Kết quả EDI năm 2011-2012 trên trẻ 5 tuổi cho thấy rằng một nửa số trẻ được khảo sát bị thiết hụt ở ít nhất một lĩnh vực phát triển hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt, trong số đó tỉ lệ bị t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-& -
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG
ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON
MÔ ĐUN MN1-B
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN
TÀI LIỆU BỔ TRỢ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2GIỚI THIỆU
Phát triển các kĩ năng nhận thức là vô cùng quan trọng với việc học của trẻ
Kĩ năng tư duy như so sánh và phân loại, quan sát, tập trung, ghi nhớ và sáng tạo rất quan trọng với trẻ Những kĩ năng này cho phép trẻ nhận biết và giải quyết vấn đề
Phát triển nhận thức được mở rộng thông qua việc học toán và khám phá khoa học, xã hội
Kết quả EDI năm 2011-2012 trên trẻ 5 tuổi cho thấy rằng một nửa số trẻ được khảo sát bị thiết hụt ở ít nhất một lĩnh vực phát triển hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt, trong số đó tỉ lệ bị thiếu hụt cao nhất là giao tiếp và hiểu biết chung, tỉ lệ cao thứ ba là ngôn ngữ và phát triển nhận thức
Nội dung mô đun
Giới thiệu
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong phát triển nhận thức
Phương pháp giúp trẻ PTNT qua làm quen với toán
Phương pháp giúp trẻ PTNT thông qua khám phá khoa học
Phương pháp giúp trẻ PTNT thông qua khám phá xã hội
Kết luận Kế hoạch hành động cá nhân
GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TRONG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Mục tiêu phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục mầmnon
Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh
Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định
Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau
Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói ) với ngôn ngữ nói là chủ yếu
Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán
Có 3 nội dung chính về lĩnh vực phát triển nhận thức trong Chương trình giáo dục mầm non đó là: làm quen với toán, khám phá khoa học và khám phá xã hội
Chúng ta sẽ tìm hiểu thực trạng về phát triển nhận thức của trẻ qua các kết quả điều tra khảo sát EDI
Kết quả nghiên cứu EDI cho thấy:
Giao tiếp và kiến thức chung là lĩnh vực có số lượng trẻ bị thiếu hụt chiếm tỷ lệ cao nhất
Lĩnh vực ngôn ngữ và nhận thức có số lượng trẻ dễ bị thiếu hụt chiếm tỷ lệ cao xếp thứ ba
Có 20,5% trẻ dân tộc và 6,9 trẻ không là dân tộc có thiếu hụt trong lĩnh vực nhận thức và ngôn ngữ
Có 7,2% trẻ gái và 11,6% trẻ trai thiếu hụt trong lĩnh vực ngôn ngữ và nhận thức
Trong chương trình GDMN, ngôn ngữ là một lĩnh vực riêng và được nhắc đến trong một mô-đun khác
Kỹ năng cơ bản cần phát triển cho trẻ mầm non
_ _ _ _
Trang 3Để phát triển nhận thức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ đƣợc:
_ _ _ _ _ _ _ _ _
Để phát triển nhận thức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên nên:
_ _ _ _ _ _ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo
• Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu , đánh giá đúng và được tôn trong
• Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công
• Mỗi đứa trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thông qua vui chơi
Vai trò của giáo viên trong phát triển nhận thức cho trẻ
Giáo viên có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Trang 4Hỏi ý kiến và yêu cầu trẻ giải thích ý tưởng của mình
Ví dụ
Điều gì sẽ xảy ra nếu ?
Tại sao con nghĩ như vậy?
Con thấy gì xảy ra khi…?
Tại sao con nghĩ rằng điều đó đã xảy ra?
Làm thế nào con thực hiện được việc này?
Phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ
Phương pháp quan sát: trình bày vật mẫu, sử dụng hành động mẫu
Phương pháp dùng lời: hướng dẫn, câu hỏi, đàm thoại, kể chuyện, đọc thơ, hát
Phương pháp thực hành: luyện tập, trò chơi, thí nghiệm, mô hình hóa, bài tập, vẽ, nặn, xé, dán…
Các hoạt động giúp trẻ phát triển nhận thức
1 Yêu cầu lựa chọn hoạt động:
• Xác định và tổ chức các hoạt động để hỗ trợ các nội dung đã lựa chọn để phát triển nhận thức cho trẻ
• Lựa chọn hoạt động phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ và phù hợp với điều kiện ở địa phương
• Lựa chọn các hoạt động phù hợp với cá nhân và với nhóm trẻ
• Yêu cầu đa dạng các hoạt động, không để trẻ ngồi một chỗ quá lâu
• Tổ chức xen kẽ một số hoạt động sôi nổi và hoạt động yên tĩnh khác
• Chú ý đến hoạt động chơi – là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo
2 Các loại hoạt động:
• Hoạt động trong lớp và hoạt động ngoài trời
• Đóng vai
• Chơi với đồ dùng, đồ chơi
• Hoạt động trong các góc (góc đóng vai, góc đọc sách, góc lắp ghép, góc xây dựng, góc thiên nhiên, góc khoa học, góc tạo hình, góc âm nhạc, góc chơi cát, sỏi, nước, vườn cây trong trường.)
• Sinh hoạt hằng ngày (trước giờ ăn, làm vệ sinh, ăn, uống, dọn dẹp, sinh hoạt trong lớp)
Điều quan trọng là áp dụng các phương pháp giáo dục theo cách tiếp cận “Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm” để hỗ trợ trẻ đạt hiệu quả trong học tập và phát triển nhận thức
PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC QUA LÀM QUEN VỚI TOÁN
Trẻ có thể học và sử dụng toán qua các hoạt động và các sự kiện diễn ra hằng ngày xung quanh trẻ Điều quan trọng là giáo viên cần quan sát, lắng nghe, phát hiện những cơ hội giúp trẻ học toán
Phương pháp dạy trẻ làm quen với Toán
Phương pháp trực quan
trình bày vật mẫu, tranh ảnh, biểu bảng, mô hình, sử dụng hành động mẫu
Với trẻ lớn:
Trẻ đếm số lượng các nhóm hình được xếp theo các cách khác nhau
Nhặt hình chữ nhật giơ lên/ chỉ quả to, quả nhỏ
Tay phải cầm hình vuông, tay trái cầm hình tròn
Lấy 1 bông hoa to và nhiều bông hoa nhỏ
Trang 5Phương pháp dùng lời
hướng dẫn, giảng giải, đặt câu hỏi
Động viên, khuyến khích; Đàm thoại- chia sẻ học tập; Sử dụng các thuật ngữ toán học; Đặt câu hỏi mở; Nhắc nhở; Giải thích; Đọc thơ; Bài hát
Ví dụ
o Câu hỏi tri giác, tái tạo:“Cô gắn hình gì trên bảng?; “Cô có cái gì ở trên bàn?”
o Câu hỏi tái tạo có nhận thức: “Số hoa là mấy nếu thêm 1 bông nữa?”
o Câu hỏi sáng tạo có nhận thức: “Làm thế nào để biết được đó là hình vuông hay hình chữ
nhật?”; “Làm thế nào để số lượng 2 nhóm bằng nhau? Làm thế nào để nhóm này có số lượng nhiều hơn nhóm kia?”
“Chiều dài 2 băng giấy xanh và đỏ như thế nào nếu so với nhau? Băng giấy nào dài hơn băng giấy nào?”
