1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Mô đun MN1-C Cách sử dụng các câu chuyện và tình huống trong giáo dục cảm xúc cho trẻ

15 754 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 373,29 KB

Nội dung

1 MÔ ĐUN MN1 - C GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI (Dành cho giáo viên) Tài liệu phát tay CÁCH SỬ DỤNG CÁC CÂU CHUYỆN VÀ TÌNH HUỐNG TRONG GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ Một trong những cách tốt nhất để giúp trẻ khám phá cảm xúc là thông qua các câu chuyện. Sử dụng những con búp bê, con rối hoặc đồ chơi mềm làm các nhân vật cho câu chuyện. Các nhân vật làm bằng đồ chơi mềm sẽ giúp trẻ tham gia ở một mức độ tình cảm nhất định và khi trẻ đồng cảm được cảm xúc của mình với các cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện sẽ giúp trẻ học được sâu sắc và dễ dàng hơn. Bạn có thể thử những cách sau để nói về cảm giác buồn với trẻ: Tìm một món đồ chơi nhỏ, mềm hoặc gấu bông và dùng một cây bút màu đỏ tô lên trên một miếng vải (trông giống như máu) và băng cánh tay hoặc chân của đồ chơi đó lại. Đặt nó trong một cái hộp hoặc giỏ và dùng một tấm khăn che lại (sử dụng khăn lau mặt hoặc miếng vải nhỏ khác). Mang nó vào phòng để cẩn thận, giải thích cho trẻ rằng bạn đã nhìn thấy con chó hoặc con gấu bông ở ngoài đường và chúng vừa bị ngã. Trẻ sẽ hiểu tình huống này, vì hầu hết trẻ đã từng trải qua nên bản thân chúng sẽ hiểu cảm giác như thế nào. Sau đó bạn có thể thảo luận về cách nhân vật của bạn có thể cảm thấy thế nào và gợi ý cho trẻ làm thế nào để giúp chúng cảm thấy tốt hơn. Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình khi cảm thấy buồn. Trẻ có thể vẽ hình ảnh của mình và giáo viên có thể viết những câu bắt đầu bằng “Con cảm thấy không vui khi ” Xây dựng các kịch bản tiếp theo với đồ chơi cho trẻ, ví dụ mang đến cho trẻ một món đồ chơi hoặc một quả bóng mà chúng rất thích. Trong một dịp khác có thể làm trẻ không vui vì quả bóng bị vỡ hoặc mất món đồ chơi đó. Một lần nữa, bạn sẽ tạo ra một cơ hội tốt để nói về cảm giác không vui cho trẻ. Bạn cũng sẽ được xây dựng kỹ năng thông cảm cho trẻ và điều này là vô cùng quan trọng, vì nếu không có sự thông cảm, con người sẽ không thể hiểu được lí luận về đạo đức. Khi trẻ không hài lòng chúng thường tranh chấp với bạn chúng, vì vậy nếu bạn có những con rối lớn bạn hãy tạo ra một câu chuyện có liên quan đến sự tương tác của hai nhân vật (Bạn cũng có thể sử dụng những con búp bê hay gấu bông). Hãy tạo một kịch bản mà một nhân vật không chia sẻ đồ chơi với bạn khác hoặc đi ra chơi với người khác, hoặc tự nhường đồ chơi cho bạn mình. Bạn không cần phải là một người kể chuyện hay và câu chuyện của bạn cũng không cần phải phức tạp. Bạn chỉ cần đưa ra được các lý do mà nhân vật cảm thấy không vui, đồng thời hãy để cho trẻ đưa ra một số cách để giải quyết tình huống. 2 Tìm tranh ảnh trên tạp chí của những người không vui và khuyến khích, gợi ý để trẻ nói về những điều mà trẻ nghĩ là làm cho người ta không vui. Khi thích hợp, hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn với trẻ. Khi trẻ dành nhiều thời gian với người lớn học về mặt tình cảm chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn từ người lớn vì người lớn sẽ là tấm gương cho chúng noi theo. Hãy sử dụng nhiều nhất có thể những câu chuyện đã được xuất bản (các câu chuyện từ trong sách vở). Khi thảo luận về những câu chuyện này với trẻ, bạn nên hỏi những câu hỏi như: o "Con hãy nghĩ ra một số từ có thể miêu tả cảm giác ấy như thế nào không…?" o "Con hãy nghĩ xem có lúc nào con cảm thấy không vui khi bị mất một cái gì đó không?" (Những câu hỏi này có thể áp dụng cho hầu hết các câu chuyện khi bạn muốn cho trẻ học về cảm xúc.) Nói về ngôn ngữ cơ thể và cần phải thể