2 GIỚI THIỆU Hướng tới xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm Rút ngắn khoảng cách về mức độ sẵn sàng đi học giữa trẻ vùng dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn với các trẻ k
Trang 11
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-& -
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG
ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON
TÀI LIỆU BỔ TRỢ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
MÔ ĐUN MN3 PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC, GIÁO DỤC
TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ TRẺ CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
(Dành cho giáo viên)
Trang 22
GIỚI THIỆU
Hướng tới xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm
Rút ngắn khoảng cách về mức độ sẵn sàng đi học giữa trẻ vùng dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn với các trẻ khác
Nội dung mô đun
Giới thiệu
Mỗi trẻ em là một cá thể riêng biệt và đều có cơ hội thành công
Các nhóm trẻ dễ bị thiếu hụt
Thực tế nhìn nhận và ứng xử với trẻ em DTTS và trẻ em HCKK
Hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số vàtrẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Kế hoạch hành động cá nhân
MỖI TRẺ EM LÀ MỘT CÁ THỂ RIÊNG BIỆT VÀ ĐỀU CÓ CƠ HỘI THÀNH CÔNG
TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG NHÂN CÁCH
TÔI LÀ
1 Vai trò của tôi tại nơi làm việc là
……… ……….…
2 Tôi sống ở
3 Món ăn yêu thích của tôi là
4 Việc mà tôi làm tốt là nhất là
5 Việc mà tôi cảm thấy khó là
6 Một điều mà tôi không thích người khác làm là
7 Nếu được thay đổi một điểm nào đó về mặt hình thức của mình, tôi muốn thay đổi bộ phận
8 Tôi mong muốn những người xung quanh đối xử với tôi
……… ………
Tôn trọng sự khác biệt cá nhân
Tôn trọng sự khác biệt là tôn trọng người khác, nghĩa là sẵn sàng để hiểu về cuộc sống của họ; chấp nhận những đặc điểm cá nhân, thực trạng cuộc sống và quyết định của người đó
Thực sự đánh giá và chấp nhận sự độc đáo của mỗi người và sự khác biệt của từng cá nhân
Thực sự tôn trọng năng lực và khả năng khác nhau của mỗi người và sự khác biệt về điều kiện sống và di sản của họ
Thừa nhận sự khác biệt
Không hy vọng tất cả mọi người là như nhau
Tạo mối quan hệ tíchcực với những người khác
Khoan dung với họ
Không phân biệt đối xử hoặc thiên vị
Trang 33
Cố gắng để hiểu về người khác và cuộc sống của họ
Sự đa dạng trong lớp học mầm non của anh/chị
_ _ _ _ _ _ Điều quan trọng là chúng ta cần tạo cơ hội cho mỗi trẻ có thể học tập, thành công và tạo ra sự phát triển
Lợi ích của một lớp học có tính đa dạng
Với trẻ
_ _ _ _ _ _
Với giáo viên
_ _ _ _ _
Những thách thức từ lớp học có tính đa dạng
Với trẻ
_ _ _ _ _
Với giáo viên
Trang 44
_ _ _ _ _ _ _ _
Tôn trọng sự khác biệttrong trường học
Hiểu được giá trị và chấp nhận tính đa dạng và sự khác biệt của từng cá nhân trẻ
Tôn trọng những đặc điểm thể chất, hứng thú, nhu cầu, năng lực và hoàn cảnh gia đình của từng trẻ Tin tưởng rằng tất cả trẻ đều có thể thành công
TRẺ EM BỊ THIẾU HỤT VÀ CÓ NGUY CƠ BỊ THIẾU HỤT
Như chúng ta đã biết, một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt, trong đó có những trẻ bị thiếu hụt và có nguy cơ bị thiếu hụt
Trẻ bị thiếu hụt và có nguy cơ bị thiếu hụt (EDI)
Trẻ bị thiếu hụt
Những trẻ được đánh giá là đang bị thiếu hụt trong việc sẵn sàng đi học nếu điểm số của trẻ ở ít
nhất một lĩnh vực phát triển chung nằm trong nhóm 10% điểm số thấp nhất của các điểm số đã được
quy định trong cả nước
Ví dụ: nếu như các điểm số trong lĩnh vực thể chất nằm trong khoảng từ 0 đến 30 thì những trẻ có
số điểm từ 0 đến 2 sẽ là những trẻ bị thiếu hụt Chúng sẽ nằm trong nhóm 10 phần trăm điểm số thấp nhất mà các trẻ tham gia nghiên cứu đạt được
Ở Việt nam, 24,19% trẻ được đánh giá là thiếu hụt trong ít nhất một lĩnh vực
Lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất của trẻ VN là nhận thức và ngôn ngữ
Trẻ có nguy cơ thiếu hụt
