Người quản lý nhà trường trong quá trình thực thi công việc thườngnảy sinh nhiều quan hệ giao tiếp khác nhau: quan hệ giao tiếp giữa người quản lývới người dưới quyền; giữa người quản lý
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bất cứ nhà trường hay một cơ quan giáo dục nào bao giờ cũng gồmnhiều cá thể cùng chung sống, mỗi người đều có tính cách, hoàn cảnh, sở thích, nhucầu khác nhau Người quản lý nhà trường trong quá trình thực thi công việc thườngnảy sinh nhiều quan hệ giao tiếp khác nhau: quan hệ giao tiếp giữa người quản lývới người dưới quyền; giữa người quản lý với người quản lý; người quản lý vớinhững người thuộc tầng lớp khác nhau ngoài nhà trường và ngược lại … Do đó, córất nhiều cách ứng xử khác nhau trong mỗi tình huống quản lý giáo dục khi nảysinh
Đời sống của nhà trường diễn ra vô cùng sinh động và có những nét đặc chưngriêng của nó: vừa giống như một gia đình mở rộng, vừa giống như một xã hội thunhỏ lại, vừa mang cuộc sống của một đơn vị sản xuất đặc biệt mà trong đó “nguyênliệu” và “sản phẩm” của nhà trường đều là con người “Nguyên liệu” đặc biệt nàykhi bắt đầu vào nhà trường thì thể chất, trí tuệ, đến thái độ hành vi, nhân cách, …đều rất nhỏ bé so với “sản phẩm” “Sản phẩm” mà nhà trường tạo ra mang tính đặcthù nên người quản lý nhà trường phải thường xuyên xử lí các tình huống nhămngăn ngừa sự rập khuôn, máy móc trong việc tạo ra “sản phẩm” cũng như khôngđược phép tạo ra “phế phẩm”
Như chúng ta đã biết, mỗi hoạt động và quan hệ quản lý diễn ra trong cáchđối nhân xử thế giữa con người với con người với nhau, mà ở đó người quản lýluôn phải ứng phó, xử lý với những tình huống đa dạng, phong phú nảy sinh trongquá trình điều khiển các hoạt động và mối quan hệ quản lý để đưa chúng trở vềtrạng thái ổn định, tiếp tục phát triển hường tới mục tiêu mong muốn Và thực chấtcủa quản lý giáo dục là ứng xử các tình huống luôn xuất hiện trong quá trình quản
lý Nhà trường chính là nơi diễn ra một cách sinh động các tình huống quản lý,buộc người quản lý phải ứng xử để giải quyết, loại bỏ những mâu thuẫn xuất hiệntrong tổ chức mà họ phải trực tiếp phải đứng đầu Công việc này đòi hỏi người cán
bộ quản lý phải hết sức linh hoạt, biết lựa chọn, sử dụng sáng tạo những tinh hoatiêu biểu nhất của các phương pháp quản lý, giáo dục và hơn hết phải nhạy cảm,tinh tế để có thể khéo léo xử lý mọi việc một cách hoàn hảo Rất nhiều trường hợpxảy ra khiến người quản lý lúng túng vì không thể sử dụng phương pháp quản lýthông thường, rập khuôn mà cần phải có tầm nhìn xa và thấu đáo mới có thể đạt kếtquả tốt Trong điều kiện như thế, là một giáo viên tạo nguồn, đang công tác tại
trường Tiểu học Hà Hiệu – Ba Bể - Bắc Kạn, tôi luôn mong muốn được trở thành
một nhà quản lý giỏi để đưa trường mình trở thành một đơn vị trường đoàn kết –
thống nhất và vững mạnh về mọi mặt Do đó: “Một số giải pháp ứng xử trong giải quyết tình huống giáo dục” là rất cần thiết Vì vậy tôi chon đề tài nghiên cứu
này mong muốn tổng hợp kinh nghiệm từ nhiều nguồn, giúp người cán bộ quản lýhoàn thành tốt trọng trách của mình
2 Mục đích của đề tài
Trang 2Tìm ra các giải pháp cần thiết trong giải quyết tình huống để người quản lýlựa chọn, khai thác những khía cạnh đặc trưng, tiêu biểu của từng phương pháp vàbiến chúng thành các thủ pháp ứng xử phù hợp với từng tình huống cụ thể xảy ra
trong quản lý, vận dụng vào thực tế để xử lý các tình huống giáo dục ở trường Tiểu học Hà Hiệu – Ba Bể - Bắc Kạn, nói riêng và của quản lý giáo dục nói chung một
cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và thấu tình đạt lý Đồng thời đảm bảo những yêucầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển,tính dân chủ … của quản lý giáo dục
3 Đối tượng nghiên cứu
Các tình huống quản lý giáo dục và phương pháp, cách ứng xử thông minh,
mang tính sư phạm, tính giáo dục ở trong và ngoài trường Tiểu học Hà Hiệu – Ba
Bể - Bắc Kạn, về quản lý thế giới hữu sinh như nguồn nhân lực (giáo viên, nhân
viên và học sinh, …); nguồn tin lực (hệ thống thông tin đi, đến, thông tin ngôn ngữ
và phi ngôn ngữ từ mỗi con người cụ thể trong và ngoài nhà trường …) quản lý xãhội (quản lý nhà nước, chế độ chính sách, nội quy, quy chế …) thông qua hoạtđộng giao tiếp và ứng sử Bởi vây, Đối tượng nghiên cứu là việc giải quyết hay ứng
xử các tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý
4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các tình huống ứng xử trong quản lý giáo dục ở hoàn cảnh chứa mâuthuẫn nảy sinh trong hoạt động trong mối quan hệ giữa con người với con người ở
các trường Tiểu học nói chung và vận dụng vào trường Tiểu học Hà Hiệu – Ba Bể
- Bắc Kạn, nói riêng để giải quyêt, ứng xử kịp thời nhằm hướng những bất lợi
thành có lợi, làm cho nó ổn định và phát triển cao hơn, bền vững hơn
Trang 3B NỘI DUNGChương I – CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hơn nửa thế kỉ qua, ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đã có nhiều đónggóp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước vàxây dựng Tổ quốc Việt Nam theo định hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa vì
“Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; hướng tới từng bướcphát triển kinh tế tri thức vào những thập niên đầu của thế kỉ XXI Tuy nhiên,
“Giáo dục nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu quản lý vànhất là về chất lượng hiệu quả” (Văn kiện Hội nghị VIII – BCH TƯ Đảng CSVNkhóa VIII) Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang đứng trước mâu thẫn lớn giữa mộtbên là yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo với quy mô lớn, hiệu quả giáo dụctoàn diện và chất lượng đào tạo nhân tài, hình thành nhân cách con người mới ngàymột nâng cao Với một bên là mạng lưới giáo dục đào tạo chưa phát triển kịp Cơchế quản lý giáo dục và đào tạo còn kém hiệu lực Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
và giáo viên giỏi kinh nghiệm, có nguy cơ hẫng hụt do chưa chuẩn bị kịp thời đểđáp ứng các yêu cầu mới cao hơn của đất nước Trước tình hình đó, nghị quyết Đạihội IX đã nêu định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới như sau:
“Đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thốngtrường lớp, hệ thống quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hộihóa, dân chủ hóa”
Công tác quản lý giáo dục vốn được Đảng và Nhà nước quan tâm từ lâu và
đã có không ít văn bản của Đảng và nhà nước chỉ đạo về quản lý trường học Trongthời đại mới, xu thế toàn cầu hóa, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học kĩ thuật, công nghệ và nhiều ngành khoa học đã dẫn đến sự đổi mới toàndiện của cuộc sống xã hội Trước yêu cầu đó giáo dục cũng cần phải tiến hành đổimới một cách toàn diện, trong đó đổi mới công tác quản lý là rất cần thiết Việc đổimới trong công tác quản lý trường học cần quan tâm đến nhiều vấn đề, song trong
đó cần đặc biệt chú ý đến nội dung và phương thức quản lý Để thực hiện tốt nhiệm
vụ quản lý của mình, người hiệu trưởng cần tác động đến người giáo viên như thếnào để họ làm việc tự giác với năng suất và chất lượng cao, đây là công việc khókhăn và phức tạp Một trong những cách thức quan trong mà người lãnh đạo vàquản lý cần làm là: tác động đến động cơ của giáo viên thông qua hệ thống tácđộng hợp lý và đúng đắn
