Các năng lực tình cảm và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và phát triển được cải thiện của trẻ.. Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-& -
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG
ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON
TÀI LIỆU BỔ TRỢ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
MÔ ĐUN MN1 - C GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI
(Dành cho giáo viên)
Trang 2GIỚI THIỆU
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ Các năng lực tình cảm và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và phát triển được cải thiện của trẻ Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng tham gia hiệu quả vào các công việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ với xã hội Khi trẻ có ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình, trẻ tự chủ và tự tin hơn thì trẻ sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết thông cảm và tôn trọng
Nếu trẻ không đạt được sự phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội tối thiểu vào khoảng 6 tuổi trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này
Kết quả khảo sát về sự sẵn sàng đi học của trẻ 5 tuổi (EDI) năm học 2011- 2012 cho thấy có hơn một nửa số trẻ bị thiếu hụt ít nhất một lĩnh vực phát triển hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt một lĩnh vực phát triển, trong đó, kỹ năng xúc cảm – xã hội của trẻ đạt thấp, tỉ lệ % trẻ bị thiếu hụt và nguy cơ bị thiếu hụt còn cao
Nội dung mô đun
Giới thiệu
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và tầm quan trọng đối với sự phát triển nhân cách
trẻ
o Phát triển tình cảm
o Phát triển kĩ năng xã hội
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ
o Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ
o Kết quả EDI
Cách thức hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội
o Cách thức hỗ trợ phát triển tình cảm
o Phát triển kĩ năng xã hội
o Tự nhận thức
o Phát triển kĩ năng xã hội
o Kết luận Kế hoạch hành động cá nhân
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI VÀ TẦM QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH TRẺ
Khái niệm tình cảm Tình cảm là gì?
Trang 3
Các cảm xúc cơ bản của con người
Cảm xúc xã hội
Những cảm xúc này liên quan tới
Sự đánh giá hành vi của chính chúng ta: tốt đẹp hay xấu xa; tích cực hay tiêu cực
Khả năng nhìn nhận, nói về, và nghĩ về bản thân trong mối quan hệ với người khác
Cách mà chúng ta nghĩ về hoặc đánh giá bản thân mình
Tình cảm xã hội là những tình cảm gì?
TỪ KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN MÌNH
Hãy viết ra một thời điểm trong quá trình đi học của chị mà chị:
Cảm thấy sợ hãi
Cảm thấy hạnh phúc
Cảm thấy bối rối
Mỗi lần như thế chị đã làm gì và điều gì đã khiến chị cảm thấy như vậy?
Trang 4Khái niệm kĩ năng xã hội Phát triển kĩ năng xã hội là gì?
Phát triển kĩ năng xã hội ở trẻ là phát triển những kĩ năng gì?
Chúng ta có thể tiến hành đánh giá như thế nào?
Khi trẻ hiểu được các quy tắc xã hội và các kỳ vọng cũng như có thể điều chỉnh và kiểm soát hành
vi của mình, trẻ có thể hành xử đúng đắn trong các tình huống khác nhau
Các kĩ năng xã hội giúp chúng ta được những người khác chấp nhận và là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta
Các kỹ năng xã hội nào giúp chị giao tiếp hiệu quả với những người khác?
Khả năng phát triển TC, KNXH có liên quan trực tiếp với sự phát triển của não bộ cũng như khả năng nhận thức để tư duy Điều này chỉ ra rằng
Các kĩ năng tình cảm và xã hội cần có thời gian để phát triển
Chúng ta cần nhận thức rằng trẻ em sẽ có các giai đoạn phát triển TCXH khác nhau
Giáo viên cần có các kì vọng thực tế
Giáo viên cần quan sát và hiểu về mỗi trẻ
Sự phát triển đầy đủ về tình cảm, kĩ năng xã hội hỗ trợ việc học của trẻ như thế nào
Những trẻ có cảm nhận tốt về bản thân mình (có lòng tự trọng và tự tin) về bản chất chúng thường tò mò, có động lực làm việc cũng như độc lập hơn Những trẻ này có xu hướng muốn thử những điều mới mẻ và rất kiên định khi gặp phải khó khăn
Khả năng kiểm soát tình cảm là khả năng có thể điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình, nó liên quan tới các kỹ năng ghi nhớ, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy hiệu quả
Khả năng học tập được cải thiện khi trẻ sẵn sàng hợp tác và coi trọng nhu cầu của người khác, cũng
như thể hiện nhu cầu và ý tưởng của mình
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI TRONG EDI
Lĩnh vực tình cảm
Khả năng biểu hiện và kiểm soát cảm xúc, phản ứng lại với tình cảm của người khác, suy nghĩ trước khi hành động
Trang 5Lĩnh vực xã hội
Khả năng hợp tác, chơi, làm việc với người khác, tôn trọng họ, kiểm soát hành vi cá nhân, làm theo quy tắc, hiểu mức độ chấp nhận được của hành vi
CÁCH THỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM
Đâu là những cách thức hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội tốt nhất?
Sơ đồ sau tổng kết những kỹ năng tình cảm chính mà trẻ cần phát triển đã được nêu ra trong EDI và chương trình GDMN
Có những cách nào giáo viên có thể giúp trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc?