Những trẻ được đánh giá là có nguy cơ thiếu hụt nếu như điểm số của trẻ đó ở ít nhất một lĩnh vực phát triển chung nằm trong nhóm giữa 10 phần trăm điểm số thấp nhất và đáy của ¼ các điểm số đã đạt được
Ví dụ: Nếu như các điểm số đạt được trong lĩnh vực thể chất trong khoảng từ 0 đến 30 điểm thì
những trẻ có số điểm từ 3 đến 7 sẽ được coi là bị thiếu hụt Bởi vì số điểm của trẻ này nằm trong nhóm 10 đến 25 phần trăm điểm số thấp nhất
Ở Việt nam, có 50,68 % trẻ có nguy cơ bị thiếu hụt
Những trẻ có nguy cơ cao bị thiếu hụt (Theo Kết luận EDI)
Trang 55
_ _ _ _ _
Trẻ mầm non có hoàn cảnh khó khăn
Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn là "trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh
thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng” (Luật
Bảo vệ chăm sóc & giáo dục trẻ em, 2004)
Trong môđun này, trẻ mầm non có HCKK bao gồm:
Khuyết tật/ chậm phát triển về - thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, học tập
Có vấn đề về sức khỏe: như bị nhiễm chất độc hóa học, HIV, tim bẩm sinh, ung thư,…
Có hoàn cảnh gia đình éo le: con nhà nghèo; trình độ văn hóa thấp: mẹ chỉ học hết tiểu học hoặc thấp hơn; bố mẹ li hôn, đi tù, nghiện ma túy, nhiễm HIV; bố mẹ bị mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị khuyết tật; bố mẹ đơn thân,…
Mồ côi, không nơi nương tựa
Bị xâm hại hoặc bị bỏ rơi
Con nhà vạn chài, sống ở vùng sông nước
Sống ở vùng hẻo lánh, xa trường học
THỰC TẾ NHÌN NHẬN VÀ ỨNG XỬ VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU
SỐ VÀ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Trong cuộc sống hàng ngày, những trẻ có hoàn cảnh khó khăn đó cũng tiếp nhận rất nhiều những thái độ và cách ứng xử khác nhau từ thầy, cô, bạn bè và những người xung quanh (ở trường lớp và trong cộng đồng)
Trong một lớp học, có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt và cũng là bấy nhiêu khó khăn và thử thách Thách thức lớn nhất có thể cản trở trẻ học tập cùng nhau trong một môi trường đa dạng là nạn ức hiếp/bắt nạt, định kiến và kì thị
Giải quyết những khó khăn này trong lớp học hoà nhập là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người giáo viên
Ức hiếp/bắt nạt
Ức hiếp/bắt nạt: là một dạng hành vi hung hãn có chủ ý và làm tổn thương người khác
Nếu không có sự giúp đỡ, những trẻ bị ức hiếp, bắt nạt thường khó có thể tự bảo vệ mình
bị đe dọa
ức hiếp về thể chất như bị bạn hoặc GV đánh
ức hiếp về trí tuệ: ví dụ những ý kiến của trẻ không được quan tâm hoặc không được coi trọng
Trang 66
ức hiếp về tinh thần: do trẻ bị buộc phải đánh giá thấp bản thân mình, bị quấy rối, bị chế giễu ở trường
ức hiếp bằng lời như bị gọi bằng một biệt hiệu mang tính kì thị, bị xúc phạm, thường xuyên
bị trêu chọc
Kì thị/ định kiến/
Kỳ thị là khi ai đó nghĩ người khác xấu vì lý do nào đó mà điều đó là không có thật
Trong kỳ thị có sự phán xét hoặc quan điểm mà không có bằng chứng thật
Sự kì thị có liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như:
giới tính (những quan niệm cho rằng các em nữ thường không giỏi khoa học),
khả năng (quan niệm cho rằng trẻ em khuyết tật không thể chơi các môn thể thao),
nguồn gốc xuất thân (người nông thôn thì chậm chạp)
hoàn cảnh sống (có bố đi tù thì chắc là cũng không ngoan)
Tất cả điều này đều có thể làm tổn thương trẻ và cản trở sự phát triển của trẻ
Giáo viên chúng ta cần hiểu và phát hiện kịp thời những biểu hiện của nạn ức hiếp, kỳ thị để có
những tác động và can thiệp kịp thời
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Dựa trên sự hiểu biết của chúng ta về việc chăm sóc và giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên sẽ
có rất nhiều cách để hỗ trợ cho trẻ bị thiếu hụt và có nguy cơ bị thiếu hụt, tạo cho trẻ được chăm sóc
và giáo dục tốt nhất
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Giáo viên chúng ta có thể làm gì để mỗi cá nhân trẻ đều có cơ hội thành công?
