phí gắn liền với việc cung cấp cáchàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về hàng hoá côngcộng Như vậy nó có thể bao gồm cả chi phí cung cấp hàng hóa dịch vụ từngân sách nhà nước lẫn từ khu vực tư nhân theo quy định của pháp luật Haynói cách khác, chi tiêu công là các khoản chi tiêu của chính quyền trung ương,chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước (khu vực nhà nước) vàcủa toàn dân khi cùng tham gia vào các hoạt động do chính phủ quản lý Đâylà một khái niệm tương đối rộng và đang dần dần được đưa ra hiện nay

Chi tiêu công cũng có thể hiểu là giá trị của hàng hoá và dịch vụ đượcnhà nước và các cơ quan nhà nước mua sắm Theo quan điểm này, chi tiêucông không bao gồm chi tiêu của các doanh nghiệp nhà nước Chi phí muasắm này được trang trải từ nguồn thu thuế, vay nợ trong nước, vay nợ, việntrợ nước ngoài.[7]

Xét từ góc độ hẹp hơn của chi tiêu công là các khoản chi tiêu của chínhphủ nhằm đạt nhiều mục đích khác nhau: về kinh tế, xã hội lẫn cả mục đích

Trang 20

chính trị Hoặc đối với các nhà quản lý ngân sách, chi tiêu công có thể đượccoi là các khoản chi tiêu được trang trải từ ngân sách các cấp chính quyền từtrung ương đến địa phương.

Trên thực tế, việc xem xét đánh giá chi tiêu công theo khái niệm baogồm cả chi phí của toàn dân cho hàng hoá công cộng là rất khó thực hiện, đặcbiệt đối với các nền kinh tế đang phát triển Vì vậy thông thường (và ở ViệtNam) người ta hay xem xét vấn đề chi tiêu công từ góc độ chi tiêu của chínhphủ, hay nói cách khác là chi ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực cụ thể

Như vậy đứng trên quan điểm của các nhà quản lý ngân sách ta có thểhiểu Chi ngân sách nhà nước (hay chi tiêu công) là những khoản chi tiêu dochính phủ hoặc các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêucông ích, chẳng hạn như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúpkinh tế, chống thất nghiệp… hay nói cách khác: “chi của ngân sách nhà nướclà quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyêntắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.”[9]

b Đặc điểm chi ngân sách nhà nước

- Thứ nhất: chi ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với những nhiệm vụkinh tế, chính trị, xã hội mà chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia.Mức độ, phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào tính chất nhiệmvụ của chính phủ trong mỗi thời kỳ

- Thứ hai: Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là chủ thể duynhất quyết định nội dung, cơ cấu, quy mô và mức độ các khoản chi NSNN.Chính vì vậy các khoản chi NSNN mang tính pháp lý cao

- Thứ ba: tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước được thểhiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệuquả về mặt xã hội và chính trị, ngoại giao Chính vì vậy, trong công tác quản

lý tài chính một yêu cầu đặt ra là: khi xem xét, đánh giá về các khoản chi

Trang 21

ngânsách nhà nước cần sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêuđịnh lượng, đồng thời phải có quan điểm toàn diện và đánh giá tác dụng, ảnhhưởng của các khoản chi ở tầm vĩ mô.

- Thứ tư: xét về mặt tính chất, phần lơn các khoản chi ngân sách nhànước đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính baocấp Chính vì vậy các nhà quản lý tài chính cần phải có sự phân tích, tính toáncẩn thận trên nhiều khía cạnh trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu để tránhđược những lãng phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sáchnhà nước

1.1.2 Bản chất và vai trò của chi ngân sách nhà nước

a Bản chất chi ngân sách nhà nước

Bản chất của chi ngân sách là những quan hệ kinh tế diễn ra trong lĩnhvực phân phối dưới hình thức giá trị gắn với việc sử dụng quỹ ngân sách nhànước một cách có kế hoạch nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại, thựchiện nhiệm vụ kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội của nhà nước và duy trì sự tồntại của nhà nước

Xét về mặt bản chất, chi ngân sách nhà nước là hệ thống những quanhệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kếhoạch quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế,từng bước mở mang các sự nghiệp văn hoá - xã hội, duy trì hoạt động của bộmáy quản lý nhà nước và bảo đảm anh ninh quốc phòng

Chi ngân sách nhà nước có quan hệ chặt chẽ với thu ngân sách nhànước Thu ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi ngân sách nhà nước,ngược lại sử dụng vốn ngân sách để chi tiêu cho mục tiêu tăng trưởng kinh tếlại là điều kiện để tăng nhanh thu nhập của ngân sách Do vậy, việc sử dụngvốn, chi tiêu ngân sách một cách có hiệu quả, tiết kiệm luôn luôn được nhànước quan tâm

Trang 22

Chi ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinhtế chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ Điều này chứng tỏ cáckhoản chi của ngân sách nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế,chính trị, xã hội của một quốc gia.