Trong quá trình đổi mới quản lý giáo dục đã nảy sinh một loạt tình huốngtrong công tác quản lý Các cán bộ quản lý của chúng ta hiện nay hầu hết là nhữnggiáo viên giỏi có chút năng lực quản lý, được lựa chon làm cán bộ quản lý nhưngchưa được đào tạo quản lý giáo dục ở họ, kinh nghiệm có nhiều nhưng lý luậnquản lý giáo dục còn hạn chế
Trang 4Đời sống nhà trường luôn có muôn hình, vạn trạng tình huống khiến chúng takhông thể định riêng cho mỗi tình huống một công thức ứng xử cụ thể nào Mỗitình huống đều có một diện mạo riêng Bởi vậy, người quản lý không bao giờ được
né tránh, xoa dịu hay thủ tiêu mâu thuẫn mà phải luôn thẳng thắn nhìn vào sự thật,vào tình huống cụ thể đang diễn ra mà ứng xử sao cho thấu tình đạt lí
Nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, NGƯT TS Đặng Huỳnh Mai chorằng “tình thương, trách nhiệm và tuân thủ các quy chế là các yêu cầu của một nhàquản lý giáo dục, yêu cầu này liên kết với nhau một cách chặt chẽ, khoa học và rấtbiện chứng Thiếu một trong các yếu tố này, công tác quản lý dễ vấp phải thất bại”.Vậy người quản lý phải nhuần nhuyễn kết hợp giữa tình thương, trách nhiệm, quychế với tính nhân văn, sự công bằng thì mới mong mang lại hiệu quả trong công tácquản lý giáo dục
Thực tiễn của đời sống giáo dục chữa đựng nhiều mâu thuẫn Quản lý giáodục, quản lý nhà trường nhăm hóa giải các mâu thuẫn đó, đưa quá trình đào tạo,quá trình giáo dục tới chất lượng mới, tầm cao mới
Mâu thuẫn trong đời sống giáo dục, trong đời sống quản lý giáo dục khi được
mô tả qua hiện tượng giáo dục, sự kiện quản lý giáo dục gọi là “tình huống giáo dục”, “tình huống quản lý giáo dục”
Tình huống giáo dục, tình huống quản lý giáo dục, quản lý nhà trường phảiđược phản ánh trung thực trong đời sống (cái tín), tình huống cũng phải bao quátđược một số khía cạnh tổ chức sư phạm gắn với các vấn đề kinh tế - xã hội tácđộng vào nhà trường (cái đạt), tình huống còn phải thấu suốt ý nghĩa giáo dục, ýnghĩa của việc nâng cao hoài bão và kĩ năng quản lý giáo dục (cái nhã)
Ba tiêu chí “Tín - Đạt - Nhã” có thể xem như cái cốt lõi cho một tình huốnggiáo dục, tình huống quản lý giáo dục, quản lý nhà trường được dùng vào việc bồidưỡng cán bộ giáo dục
Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, giáo dục và đào tạo có những
sứ mạng nhiệm vụ phù hợp với những đặc trưng của giai đoạn đó, cho nên ngườicán bộ quản lý nhất thiết phải là người được đơn vị tín nhiệm để tạo được sức mạnhcủa việc quản lý; tính hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ; không khí đồng thuậncủa tập thể; khả năng thích ứng nhạy bén của đơn vị đối với môi trường xungquanh Với tầm quan trong như vậy, nghiên cứu đề tài này là một việc làm hết sứccần thiết
Để ứng xử thành công tình huống quản lý giáo dục, người quản lý cần phải
có tư duy sáng tạo và hành động hiệu quả trong quá trình điều hành
Tư duy không phải là nguồn gốc của hành động mà chỉ là mắt xích trunggian trong chuỗi nhu cầu – hành động Do vậy, tư duy chịu tác động rất to lớn củacác nhu cầu, cảm xúc, thói quen Trong rất nhiều trường hợp tư duy của mối conngười trở nên không khách quan
Lời giải hoặc quyết định của chúng ta đưa ra để hành động bị điều khiển bởicác nhu cầu, cảm xúc thói quen chủ quan Tuy nhiên, khả năng của tư duy có thểđiều khiển ngược trở lại các nhu cầu, cảm xúc, thói quen và hành động Nếu người
Trang 5quản lý biết làm tốt việc điều khiển đó, số lương các tình huống không đáng nảysinh trong quá trình quản lý sẽ giảm đi một cách đáng kể.
