Do đó, chúng ta cần phải làm gì để quá trình giáo dục này tiến hành một cách chu đáo, có kế hoạch, phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực, chủ đ
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo viên chủ nhiệm là một trong những yếu tố góp phần vào sự nghiệp
giáo dục toàn diện cho học sinh
Song song với việc “Dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm
đến việc: “Dạy người” Vì đây sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân mà
trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt, thực tế nếu học sinh không có nề
nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao Vì ‘Tiên học
lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai
nhạt Nên vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả thầy cô, đặc biệt là người thầy, cô làm công tác chủ nhiệm trong việc
hình thành “Nhân cách” của các em.
Do đó, chúng ta cần phải làm gì để quá trình giáo dục này tiến hành một
cách chu đáo, có kế hoạch, phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
Trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiệnmọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp.Vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theodõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh,giáo viên chủ nhiệm là cố vấn chohọc sinh xây dựng đi vào nề nếp, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh.Giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn để chỉ đạoquản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác Giáo viên chủ nhiệm cũngphải biết phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài trường như: Đoàn -Chi hội phụ huynh Đặc biệt hơn giáo viên chủ nhiệm phải biết lựa chọn và đào tạoban cán sự lớp nhiệt tình, năng động, sáng tạo để kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệmvới ban cán sự lớp để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục học sinh trong lớp mìnhphụ trách
Trang 2Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, là giáo viên trực tiếp giảng dạybản thân tôi thấy rằng, để giáo dục một tập thể lớp có nhiều đối tượng đi vào nề
nếp hoạt động chung không phải là một việc làm đơn giản “Sản phẩm giáo dục”
mà chúng ta tạo ra không thể biết trước chính xác kết quả như bao sản phẩm củacác ngành nghề khác Đặc biệt là sự hình thành phẩm chất đạo đức của học sinhkhông phải một ngày, một buổi là có được mà phải trải qua một thời gian dài rènluyện, cho nên để đảm nhận công việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại,chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tưnguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp Như vậy giáo viên chủ nhiệmphải đề ra được kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợpđặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái của người Thầy Từ đó có thể hướngcác em đi theo quỹ đạo riêng của mình Giáo viên chủ nhiệm có chỉ đạo, quản lítốt thì các em mới ngoan, có ý thức học tập tốt dẫn đến việc giảng dạy mới có hiệu
quả cao Vì thế tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm” Để các quý vị đồng nghiệp tham khảo thêm trong quá trình thực
hiện công tác chủ nhiệm lớp của mình
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết GVCN phải xác định vai trò, nhiệm
vụ của người GVCN khác với GVBM, trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm.Tôi luôn suy nghĩ rằng làm thế nào đễ duy trì sỉ số lớp chủ nhiệm đạt kết quả tốt vàxây dựng ban cán bộ lớp thật sự có bản lĩnh quản lý lớp trong những lúc không cóGVCN, nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự quản một cách khoa học
III PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày “Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm ”, và những người làm công tác giáo dục Đặt
biệt những giáo viên đã từng công tác chủ nhiệm lớp
B PHẦN NỘI DUNG
Trang 3Xây dựng tập thế lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả cáctrường trung học phổ thông, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủnhiệm Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khácnhất là hoạt động học tập của nhà trường Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt côngtác chủ nhiệm và có phương pháp tốt thì sẽ tạo điều kiện và có thời gian để bồidưỡng và hoàn thành tốt chuyên môn của mình.
Song song với việc đổi mới ấy, việc quản lí giáo dục học sinh cũng rất quantrọng, đặc biệt vai trò của GVCN trong công tác giáo dục học sinh GVCN đượccoi như người mẹ, người cha thứ 2 của HS
Đối với học sinh TH, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm tâm sinh lí khá phát triển, trítuệ biến đổi cả về chất và lượng Các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh
tế , tư duy trừu tượng ở mức cao Nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ sa ngã và bịlôi kéo, lứa tuổi đang và muốn tự khẳng định mình trước mọi người
Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết GVCN phải nắm rõ nhiệm vụ củaGVCN trong điều lệ trường phổ thông
Vì GVCN có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, ý thức đạođức học sinh, tạo điểm nhấn góp một phần trong phong trào xây dựng trường họcthân thiện học sinh tích cực Do đó GVCN là một trong những nhân tố thúc đẩy sựhình thành nhân cách của học sinh, mang lại một phần kết quả rèn luyện đạo đức,học tập của các em
Học sinh TH cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị lực vượt khótrong học tập và đời sống mà các em còn đóng vai trò quan trọng trong chất lượng,
tỷ lệ thi TNTH của nhà trường, tỷ lệ HS đỗ đại học, cao đẳng Vì vậy việc quản lígiáo dục học sinh TH không phải là dễ Hơn nữa hầu hết GVCN là kiêm nhiệmchưa qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ làm GVCN, làm việc với những kinh nghiệmsau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm
1 Vị trí của giáo viên chủ nhiệm lớp:
Trang 4- Ở nhà trường TH, trong mỗi lớp học đều có một giáo viên chủ nhiệm lớp.giáo viên chủ nhiệm lớp là người được BGH bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lýcông tác giáo dục và đào tạo học sinh ở lớp mình phụ trách là người chịu toàn bộtrách nhiệm trước BGH và nhà trường về mọi vấn đề thuộc lớp mình.