b Vai trò của chi ngân sách nhà nước

Vai trò của chi NSNN bao gồm: là đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạtđộng của bộ máy nhà nước và là công cụ của Nhà nước trong quản lý vĩ mônền kinh tế thị trường

Vai trò đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nướcđược thể hiện qua lương, phụ cấp của các công chức, viên chức, các khoảnchi tiêu xây dựng cơ sở vật chất, chi quản lý hành chính, mua sắm thiết bị chocông sở để duy trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy Nhà nước cần phải cónguồn tài chính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu Các nhu cầu chi tiêu của bộmáy Nhà nước được đáp ứng bởi công cụ tài chính nhà nước, đặc biệt làNSNN

Vai trò trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Chi ngân sáchcó vai trò rất quan trọng trong quản lý điều hành kinh tế vĩ mô Trong cơ chếthị trường, thông qua chi ngân sách Nhà nước can thiệp vào thị trường, hạnchế, khắc phục những khuyết điểm; hơn nữa chi ngân sách góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế, kích thích đầu tư Trong nền kinh tế thị trường hiện đại,việc đề cao vai trò của nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế và phát huyvai trò của kinh tế Nhà nước ở một giới hạn hợp lý là một trong những nhân

tố cơ bản để điều tiết sự phát triển của nền kinh tế nhằm đạt tới ổn định, hiệuquả và công bằng

Tóm lại, chi NSNN là công cụ đáp ứng nhu cầu cơ bản và ở nhiều lĩnhvực, đóng vai trò quyết định, như đảm bảo hoạt động Bộ máy Nhà nước, cungcấp cho xã hội hàng hoá công cộng thuần tuý hành chính pháp lý, thực thi luật

Trang 23

pháp, an ninh trật tự, bảo vệ lãnh thổ quốc gia Đồng thời, Nhà nước sử dụngchi NSNN để quản lý xã hội và thực hiện những chiến lược ưu tiên nhằm thúcđẩy kinh tế phát triển, xoá đói giảm nghèo, điều tiết lạm phát, giải quyếtnhững vấn đề bất cập về sự chênh lệch cơ cấu kinh tế và phát triển giữa cácvùng, địa phương Giải quyết những vấn đề nêu trên, chỉ có NSNN đảm nhậnvai trò mà không một khâu tài chính nào khác có thể làm được.

1.1.3 Chức năng của chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước có ba chức năng gồm: Phân bổ nguồn lực, táiphân phối thu nhập, điều chỉnh và kiểm soát

- Chức năng phân bổ nguồn lực : Chức năng phẩn bổ nguồn lực của chi

NSNN là chức năng mà nhờ vào đó nguồn lực NSNN thuộc quyền chi phốicủa Nhà nước được tổ chức, sắp xếp, phân phối một cách có tính toán, cânnhắc theo những tỷ lệ hợp lý nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế - xã hội củaviệc sử dụng các nguồn lực đó và bảo đảm cho nền kinh tế phát triển vữngchắc và ổn định theo các tỷ lệ cân đối đã định của chiến lược và kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội Trong kinh tế thị trường, chức năng phân phối nguồn lựccủa tài chính ngày càng được coi trọng Phân phối nguồn lực và thu nhập tàichính có chủ định, có căn cứ, phù hợp mục tiêu của chiến lược phát triển kinhtế-xã hội sẽ là yếu tố quyết định cho phát triển nhanh và bền vững của nềnkinh tế Có nguồn lực dồi dào mới có điều kiện để tăng chi và chủ động trongphân bổ, sắp xếp các khoản chi Trong phạm vi và ðiều kiện ngân sách cònhạn hẹp, nhu cầu chi tiêu cho kinh tế-xã hội ngày càng lớn, việc thực hiệnchính sách ngân sách thắt chặt hay nới lỏng đều đòi hỏi phải có sự cân nhắcvà quyết định thông minh, tỉnh táo phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tếnhất định Chính sách ngân sách thắt chặt đòi hỏi phải hạn chế chi tiêu, kiềmchế bội chi, tiến tới cân bằng ngân sách, nhưng sẽ vấp phải áp lực chi ngânsách quá lớn như hiện nay Kết quả trực tiếp của việc vận dụng chức năng

Trang 24

phân bổ là NSNN được tạo lập, được phân phối và sử dụng Khi sự phân bổđạt đến tối ưu sẽ thúc đẩy hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế xã hộibằng việc tính toán, sắp xếp các tỷ lệ cân đối quan trọng trong phân bổ.