Việc ứng xử tình huống trong quản lý giáo dục không chỉ giúp người quản lýgiải quyết thành công những công việc quản lý thông thường trong đời sống quản
lý thực tế ỏ nhà trường, mà còn giúp nâng cao được nghiệp vụ quản lý như: Tầmnhìn khái quát, khả năng đưa ra các giải pháp thiết thực, có thể đưa ra nhiều chuẩnmực lựa chọn để giải quyết và đưa ra vấn đề cần giải quyết, nghệ thuật giải quyếtvấn đề, ra quyết định đúng đắn, điều chỉnh, … truyền lại kinh nghiệm cho các thế
hệ sau
Bởi vậy, khi ứng xử tình huống cần khai thác triệt để mọi hướng ứng xử khácnhau, kết hợp mọi nguyên tắc có thể có để tìm ra cách ứng xử tối ưu Khi ứng xửtình huống không nên cố gắng tìm đáp số mà nên tìm tất cả những con đường cầntránh để phát hiện ra một con đường tốt nhất cho tình huống mà thôi
Dưới đây là một số hướng tiếp cận, chia sẻ và cách suy nghĩ để ứng xử thànhcông tình huống quản lý giáo dục, đó là:
1 Ứng xử theo nguyên tắc “3 lý” (Pháp lý - Đạo lý - Tâm lý)
Trong nhà trường, điều mà hết thảy giáo viên,nhân viên quý nhất ở ngườihiệu trưởng là tài lãnh đạo Người hiệu trưởng biết thu phục, giáo viên, nhân viênbằng chính năng lực chuyên môn và khả năng lãnh đạo, quản lý chứ không phải sự
áp đặt quyền uy để ra lệnh Đó là tài động viên, dẫn dắt mọi người để làm sao thuđược hiệu quả công việc cao nhất với sự va vấp ít nhất và sự hợp tác nhiều nhất
Không gì nguy hiểm hơn cho sự thống nhất và tính hiệu quả của một tập thểbằnh những lời chỉ trích có hệ thống của một thái độ bất mãn lâu dài Bởi vậy, để
có được một tập thể hoạt động có hiệu quả, phải có sự tương hợp giữa tư tưởng và
ý chí Mỗi người không cần cùng làm một hoạt động, nhưng những hoạt động củacon người này phải không làm cản trở hoạt động của con người khác
Trong nhà trường, Mỗi người ở vị trí của mình, phải tạo điều kiện cho sựcộng tác của đồng nghiệp cùng phát triển bằng sự quan tâm những hoạt động củanhau để hiệu chỉnh và đồng bộ hóa những hoạt động của mình Công việc chungcủa nhà trường luôn đòi hỏi sự tin tưởng chọn vẹn giữa người điều hành và nhữngngười thực thi nhiệm vụ cũng như giữa các giáo viên, nhân viên với nhau Sự thântình và vui vẻ bao giờ cũng tạo thành bầu không khí lý tưởng cho một đội ngũ lãnhđạo, cho nên mỗi người cần thấy rõ bổn phận phải xây dựng được bầu không khíđồng thuận ấy Thông hiểu, thân tình, chân thành là đức hạnh đầu tiên mà mỗingười phải thấm nhuần, nếu không muốn tập thể nhà trường mình tan rã Mộtngười muốn đạp lên người khác mà tiến, hoặc thích thú khi nhấn mạnh sự khiếmkhuyết của đồng nghiệp, tức là người đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp hủy hoại sựthống nhất của tập thể, sẽ khiến nó không thể thực hiện được nhiệm vụ Để thônghiểu lẫn nhau đòi hỏi mỗi người phải cố gắng làm cho người khác hiểu mình, vàmình cố gắng hiểu, chia sẻ tâm tư, tình cảm với người khác Một chân lý tuy khôngmới nhưng luôn luôn đúng ở mọi thời đại mà mỗi chúng ta luôn phải ghi nhớ sâu
sắc đó là: Đoàn kết tạo nên sức mạnh để thành công.
Trang 6Nếu coi việc ứng xử tình huống quản lý như việc tìm ra một chân lí cho cuộcsống, cho sự nghiệp thì chúng ta có thể khái quát một số căn cứ để ứng xử tìnhhuống theo sơ đồ sau:
• Tu dưỡng, lập luận theo đạo lý.
• Ứng xử theo tâm lý (Thẩm thấu cả vào pháp lý và đạo lý là tâm lý Tâm lý đồng thời là cầu nối hai nhân tố pháp lý và đạo lý để đạt đến chân lý).
Điều quan trọng đối với người quản lý nhà trường trong ứng xử tình huống làphải hiểu tâm tư, nguyện vọng, sở thích và hoàn cảnh của người giáo viên, nhânviên làm việc dưới quyền của mình và biết làm cho họ tôn trọng mình Hiểu rõnhau, đó là bí quyết của nghệ thuật quản lí Câu chuyện “ Không ai bằng mình”(trang 13) là một ví dụ Nhờ hiểu cô Kim A, một giáo viên giỏi nhưng chưa khiêmtốn đúng mức…; Nhờ khả năng biết thể hiện được vai trò dẫn dắt, định hướng để côKim A hiểu mình bằng việc góp ý chân tình và tạo cơ hội dể cô Kim A dự giờ dạytương tự của đồng nghiệp, mà phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trường Tiểuhọc XM đã giúp cô Kim A “ biết lắng nghe” và được mọi người yêu quý hơn
2 Ứng xử theo nhu cầu
Các nhu cầu của cá nhân là nguyên nhân dẫn đến các tình huống Với thờigian, với điều kiện sống mỗi ngày một biến động, các nhu cầu cá nhân trở nên càngnhiều, càng đa dạng Điều đó dẫn đến số lượng các tình huống ngày một tăng lênchứ không giảm đi Các hành động của cá nhân có nguồn gốc sâu xa từ các nhu cầucủa cá nhân và họ hành động nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó Chính vì vậy, ngườiquản lý cần nhận dạng và phân loại các cấp bậc nhu cầu của cá nhân để giải quyếtđúng người, đúng việc Theo Maslow – nhà tâm lý học người Mĩ, các cấp bậc nhucầu của con người được chia làm 7 cấp bậc trong 3 nhóm chính như sau:
Nhóm 1 – Các nhu cầu sinh học: Ăn, uống, nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt, tiết
kiệm sức lực, tự bảo vệ, duy trì giống nòi … (các nhu cầu cá nhân tồn tại và phát triển như một cá thể, một giống loài sinh học).