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Trang 77
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Thu hút sự hỗ trợ của địa phương, cộng đồng
Nâng cao nhận thức cho phụ huynh về giá trị của giáo dục
Tạo ra môi trường giáo dục hấp dẫn (hoạt động, đồ dùng đồ chơi hấp dẫn) để thu hút trẻ đến lớp
Giáo dục phù hợp với từng cá nhân trẻ
Biện pháp thu hút sự hỗ trợ của địa phương và cộng đồng
_ _ _ _ _ _ _
Biện pháp tác động đến phụ huynh trẻ em vùng dân tộc thiểu số
_ _ _ _ _ _ _
Thu hút trẻ em vùng dân tộc thiểu số đến trường
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Trang 88
DẠY TIẾNG VIỆT NHƢ NGÔN NGỮ THỨ HAI CHO TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU
SỐ
Dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số là một trong các nội dung và biện pháp quan trọng để giảm bớt những thiếu hụt trong sự phát triển của trẻ, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ
em vùng dân tộc thiểu số
Dạy tiếng Việt nhƣ ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em
_ _ _ _ _
Dạy tiếng Việt nhƣ ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em
_ _ _ _ _ _
BIỆN PHÁP HỖ TRỢ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Biện pháp hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
_ _ _ _ _ _ _
Để hỗ trợ trẻ học tập, chúng ta cần
Hiểu cách nào trẻ học tốt nhất
Phải hiểu năng lực, sở thích và nhu cầu của từng trẻ
Tôn trọng sự đa dạng của từng trẻ và gia đình trẻ
Chấp nhận sự khác biệt
Hỗ trợ cho mỗi trẻ để học tập và thành công
Trang 99
Biết cách cá thể hóa việc dạy và học
“Con đường duy nhất để dạy một đứa trẻ là phải hiểu rõ về trẻ Chỉ bằng cách hiểu rõ trẻ thì ta mới
có được sự tác động thích hợp đối với chúng”
Chăm sóc, giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khan
Tìm hiểu trẻ:
_ _ _ _
Phân tích để tìm hiểu nguyên nhân
_ _ _ _
Lên kế hoạch chăm sóc, giáo dục phù hợp với từng trẻ
Đặt ra kết quả mong đợi
_ _ _ _ _
Thay đổi môi trường hoạt động cho phù hợp với trẻ
_ _ _ _ _
Thiết kế các hoạt động
_ _ _ _ _
Trang 1010
Biện pháp giáo dục phù hợp
_ _ _ _ _
TÁC ĐỘNG ĐẾN PHỤ HUYNH CỦA TRẺ CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Biện pháp tác động đến phụ huynh của trẻ có hoàn cảnh khó khăn
Cần phải gần gũi với cha mẹ của những trẻ có hoàn cảnh khó khăn để:
o Tìm hiểu xem trẻ đang có những khó khăn gì
o Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm cá nhân và những khó khăn của trẻ xem nó đang ảnh hưởng như thế nào đến trẻ
o Tìm hiểu xem trẻ đang nhận được sự trợ giúp nào rồi
o Tìm hiểu xem phụ huynh muốn chúng ta giúp gì cho trẻ và những gì chúng ta có thể làm để giúp trẻ
o Cha mẹ và những người khác đã trợ giúp cho trẻ ở gia đình thế nào
Tuyền truyền và thông tin kịp thời cho phụ huynh nắm được chính sách hỗ trợ của nhà nước với các đối tượng trẻ có hoàn cảnh khó khăn
Tư vấn và cung cấp cho phụ huynh các thông tin và ý tưởng làm thế nào để giúp con của họ (Ví dụ: với trẻ cha mẹ trẻ khuyết tật, giới thiệu đến các cơ sở giáo dục đặc biệt để được chẩn đoán chính xác các dạng tật và được hỗ trợ đặc biệt, phù hợp; với gia đình có điều kiện kinh
tế khó khăn, gợi ý cho họ về cách thay thế thực phẩm )
Tham khảo lời khuyên của phụ huynh về những vấn đề mà chị đang quan tâm
KẾT LUẬN
Như vậy để có thể hỗ trợ được trẻ có hoàn cảnh khó khăn có thể hòa nhập và giảm bớt nguy cơ bị thiếu hụt thì người giáo viên cần phải thực hiện rất nhiều các biện pháp tác động đến trẻ cũng như các cá nhân và tổ chức có liên quan đến trẻ
Để làm được điều đó, bản thân mỗi giáo viên cần phải trang bị cho minh những kiến thức và kỹ năng cần thiết về việc chăm sóc giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn để có thể hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ một cách hiệu quả