- Chức năng phân phối thu nhập : Chức năng phân phối thu nhập là

chức năng mà nhờ vào đó chi NSNN được sử dụng vào việc phân phối vàphân phối lại các nguồn lực tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêucông bằng xã hội Trong chức năng này, chủ thể phân phối là Nhà nước trên

tư cách là người có quyền lực chính trị, còn đối tượng phân phối là NSNN đãthuộc sở hữu Nhà nước hoặc đang là thu nhập của các pháp nhân, thể nhântrong xã hội

- Chức năng điều chỉnh và kiểm soát: Để quản lý một cách hữu hiệu

các hoạt động kinh tế - xã hội thì việc tiến hành điều chỉnh và kiểm soátthường xuyên là cần thiết và khách quan Với tư cách là một bộ phận củaNSNN, chi NSNN cũng là một công cụ quản lý trong tay Nhà nước và thựchiện chức năng điều chỉnh và kiểm soát như một sứ mệnh xã hội tất yếu

1.1.4 Nội dung của chi ngân sách nhà nước

Chi NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, dưới nhiều hình thức Trong quản

lý tài chính, chi NSNN bao gồm các nội dung như sau:

*Chi thường xuyên

Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của Nhànước để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thườngxuyên của Nhà nước về quản lý KT-XH và nhằm duy trì đời sống quốc gia.Chi thường xuyên là những khoản chi mang những đặc trưng cơ bản:

- Chi thường xuyên mang tính ổn định: Xuất phát từ sự tồn tại của bộmáy Nhà nước, từ việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước,đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính ổn định duy trì cho sự hoạt động củabộ máy Nhà nước Tính ổn định của chi thường xuyên còn bắt nguồn từ

Trang 25

ổn tính định trong từng hoạt động cụ thể của mỗi bộ phận thuộc bộ máyNhà nước

- Là các khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội: Các khoản chithường xuyên chủ yếu nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hànhchính Nhà nước, về quốc phòng, an ninh, về các hoạt động xã hội khác doNhà nước tổ chức Các khoản chi thường xuyên gắn với tiêu dùng củaNhà nước và xã hội mà kết quả của chúng là tạo ra các hàng hóa và dịchvụ công cho hoạt động của Nhà nước và yêu cầu phát triển của xã hội

- Phạm vi, mức chi thường xuyên gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộmáy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hànghóa công cộng Những quyết định của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm

vi và mức độ cung ứng các hàng hóa công cộng cũng sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến phạm vi và mức độ chi thường xuyên

Chi thường xuyên bao gồm:

- Chi quản lý hành chính Nhà nước: Với chức năng quản lý toàn diệnnền KT-XH, nên bộ máy hành chính Nhà nước được thiết lập từ Trung ươngđến địa phương và toàn bộ các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Chiquản lý hành chính Nhà nước nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các

cơ quan hành chính Nhà nước

- Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chi quốc phòng, anninh được tính vào khoản chi thường xuyên đặc biệt quan trọng, vì đây là lĩnhvực mà hoạt động của nó đảm bảo sự tồn tại của Nhà nước, ổn định trật tự xãhội và sự toàn vẹn lãnh thổ

- Chi sự nghiệp văn hóa xã hội: Là các khoản chi mang tính chất tiêudùng xã hội, liên quan đến sự phát triển đời sống tinh thần của các tầng lớpdân cư, gắn liền với quá trình đầu tư phát triển nhân tố con người Chi vănhóa xã hội bao gồm các khoản chi cho các hoạt động sự nghiệp: sự nghiệp

Trang 26

khoa học công nghệ, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thểdục thể thao, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình và các hoạt độngkhác

- Chi sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: Việc thành lập các đơn vị sựnghiệp kinh tế để phục vụ cho hoạt động của mỗi ngành và phục vụ chungcho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là hết sức cần thiết Các hoạt động sựnghiệp do Nhà nước thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt độngcủa các thành phần kinh tế Khoản chi này nhiều lúc Nhà nước không hướngtới nguồn thu và lợi nhuận

*Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển là quá trình Nhà nước sử dụng một phần vốn tiềntệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của NSNN để đầu tư xây dựng hạtầng KT-XH, phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hàng hóa, nhằm đảm bảothực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế

Chi đầu tư phát triển bao gồm:

- Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng KT-XH không cókhả năng hoàn vốn: là khoản chi lớn của Nhà nước nhằm phát triển kết cấu hạtầng đảm bảo các điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ phát triển KT-XH Đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng là khoản chi đầu tư xây dựng các công trình giaothông, bưu chính viễn thông, điện lực, năng lượng, các ngành công nghiệp cơbản, các công trình trọng điểm phát triển văn hóa xã hội

- Chi xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá, kiến thiết đô thị

- Đầu tư, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần,góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sựtham gia của Nhà nước

- Chi hỗ trợ các quỹ hỗ trợ phát triển: Đây là khoản chi của NSNN gópphần tạo lập quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các dự án

Trang 27

đầu tư phát triển thuộc các ngành nghề ưu đãi và các vùng khó khăn theo quyđịnh của Chính phủ, nhằm phát triển sản xuất, đảm bảo cân đối giữa cácngành, các vùng trong cả nước.