Nhóm 2 – Các nhu cầu xã hội: Nhu cầu thuộc về cộng đồng xã hội và giữ
một vị trí nhất định trong cộng đồng xã hội nào đó Đó là nhu cầu được để ý, chú ý
và quan tâm Cao hơn nữa là nhu cầu được kính trọng, được yêu mến,… (các nhu cầu để cá nhân tồn tại và phát triển trong xã hội).
Trang 7Hai nhóm nhu cầu sinh học (nhóm 1) và nhu cầu xã hội (nhóm 2) nêu trên,
tạo thành nhóm nhu cầu thiếu hụt, bao gồm bốn cấp độ nhu cầu thấp hơn cần được
thỏa mãn đầu tiên
Nhóm 3 – Các nhu cầu nhận thức / phát triển: Nhu cầu trả lời các câu hỏi nảy
sinh trong đầu của cá nhân (các nhu cầu biết, hiểu và giải thích thế giới xung
quanh cũng như chính bản thân mình), gồm có 3 cấp độ nhu cầu cao hơn.
Các nhu cầu cá nhân khác là tổ hợp của các nhu cầu nêu trên
Trong thực tế mâu thuẫn được giải quyết khi nhu cầu con người được thỏamãn Các nhu cầu có thể khác nhau về mức độ đòi hỏi thỏa mãn Các nhu cầu có
mức độ đòi hỏi thỏa mãn cao được gọi là nhu cầu cấp bách Chính nhu cầu cấp
bách này đòi hỏi người ta phải hành động Chẳng hạn, trong câu chuyện “Bây giờ làmấy giờ”, (trang 14) Mặc dù đưa con đến học muộn so với giờ quy định của trườngnhưng chị ta vẫn muốn cho con chị vào học đúng giờ mà không bị giữ lại ở ngoàicổng trường để ghi tên trước khi cho vào lớp học Cái muốn đó là nhu cầu cấp báchcủa chị, chị cần phải hành động Nhưng chị đã không xác định được hành vi đúng,cho nên chị đã có ứng xử chưa đúng đối với nhân viên bảo vệ và cô giáo trực nhàtrường trước mặt con chị
Có nhiều cách hành động khác nhau thậm chí ngược nhau lại có thể thỏamãn nhu cầu cho trước Ngược lại, một hành động duy nhất có thể cùng một lúc dẫnđến thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau
Nhu
cầu
phát Nhu cầu triển
tự khẳng định
Nhu cầu thẩm mĩ
Nhu cầu Nhu cầu hiểu biết
Xã hội Nhu cầu tự trọng Nhu
Nhu cầu về các mối quan hệ và cầu
Trang 8Qua sơ đồ chúng ta thấy tình huống xảy ra trong câu chuyện vừa kể thể hiện
nhu cầu tâm lý của người mẹ muốn an toàn cho con khi vào lớp (đến muộn nhưng không phải ghi tên là đi học muộn) song chị ta đã có ứng xử không phù hợp về các mối quan hệ và tình cảm và đã làm mất đi hành vi chuẩn mực của người mẹ trước
mặt con, cũng như chuẩn mực của người công dân trước những người thi hànhcông việc Nếu chị ta bình tĩnh cho ghi tên con, để con vào lớp rồi dừng lại hỏi han,trao đổi thì chị thấy ngay đó chỉ là việc nhà trường giáo dục, nhắc nhở học sinh đihọc đúng giờ chứ không ảnh hưởng gì đến việc thưởng phạt nặng nề đối với conchị Làm được điều đó thì không những tâm lý được giải tỏa, mà còn giữ được mốiquan hệ tình cảm
Về phía nhà trường, nếu mọi vấn đề liên quan đến việc giáo dục con cái đềuthông báo thường xuyên, đầy đủ đến các bậc cha mẹ học sinh để họ hiểu và cùngnhà trường nuôi dạy con cái cho tốt thì tình huống trên đã không xảy ra Làm nhưvậy, chính là nhà trường đã chỉ bằng một hành động phù hợp (có thông báo và giảithích trước hành động đóng cổng trường trước giờ học chính thức) mà thỏa mãn
được nhiều nhu cầu một lúc (nhu cầu tâm lý của mẹ học sinh, nhu cầu an toàn cho chị, nhu cầu quan hệ thân ái giữa người bảo vệ, cô giáo tổng phụ trách, mẹ em học sinh và em học sinh…).