Chú ý: Câu hỏi phải phù hợp với ngôn ngữ của trẻ và đặc biệt, tập cho trẻ biết cách đặt câu hỏi, đặt vấn đề
Phương pháp thực hành
các dạng bài tập, trò chơi, vẽ, nặn, xé, dán, sơ đồ hóa
Ví dụ
Giải quyết tình huống có vấn đề:
o Tại sao 7 vật xếp dài thành hàng ngang lại có số lượng ít hơn 8 vật xếp gần nhau trong một vòng tròn Làm thế nào để biết bên nào nhiều hơn, bên nào ít hơn ?
o Tìm nhà
o Chú vịt vỗ cánh 3 lần, dậm chân phải 3 lần, dậm chân trái 2 lần
Các hoạt động và ý tưởng dạy Toán cho trẻ
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Trang 6KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CÁ NHÂN
Thực tế giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường anh/chị làm việc/ làm với
_ _ _ _
Một điều gì đó có thể đạt mà anh/chịcó thể làm để cải thiện môi trường học tập và anh/chị có thể làm trong
Môi trường học tập trong nhà
_ _ _ _ Môi trường học tập ngoài trời
_ _ _ _
Một điều gì đó có thể đạt được mà bạn có thể làm để giúp giáo viên thực hiện phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
_ _ _ _
Làm thế nào bạn có thể làm điều này
_ _ _ _
Trang 7PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC QUA KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Dạy trẻ khám phá khoa học có liên quan đến việc sử dụng các phương pháp và kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên và nhân tạo
Trẻ có thể học khoa học tốt nhất khi có cơ hội khám phá và trải nghiệm
Trẻ nên được khuyến khích
o quan sự vật,
o được hỏi
o nêu ý kiến của mình về những gì trẻ thấy trong môi trường sống
Những điều trẻ học và biết được qua khám phá khoa học là gì?
_ _ _ _ _ _
Các khía cạnh khám phá khoa học trong chương trình giáo dục mầm non
Các bộ phận của cơ thể con người
giác quan và các bộ phận cơ thể
Đồ vật
đồ dùng
đồ chơi
phương tiện giao thông
Hệ động thực vật
tăng trưởng và chu kỳ sống thực vật và động vật
Hiện tượng thiên nhiên
khí hậu và mùa
ngày, đêm, mặt trời và mặt trăng
nước
ánh sáng
không khí
đất, cát, khoáng sản…
Đây là những lĩnh vực đa dạng của Khoa học.Khi trẻ chơi, có nhiều cơ hội để giúp trẻ hiểu các
khía cạnh của các chủ đề này
Chúng ta cần phải nhận ra cơ hội cho việc học Khoa học và hỗ trợ trẻ bằng cách sử dụng các thuật ngữ khoa học.Chúng ta có thể làm điều này tốt nhất khi chúng ta có hiểu biết về các kiến thức cơ bản hoặc các khái niệm quan trọng liên quan đến các chủ đề khác nhau
Ví dụ dưới đây là một số chủ đề cơ bản về con người, động vật, thực vật và các hiện tượng mà anh/chị có thể khám phá cùng trẻ
Trang 8Con người
Con người có sự sống
Con người cần thực phẩm và nước uống
Con người sẽ thay đổi khi trưởng thành
Con người có thể di chuyển bằng các phương tiện khác nhau (đi bộ, xe đạp, ôtô, tàu, máy bay…)
Con người ăn các loại thức ăn khác nhau
Con người có các nơi cư trú khác nhau (nhà, trên thuyền )
Cơ thể của con người có các bộ phận với các chức năng khác nhau
Động vật và thực vật
Hầu hết thực vật phát triển từ hạt
Thực vật và động vật đều cần nước
Thực vật và động vật sẽ thay đổi khi chúng trưởng thành
Động vật di chuyển theo những cách khác nhau (đi, bay, nhảy)
Cơ thể của động vật có các bộ phận với các chức năng khác nhau
Một số động vật có thể đẻ trứng
Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau
Một số động vật có xương sống
Động vật có các nơi cư trú khác nhau