*Chi khác: chi bổ sung qũy dự trữ nhà nước, chi bổ sung ngân sách cấpdưới, chi viện trợ, chi trả nợ gốc các khoản vay của chính phủ

1.2 QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2.1 Khái niệm về quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý chi NSNN là sự tác tác động của cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền đến các hoạt động chi NSNN, làm cho quỹ NSNN được phân bổ,sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, nhằm phục vụ tốt nhất cho việcthực hiện các chức năng, nhiệm vụ do cơ quan quản lý nhà nước đảm nhận

Quản lý chi NSNNcấp quận là quá trình các cơ quan quản lý nhà nướccó thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác động vào hoạt động chingân sách cấp quận, đảm bảo cho các khoản chi ngân sách quận được sử dụngđúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả Quản lý chi NSNN là sự tác tác độngcủa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đến các hoạt động chi NSNN,làm cho quỹ NSNN được phân bổ, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệuquả, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do cơquan quản lý nhà nước đảm nhận

Đối tượng quản lý là hoạt động chi ngân sách cấp quận Hoạt động đóbao gồm việc lập dự toán; phân bổ dự toán; chấp hành dự toán; kiểm tra, kiểmsoát, thanh toán các khoản chi NS cấp quận; quyết toán các khoản chi ngânsách cấp quận

Chủ thể quản lý chi NSNNcấp quận là các cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền đối với lĩnh vực chi NSNN trên địa bàn quận (HĐND quận,UBND quận, Phòng Tài chính – Kế hoạch quận, KBNN quận) và các đơn vịsử dụng ngân sách cấp quận (cơ quan nhà nước cấp quận và đơn vị sự nghiệp

Trang 28

công lập sử dụng ngân sách cấp quận).

Sự tác động của chủ thể quản lý NSNN tới đối tượng quản lý NSNNthông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu

cơ bản của quản lý chi ngân sách cấp quận Đó là mục tiêu sử dụng ngân sáchquận một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển KT-XH và ổn địnhkinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn quận

1.2.2 Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý chi NSNN có vai trò rất to lớn, cụ thể:

-Thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN nhằm tănghiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả Thông quaquản lý các khoản cấp phát của chi NSNN sẽ có tác động khác nhau đến đờisống KTXH, giữ vững ổn định, đặc biệt là giải quyết các vấn đề bức xúc củaxã hội như: xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề an sinh xãhội khác

- Thông qua quản lý các dự án đầu tư phát triển nhằm phục vụ chuyểndịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả Quản lý chi ngân sách góp phần điều tiết thunhập dân cư thực hiện công bằng xã hội Trong tình hình phân hóa giàu nghèongày càng gia tăng thì chính sách chi NSNN và quản lý chi NSNN sẽ giảmbớt khoảng cách phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực, các tầnglớp dân cư, góp phần khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trường

- Điều tiết giá cả, chống suy thoái và chống lạm phát Khi nền kinh tếlạm phát và suy thoái, Nhà nước phải sử dụng công cụ chi ngân sách để khắcphục tình trạng này Sự mất cân đối giữa cung - cầu sẽ tác động đến giá cả giá

cả tăng hoặc giảm Để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, Nhà nước sửdụng công cụ chi ngân sách để điều tiết, can thiệp vào thị trường dưới hìnhthức cắt giảm chi tiêu, cắt giảm đầu tư hoặc tăng đầu tư, tăng chi tiêu cho bộmáy quản lý nhà nước, cũng như trợ vốn, trợ giá và sử dụng quỹ dự trữ của

Trang 29

Nhà nước Trong quá trình điều tiết thị trường việc quản lý chi ngân sách cóvai trò rất lớn trong việc chống lạm phát và suy thoái, kích cầu nền kinh tế.Khi nền kinh tế lạm phát Nhà nước cắt giảm chi tiêu, thắt chặt chính sách tiềntệ để hạn chế tổng cung tổng cầu, hạn chế đầu tư của xã hội làm cho giá cảdần dần ổn định, chống lạm phát Khi nền kinh suy thoái, sức mua giảm sútNhà nước tăng chi đầu tư để tăng cung, tăng cầu, tạo việc làm, kích cầu chốngsuy thoái nền kinh tế

- Duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế, Nhà nước sử dụng công cụchi ngân sách Thông qua quản lý các khoản chi thường xuyên, chi đầu tưphát triển, Nhà nước sẽ điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của từng đối tượngcụ thể, tạo ra sự kích thích tăng trưởng nền kinh tế thông qua đầu tư cơ sở hạtầng, đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tưu vào các khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở để nhằm thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế

1.3 NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CẤP QUẬN, HUYỆN TẠI VIỆT NAM

1.3.1 Lập dự toán chi ngân sách quận

Hàng năm, quán triệt quyết định của chính phủ, hướng dẫn của bộ tàichính và chỉ thị của uỷ ban nhân dân thành phố về việc xây dựng kế hoạchphát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, Sở tài chính hướngdẫn cụ thể một số nội dung về xây dựng dự toán ngân sách đối với các quận

*Đối với chi đầu tư phát triển: xem xét việc bố trí các dự án, hạng mục

thứ tự ưu tiên phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH của dự án trong từng thời

kỳ và khả năng cân đối của ngân sách, theo tiến độ triển khai của dự án, dứtđiểm, tránh dàn trải

*Đối với chi thường xuyên: căn cứ vào tiêu chí tiêu chí theo quy định

và dựa vào định mức chi để xem xét thẩm tra, đồng thời dựa vào khối lượng

Trang 30

công việc, mức kinh phí cho từng khâu công việc, cơ sở phân bổ kinh phí chocác đơn vị trực thuộc để giao dự toán cho các đơn vị từ đầu năm.