3 Ứng xử theo phương châm: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”
Người quản lý cần phải lấy cái bất biến, cái nguyên tắc, cái pháp lý để ứngphó với các sự kiện, vụ việc cụ thể trong tình huống phức tạp, muôn hình vạn trạngnảy sinh trong qua trình quản lý, nhằm đạt đến mục tiêu xác định của tổ chức Do
đó, người quản lý phải thận trọng, xem xét, đắn đo, cân nhắc, vạch ra rất nhiềuphương án ứng xử khác nhau rồi chọn ra phương án tối ưu trong hoàn cảnh cụ thểcủa mình, của tổ chức Trong các nhà trường hiện nay, người quản lý thường phảilấy “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm” và lấy thực tiễn là tiêu chuẩn, là thước đochân lý, là tiêu chí mà ứng xử
Chặng hạn trong câu chuyện “Có thể làm như thế được không ?” (trang 16) mối quan hệ “kỉ cương, tình thương, trách nhiệm” đã được người phó hiệu trưởngvận dụng một cách hài hòa để làm cho người cha của em Th, học sinh lớp 3, hiểu kỉcương nhà trường thì không chỉ có học sinh và giáo viên mới phải tuân thủ mà cảcha mẹ các em cũng phải chấp hành (Nếu con anh không đủ điều kiện lên lớp thìphải học lại chứ không được) Từ đó, anh ta phải thấy rõ trách nhiệm của người chađối với con cái là phải yêu quý con, tạo điều kiện cho con học tập chứ không đượcđánh đập, chửi bới khi thấy con không được lên lớp…
Trang 9Trong mỗi tình huống, nếu người quản lý có khả năng phán đoán, có tầmnhìn xa, hiểu rộng, có kiến thức đầy đủ về những ngành hoạt động trong chuyênmôn của mình; biết tích hợp lục chi, có lòng nhân ái, biết tôn trọng nhân phẩmngười khác, biết đối xử công bằng, cương quyết và gương mẫu… thì sẽ luôn có tưduy sáng tạo, hành động hiệu quả và ứng xử thành công.
Ứng xử thành công những tình huống thường gặp trong quản lý trường học
sẽ góp phần vào việc phát triển tư duy khoa học cho các nhà quản lý giáo dục, nâng
tư duy ở trình độ thói quen, thông thường và kinh nghiệm thực tế lên trình độ tưduy lý luận, tư duy khoa học Đồng thời góp phần bồi dưỡng, rèn luyện các nhàquản lý trường học có khả năng ứng xử nhạy bén, linh hoạt, mềm dẻo tạo ra mộtphong cách quản lý cụ thể, sâu sát với cuộc sống nhà trường Luôn bám sát kịp thờiđiều chỉnh những trạng thái và xu hướng biến đổi trong tư tưởng, hành vi của mỗingười chịu sự quản lý của mình để đưa ra những quyết định quản lý phù hợp khi đãnắm bắt đầy đủ những luận chứng khoa học về nó
Để làm được như vậy người quản lý không chỉ là một người quản lý đơnthuần, tận tụy mà phải thường xuyên rèn luyện để vừa là một nhà giáo dục, một nhàtâm lý, vừa là một nhà sư phạm dày dặn kinh nghiệm, đặc biệt biết quan tâm chuđáo đến người dưới quyền Họ phải là những người biết lấy nhân mà dùng; lấy Lễ
mà dạy; lấy Đức mà trị; lấy Nghĩa mà cãi; khéo chuyển Mất thành Còn; Yếu thànhMạnh; Thiếu thành Đủ; Nguy thành An
CÁC TÌNH HUỐNG MINH HỌA CHO CHƯƠNG I
1 KHÔNG AI BẰNG MÌNH
Tôi mới từ trường khác được đề bạt về làm Phó hiệu trưởng trường Tiểu học
XM từ năm 2002 – 2003 Trường mới có cô giáo Nguyễn Thị Kim A là chủ nhiệmgiỏi, giáo viên dạy giỏi, hồ sơ, tư liệu giảng dạy của cô thường dẫn đầu trường.Chính vì vậy, cô tự cho “mình là nhất, trường không ai bằng mình”, cô sẵn sàng cãi
vã với bất kì ai có ý định góp ý cho cô việc này, việc nọ Tôi mới về trường nênnhững cá tính đó của cô A tôi không biết, ngay từ buổi dự giờ của cô đầu tiên củatôi với cô ở tiết toán lớp 3, trong hội giảng của trường, tôi bị phản ứng rất mạnh
mẽ Tiết giảng được cô chuẩn bị rất công phu: tranh vẽ, bảng phụ, phiếu học tập,máy chiếu overhead… Ngay sau khi tiết học vừa kết thúc, cô A tự hào bước ra khỏilớp và hỏi tôi: “Phó hiệu trưởng đã thấy A dạy như thế nào chưa ?” Tôi cười vàchúc mừng thành công của cô
Cuối buổi học là phần đóng góp ý kiến các tiết hội giảng Phần nhiều là ýkiến khen, ý kiến khen giờ dạy chuẩn bị công phu Một số giáo viên không có ýkiến gì Cuối cùng tôi kết luận, giờ dạy có nhiều ưu điểm, tác phong sư phạm tốt,giáo viên chuẩn bị công phu, tuy nhiên tôi cũng muốn đóng góp một số ý để bài sau
có hiệu quả hơn Chẳng hạn, trong tiết giảng cô A đã sử dụng quá nhiều đồ dùng,một số đồ dùng đã đưa lên không khai thác triệt để, dẫn tới chưa nêu bật được trọng
Trang 10tâm của bài, tôi đưa ra dẫn chứng cụ thể như sau… Tôi chưa kịp nói tiếp, cô A đãmất hết bình tĩnh, đứng phắc dậy phản đối kịch liệt… Khiến tôi phải tạm dừng cuộchọp Tôi hẹn cô A, buổi sau lên văn phòng gặpn tôi để cùng nhau thao luận tiếp.