hiện thế nào khi chúng ta không hài lòng. Cho trẻ chơi một số trò chơi âm nhạc khác nhau và thảo luận xem chúng cảm nhận như thế nào. Khi chúng nhận diện được một số thể loại nhạc làm cho chúng cảm thấy không vui hay buồn, hãy đi quanh lớp học và thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể về cảm giác buồn. Sau đó, cho trẻ nghe một số bản nhạc làm chúng cảm thấy vui, hạnh phúc và cho trẻ di chuyển quanh lớp học về cảm nhận của chúng. Ví dụ minh họa CẢM GIÁC VUI VẺ Nếu để trẻ lớn lên có thể hiểu và kiểm soát các tình cảm của mình thì việc này phải bắt đầu ngay từ những năm tháng đầu đời. Đó là một phần cơ bản để trẻ có thể biết nhạy cảm trước những tình cảm của người khác và là yếu tố chính của tất cả các kỹ năng tình cảm khác. Tuy nhiên, những nhận thức này không chỉ đơn giản phát triển một cách bột phát. Muốn trẻ có thể biết và nói lên được về tình cảm, chúng ta cần phải mang lại cho trẻ những trải nghiệm phù hợp. Trẻ sẽ được hỗ trợ để nhận ra, gọi tên và thừa nhận những tình cảm của mình, và có rất nhiều cách để làm được điều này. Dạy trẻ từ vựng Để nói về các tình cảm, chúng ta cần những từ vựng cần thiết và bời vì tình cảm là rất trừu tượng nên một trong những thời điểm thích hợp nhất để phát triển vốn từ cho trẻ là ngay khi trẻ được thực sự trải nghiệm những tình cảm đó. Nếu chúng ta có thể gọi tên các tình cảm ngay khi diễn ra, chúng ta sẽ tạo ra được cầu nối giữa từ và tình cảm, giúp khái niệm trừu tượng trở nên dễ hiểu hơn. Vì thế khi ta nhìn thấy trẻ nở nụ cười tươi, hãy chớp lấy khoảnh khắc đó và nhận xét về điều này ví dụ như “Hôm nay trông con thật vui vẻ”. Khi trẻ tranh cãi với bạn, ta có thể nói “Các con trông đều cáu kỉnh”. Khi tất cả mọi người đều nhất quán làm như vậy, trẻ sẽ sớm tự phát triển được những từ vựng về tình cảm và sẽ có thể nói với ta nếu chúng ta gọi sai tình cảm của trẻ. Sau đó chúng ta có thể nâng cao hiểu biết của trẻ thông qua các hoạt động. 3 Ảnh gia đình Vui vẻ là môt trong những tình cảm dễ nhất để khai thác và trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng với mỗi người, vui vẻ có thể mang những ý nghĩa khác nhau. Trẻ cũng có thể nhận ra có những điều có thể làm chúng ta vui vẻ. Hoạt động này cũng rất có ích trong việc khám phá những điểm tương đồng và khác biệt. Yêu cầu trẻ mang đến lớp một bức ảnh có hình ảnh trẻ đang làm một việc làm trẻ thấy vui vẻ. Khi các trẻ cho nhau xem những bức ảnh của mình và nói về các bức ảnh này, chúng ta hãy cùng làm một cuộc trưng bày có chủ đề “vui vẻ”. Hãy nói với trẻ cách đặt tên cho các bức ảnh của mình và khuyến khích trẻ nhìn thấy sự tương đồng và khác biệt. Cắt dán những hình ảnh “vui vẻ” Đưa cho trẻ nhiều tờ báo và tạp chí, yêu cầu trẻ tìm các bức ảnh có những người trông vui vẻ. Cùng nói chuyện với trẻ xem vì sao trẻ nghĩ là trông những người này vui vẻ. Sau đó cho trẻ cắt những bức ảnh này ra và dán vào một bộ sưu tập các bức ảnh vui vẻ. Cùng đi dạo Cùng trẻ đi dạo và để trẻ tự nhận xem có nhìn thấy ai trông vui vẻ hay không. Khuyến khích trẻ nói vì sao trẻ cho là những người này trông vui vẻ và cùng đếm xem trẻ trông thấy bao nhiêu người vui vẻ. Làm cuốn nhật kí vui vẻ Khi trẻ đang chơi, hãy chụp cho trẻ các bức ảnh trông trẻ vui vẻ. In các tấm ảnh này ra và cho trẻ xem. Khuyến khích trẻ nói xem lúc chụp ảnh trẻ đang làm gì và cùng sưu tập các bức ảnh này để làm thành một cuốn nhật ký. Hãy cho trẻ tự quyết định xem trẻ muốn các bức ảnh này được chú thích gì. Hãy chụp ảnh cả những người lớn trong gia đình và bổ sung vào cuốn nhật ký này. Tiến hành lựa chọn Yêu cầu trẻ kể tên một việc trẻ muốn làm ngay lúc này để trẻ có thể thấy vui vẻ. Với những trẻ ít tuổi hơn, hãy đưa ra một vài lựa chọn và để trẻ quyết định chọn điều làm trẻ vui vẻ nhất. Dùng