Các đơn vị dự toán và các tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận căn cứvào chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ, định mức và tiêu chuẩn chi lập dựtoán để dự trù cho nhu cầu chi Nếu rà soát chặt chẽ khâu lập dự toán tạo điềukiện đảm bảo nguồn kinh phí bố trí hợp lý, tránh tình trạng bị động, phải điềuchỉnh dự toán

Phòng tài chính quận: có vai trò quan trọng trong việc xây dựng dựtoán dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán, thẩm định dự toán của

cơ quan đơn vị cùng cấp và dự toán chi ngân sách của của chính quyền cấpdưới tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách quận trình uỷ bannhân dân quận xem xét Kiểm tra nguồn để bố trí cân đối, đúng mục đích vàđúng mục tiêu, cơ sở để thẩm tra là nhiệm vụ hàng năm được cấp có thẩmquyền giao cho đơn vị, các tiêu chuẩn định mức của chế độ tài chính hiệnhành, cơ sở tính toán và thuyết minh của các đơn vị

Uỷ ban nhân dân quận có trách nhiệm xem xét dự toán và lập phương

án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình trình hội đồng nhân dân quận quyếtđịnh Trên cơ sở xem xét báo cáo của uỷ ban nhân dân quận về dự toán thuchi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp quận, hội đồngnhân dân quận phê chuẩn dự toán thu chi ngân sách, phương án phân bổ ngânsách quận do uỷ ban nhân dân trình và báo cáo cho ủy ban nhân dân thànhphố và sở tài chính

Quyết định dự toán ngân sách quận: sau khi nhận được quyết định giaonhiệm vụ thu, chi ngân sách quận( kèm theo các lĩnh vực), phòng tài chínhtrình HĐND quận quyết định, uỷ ban nhân dân quận báo cáo uỷ ban nhândân thành phố, sở tài chính, đồng thời thông báo cho các phòng hoặc các tổchức thuộc quận biết theo chế độ công khai tài chính về ngân sách nhà nước

Trang 31

Điều chỉnh dự toán ngân sách quận hàng năm trong các trường hợp cóyêu cầu của uỷ ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướngchung và có sự biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.

Uỷ ban nhân dân quận tiến hành lập dự toán điều chỉnh trình HĐNDquận quyết định và báo cáo uỷ ban nhân dân cấp trên Dự toán điều chỉnh saukhi được duyệt là dự toán ngân sách chính thức của quận trong năm đó

1.3.2 Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách quận

UBND quận căn cứ quyết định của UBND thành phố về giao nhiệm vụthu, chi ngân sách, tŕnh Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán chingân sách quận và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp quận trước ngày20/12 hàng năm.Trên cơ sở quyết định của HĐND quận, UBND quận giaonhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp quận,mức bổ sung từ ngân sách cấp quận cho từng phường

*Đối với chi đầu tư phát triển: Dự toán và kế hoạch vốn được phân,

giao cho chủ đầu tư chi tiết đến loại, khoản, mục, tiểu mục của mục lục ngânsách nhà nước và mã số dự án theo quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ Tài chính

Nội dung cơ bản của chi đầu tư phát triển :Việc cấp phát thanh toán vốnđầu tư và xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch; Cấpphát vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được thực hiện theo đúng mức độ thực tếhoàn thành kế hoạch, trong phạm vi giá dự toán được duyệt

*Đối với chi thường xuyên:

- Trường hợp đơn vị dự toán là cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tựchủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chínhtheo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17/10/2005 của Chính phủ, việcphân bổ và giao dự toán chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhànước giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phần dự toán chi ngân

Trang 32

sách nhà nước giao không thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm

- Trường hợp đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tựchủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, việc phân bổ và giao dự toán thu, chingân sách nhà nước được căn cứ vào nhiệm vụ được giao, phân loại đơn vị sựnghiệp (là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động hoặc đơn

vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) Dựtoán được giao chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhà nước bảođảm hoạt động thường xuyên và phần dự toán chi hoạt động không thườngxuyên

Nội dung cơ bản của cho thường xuyên: Chi cho các hoạt động sự nghiệpgiáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hoá – thông tin, phát thanhtruyền hình, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội; Chi cho các hoạt động sự nghiệpkinh tế của Nhà nước; Chi hoạt động môi trường; Chi cho hoạt động hành chínhnhà nước; Chi cho An ninh – quốc phòng và chi khác ngân sách

