- Thực hiện nghiêm túc việc công khai trên lĩnh vực đầu tư XDCB theo quy định, trong đó cần chú ý hình thức và nội dung công khai, nhất
a. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi NSNN
Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán chi NSNN, bố trí ngân sách sát đúng với nhiệm vụ của từng đối tượng và loại hình hoạt động, góp phần hạn chế những tiêu cực, lãng phí ngay từ khâu lập dự toán ngân sách địa phương thì các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán trên địa bàn quận cần tập trung một số vấn đề sau:
- Phải dựa trên cơ sở công tác quản lý hoạt động thường xuyên và qua việc khảo sát, điều tra nhu cầu, nhiệm vụ thu - chi của đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng ngân sách ở cơ sở để có căn cứ thiết lập, xây dựng định mức chi, cơ cấu chi trong định mức phù hợp với khả năng thực tế của ngân sách, vừa đảm bảo công bằng hợp lý giữa các ngành, các cấp, các địa phương và các loại hình hoạt động.
- Quy trình lập dự toán phải đảm bảo đúng quy định của Luật NSNN, phải từ cơ sở. Đồng thời phải trên cơ sở nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai để các ngành, các cấp và địa phương tham gia bàn bạc, tránh tình trạng cấp trên ấn định dự toán cho cấp dưới một cách thụ động như đã từng xảy ra.
- Tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác lập dự toán, coi trọng sự phối hợp giữa cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng NSNN.
-Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng công tác lập dự toán và đảm bảo cho công tác tổng hợp dự toán của Phòng Tài chính – Kế hoạch được nhanh chóng, chính xác và
thuận lợi. Hàng năm, UBND quận cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn thống nhất cách thức lập dự toán, thống nhất mẫu biểu dự toán đối với các đơn vị trực thuộc. Triển khai tốt giải pháp này sẽ giúp cho các đơn vị sử dụng ngân sách thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng dự toán, hạn chế tối đa việc lập dự toán kinh phí tràn lan. Do được tập huấn nên nội dung dự toán do các đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng đầy đủ, mẫu biểu thống nhất, thời gian tổng hợp để xây dựng dự toán chi ngân sách quận được rút ngắn.
* Đối với chi ĐTXDCB: công tác tư vấn lập dự án, lập thiết kế dự toán cần được chú trọng đến chất lượng tránh dẫn đến nhiều sai sót về khối lượng, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật...
*Đối với chi thường xuyên: các định mức phần lớn chỉ dựa trên tiêu chí dân số mà chưa xem xét đến điều kiện KTXH, do đó định mức phân bổ chưa phù hợp với thực tiễn cần phân bổ các định mức một cách phù hợp để làm cơ sở xây dựng dự toán chi ngân sách cho các cấp và đơn vị sử dụng ngân sách.
Công tác lập dự toán còn mang nặng tính hình thức, chưa đảm bảo quy định cả về nội dung, phương pháp, trình tự…
b. Hoàn thiện công tác phân bổ, giao dự toán chi NSNN
Việc phân bổ và giao dự toán chi NSNN, các đơn vị sử dụng ngân sách cần tính toán chặt chẽ, căn cứ vào định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên, tổng định mức biên chế và nhiệm vụ được giao. Phòng Tài chính-kế hoạch quận cần rà soát các yếu tố làm tăng, giảm dự toán như những thay đổi về chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nước, do trượt giá hoặc bổ sung thêm nhiệm vụ. Từ đó, thực hiện điều chỉnh phương án phân bổ và tổng số dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách chính xác, kịp thời.
Tuyệt đối tuân thủ quy định về phân bổ, giao dự toán đối với từng loại hình đơn vị. Đối với cơ quan nhà nước, dự toán được phân bổ và giao chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao không thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, dự toán giao chi tiết theo 2 phần, phần dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên và phần dự toán chi hoạt động không thường xuyên.
* Đối với chi ĐTXDCB: xây dựng kế hoạch chi ĐTXDCB của quận một cách chặt chẽ, khoa học tránh gây lãng phí, phân bổ đầu tư dàn trải, phân tán và hiệu quả đầu tư thấp
cấp quận phụ thuộc vào phân cấp ngân sách của cấp trên nên thường hay cứng nhắc và bị động nên cần xác định rõ định mức phân bổ một cách thiết thực với nhu cầu của từng địa phương cho phù hợp tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
c.Hoàn thiện chấp hành dự toán chi NSNN
Phòng Tài chính - Kế hoạch quận cần tham mưu cho UBND quận xây dựng và ban hành hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp xác định và đánh giá kết quả chấp hành dự toán. Gắn trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị sử dụng ngân sách với kết quả trong quản lý, sử dụng ngân sách khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự giám sát của các cơ quan quản lý trong chấp hành dự toán chi ngân sách trên địa bàn quận.
*Đối với chi ĐTXDCB: : Đề cao trách nhiệm của các cơ quan liên quan (Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chủ đầu tư (các xã, thị trấn), Ban quản lý dự án xây dựng quận, các cơ quan tư vấn…) từ khâu lập, trình duyệt dự án đầu tư, lập và trình duyệt hồ sơ thiết kế dự toán; tổ chức thực hiện đầu tư từ khâu thi công đến khâu thanh quyết toán vốn đầu tư, cần có các chế tài cụ thể đối với trường hợp vi phạm quy chế quản lý đầu tư xây dựng nhằm chống lãng phí, chống dàn trải vốn đầu tư; tập trung bố trí vốn cho các dự án, công trình trọng điểm đang thực hiện. Chủ động bố trí ngân sách để trả dứt điểm nợ; kiên quyết đình chỉ những dự án không hiệu quả, thực hiện kéo dài; không bố trí vốn đối với những dự án không đủ thủ tục đầu tư; không phê duyệt dự án nếu không xác định được nguồn vốn thực hiện. Trong quá trình thực hiện, củng cố, chấn chỉnh khâu lập dự toán thiết kế kỹ thuật; quản lý chặt chẽ không để phát sinh nợ mới, đồng thời đôn đốc các đơn vị hoàn tất thủ tục thanh toán dứt điểm nợ tạm ứng vốn thanh toán, đảm bảo lành mạnh tình hình tài chính - ngân sách.