các tranh lô tô để giúp trẻ quyết định. Khi tất cả các trẻ đã lựa chọn, hãy cùng so sánh. Với các trẻ lớn có thể cùng vẽ ra một sơ đồ mô tả kết quả khảo sát. Hát bài hát vui vẻ Khuyến khích trẻ nghĩ đến một bài hát hay một đoạn nhạc làm trẻ thấy vui vẻ. Khi đã thu thập được một danh sách các bài hát từ các trẻ, hãy cùng tổ chức một buổi hòa nhạc “vui vẻ”. Nếu trẻ thấy khó, hãy đưa ra một vài gợi ý hoặc các lựa chọn khác nhau để trẻ quyết định. Các trò chơi vòng tròn 4 Xếp các ghế thành một vòng tròn để các trẻ cùng ngồi, sau đó cho trẻ chuyền tay nhau một “đồ vật nói”, ví dụ một chú gấu bông. Khi mỗi trẻ nhận được đồ vật này, khuyến khích trẻ nói “Tôi thấy vui vẻ khi… ” Khi đã hết một lượt, hãy hỏi trẻ xem có nhớ bạn nào đã nói gì không. Chơi trò chơi “Đổi chỗ”. Ví dụ, nói với trẻ “Nếu con thấy vui vẻ khi ăn mì Ý, hãy đổi chỗ ngồi”, “Nếu con thấy vui vẻ khi đạp xe đạp, hãy đổi chỗ ngồi”, “Nếu con thấy vui vẻ khi tô một bức tranh, hãy đổi chỗ ngồi”, v.v… Sử dụng các câu chuyện Hãy sưu tầm các câu chuyện có những cái kết vui vẻ và cùng chơi trò chơi với những câu chuyện này. Ví dụ, kể lại cái kết của một trong số những câu chuyện đã kể cho trẻ, hỏi trẻ xem trẻ có thể đoán ra nhân vật hay câu chuyện nào không. Kể tên các nhân vật và hỏi trẻ xem trẻ có thể kể tên điều gì đã làm cho các nhân vật này thấy vui vẻ. Sử dụng rối đồ chơi Lựa chọn một đồ chơi mềm mại, cuốn hút trẻ rồi đem giấu vào trong một cái túi hoặc hộp để tăng tính hồi hộp cho trẻ. Giải thích với trẻ là chúng ta có một người bạn nhỏ đang cảm thấy không vui. Từ từ đưa ra cho trẻ xem nhân vật này và khuyến khích trẻ nói xem lý do trẻ nghĩ vì sao bạn đồ chơi này thấy không vui. Sau đó trẻ có thể gợi ý các hoạt động trẻ có thể làm để giúp nhân vật đồ chơi này thấy vui lên. Có thể lên một danh sách các hoạt động hay lên một kế hoạch tổ chức tiệc, v.v… CẢM GIÁC TỘI LỖI / CÓ LỖI Tội lỗi là 1 cảm giác phức tạp và khó khăn, đặc biệt với những đứa trẻ đã trải qua cảm giác tội lỗi, nhưng hạn chế về ngôn ngữ Trong khi tội lỗi là không thể tránh được và thực sự sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tinh tế và có trách nhiệm hơn, nhưng nó lại bị coi là 1 thứ cảm xúc tiêu cực, khiến mọi người khó khăn trong việc thừa nhận 1 tội lỗi. Để trẻ có thể tự khám phá và giải quyết tích cực với cảm giác tội lỗi, cần phải tạo ra 1 bầu không khí mà ở đó, mọi tội lỗi có thể được chấp nhận, và được phép làm sai. Để cho quyết định có ý nghĩa lớn lao ấy thành hiện thực, người lớn cần phải có khả năng nhận ra lỗi sai của họ , và đương đầu với chúng, chứ không phải phán xét chúng. Điều này không có nghĩa là phải dung túng cho những hành vi không thể chấp nhận được hoặc là những hành vi không thể thương lượng được. Bạn có thể lắng nghe và nhận ra được những đứa trẻ nói gì mà không cần phải đồng ý với chúng. Sự thừa nhận này không có nghĩa là đồng ý, nhưng thừa nhận nghĩa là mở ra cơ hội để làm sáng tỏ mọi chuyện. Nếu đứa trẻ tự tin rằng chúng sẽ không bị phán xét, chúng sẽ chia sẻ mọi cảm xúc 1 cách chân thành và cởi mở nhất. Những đứa trẻ có thể học bằng cách lắng nghe , quan sát, hay bắt chước. Nếu chúng sống trong 1 môi trường mà người lớn đồng ý chịu trách nhiệm với những thứ mà họ làm sai, và sau đó những đứa trẻ sẽ học theo, và chính bởi điều này, chúng nhận ra rằng, tội lỗi là 1 cảm xúc rất bình thường của con người. Vai trò của bạn ở chỗ giúp những đứa trẻ nhận ra sự khác nhau giữa những tội lỗi 5 nào chấp nhận được , và tội lỗi nào không, và học cách phản hồi khi mà chúng đã làm điều gì đó mà mãi sau này chúng mới thấy hối hận. Sử dụng những con rối và đồ chơi Những con rối lớn có thể rất hữu dụng trong việc khám phá cảm giác tội lỗi của bọn trẻ. Hãy tạo ra những cảnh đơn giản trong đó những