1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN LÀM TỐT VÀ DUY TRÌ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC

10 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN LÀM TỐT VÀ DUY TRÌ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. - Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học là chủ trương lớn của đảng và nhà nước và củng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong trường tiểu học. - Công tác xóa mù chữ (XMC) – Phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) – trung học cơ sở (THCS) là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước được xác định rõ trong Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII của Quốc hội về việc thực hiện PCGD THCS trên phạm vi cả nước. - Việc hoàn thành chỉ tiêu đạt chuẩn quốc gia công tác phổ cập giáo dục THCS đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể với trường học đặc biệt là sự hưởng ứng, ủng hộ tích cực của nhân dân. - Giáo viên chuyên trách Phổ cập có vai trò hết sức quan trọng trong việc tham mưu cho nhà trường, Ban chỉ đạo hoàn thành công tác này. Thực tế cho thấy, giáo viên chuyên trách nhiệt tình, tích cực trong công tác, phát huy tốt vai trò tham mưu và nắm vững cách thiết lập hồ sơ sổ sách thì việc thực hiện công tác Phổ cập giáo dục ở địa phương đạt kết quả cao. - Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp nhằm góp phần thực hiện công tác này sao cho hiệu quả. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: - Các quy trình, biện pháp trong công tác PCGD. 2. Khách thể nghiên cứu: - Quản lý chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Do khuôn khổ của đề tài cũng như vị trí bản thân và thời gian không cho phép, tôi chỉ chọn những học sinh, học viên độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi và 15 – 18 tuổi ở hai khu vực Thới Trinh A và Thới Trinh thuộc phạm vi của trường, chủ yếu những em bỏ học phổ thông và không có điều kiện để tiếp tục học để tìm hiểu và nghiên cứu. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Nghiên cứu lí luân. - Những vấn đề liên quan đến PCGD. 2. Điều tra. 2.1. Đối tượng điều tra: - Thanh thiếu niên phường Thới An trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi và 15 đến 18 đã tốt nghiệp tiểu học, chưa tốt nghiệp THCS. 2.2. Địa bàn điều tra: - Khu vực Thới Trinh A và khu vực Thới Trinh của phường Thới An quận ÔMÔn. 2.3 Nội dung điều tra: - Lập phiếu điều tra khảo sát, trong công tác phổ cập giáo dục. - Thực trạng giáo dục ở địa phương: Học sinh bỏ học giữa chừng, trình độ tiếp thu chậm, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn - Nhận thức của phụ huynh về trách nhiệm của gia đình trong việc phổ cập giáo dục. V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: - Nếu xác định được các giải pháp PCGD có tính khoa học, khả thi và có kế hoạch thực hiện hợp lí thì sẽ làm tốt và duy trì kết quả PCGD ở phường, góp phần cùng toàn ngành GD ÔMÔn hoàn thành tốt công tác PCGD và duy trì đạt chuẩn. B. NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: - PCGD chính là một hoạt động căn bản góp phần nâng cao dân trí từ mức thấp nhất là xóa mù chữ đến phổ cập giáo dục tiểu học, PCGD THCS và sẽ PCGD THPT sau này. II. CƠ SỞ THỰC TIỂN: - Kể từ khi phường được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS vào năm 2005, chính quyền địa phương dường như thiếu sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra đôn đốc; công tác PCGD hầu như khoán trắng cho nhà trường. - Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác PCGD còn thiếu thốn. Phụ huynh học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng và lợi của nền giáo dục, nên chưa có quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học tập của con em, thậm chí nhiều phụ huynh nghĩ rằng: “học sinh đi học là học cho nhà trường, để thầy cô nhận được lương; học xong rồi thì cũng phải làm ruộng, làm thuê chứ có làm được cán bộ đâu, thế thì học làm gì”, vì vậy mọi việc liên quan đến học tập của học sinh, họ đều phó mặc cho nhà trường. Ý thức học tập của học sinh kém, thiếu sự phấn đấu, thi đua. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh. Sự phối kết hợp giữa các mặt giáo dục “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” chưa tốt. Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến công tác PCGD ở địa phương. Vì vậy một yêu cầu bức thiết được đặt ra là phải tìm ra một số biện pháp nhằm làm tốt, duy trì kết quả PCGD, tránh tình trạng trượt chuẩn. III. NỘI DUNG VẤN ĐỂ: 1. Đặt vấn đề. - Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học là chủ trương lớn của đảng và nhà nước và củng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong trường tiểu học. - Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, mục tiêu đạt được là ‘‘Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” cho thế hệ tương lai. Đó chính là điều tôi muốn chia sẽ, trao đổi và học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất? 2. Những thuận và khó khăn lợi. a. Thuận lợi: - Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp được thường xuyên. - Sự nổ lực của đội ngũ giáo viên trong việc vận động trẻ ra lớp và thực hiện giảng dạy đảm bảo. - Cơ sở vật chất trường từng bước được kiên cố hóa, các trang thiết bị được cung ứng đầy đủ cho việc dạy và học. - Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng có nhiều tác động tích cực đến công tác PCGD, các ngành đoàn thể đều tích cực tham gia công tác này. b. Khó khăn: - Cơ sở vật chất trường bị xuống cấp, còn thiếu phòng học. Đây là vấn đề khó khăn trong việc thu hút học sinh ra trường ra lớp. - Trên địa bàn trường vẩn còn một số hộ sống không ổn định, thường xuyên thay đổi chỗ ở nên gặp khó trong việc điều tra, quản lý, cập nhật số liệu và tổ chức học tập. 3. Một số biện pháp nhằm góp phần làm tốt và duy trì kết quả PCGD. - Thiêt lập hồ sơ phổ cập là một khâu quan trọng trong công tác phổ cập ở mỗi cấp học. Thiêt lập hồ sơ phổ cập giáo dục phải được tiến hành tuần tự từ điều tra, lập phiếu điều tra, tổng hợp số liệu đến ghi sổ phổ cập và lập báo cáo. - Ban chỉ đạo CMC-PCGD phường luôn được kiện toàn hàng năm, phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên phụ trách các khu vực. - Phải làm cho các cấp lãnh đạo và mỗi gia đình phải thấy rằng việc cần phải cập trong giáo dục là rất quan trọng, là một vấn đề bức xúc trước tình hình phát triển của đất nước hiện nay, một khi xã hội tiến dần đến không sử dụng người lao động không có trình độ, bằng cấp, hình thức lao động đơn giản bị mất dần. - Thông qua nhiều hình thức để có thể chuyển tải được tư tưởng ấy như: Tham mưu, tổ chức Đại hội giáo dục các cấp, tuyên truyền bằng nhiều hình thức… nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về công tác phổ cập giáo dục. - Đảng ủy, UBND, các Ban ngành cấp xã sau khi có Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, xã cùng trường lên kế hoạch và tổ chức công tác chỉ đạo và thực hiện. - Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong công tác BGH trường đã tổ chức trong đội ngũ cán bộ giáo viên nhiều cuộc triển khai công tác PCGDTH. - Nâng cao vai trò, trách nhiệm và gắn kết thi đua đối với các tổ chức Đội, Đoàn thanh niên trong nhà trường cũng như các tổ chức – đoàn thể trong xã như: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội liên hiệp thanh niên, Đoàn thanh niên, Ban xóa đói giảm nghèo trong công tác PCGD. - Giáo viên chuyên trách (GVCT) lên kế hoạch năm, tháng, tuần đồng thời rà nắm cập nhật thường xuyên trẻ trong độ tuổi, bên cạnh đó GVCT kết hợp với GVCN rà nắm lại các đối tượng nghĩ học thường xuyên hoặc các đối tượng nghĩ học liên tục 3 ngày báo cáo bằng danh sách về Ban Giám Hiệu (BGH) để có kế hoạch vận động kịp thời. - Hàng năm nhà trường phối hợp với khu vực trên địa bàn điều tra từng hộ gia đình với tính chính xác cao, qua đó giúp cho việc huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. - Giáo viên dạy lớp thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh. Đặc biệt là học sinh có nguy cơ bỏ học, và phối hợp với trưởng khu vực đến gia đình từng học sinh tìm hiểu lí do để có kế hoạch huy động kịp thời. - Tham mưu với Hội khuyến học phường-Hội chữ thập đỏ để giúp đỡ vật chất đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn để giúp các em yên tâm trong học tập. - Song song với việc duy trì sỉ số, huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp. Việc