Phòng Tài chính – kế hoạch thẩm tra phương án phân bổ dự toán chingân sách trên:

- Thẩm tra tính chính xác giữa nội dung, tổng mức phân bổ của đơn vịdự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách với nội dung , tổng dự toán doUBND quận giao

- Thẩm tra việc chấp hành chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn vàcác tiêu chí phân bổ chi ngân sách

Trong phạm vi 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương ánphân bổ dự toán, Phòng Tài chính- kế hoạch phải có văn bản thông báo kếtquả thẩm tra Nếu quá 07 ngày mà chưa có ý kiến thì coi như Phòng Tàichính- kế hoạch đồng ý với phương án của cơ quan, đơn vị đã gửi Trườnghợp Phòng Tài chính – Kế hoạch nhất trí với phương án phân bổ thì thủ

Trang 33

trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách giao ngay dự toán cho các đơn vịsử dụng ngân sách trực thuộc, đồng thời gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch,Kho bạc nhà nước quận làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi Trường hợpPhòng Tài chính – Kế hoạch đề nghị điều chỉnh thì trong phạm vi 03 ngàylàm việc, kể từ khi nhận được văn bản của Phòng Tài chính – Kế hoạch, cơquan, đơn vị phân bổ tiếp thu, điều chỉnh và gửi lại Phòng Tài chính – Kếhoạch để thống nhất Trường hợp không thống nhất nội dung điều chỉnh,Phòng Tài chính – Kế hoạch báo cáo UBND quận xem xét, quyết định theoquy định

Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách giữa các đơn vị trực thuộc,nhưng việc điều chỉnh đó không làm thay đổi tổng mức và chi tiết dự toánđược giao, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách lập giấy đề nghịđiều chỉnh phân bổ dự toán, gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch và Kho bạc Nhànước quận Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị điềuchỉnh của đơn vị dự toán, Phòng Tài chính – Kế hoạch tổ chức thẩm tra và trảlời bằng văn bản gửi cơ quan, đơn vị phân bổ và Kho bạc Nhà nước cùng cấp.Trên cơ sở ý kiến thống nhất với Phòng Tài chính – Kế hoạch, thủ trưởng cơquan, đơn vị phân bổ ngân sách quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách đãgiao cho các đơn vị trực thuộc; đồng thời gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch vàKBNN quận nơi giao dịch làm căn cứ kiểm soát, thanh toán

1.3.3 Chấp hành dự toán chi ngân sách quận

Căn cứ vào dự toán ngân sách quận cả năm được hội đồng nhân dânquyết định, uỷ ban nhân dân quận giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộcbảo đảm đúng với dự toán ngân sách được phân bổ, đồng thời thông báo chophòng tài chính và kho bạc nhà nước quận để theo dõi, cấp phát và quản lý.Ngoài uỷ ban nhân dân quận, không một tổ chức hoặc cá nhân nào được thayđổi nhiệm vụ ngân sách đã được phân bổ

Trang 34

Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phânbổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phòngtài chính được phép cấp tạm kinh phí cho các nhu cầu chi không thể trì hoãnđược cho tới khi dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách được quyết định.

Phòng Tài chính – kế hoạch tham mưu cho chính quyền nhà nước trongviệc quản lý, điều hành NSNN và có trách nhiệm cân đối nguồn đáp ứng nhucầu chi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ởcác cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách

+ Kho bạc Nhà nước: Thực hiện kiểm soát các khoản chi theo các chếđộ, tiêu chuẩn điều kiện, thủ tục quy định Trường hợp không đủ điều kiện,có quyền từ chối cấp phát thanh toán các khoản chi đó

+ Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước: Thủ trưởng các đơn vị sử dụngNSNN là người có quyền quyết định, chuẩn chi các khoản chi ngân sách nhànước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trong phạm vi dự toán đượccấp có thẩm quyền giao Có trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách và tàisản tiết kiệm, có hiệu quả

Chi ngân sách quận phải đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu của cácđơn vị sử dụng NSNN theo đúng tiến độ và dự toán được phê duyệt, cáckhoản chi NSNN phải được thanh toán trực tiếp cho người được hưởng, mọikhoản chi phải được kiểm soát trước, trong và sau khi thanh toán Hơn nữa,nguồn kinh phí của ngân sách cho bộ máy chính quyền và thực hiện chươngtrình kinh tế – xã hội được hoạch định trong năm kế hoạch đảm bảo tính mụctiêu và hiệu quả chi ngân sách quận

Trường hợp đột xuất cấp phát bằng lệnh của thường trực uỷ ban nhândân quận duyệt trong các trường hợp thiên tai bão lụt, phòng cháy, chữa cháy,dịch họa đối với các khoản chi từ nguồn thu để lại uỷ ban nhân dân quận vàphòng tài chính phối hợp với KBNN định kỳ làm thủ tục ghi thu, chi vào ngân

Trang 35

sách quận.

