Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước quận

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 42)

- Duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế, Nhà nước sử dụng công cụ chi ngân sách Thông qua quản lý các khoản chi thường xuyên,

triển kinh tế nhưng chưa biện pháp xử lý, quản lý hữu hiệu do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

2.2.1. Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước quận

Công tác lập dự toán ngân sách tại quận Hải Châu được triển khai thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách, Thông tư 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ- CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về phân cấp, quản lý, điều hành ngân sách trong từng thời kỳ. Quy trình lập dự toán chi ngân sách quận như sau:

- Bước 1: Tham mưu và ban hành hướng dẫn dự toán chi ngân sách:

Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán chi NSNN địa phương; Chỉ thị của UBND thành phố Đà Nẵng về xây dựng dự toán NSNN. Phòng Tài chính - Kế hoạch quận tham mưu UBND quận Hải Châu phương án tài chính - ngân sách trình HĐND quận giao cho các phường ( hoàn thiện văn bản tham mưu trước ngày 15/7 hàng năm); phương án phân bổ ngân sách theo từng lĩnh vực, chương trình kinh tế - xã hội của quận. Vào đầu quý III, UBND quận giao cho Phòng Tài chính – Kế hoạch quận ban hành văn bản để hướng dẫn, các đơn vị dự toán trực thuộc quận quản lý, các đơn vị, tổ chức được ngân sách quận hỗ trợ và chính quyền cấp phường lập dự toán thu, chi ngân sách năm sau

- Bước 2: Dự toán và tổng hợp dự toán ngân sách địa phương:

Các đơn vị lập dự toán ngân sách gửi về phòng Tài chính-Kế hoạch quận (chậm nhất trước ngày 30/7). Dự toán chi ngân sách của các đơn vị dự toán đã được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao; các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành, định mức phân bổ chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tình hình thực hiện dự toán của các năm trước. Dự toán được lập theo đúng nội dung, mẫu biểu quy định, thể hiện đầy đủ các nội dung chi theo từng loại hình đơn vị dự toán như chi thường xuyên, chi không thường xuyên, kinh phí tự chủ, kinh phí không tự chủ... Dự toán chi ngân sách của

chính quyền cấp phường được lập trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn phường; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp phường; mức bổ sung của ngân sách quận cho ngân sách phường hàng năm; định mức phân bổ ngân sách. Dự toán được tổng hợp theo từng lĩnh vực, nội dung chi như chi ĐTXDCB, chi thường xuyên (chi tiết chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục – đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp phát thanh, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng, chi khác...), dự phòng, nguồn cải cách tiền lương. Sau khi dự toán chi của các đơn vị được gửi về Phòng Tài chính – Kế hoạch quận để xem xét, tổng hợp làm căn cứ xây dựng dự toán chi ngân sách cấp quận hàng năm, UBND quận giao cho Phòng Tài chính – Kế hoạch quận chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan như Chi cục Thuế, KBNN quận... để tổng hợp, xây dựng dự toán chi ngân sách cấp quận cùng với dự toán thu NSNN trên địa bàn và thu NS cấp quận để báo cáo UBND quận trước khi báo cáo lên UBND thành phố.

-Bước 3: Lưu hồ sơ

* Đối với ĐTXDCB: Để có một dự toán ĐTXDCB phải đi từ khâu khảo sát thiết kế, định mức, đơn giá. Nhưng hiện nay, chất lượng thiết kế dự toán vẫn chưa cao. Các cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền phê duyệt các thủ tục đầu tư như thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, nhiều dự án thời gian thẩm định chậm hơn nhiều với quy định, thẩm định chưa chính xác, duyệt nhưng vẫn bổ sung... Như vậy chỉ căn cứ trên cơ sở dự toán được duyệt để thanh toán mà không tiến hành kiểm tra sẽ gây thất thoát vốn ngân sách. Quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư không thể tách rồi việc kiểm tra dự toán.