Cô A chủ động lên như dã hẹn và nói luôn: “Cô mới về làm phó hiệu trưởngtrường này nên “tinh vi” Chắc là cô cũng nghe nhiều người nói xấu tôi nên cô có
“ác cảm” với tôi mà cố tình đưa ra nhận xét như thế… ; Nếu giám hiệu có giỏi hơnthì giám hiệu cứ cố mà dạy được như tôi nhe…!”
Tôi mời cô A uống nước và hỏi cô đã mất bao nhiêu thời gian để chuẩn bịcho tiết dạy Tôi hỏi han nhiều vấn đề liên qua đến phương pháp dạy học tích cực,rồi nhẹ nhàng nói cô A cứ bình tĩnh, đừng suy nghĩ nặng nề về kết quả bài giảng đólàm gì đâu sẽ vào đó cả thôi mà Cô A về vẫn còn băn khoăn lắm
Ngayb sau đó, tôi đã gặp khối trưởng khối 3, chon một bài tương tự như bài
cô A vừa giảng để xây dựng tiết chuyên đề Chúng tôi cho họp khối, xây dựng giáo
án chi tiết, chọn người thể hiên là cô giáo Kh trong khối Tiết dạy chuyên đề được
cả khối đến dự, trong đó có cô A Sau tiết dạy của Kh, tựcoo giáo A đến tìm tôi vànói: Đúng là tôi tham dùng dụng cụ quá, nhưng tôin không cố ý để biểu diễn đồdùng trong tiết học Tôi xin nhận tiết dạy của tôi xếp loại khá
Trường chúng tôi còn tổ chức nhiều tiết chuyên đề về phương pháp dạy họctích cực như thế cho cả hội đồng sư phạm rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau Côgiáo A không còn thái độ “kênh kiệu” như trước nữa Cô đóng góp ý kiến cho mọingười và cô cũng vui vẻ nhận lại những ý kiến của đồng nghiệp một cách bình đẳnghơn Từ việc cô giáo A “biết lăng nghe”, một số giáo viên có tính “dĩ hòa vi quý”hoặc “né tránh” cô A, nay đã gần gũi, cởi mở hơn trong những cuộc đánh giá, nhậnxét giơg dạy hoặc bình xét thi đua