1.3.4 Kiểm soát các khoản chi ngân sách quận

Kiểm soát là một chức năng của quản lý Kiểm soát chi NSNN là mộtnội dung quan trọng trong chấp hành chi NSNN Việc kiểm soát chi NSNNchặt chẽ đảm bảo nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý chiNSNN Tất cả các khoản chi NSNN đều phải được kiểm tra, kiểm soát trongquá trình cấp phát, thanh toán qua KBNN Cơ quan có nhiệm vụ thực hiệnkiểm soát chi NSNN là KBNN KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ,chứng từ chi, thực hiện chi trả, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN đủđiều kiện thanh toán KBNN chỉ thực hiện chi trả và thanh toán các khoản chingân sách nhà nước khi có đầy đủ các điều kiện cần thiết

Kiểm tra và kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từtheo quy định đối với từng khoản chi Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, đảmbảo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền ban hành Đối với các khoản chi chưa có trong chế độ, tiêu chuẩnđịnh mức chi ngân sách nhà nước, KBNN căn cứ vào dự toán NSNN đã được

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân bổ để kiểm soát và thanh toán chođơn vị

Trên cơ sở kiểm soát hồ sơ thanh toán, KBNN làm thủ tục chi trả,thanh toán những khoản chi đầy đủ điều kiện chi theo quy định Trường hợpkhông đủ điều kiện chi, KBNN được phép từ chối chi trả, thanh toán

Việc chi trả và thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức cấp tạmứng và thanh toán Các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp sẽđược tạm ứng, mức tạm ứng tùy thuộc vào tính chất khoản chi và tiến độ thựchiện Khi có đầy đủ hồ sơ thì tiến hành thanh toán thu hồi tạm ứng Đối vớicác khoản chi đủ điều kiện cấp thanh toán trực tiếp, KBNN căn cứ hồ sơchứng từ đã kiểm soát để chi trả và thanh toán cho đơn vị sử dụng NSNN

Trang 36

Như vậy để đảm bảo kinh phí cho hoạt động phục vụ cho công cụ thựcthi nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước, cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhànước có vai trò quan trọng trong việc quản lý chi NSNN KBNN với tư cáchlà cơ quan quản lý quỹ của Nhà nước, kiểm soát các khoản chi đúng dự toánđược cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng mục đích và đúng tiêu chuẩn, địnhmức của chế độ tài chính hiện hành.

1.3.5 Quyết toán chi ngân sách quận

Quyết toán chi ngân sách bao gồm: kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, phântích số liệu kế toán và lập, gửi báo cáo quyết toán Để thực hiện tốt công tácnày, các đơn vị phải thực hiện đánh giá lại tình hình thực hiện dự toán, xácđịnh số thực chi, số kinh phí còn lại phải thu hồi để nộp NSNN, số kinh phíđược chuyển sang năm sau chi tiếp Công tác quyết toán ngân sách phải thựchiện thống nhất theo quy định của pháp luật về chứng từ thu, chi, mục lụcNSNN, hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo, mã số đơn vị sử dụngngân sách

Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm), các đơn vị dự toán thực hiện khoá sổkế toán và lập báo cáo quyết toán chi ngân sách gửi cơ quan quản lý cấp trênvà Phòng Tài chính - Kế hoạch

Kho bạc Nhà nước quận tổ chức thực hiện hạch toán, kế toán toàn bộcác khoản chi ngân sách nhà nước cấp quận Định kỳ hàng tháng, quý, năm,KBNN quận lập báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách gửi PhòngTài chính – Kế hoạch để làm căn cứ tổng hợp báo cáo chi ngân sách cấp quận

Phòng Tài chính- Kế hoạch tổng hợp, lập báo cáo chi ngân sách tháng,quý, năm và báo cáo quyết toán chi ngân sách quận theo các biểu mẫu quyđịnh gửi Sở Tài chính Riêng đối với báo cáo quyết toán chi ngân sách quậnhàng năm, phòng Tài chính – Kế hoạch trình UBND cấp quận xem xét gửi SởTài chính ; đồng thời trình UBND quận phê chuẩn

Trang 37

Trong quá trình lập báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước, phải tuântheo nguyên tắc sau:

- Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực Nội dungbáo cáo quyết toán ngân sách phải đúng các nội dung ghi trong dự toán đượcduyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước

- Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ; chịu trách nhiệm về nhữngkhoản chi, không đúng tiêu chuẩn, định mức của chế độ tài chính hiện hànhvà việc hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ

- Các khoản ngân sách thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện hoặcthực hiện chưa hết, không được chuyển sang năm sau chi tiếp

- Tồn quỹ tiền mặt của đơn vị dự toán đến ngày 31 tháng 12 do ngânsách quận cấp hoặc tạm ứng trong dự toán để chi nhưng chưa chi hết thì phảinộp trả lại NSNNtrừ những khoản phải chi về tiền lương và các khoản có tínhchất lương theo chế độ nhưng chưa kịp chi

- Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán các cấp và của ngânsách các cấp chính quyền trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phải cóxác nhận của KBNN đồng cấp về tổng số và chi tiết phải được kiểm toán Nhànước tiến hành kiểm toán