Phát triển tình cảm
Nhận biết
và thể hiện cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc của bản thân
Hiểu và đáp lại cảm xúc của người khác
Trang 6Là một số gợi ý cho việc phản ứng với cảm xúc của trẻ theo các cách có thể giúp trẻ hiểu và kiểm soát cảm xúc của mình
Sử dụng tranh lô tô để dạy trẻ về cảm xúc và tình cảm
Kể chuyện và dùng rối
Kể chuyện và dùng rối cũng là một cách hiệu quả để giáo dục tình cảm cho trẻ Qua các câu chuyện chúng ta giúp trẻ thấu hiểu cảm xúc của nhân vật và học cách thể hiện, đáp lại cảm xúc phù hợp với nhân vật
Chuẩn bị một vài con búp bê, con rối hoặc đồ chơi mềm để đóng vai các nhân vật
Tự tạo một câu chuyện đơn giản, ví dụ về cảm xúc buồn:
Tìm một đồ chơi mềm nhỏ hoặc một con gấu bông, sau đó dùng bút dạ đỏ chấm lên một dải băng để trông như bị chảy máu rồi băng vào tay của đồ chơi đó Đặt nó vào một cái hộp hoặc rổ, đắp chăn cho nó (có thể dùng khăn mặt hoặc mảnh vải nào đó) Mang vào phòng một cách cẩn thận, giải thích làm sao mà bạn tìm thấy chú chó nhỏ hay chú gấu nhỏ này trên đường và nó đã bị ngã Trẻ sẽ hiểu tình huống này, vì hầu hết trẻ đều biết bị ngã thì cảm thấy thế nào
Thảo luận nhân vật này sẽ cảm thấy gì và cần phải làm thế nào để giúp nó cảm thấy dễ chịu hơn
Hoặc
Khuyến khích trẻ vẽ chân dung mình với các cảm xúc khác nhau và giáo viên có thể viết
Trang 7Cùng chia sẻ với trẻ về những cách thể hiện, đáp lại tình cảm của trẻ với người khác và của người khác với trẻ (Trong ngày sinh nhật bạn, vui vẻ nói lời chúc mừng, tặng quà cho bạn Khi bạn buồn/ bị đau nói lời an ủi bạn, ôm bạn )
Cách hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm trong các góc hoạt động
Những trẻ nhanh chóng hiểu được tình cảm của mình và của người khác, điều chỉnh cảm xúc của mình và kiểm soát cách thể hiện những cảm xúc ấy, thường rất giỏi giao tiếp với mọi người, được yêu quý và được đánh giá là có năng lực xã hội
Phát triển tình cảm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác với những người khác và góp phần vào việc chúng ta hiểu bản thân
PHÁT TRIỂN CÁC KĨ NĂNG XÃ HỘI
Ý thức mạnh mẽ về bản thân, cảm giác được coi trọng và tôn trọng là điều vô cùng quan trọng cho sự phát triển và học tập của trẻ
Điều này xảy ra khi trẻ có các trải nghiệm tích cực và nhận được những khuyến khích, động viên về mặt tình cảm
Những trẻ phát triển tốt về tự nhận thức bản thân và tự trọng đều cảm thấy tự tin
Những trẻ này sẽ sẵn sàng sử dụng trí tưởng tượng, tự làm các việc cho mình, khám phá và
cả thử những thứ mới
Những trẻ này dường như luôn vui vẻ, hợp tác với những trẻ khác và có thể học từ những trải nghiệm tiêu cực
Trẻ có thái độ tích cực với bản thân mình: thường tự tin thực hiện các hoạt động hằng ngày
hơn
TỰ NHẬN THỨC Chị hãy trả lời những câu hỏi sau:
• Một số đặc điểm nhận dạng của tôi là
• Tài sản mà tôi quý nhất là
• Tôi thích _
• Tôi không thích
• Tôi giỏi về
• Tôi không giỏi về
• Điều mà tôi thích nhất về bản thân mình là _
Trang 8Những điều quan trọng cần cho trẻ hiểu về chính bản thân mình là gì?
Phát triển kĩ năng xã hội
Mỗi nhóm hãy đưa ra ví dụ về các cách khác nhau mà trẻ thể hiện các kỹ năng liên quan tới mỗi vấn đề (trừ tự nhận thức) về phát triển kĩ năng xã hội trong biểu đồ trên
Ở trường, yêu cầu trẻ phát triển mối quan hệ tích cực với người lớn và các trẻ khác Điều này đòi hỏi trẻ tư duy và giải quyết vấn đề rất nhiều, ví dụ, làm sao để chơi cùng trẻ khác, làm sao để gia nhập nhóm, làm gì nếu có bất đồng/ xung đột, làm thế nào để kết bạn và giữ gìn tình bạn
Relationships and
communication
with others
Awareness of
social roles
and rules and
expectations
Curiosity and world
Respect for the environment
Self-control and responsibility
Self awareness
Social Development
Trang 9Cách hỗ trợ trẻ phát triển mối quan hệ tích cực với bạn bè và những người gần gũi
Giáo viên có thể hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội trong mọi thời điểm, mọi hoạt động diễn ra ở trường mầm non: trong hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời, tham gia lễ hội, tham quan, lao động vừa sức, giờ học
Hãy nêu những điều quan trọng giáo viên nên làm mà các bạn ghi nhận được trong buổi học ngày hôm nay để hỗ trợ sự phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Trang 10
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CÁ NHÂN
Sử dụng mẫu có sẵn trong tài liệu bổ trợ của chị để chỉ ra chị sẽ hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ như thế nào và có thể thay đổi được vấn đề tồn tại nào trong thực tiễn:
Xác định chị có thể làm tốt điều gì để hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội?
Xác định một vài việc chị muốn thay đổi hay giới thiệu theo cách mà bạn tương tác với trẻ và đặt chúng lên hàng ưu tiên cần làm trước
Chọn một việc trong danh sách ưu tiên mà bạn cần bắt đầu để giải quyết tuần sau
Xác định những chiến lược có thể áp dụng
Xác định kết quả mong đợi