nhân vật làm cái gì đó để sau đó chúng cảm thấy tội lỗi. Cảnh kịch đó không cần quá phức tạp, chỉ đơn giản nghĩ về những thứ mà có thể nâng cao cảm giác tội lỗi của những đứa trẻ trong sự dàn dựng của bạn. 2 cảnh dưới đây được coi là rất hiệu quả: Cảnh 1 bữa tiệc suốt đêm Nguồn: 2 con rối lớn và 1 số loài côn trùng kinh dị (con nhện, ) Hãy đặt tên cho những con rối nếu chúng chưa có. An rất vui sướng bởi Bắc đã đến chơi. Bắc đến từ chiều, và An thích thú khi đưa cho cậu bé xem những đồ chơi của mình và để cậu bé dùng xe đạp. Sau đó chúng ăn bánh, xem tivi , cho đến khi mẹ của An bảo chúng đi ngủ. (Bạn có thể điểm tô cho câu chuyện của bạn tuỳ ý, và những đứa trẻ có thể đưa ra những ý kiển khác nhau về cách An và Bắc dành cả buổi chiều như thế nào , ăn gì) Chúng bị bắt đi ngủ và bị la mắng vì la hét và nhảy ầm ĩ trên giường. Mẹ của An bắt chúng đánh răng, rửa mặt. Bắc vào nhà tắm trước, và trong khi cậu vào, An giấu 1 con nhện to dưới giường. Sau đó, chúng lên giường đi ngủ. Bắc kéo chăn ra và thấy 1 con nhện to đùng phía dưới. Cậu bé oà lên khóc. An nhảy lên cười sung sướng. Mẹ cô bé nghe thấy tiếng ồn, vội chạy vào phòng xem đã xảy ra chuyện gì Khi An nhận ra những gì mình đã làm, cô bé đã cảm thấy rất tội lỗi. Đây cũng là điều đáng nói với những đứa trẻ về những cảm giác khác nhau mà An đã trải qua như là sự thất vọng. Cô bé có thể giận dữ với chính bản thân mình vì đã chơi trò đó. Bằng cách này, bạn giúp những đứa trẻ hiểu được cách mà chúng ta thường cảm nhận những loại cảm xúc khác nhau trong cùng 1 thời điểm. Khi bạn diễn cảnh này, bạn nên đặt những câu hỏi mở như là: Mẹ của An cảm thấy như thế nào về những gì đã xảy ra? An có thể làm gì để Bắc cảm thấy khá hơn? Những đứa trẻ nhỏ hơn sẽ thích thảo luận về những vấn đề được nêu lên trong các hoạt cảnh,và thường có 1 loạt các ý tưởng để giải quyết vấn đề này. Ví dụ, giúp An “viết” 1 bức thư cho Bắc về những gì đã xảy ra và cô bé cảm thấy như thế nào bây giờ. Hoạt cảnh lọ hoa vỡ 6 Hùng đến chơi nhà Minh. Cậu bé rất vui mừng vì bố của cậu đã mua cho cậu 1 quả bóng mới và cậu muốn cùng Minh chơi trên sân nhà Minh. Sân nhà Minh rất rộng và anh trai của cô bé đã đặt ở đó 1 cột gôn với 1 tấm lưới.Thật không may, khi Hùng đến, bố của cô bé đang ở giữa sân cắt cỏ, vì thế họ phải đợi 1 lúc trước khi họ có thể chơi trên sân cỏ. Minh đang xem đĩa DVD và muốn xem đến hết, nhưng ngay khi nó hết, cô bé nhặt ngay bóng của Hùng. Chúng bắt đầu ném qua lại trong phòng khách và càng lúc càng hứng thú hơn. Hùng trượt trên ghế sofa và ngã vào tivi. Quả bóng bay lên, rơi vào bậu cửa sổ, làm vỡ tan tành lọ hoa trên sàn. Mẹ của Minh chạy đến và xem điều gì đã xảy ra. Bà vô cùng tức giận. Minh nói chúng sẽ dọn dẹp. Nhưng thật không may, điều này không làm mẹ của Minh cảm thấy bình tĩnh. Bình hoa này là của bà, và đối với mẹ, nó vô cùng quý giá. Bà rất buồn. Khi biết được điều này, Hùng và Minh đã cảm thấy vô cùng có lỗi. Chia sẻ kinh nghiệm Bạn có thể nghĩ về nhiều điểm bắt đầu hợp lý- vỡ lọ hoa của ai đó, ăn kẹo que của ai đó, gây cho ai đó phiền phức – và 1 khi những đứa trẻ được giói thiệu đến những hoạt cảnh này, chúng sẽ dễ dàng để chia sẻ kinh nghiệm và nói về những thứ đã làm chúng cảm thấy tội lỗi. Hãy khuyến khích chúng nghĩ xem chúng sẽ phản hồi như thể nào khi chúng ta làm những thứ mà khiến chúng ta sau đó phải hối tiếc, nhưng quan trọng hơn, giúp chúng hiểu được tội lỗi là cái gì đó mà mọi người cảm nhận được và khám phá những cách mà ở đó tội lỗi giúp chúng ta nghĩ về cái gì đúng, cái gì sai. Hãy ủng hộ những đứa trẻ hiểu được rằng tất cả những điều chúng ta làm vì chúng ta cần nói xin lỗi, nhưng chỉ xin lỗi thôi chưa đủ. Chúng ta phải cố gắng hết sức đề không phạm lỗi tương tự nữa. Hãy nói về những thứ mà bạn đã làm và khiến bạn thấy tội lỗi. Hiểu được rằng người lớn yêu và tôn trọng cảm giác tội lỗi thực sự sẽ giúp những đứa trẻ nhận thấy rằng tội lỗi là 1 điều mà tất cả chúng ta đều cảm thấy, và để nhận ra rằng điều quan trọng nhất là chúng ta hành động như thế nào với những cảm giác tội lỗi của chúng ta. Những hoạt động khác Hãy chia sẻ những câu chuyện đã được xuất bản nơi mà những nhân vật cảm thấy tội lỗi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đóng kịch và chụp lại những tình huống mà có thể dẫn những đứa trẻ đến cảm giác tội lỗi. Ví dụ: o Ai đó làm vỡ mô hình hoặc làm hỏng bức vẽ của ai đó o Ai đó đẩy người khác ngã Hãy nhìn những bức tranh với bọn trẻ và thảo luận về cảm xúc của những người trong bức tranh. 7 Hãy vẽ 1 vòng tròn và bắt đầu bằng “Tôi cảm thấy tội lỗi khi… ( Hãy cho phép bọn trẻ bỏ vòng nếu chúng muốn) Chia sẻ ý tưởng về cách giải quyết các cảm giác tội lỗi theo cách tích cực. Hãy lập 1 danh sách để đại diện cho những thứ mà chúng ta có thể làm khi cám thấy tội lỗi. Ví dụ : xin lỗi, giúp ai đó sữa chữa những đồ đã bị vỡ, làm thiệp, thay thế những đồ đã bị vỡ. Bất kì hoạt động nào bạn quyết định thử, bạn đều sẽ phải sáng tạo ra hoàn cảnh mà trong đó những đứa trẻ có thể bắt đầu nhận thấy khi chúng ta không thể đảo ngược mọi thứ đã xảy ra với chúng ta , không có tình huống nào mà không thể cải thiện được với 1 vài sự phản ánh và suy nghĩ tích cực . CẢM GIÁC GHEN TỴ Những đứa trẻ 3 hay 4 tuổi vẫn phát triển cái tôi của chúng. Chúng bị ảnh hưởng bởi mọi thứ xảy ra quanh chúng và cách mà người lớn phản hồi lại những trải nghiệm này . Khi nhứng đứa trẻ cảm thấy ghen tị , cái tôi của chúng và sự an toàn của chúng có thể bị đe doạ, vì vậy thật cần thiết phải suy nghĩ cẩn thận xem chúng ta sẽ giúp chúng ntn vs những cảm xúc mạnh mẽ này. Chúng có thể không đặt được tên cho những cảm xúc mà chúng trải qua, và điều này có thể sẽ khiến chúng buồn hơn. Nếu bạn muốn đứa trẻ khám phá cảm giác ghen tị, trước hết bạn phải nghĩ về cảm giác ghen tị của bản thân mình trước. Sự ghen tị thường được xem là 1 tình cảm tiêu cực, và rất nhiều trong số chúng ta được nuôi dạy với ý nghĩ rằng ghen tuông là 1 cảm giác sai trái. Bởi vậy, rất nhiều người trưởng thành đã cố gắng phủ nhận cảm giác này. Khi bạn nhìn thấy sự ghen tuông ở những đứa trẻ, bạn cần phải nhìn thấy đó là 1 tình cảm rất bình thường của con người mà tất cả chúng ta đều trải qua ở những cung bậc khác nhau trong suốt cuộc đời. Sự thách thức nằm ở việc giúp những đứa trẻ nhận ra rằng ghen tuông là rất bình thường , cái quan trọng là học cách giải quyết và diễn tả những cảm xúc này như thế nào mà không làm tổn thương người khác. Sự ghen tuông, nếu không được nhận thức đúng đắn, có thể chuyển thành sự tức giận, phẫn uất và đau đớn. Nó sẽ không chỉ đơn giản biến mất, mà sẽ ở cùng chúng ta và bùng nổ vào 1 ngày nào đó. Không nhận thức được về cảm giác ghen tị sẽ có thể làm suy yểu sự phát triển của con người, vì vậy nếu bạn có thể giúp những đứa trẻ nhận thức được và giải quyết được cảm giác ghen tị, bạn sẽ nhận được cảm tình của bọn trẻ. Sử dụng những con rối và những món đồ chơi Đa số những hoạt cảnh có những con rối lớn mà có thể được tận dụng để khám phá những cảm xúc. Nếu bạn không có những con rối, bạn có thẻ sử dụng những con gấu bông, hay những món đồ chơi mềm. Hãy tạo ra những hoạt cảnh đơn giản mà trong đó những nhân vật của bạn trải nghiệm cảm giác ghen tị. Sẽ tốt nhất khi đó là những sự kiện đơn giản mà bọn trẻ có thể dễ dàng nhận ra. Hoạt cảnh “cậu bạn mới” thường rất hiệu quả vì đó là 1 hoạt cảnh mà rất nhiều những em nhỏ đã trải qua. 8 Hoạt cảnh cậu bạn mới Tên nhân vật là Hưng và Hòa, nhưng bạn có thể thay bằng tên của con con rối hay đồ chơi của bạn 1 cậu học