- Báo cáo quyết toán năm, trước khi gửi cho cấp có thẩm quyền xétduyệt phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước quận

- Báo cáo quyết toán ngân sách của các trường không được quyết toánchi lớn hơn thu

1.3.6 Thanh tra, kiểm tra chi ngân sách quận

Chức UBND quận có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấphành các chế độ quản lý chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc và hướngdẫn các đơn vị thực hiện việc tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị và các đơn vịcấp dưới trực thuộc

Trang 38

Cơ quan Thanh tra quận xây dựng hàng năm kế hoạch thanh tra tìnhhình sử dụng ngân sách trên địa bàn trình Chủ tịch UBND quận phê duyệt vàtriển khai thực hiện Thanh tra quận có nhiệm vụ kiểm tra tình hình sử dụngngân sách và chấp hành chế độ quản lý chi ngân sách của các đơn vị dự toán

Phòng Tài chính – Kế hoạch, KBNN quận có trách nhiệm tổ chức thựchiện chế độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân, đơn

vị sử dụng ngân sách cấp quận Kiểm tra toàn bộ chu trình quản lý chi ngânsách, đảm bảo dự toán, hạch toán đúng và chính xác Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện cac khoản chi không đúng chế độ quy định phải thu hồi ngàyvà hạch toán giảm chi ngân sách cấp quận

KBNN quận có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát quá trình chấp hành dựtoán của các đơn vị sử dụng ngân sách thông qua việc kiểm soát, thanh toáncác khoản chi của ngân sách cấp quận

1.4 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CÔNG TÁC QUẢN

LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.4.1 Đặc điểm chi ngân sách cấp quận

- Thứ nhất, quận là một cấp hành chính rất quan trọng trong hệ thống

hành chính ở nước ta hiện nay với những chức năng nhiệm vụ được quy địnhtrong luật tổ chức HĐND và UBND các cấp, tuy nhiên cấp này chỉ mang tínhđộc lập tương đối, chịu sự lãnh đạo toàn diện của thành phố

-Thứ hai, theo Luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp quận là một cấp

ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể đểđảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ của cấp quận Tuy nhiên theo LuậtNSNN thì HĐND thành phố quyết định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách thànhphố, ngân sách quận và ngân sách phường Do đó có thể thấy rằng quy môngân sách, khả năng tự cân đối của ngân sách cấp quận hoàn toàn phụ thuộcvào việc phân cấp nguồn thu, phân cấp nhiệm vụ chi của thành phố đối vớiquận cũng như tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa ngân sách thành phố và ngân

Trang 39

sách quận

-Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ

về chi ngân sách nên nội dung chi của ngân sách quận do thành phố (cụ thể làHĐND &UBND thành phố) quyết định, do đó trong thực tiễn hay phát sinhmâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ phát triển KTXH ở địa phương cũng nhưnhững nhiệm vụ chi được giao thêm với cân đối ngân sách đã được ổn định(với thời gian từ 3-5 năm theo quy định của Luật NSNN) Điều này đặt ra yêucầu là các cơ quan hoạch định chính sách, xây dựng chính sách chế độ chingân sách, tham mưu việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiếtcho ngân sách cấp quận phải xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đầyđủ để tham mưu cơ quan có thẩm quyền của thành phố quyết định, tránh yếu

tố cảm tính, thiếu cơ sở khoa học Đồng thời phân cấp phải trên quan điểmtăng quyền chủ động của ngân sách quận cũng như phường để tạo điều kiệncho quận và phường hoàn thành ngày càng tốt hơn nhiệm vụ phát triển KTXHở địa phương

1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi

a Các nhân tố khách quan

- Điều kiện tự nhiên: Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiênkhác nhau, do vậy nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế địa phương, từđó quyết định đến mức chi NSNN Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông,lại hay xảy ra lũ lụt thì các khoản chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè,và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có nhữngbiện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra đó là nguyên nhân làm tăng chingân sách nhà nước; hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thìchú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triểncác ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó Vì vậy, điều kiện tự nhiênảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Quản lý chi NSNN trên địa bàn địa

Trang 40

phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội Với môi trường kinhtế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ Ngược lại nềnkinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tíndụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chiNSNN giảm Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phícông trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tưđể thực hiện Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hưởngkhông nhỏ đến quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.

- Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chiNSNN

Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trởthành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung vàquản lý chi NSNN nói riêng Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạođiều kiện cho các thành phần kinh tế trong xă hội hoạt động theo trật tự, trongkhuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phảirất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sáchliên quan đến quản lý chi NSNN sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạtđộng quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi NSNN ở địa phương

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chiNSNN ở địa phương Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là mộttrong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểmsoát chi NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản

lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương.Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ gópphần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước được chặt chẽhơn, hiệu quả hơn Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơquan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước cũngảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi NSNN Chỉ trên cơ

Ngày đăng: 12/08/2015, 10:05

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w