Chính phủ cần sớm ban hành, sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật tạo thuận lợi cho công tác quản lý đầu tư nhất là Luật đấu thầu, Luật đất đai, Luật xây dựng… góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cho công tác đầu tư .
*Đối với chi thường xuyên: cần đẩy mạnh tập trung chi cho các mục trọng tâm nhằm tránh lãng phí, tiêu cực trong chi NSNN
Đối với chi quản lý hành chính, khoản mục còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi thường xuyên vì thế cần tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, tinh giảm biên chế để bộ máy gọn nhẹ, giảm gánh nặng chi ngân sách.
Đối với chi sự nghiệp y tế thì không nên mở rộng mạng lưới y tế cơ sở mà tập trung đầu tư y tế khu vực thực hiện tốt điều này sẽ tạo điều kiện tập trung vốn, nguồn nhân lực, đầu tư tập trung thiết bị y khoa hiện đại, tiết kiệm được nguồn kinh phí để hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên làm công tác y tế.
Đối với chi sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường: các khoản mục này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi thường xuyên. Cần nâng cao tỷ trọng các khoản mục này bởi vì vấn nạn về môi trường đang càng ngày gay gắt, cần đầu tư cho các công trình về môi trường và công nghệ để quận trở thành quận xanh, sạch , đẹp.
Cần nâng cao trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm của đơn vị và Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong việc quản lý điều hành dự toán kinh phí của đơn vị mình đảm bảo đúng nội dung, chương trình; đúng tiêu chuẩn, định mức và theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý theo pháp luật những trường hợp cố tình vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính - ngân sách.
d.Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN
Việc tiết kiệm chi tiêu và nâng cao hiệu quả các khoản chi là một yêu cầu có tính nguyên tắc luôn được đề ra đối với các cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng ngân sách quận. Để góp phần nâng cao hiệu quả chi ngân sách, đảm bảo chi một cách tiết kiệm, tránh lãng phí cần phải áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp. Trong đó biện pháp tăng cường kiểm tra giám sát việc chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách có ý nghĩa không nhỏ. Đây được coi là một biện pháp rất hữu hiệu, mang tính tích cực và hoàn toàn chủ động. Để có thể tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong việc quản lý và điều hành ngân sách quận cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan đơn vị trên địa, cụ thể là:
Tăng cường giám sát của cơ quan cấp trên đối với chu trình quản lý và điều hành ngân sách quận của chính quyền cấp quận. Cơ quan tài chính cấp trên mà đặc biệt là sở tài chính thành phố phải thường xuyên phát huy chức năng kiểm tra giám sát đối với hoạt động của ngân sách quận trên địa bàn kịp thời phát hiện sai lệch trong quản lý để có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh được những sai lầm không cố ý.
Tăng cường giám sát của cả cộng đồng như: giám sát của các tổ chức, đoàn thể quần chúng như thanh niên, phụ nữ, của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh,… và đặc biệt thanh tra nhân dân.
ngân sách phải minh bạch; phải thực hiện tài chính công khai theo đúng quy chế dân chủ ở cơ sở. Mặt khác mỗi một người dân cũng phải không ngừng học hỏi để nắm vững chính sách , chế độ, pháp luật của nhà nước để từ đó tham gia giám sát có hiệu quả.
* Đối với chi ĐTXDCB: cần có sự phối chặt chẽ giữa phòng Tài chính và Kho bạc Nhà nước quận nhằm đảm bảo vốn đầu tư , sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Việc báo cáo kết quả thanh toán vốn đầu tư giữa hai cơ quan này cần thực hiện một cách thường xuyên theo tháng không nên theo quý, năm.
*Đối với chi thường xuyên: cần cải cách thủ tục hành chính của kho bạc nhà nước, nhiều biểu mẫu, thủ tục rườm rà, cứng nhắc gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi quan hệ giao dịch với KBNN.
3.2.4. Nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách sách
Ngân sách quận là nguồn tài chính chủ yếu đảm bảo cho cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn. Chính vì vậy, để công tác quản lý ngân sách ở quận được nâng cao thì không thể không nhắc đến yếu tố con người, đó chính là những người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý ngân sách, một khi năng lực, trình độ chuyên môn của người cán bộ yếu, nó sẽ làm suy giảm hiệu quả và hiệu lực trong việc quản lý ngân sách. Để tạo cơ sở vững chắc cho công tác quản lý chi ngân sách, cán bộ hoạt động trong bộ máy phải đảm bảo tiêu chuẩn về năng lực và trình độ chuyên môn qua đó mới có thể nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngân sách. Như vậy vấn đề cốt yếu ở đây là phải không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý ngân sách quận.
Để làm được điều này cần phải thực hiện một số việc sau:
- Thứ nhất, đối với quận cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ quản lý và sử dụng ngân sách, bộ phận kế nâng cao chuyên môn cho cán bộ quản lý và sử dụng ngân sách, bộ phận kế toán ngân sách phường và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn quận bằng nhiều hình thức, tổ chức kịp thời các lớp tập huấn triển khai luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), các văn bản dưới luật như nghị định chính phủ, các thông tư, quyết định của bộ tài chính, các văn bản hướng dẫn của sở tài chính tỉnh…hướng dẫn chi tiết cho thủ trưởng, kế toán trưởng các đơn vị trên địa