nâng cao chất lượng cần phải hết sức quan tâm. BGH trường thường xuyên mỡ các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả giáo viên được học tập để nâng cao trình độ. - Mỗi có kế hoạch giảng dạy phù hợp cho riêng mình, dựa trên kế hoạch chung của trường. Điều đáng quan tâm là mỗi giáo viên phải có kế hoạch rõ ràng cụ thể nhằm tác động đến các đối tượng học sinh yếu kém, phải thường xuyên tổ. - Trong công cuộc đổi mới phương pháp như hiện nay, mỗi giáo viên cần phải nhanh chóng thay đổi phương pháp giảng dạy để thu hút học sinh. - Cần cải tiến trang thiết bị, kiểm tra đánh giá, đồng thời có chế độ khen thưởng động viên những người chịu khó đi học. - Nhà trường duy trì sĩ số, giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên quan tâm động viên, giúp đỡ học sinh. Giao tỉ lệ, chỉ tiêu duy trì sĩ số trên lớp, chỉ tiêu chất lượng cho giáo viên, gắn kết vào công tác thi đua của giáo viên. - Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những gia đình thực hiện tốt công tác PCGD, đối với những tổ chức – đoàn thể và những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập GDTH. 4. Kết quả so sánh: a. Kết quả năm trước: - 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. - 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. - 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 96,2%. - 15 – 35 tuổi tỉ lệ biết chữ đạt 99,4%. - 36 – 45 tuổi tỉ lệ biết chữ đạt 98,8%. - 46 tuổi trở lên tỉ lệ biết chữ đạt 99,0%. b. Kết quả năm nay: - 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. - 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. - 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 96,4%.( tăng 0.2% so với năm qua). - 15 – 35 tuổi tỉ lệ biết chữ đạt 99,5%.(tăng 0.1% so với năm qua). - 36 – 45 tuổi tỉ lệ biết chữ đạt 98,9%.( tăng 0.1% so với năm qua). - 46 tuổi trở lên tỉ lệ biết chữ đạt 99,1%.(tăng 0.1 % so với năm qua). IV. KẾT LUẬN: 1. Bài học kinh nghiệm: - Muốn làm tốt công tác PCGDTH phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đây là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của công tác PCGDTH. - Đó là những kinh nghiệm của bản thân. Do vậy rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ các đồng nghiệp để tôi học tập rút kinh nghiệm để vận dụng tốt hơn nữa cho những năm tiếp theo. 2. Hướng phát triển của đề tài : - Mở rộng nghiên cứu và áp dụng cho những địa bàn khác có hoàn cảnh tương tự. 3 . Đề xuất kiến nghị thực hiện. a. Đối với nhà trường. - Cần có phương pháp cải tiến trong công tác PCGDTH- THCS. - Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và chuyên môn, đặc biệt đào tạo nghiệp vụ về PCGDTH- THCS cho cán bộ giáo viên. b. Đối với chính quyền địa phương : - Trong công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch phổ cập GDTH, các bộ phận thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình, để điều chỉnh kịp thời. - Luôn tuyên truyền, vận động nhân dân để mọi người dân hiểu rõ các chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác phổ cập. c. Đối với Sở GD&ĐT, các ngành các cấp: - Quan tâm nhiều hơn nữa đối với những đơn vị vùng sâu, vùng xa, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, chú trọng đến công tác PCGD. - Đầu tư thích đáng cho công tác PCGD. - Phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng phù hợp với nhiều vùng miền về việc xây dựng cơ sở vật chất trường học. Th ới An, ngày 22 tháng 3 năm 2012 Người viết Nguyễn Thành Thống . TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN LÀM TỐT VÀ DUY TRÌ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. - Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học là chủ trương lớn của đảng và nhà. còn một số hộ sống không ổn định, thường xuyên thay đổi chỗ ở nên gặp khó trong việc điều tra, quản lý, cập nhật số liệu và tổ chức học tập. 3. Một số biện pháp nhằm góp phần làm tốt và duy trì. vậy một yêu cầu bức thiết được đặt ra là phải tìm ra một số biện pháp nhằm làm tốt, duy trì kết quả PCGD, tránh tình trạng trượt chuẩn. III. NỘI DUNG VẤN ĐỂ: 1. Đặt vấn đề. - Công tác Phổ cập

Ngày đăng: 11/08/2015, 14:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w