trò mới tên là Zin xin vào học lớp của Hưng và Hòa. Hưng và Hòa đã là bạn của nhau rất lâu rồi. Chúng cùng chơi ở nhà, chơi ở nhà trẻ/trường lớp, nhưng hôm nay, 1 vài việc xảy ra thực sự đã làm Hưng rất buồn. Cô Minh , giáo viên của bọn trẻ đã tìm thấy cậu bé đang khóc ở góc lớp. Đầu tiên, cậu bé đã rất buồn và không thể nói cho cô giáo biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng sau đó, cậu bé giải thích là trên đường tới trường, cậu và Hòa đã lên kế hoạch cùng nhau tạo ra 1 con robot , nhưng cùng lúc đó, Hòa nói rằng , em không muốn làm nữa. Khi Hưng hỏi lí do, em chỉ trả lời là em sẽ ko làm nữa. Hưng không biết nói gì để thuyết phục Hòa cùng mình tạo ra những con robot. Cô bé nói chỉ muốn đi ra ngoài và đạp xe. Hưng nói là cậu cũng muổn ra ngoài , nhưng Hòa nói muốn ra ngoài 1 mình, vì vậy Hưng làm robot 1 mình. 1 lúc sau, cậu bé nhìn ra ngoài cửa số và nhận ra Hòa đang đạp xe với Minh. Cậu bé rất buồn và nghĩ rằng Hòa không còn là bạn của cậu nữa Khi bạn diễn cảnh này, bạn phải sử dụng những câu hỏi sau làm nền tảng cho việc thảo luận. Hỏi những câu như : bạn có thể nghĩ ra 1 vài từ để miêu tả cảm giác của Hưng không? Hòa và Minh có thể làm gì để cho Hưng cảm thấy tốt hơn ko? Hãy khuyến khích bọn trẻ liên kết câu chuyện với chính trải nghiệm của chúng, và đến lúc thích hợp , hãy chia sẻ những trải nghiệm của chúng về cảm giác ghen tuông. Điều này cũng có thể giúp ích khi chia sẻ những trải nghiệm của chính chúng, nếu có thể. Khi những đứa trẻ nhận ra rằng người lớn thích và tôn trọng cảm giác ghen tuông sẽ giúp chúng nhận ra rằng đó chỉ là 1 cảm xúc rất bình thường của con người . Sử dụng những câu chuyện Có thể 1 trong số những cảm xúc mãnh liệt nhất của bọn trẻ là là cảm giác ghen tuông khi em trai/ em gái chúng ra đời, và chương này sẽ khám phá 1 cách ý nghĩa về những câu chuyện trên. 1 câu chuyện mà đặc biệt có ích ở đây là câu chuyện “Quái vật tồi tệ nhất” của Pat Huchin. Đây là câu chuyện về 1 gia đình của những con quái vật và mọi chuyện xảy ra khi Billy , quái vật con, ra đời. Mọi người trong nhà đều tin rằng Billy là con quái vật tồi tệ nhất trên thế giới. Người duy nhất không đồng ý là chị gái lớn của Billy, Hazel. Đối với cô, cô là quái vật tồi tệ nhất, và cô sẵn lòng làm bất cứ việc gì để chứng tỏ điều này, bao gồm cả việc từ bỏ em trai cô. Bọn trẻ thích đọc những trò hề của Hazel và câu chuyện mang đến 1 cầu nối tuyệt vời để khám phá vấn đề này. Những câu chuyện khác cũng rất hữu ích là Tom và San , cũng viết bới Pat Huchin, và John Brown, Hoa hồng và Con mèo lúc nửa đêm của Jenny Wager. rất nhiều câu chuyện cổ tích và thần thoại 9 khác cũng đưa ra vô vàn ví dụ về sự ghen tị, ví dụ “ Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”, “ Cinderella” và “Aladdin”. Tạo ra những quyển sách Với những đứa trẻ nhỏ hơn, tạo ra 1 quyển sách “Chúng tôi cảm thấy ghen khi… ”. Hãy nói với chúng về những thứ mà khiến chúng cảm thấy ghen tị và sau đó miêu tả chúng trong 1 cuốn sách mà được mình hoạ bằng những bức tranh hay những tấm ảnh. Nếu những đứa trẻ tự chụp ảnh, hoạt động này lại ý nghĩa hơn với bọn chúng. Hãy khuyến khích chúng thực hành biểu cảm trên khuôn mặt và nghĩ xem chúng sẽ thế nào khi chúng ghen tị. Với những đứa trẻ lớn hơn, hãy khuyến khích chúng sáng tạo ra 1 câu chuyện về cảm giác ghen tuông của ai đó, và giúp chúng đóng kịch. Giữa câu chuyện, hãy “đóng băng trạng thái “đó rồi chụp ảnh. Sử dụng những bức ảnh làm nền cho cuốn sách. Bọn trẻ có thể đọc cho cô viết, coi như 1 trải nghiệm về việc học viết thông qua chia sẽ lẫn nhau. Sử dụng những bức tranh và những bức ảnh Hãy làm 1 bộ sưu tập về những bức ảnh thể hiện bọn trẻ trong những tình huống khác nhau khi mà chúng cảm thấy ghen tị. Có vài cách để làm điều