2 BÂY GIỜ LÀ MẤY GIỜ ?
Sau một tuần nghỉ Tết Nguyên đán Trời lạnh, học sinh đi học muộn quánhiều Chúng tôi đã nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm, cùng đội Sao đỏ đôn đốc các
em trong giờ học để hỗ trợ thêm cùng sự nhắc nhở trên loa nhà trường Một tuầntrôi qua, số học sinh đi học muộn có giảm nhưng vẫn còn nhiều Trời vẫn còn rét.Nếu không có biện pháp tích cực, chắc kế hoạch học tập của trường sẽ bị ảnhhưởng Chúng tôi họp và quyết định: Từ buổi học sau, tổ Sao đỏ và anh bảo vệ phải
có trách nhiệm giữ học sinh đi học lại để ghi rõ họ, tên, lớp rồi mới cho vào lớp.Ngay từ buổi đầu tiên thực hiện, chúng tôi đã gặp tình huống bất ngờ
Trống tập trung học sinh xếp hàng vào lớp là 7 giờ 45 phút Đúng 8 giờ tiếthọc đầu tiên bắt đầu Dứt tiếng trống vào lớp, cổng trường đóng lại Học sinh đếnmuộn phải dừng lại lần lượt ghi tên, lớp rồi mới được vào lớp Sau khi học sinh thứ
8 đi muộn được vào lớp thì một chị đèo con, xông thẳng xe máy vào cổng trường.Anh bảo vệ yêu cầu chị xuống và dắt xe và cho con chị vào ghi tên, ghi lớp đã rồi
để cháu tự vào lớp Chị ta hầm hầm tắt máy xe, lôi con gái mình lên đòi ghi têntrước (vì còn 3 - 4 em đang đứng chờ) Cô giáo tổng phụ trách yêu cầu chị cho cháuxếp hàng Chị ta giơ thẳng tay, vạch áo chìa ra chiếc đồng hồ, dí xát mặt cô tổng
Trang 11phụ trách quát: “Bây giờ là mấy giờ?” Cô tổng phụ trách điềm tĩnh trả lời: “8 giờ 5phút” Chị ta rít lên, trời lạnh thế này, giờ học thay đổi nha trường phải thông báo
cụ thể chứ (chả là trước Tết các em được thông báo học sớm lên và cô chủ nhiệm
đã yêu cầu các em ghi vào vở)
Chị là phụ huynh học sinh nào? Lớp nào? – Cô tổng phụ trách vừa hỏi vừađịnh ghi tên học sinh
Lớp nào thì cô làm gì? – Chị ta lại hét tướng lên, giận gữ
Thấy thế, anh bảo vệ kéo chị ta ra khỏi cổng trường trước sự kinh hãi củacon chị Quay vào, anh dẫn cháu vào lớp học
Ngay sau đó, tôi trao đổi với cô giáo chủ nhiệm lớp 2B, đề nghị giấy mời chị
đó mai đến gặp Ban giám hiệu để trao đổi Hôm sau, anh chồng đến thay chị ta Khinghe cô giáo tổng phụ trách thuật lại chuyện, anh chồng đứng phắc dậy nói: “Tôi
đã sống với vợ tôi hơn chục năm nay, tôi biết, vợ tôi là người rất tế nhị, không baogiờ có chuyện ấy” Thấy vậy, tôi mời anh về và hẹn anh cùng chị hôm sau đến gặptôi
Khi cả hai vợ chồng đã ngồi trước mặt chúng tôi, tôi nhã nhặn hỏi chị sựthực chuyện hôm trước xảy ra như thế nào Chị tránh câu hỏi của tôi chỉ nói: “Emchỉ đưa cháu đến muộn có 5 phút mà nhà trường đã ghi tên em lo cho con nên…Thôi sự việc đã rồi Em xin nhận khuyết điểm”
Nhân dịp đó tôi giảng giải thêm cho anh, chị nghe về nề nếp kỷ cương củatrường; về yêu cầu tác phong, cách sống mẫu mực của cha mẹ để làm gương chocon cái, liệu hôm qua chị đã để cho con chị chứng kiến cảnh không hay của mẹtrước mặt bao nhiêu người, đó có là ấn tượng tốt về mẹ được không?; về nghĩa vụ
và quyền lợi của cha mẹ học sinh đối với việc xây dựng “Nề nếp, kỷ cương, tìnhthương, trách nhiệm” của nhà trường; về việc chung sức với nhà trường hình thànhnhân cách cho con cái anh chị…
- Chị mở sổ liên lạc của con chị xem cháu có ghi đổi giờ học chưa?
- Da, hôm qua tôi đã xem, cháu có ghi rồi nhưng…
Anh cũng vội đỡ lời chị: “Hai chúng tôi chỉ vì lo cho con quá, mong các thầy
cô thông cảm, vợ chồng tôi thành thật xin lỗi nhà trường”
3 CÓ THỂ LÀM NHƯ THẾ ĐƯỢC KHÔNG?
Trường tôi ở ven đô, dân trí thấp, hầu hết cha mẹ học sinh rất bận rộn trongkiếm kế sinh nhai, không quan tâm đến việc học tập con em mình Một hôm, đã hếtgiờ học buổi chiều, giáo viên và học sinh đã về hết, tôi còn đi một vòng qua các lớpkiểm tra lần cuối trước khi về Vừa đến cửa phòng phó hiệu trưởng, thì thấy anh H,
bố em Th, học sinh lớp 3D đứng chắn giữa cửa Anh nói: “ Tôi muốn gặp cô, chottooi thưa một chuyện” Linh tính cho tôi biết có chuyện không hay… Th học quáyếu, em phải học lại lớp 3, chắc anh H đòi gặp tôi vì chuyện này Giọng nói của H
có vẻ mềm mỏng, nhưng phả đầy hơi men, anh ta có tiếng là dân “đao búa” trongphường, không coi ai ra gì cả Ở đây chỉ có mình tôi với anh ta Tôi cố gắng trấn