* Đối với chi thường xuyên: Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Quận Hải Châu thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước (Nghị định số 130) và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định 43) ở các đơn vị về cơ bản là tốt. Các đơn vị được tự chủ biên chế và khoán chi thông qua việc giao dự toán đầu năm, UBND quận giao

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan quản lý hành chính trực thuộc và các đơn vị sự nghiệp.

Quản lý lập dự toán chi ngân sách tại quận Hải Châu cho thấy, về cơ bản việc lập dự toán chi ngân sách đã được thực hiện theo đúng nguyên tắc, nội dung, trình tự quy định. Chất lượng công tác lập dự toán của các đơn vị trực thuộc và của UBND quận đã dần được cải thiện. Việc tổng hợp và xây dựng dự toán chi ngân sách quận đảm bảo thời gian quy định. Số liệu dự toán đã dần bám sát với yêu cầu, nhiệm vụ chi được phân cấp và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

2.2.2. Công tác phân bổ, giao dự toán chi ngân sách quận

Quy trình phân bổ, giao dự toán chi ngân sách tại quận Hải Châu theo Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính quy định về công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân. Theo đó, sau khi nhận được quyết định của UBND thành phố Đà Nẵng giao nhiệm vụ chi ngân sách cấp quận, UBND quận trực tiếp quyết định dự toán chi ngân sách quận, phương án phân bổ và giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp quận và dự toán thu chi của các phường trực thuộc.

Theo quy định, dự toán chi ngân sách cấp quận và phương án phân bổ ngân sách cấp quận phải thực hiện xong trước ngày 20/12 hàng năm và dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách xong trước ngày 31/12 hàng năm. Trường hợp, sau ngày 31/12 hàng năm, vì khó khăn, vướng mắc mà các đơn vị dự toán cấp I chưa phân bổ xong dự toán được giao, đơn vị dự toán cấp I phải báo cáo với Phòng Tài chính – Kế hoạch để xem xét, cho phép kéo dài thời gian phân bổ dự toán.

Đối với các nguyên nhân do chủ quan của đơn vị, thời gian phân bổ dự toán kéo dài chậm nhất đến ngày 31/01 hàng năm. Quá thời hạn này, Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp báo cáo UBND quận điều chỉnh giảm dự toán chi của đơn vị để điều chuyển cho cơ quan, đơn vị khác, hoặc bổ sung vào dự phòng ngân sách theo quy định của Chính phủ.

Đối với các nguyên nhân do khách quan, vượt quá thẩm quyền của đơn vị như chưa có phê duyệt của cấp có thẩm quyền về tổ chức bộ máy, cơ chế thực hiện nhiệm vụ..., đơn vị dự toán cấp I phải dự kiến thời hạn hoàn thành để Phòng Tài chính – Kế hoạch báo cáo UBND quận cho kéo dài thời gian phân bổ, song chậm nhất không quá ngày 31/3 hàng năm. Quá thời hạn này, dự toán còn lại chưa phân bổ sẽ được xử lý tương tự như đối với các nguyên nhân chủ quan nêu trên.

*Đối với ĐTXDCB: UBND quận giao kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án đầu tư thì phòng Tài chính kế hoạch quận thông báo kế hoạch vốn đầu tư cho Kho bạc nhà nước cùng cấp. Kho bạc nhà nước quận kiểm soát chi ( dự án do quận chủ đầu tư)

* Đối với chi thường xuyên: Căn cứ dự toán chi NSNN được duyệt, lập quyết định phân bổ giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp quận và dự toán thu chi của các phường trực thuộc.

Như vậy, về nguyên tắc, khi thực hiện quy định lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách trong trường hợp không phải thông qua HĐND quận phê chuẩn mà UBND quận trực tiếp phê chuẩn và quyết định thì thời hạn giao dự toán sẽ phải sớm hơn và đảm bảo thời gian theo quy định.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w