này, và 1 khi bạn đã làm bộ sưu tập này , bạn có thể sử dụng chúng nhiều lần với nhiều bọn trẻ khác nhau. Nếu bạn bạn giói vẽ, hãy minh hoạ những hoạt cảnh đó. Ví dụ: 1 đứa trẻ nhận được quà, và 1 đứa khác nhìn thèm muốn; ai đó thắng trong cuộc đua với những đứa trẻ xếp hạng sau; 1 đứa trẻ nhỏ nhìn cách bố mẹ chăm sóc em bé mới; 2 đứa trẻ cùng nhau chơi game với 1 đứa thứ 3 đứng nhìn ; bọn trẻ xếp hàng ở trong cửa hàng kem và 1 đứa trẻ khác được người lớn kéo lên để mua. Như 1 sự lựa chọn , sự tìm kiếm cho những bức tranh trong những bức tranh hoặc đặt râ 1 vài tình huống cho những bức ảnh đó. Với những đứa trẻ lớn hơn, hãy khuyến khích chúng nhìn cách mọi ngươi trải qua sự ghen tị khác nhau, và điều mà làm 1 người cảm thấy ghen tuông có thể sẽ gợi lên phản ứng khác nhau với bạn của bọn chúng. Trò chơi vòng tròn Hãy để bọn trẻ ngồi trong vòng tròn và đặt xung quanh là những con gấu bông và những “đồ vật biết nói” khác. Hãy giải thích chỉ người cầm “Đồ vật biết nói” mới dc nói, và nếu ko muốn nói, người đó có thể bỏ qua. Bắt đầu bằng câu “Tôi cảm thấy ghen tị khi…” Hãy sưu tập những đồ vật và những món đồ chơi mà bọn trẻ thèm muốn và sau đó đặt chúng vào 1 cái túi. Mở nhạc và bạn đặt 1 con gấu bông hay 1 đồ vật tương tự xung quanh vòng tròn.Khi nhạc hết, 1 em sẽ kéo gấu bông và 1 đồ vật ra khỏi túi. Bọn trẻ sau đó tưởng tượng rằng món đồ ấy sẽ đc trao cho người bạn thân nhất của chúng và chúng sẽ ko có. Điều này có khiên cho bọn trẻ cảm thấy ghen tị khôngo? Hoạt động này sẽ giúp chúng hiểu ra rằng chúng ta đều ghen tị vì những thứ khác nhau , và cách chúng ta ghen về 1 cái gì đó sẽ trực tiếp liên quan tới bạn muốn thứ đó đến mức độ nào 10 Nhận thức những cảm xúc của bọn trẻ Tất cả những hoạt động này sẽ giúp bọn trẻ bắt đầu hiểu cảm xúc bổi rối và căng thẳng, nhưng quan trọng phải nhớ, với trẻ nhỏ, bài học tốt nhất diễn ra trong chính trải nghiệm của bọn chúng. Vì vậy, chú ý rằng ai đó trong nhóm trẻ trải qua cảm giác ghen tuông, hãy chọn thời điểm thích hợp và khuyến khích trẻ nói về cách trẻ cảm nhận. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng cảm nhận như vậy là không có gì sai trái cả. Và nếu bạn làm được điều này, bạn sẽ giúp chúng tìm ra cách để giải quyết cảm nhận của chính bọn chúng. Faber và Mazalish đã giải thích “ Khi những đứa trẻ muốn cái gì đó mà chúng không thể có, người lớn thường đáp lại bằng những sự giải thích logic tại sao bọn trẻ không thể có chúng. Chúng ta càng giải thích khó nhọc, chúng càng phản đối mãnh liệt. Đôi khi, chỉ để chúng tự hiểu bạn cần thứ đó như thế nào sẽ làm cho thực tế dễ chịu hơn. R Bayley and K. Margetts - Exploring emotions (2011) [...]... định hướng cho trẻ về cảm xúc Trước khi trẻ có thể học cách kiểm soát cảm xúc của mình, chúng cần phải biết gọi tên và nhận diện các loại cảm xúc + Cho trẻ xem ảnh album của gia đình hoặc ảnh trên tạp chí và giải thích về khuôn mặt và các biểu hiện của con người + Cắt tranh, ảnh từ báo, tạp chí và nói chuyện với trẻ những người trong bức ảnh cảm thấy như thế nào và tại sao họ lại cảm nhận thấy cách mà... sóc – Trẻ sẽ học được cách sống hợp tác với mọi người Nhưng: Nếu người lớn la hét – Trẻ sẽ la hét Nếu người lớn đánh trẻ - Trẻ sẽ học cách đánh nhau Nếu người lớn chế nhạo trẻ - Trẻ sẽ học cách đùa giỡn người khác Nếu người lớn mua chuộc trẻ - Trẻ sẽ luôn trờ đợi để nhận được vật trao đổi 14 MÔ ĐUN MN1 - C GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI (Dành cho giáo viên) Tài liệu phát tay Trẻ quyết... ít buồn hơn 11 MÔ ĐUN MN1 - C GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI (Dành cho giáo viên) Tài liệu phát tay NHỮNG CÂU HỎI GỢI Ý KHI SỬ DỤNG TRANH LÔ TÔ/ẢNH THẺ ĐỂ GIÁO DỤC TÌNH CẢM CHO TRẺ Những câu hỏi như dưới đây có thể rất hữu