Hiện tượng
Âm thanh:
Một số âm thanh phát ra tiếng to và một số âm thanh yên tĩnh
Âm thanh phát ra khi mọi thứ di chuyển
Không khí:
Không khí có trong không trung
Không khí có thể nóng dần lên
Nước:
Nước có thể được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau
Nước có thể được mang đi theo những cách khác nhau
Ánh sáng:
Ánh sáng có thể đi qua một số vật liệu
Ánh sáng có thể phản chiếu trên những vật có bề mặt sáng bóng
Ban đêm không có nhiều ánh sáng
Mưa:
Mưa từ các đám mây
Hạt mưa có nhiều hình dạng khác nhau
Vai trò quan trọng của hoạt động học trong việc khám phá khoa học và phát triển nhận thức cho trẻ
Trẻ sử dụng kiến thức và một loạt các kỹ năng khi tham gia khám phá khoa học
Trẻ giống như những nhà khoa học khi:
quan sát
đặt câu hỏi
dự đoán
thử nghiệm và khám phá,
giải quyết vấn đề
vẽ, ghi lại những gì trẻ phát hiện ra
Trang 9Vai trò của giáo viên trong phát triển nhận thức cho trẻ qua khám phá khoa học
Quy trình Vai trò của người lớn
Quan sát Cung cấp – công cụ, vật liệu, không gian, đối tượng
Dự đoán Gợi ý – „Chúng ta tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu… ‟
Thí nghiệm Mở rộng– „Cái gì đang xảy ra?‟
„Con đang tìm cái gì? Làm thế nào con biết được điều này?‟
„Chúng khác nhau ở điểm gì? Tại sao?‟
„Con có thể làm theo cách khác không? Còn cách nào khác nữa không?
Hỏi - „Con tìm thấy cái gì?
Giải thích
Phân loại
Hỏi - ‘Làm thế nào con biết về nó?‟ „Chúng khác nhau ở điểm gì? Tại sao?‟
Hỏi – „Chúng giống nhau ở điểm gì?‟
Mô tả - „Những con vật này đều giống nhau Cả hai đều có mũi dài.‟
„Những con vật này là côn trùng - chúng có sáu chân.‟
Báo cáo Cung cấp - giấy, dụng cụ để viết, máy ảnh – để viết, vẽ, lập đồ thị
Một số câu hỏi gợi ý cho trẻ khám phá khoa học
Câu hỏi là một điểm khởi đầu hữu ích cho những khám phá khoa học
Đây là một vài ví dụ về câu hỏi mà chúng ta có thể sử dụng
Con giun đi về phía trước như thế nào?
Chúng ta có thể lấy được nhân ở bên trong hạt có vỏ cứng bằng cách nào?
Làm thế nào tạo ra bột từ gạo và một cái máy xay?
Làm thế nào để bơm làm căng săm xe đạp?
Vì sao một viên đá tan chảy nhanh/chậm?
Cái bóng là gì?
Làm thế nào để di chuyển cái xô bằng ròng rọc?
Làm thế nào tạo ra cát từ đá?
Mặt trăng xuất hiện khi nào và nó thay đổi hình dạng như thế nào?
Các hoạt động và ý tưởng dạy trẻ khám phá khoa học
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Trang 10Vật liệu phục vụ cho việckhám phá khoa học
Kính hiển vi Thời gian (đồng hồ, lịch) Kínhlúp cầm tay
Ống nhựa Dụng cụ đo lường (cân, đong)
Những điều giáo viên cần chú ýkhi dạy trẻ khám phá khoa học
Lựa chọn nội dung đơn giản, cụ thể và gần gũi với trẻ
Sử dụng học liệu tự nhiên và nhân tạo
Tạo cho trẻ môi trường hoạt động hấp dẫn
Cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng bằng cách sử dụng tất cả các giác quan
Cho trẻ quan sát, phân loại, phỏng đoán sự vật và hiện tượng
Dành thời gian cho trẻ tự khám phá và chia sẻ ý kiến của mình
Cho phép trẻ được thực hiện những công việc phục vụ bản thân
Yêu cầu trẻ chia sẻ lẫn nhau, học cách dàn xếp mâu thuẫn, thỏa hiệp
Giám sát trẻ hoạt động, tương tác với trẻ, sử dụng câu hỏi gợi mở…
Khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì chúng nhìn thấy, đang làm, phát triển những suy nghĩ, ý tưởng và quan tâm đến môi trường xung quanh