ích : Con có thể tìm thấy 1 tấm thẻ/ tranh lô tô diễn tả cảm giác của bạn bây giờ không? (hoặc là cảm giác gần đây) Con sẽ dùng từ nào để miêu tả cảm xúc này không?... như vậy?) Trẻ em cũng nên có quyền bày tỏ những cảm xúc tích cực và tiêu cực của mình bằng thái độ quyết đoán Làm như vậy có thể giúp trẻ tăng sự tự tin cho bản thân và trong các mối quan hệ mà chúng có trong suốt cuộc đời Những người yêu trẻ là những người có thể hỗ trợ trẻ và kiểm soát cảm xúc của trẻ tốt hơn và xoa dịu những cảm xúc của trẻ hiệu quả hơn khi chúng cảm thấy buồn và giúp chúng cảm thấy... yêu bản thân Nếu trẻ trong mối chan hòa và tình bạn – Chúng sẽ thấy tình yêu trong cuộc sống Nếu chúng ta dùng lời thể hiện sự giận dữ và thất vọng – Trẻ sẽ học cách thể hiện cảm xúc không có sự gây gổ kèm theo Nếu chúng ta bình tĩnh giải quyết các tình huống hàng ngày – Trẻ sẽ học được cách kiềm chế, suy nghĩ trước khi phản ứng lại Nếu chúng ta sống chia sẻ lẫn nhau – Trẻ sẽ học được cách sống quan...MÔ ĐUN MN1 - C GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI (Dành cho giáo viên) Tài liệu phát tay Làm thế nào giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc của mình? Không có một công thức thần kì nào giúp trẻ vui vẻ, hạnh phúc ngoại trừ một điều vô giá mà cha mẹ có thể làm là trò chuyện với trẻ, lắng nghe những thông điệp tình cảm của trẻ và tự chúng cảm nhận được niềm vui, niềm... không? Khi sử dụng 1 tấm thẻ Không biểu hiện trên cơ thể (cả cơ thể người, nhưng không biểu cảm trên khuôn mặt), bạn sẽ khoanh vùng nào bạn chú ý nhất khi bạn đang có cảm giác đó? Bạn có thể vẽ hoặc nói 1 từ nào đó về 1 bộ phận trên cơ thể mà bạn thích không? 13 MÔ ĐUN MN1 - C GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI (Dành cho giáo viên) Tài liệu phát tay Trẻ học thông qua môi trường sống Nếu trẻ được... được sống trong sự khích lệ - Trẻ sẽ có được sự tự tin Nếu trẻ sống với những tấm lòng khoan dung – Chúng sẽ học được tính kiên nhẫn Nếu trẻ được khen ngợi – Chúng sẽ học được cách biết ơn Nếu trẻ sống trong sự công bằng – Chúng sẽ trở thành những người công minh Nếu trẻ sống trong môi trường an toàn – Chúng sẽ có lòng tin Nếu trẻ được những người xung quanh thừa nhận – Chúng sẽ học được cách yêu bản... con cũng đã từng cảm thấy như thế này chưa? Lúc đó con đã làm gì? Con có thể chọn ra 1 tấm thẻ để chỉ ra điều gì sẽ xảy ra trong cơ thể khi con cảm thấy như vậy?  Con có thể tìm 1 từ để miêu tả mỗi cảm xúc trên các tấm thẻ/ tranh lô tô không? Con đã từng trải qua các cảm giác này chưa? Có cảm giác nào mà con thường xuyên trải qua không? Mỗi biểu cảm trên khuôn mặt cho những cảm xúc đó thể hiện... có thể chọn 1 vài tấm thẻ đại diện cho 1 ngày/ ngày cuối tuần/ hay kì nghỉ của bạn không? Bạn có thể chọn 1 tấm thẻ đại diện cho mỗi thành viên của gia đình/ lớp/ nhóm bạn của bạn không? Bạn có thể sử dụng những tấm thẻ để kể những câu chuyện đã từng xảy ra với bạn ko?  Khi sử dụng 1 tấm thẻ không có Cảm xúc ( không biểu hiện trên khuôn mặt),bạn có thể vẽ vào đó 1 bức tranh về cảm giác của bạn/ . 1 MÔ ĐUN MN1 - C GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI (Dành cho giáo viên) Tài liệu phát tay CÁCH SỬ DỤNG CÁC CÂU CHUYỆN VÀ TÌNH HUỐNG TRONG GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ . mềm sẽ giúp trẻ tham gia ở một mức độ tình cảm nhất định và khi trẻ đồng cảm được cảm xúc của mình với các cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện sẽ giúp trẻ học được sâu sắc và dễ dàng hơn TRẺ Một trong những cách tốt nhất để giúp trẻ khám phá cảm xúc là thông qua các câu chuyện. Sử dụng những con búp bê, con rối hoặc đồ chơi mềm làm các nhân vật cho câu chuyện. Các nhân vật

Ngày đăng: 10/08/2015, 22:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w