- Giáo viên chủ nhiệm là thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹhọc sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách Điều này đòi hỏi giáo viênchủ nhiệm vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá nhân trong lớp vềmọi phương diện: Tư tưởng, học tập, tu dưỡng, lao động và sinh hoạt tập thể
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọihoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng chươngtrình và kế hoạch của nhà trường
- Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chủ đạo để hình thành nhân cách cho từnghọc sinh trong tập thể lớp
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối là nhân vật trung gian thiết lập các mốiquan hệ hai chiều: Nhà trường - tập thể học sinh, tập thể học sinh - xã hội Như vậymột mặt giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là đại diện cho nhà trường để giáo dục họcsinh, vừa đại diện cho tập thể học sinh để liên lạc với nhà trường Mặt khác giáoviên chủ nhiệm phải làm cho quan hệ giữa tập thể học sinh với xã hội trở nên gắn
bó hơn
2 Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị vữngmạnh
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dụccủa tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
- Giáo viên chủ nhiệm luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh
3 Những phẩm chất chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm:
Trang 5- GVCN phải có nhân cách toàn vẹn thể hiện qua việc nhận thức , có thái độ
và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và phát huy truyền thống đạođức của dân tộc ( hiếu học , trọng đạo , tôn sư)
- Có lòng nhân ái , nhất là đối với HS, người già, trẻ em, người thiệt thòi bấthạnh…
- Yêu nghề , say sưa với công tác giáo dục
- Có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao , có lương tâm nghề nghiệpvững vàng
- Khiêm tốn, cầu tiến, tích cực tự hoàn thiện không ngừng
- Mẫu mực , trung thực trong cuộc sống
4 Những năng lực sư phạm cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Có tầm hiểu biết rộng về văn hoá chung
- Có tri thức sâu sắc, hiện đại về môn học phụ trách ở lớp chủ nhiệm
- Có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học
- Có khả năng thu thập, tích luỹ tri thức, để ngày càng nâng cao hoặc mở rộngtầm hiểu biết của mình
- Có khả năng kích hoạt, gây hào hứng nhằm khơi dậy sự hứng thú và động cơhọc tập và rèn luyện đạo đức ở HS
- GVCN cần tự trang bị cho mình nhiều thủ thuật lôi cuốn đa dạng để khi cần
có thể tung ra trước HS nhằm tạo sự gần gũi, thân mật giữa cô và trò, giữa trò vớitrò
- Có sự thành thạo trong các kỹ năng sư phạm như:
+ Giao tiếp sư phạm trước đám đông hay đối xử cá biệt
+ Biểu lộ và kiềm chế các cảm xúc , tình cảm khi cần thiết
Trang 6+ Diễn đạt, trình bày các vấn đề có logic, tính truyền cảm có thuyếtphục của một nhà giáo, tri thức khoa học liên môn, tri thức xã hội.
em gia đình nông dân, (Sông Nhạn) còn một số em cha mẹ đi làm ăn xa ở tp HồChí Minh Cha, mẹ ly thân, ly dị ở với Ông bà Vì vậy đối với học sinh còn thiếu sựquan tâm của các bậc phụ huynh
2 Thuận lợi, khó khăn:
a Thuận lợi:
Được BGH tin tưởng phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, nên mỗi năm
lại có thêm kinh nghiệm và bài học về công tác quản lý học sinh, duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm đạt hiệu quả cao.
Một bộ phận học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lễ phép với thầy cô, biếtvâng lời cha mẹ Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đoàn trường, lớp tổchức
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và họccủa giáo viên và học sinh
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên bộ môn cóchuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy
Trang 7Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm vàđoàn thể
(Một số hình ảnh hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn)
Một phần học sinh cá biệt chưa có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đứcchủ yếu do tác động từ hoàn cảnh gia đình hoặc xã hội, bạn bè Một số học sinh có
Trang 8hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, không ổn định, cha mẹ ly thân, ly dị, đi làm ăn
xa lo kiếm sống không có thời gian chăm sóc con cái
Với những thực trạng trên, để duy trì sĩ số học sinh ở lớp chủ nhiệm, đặc biệt
là học sinh ở khối TH đang ở lứa tuổi tập làm người lớn, đòi hỏi người giáo viênphải có bản lĩnh, tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến lớp mình phụ trách, bêncạnh đó người giáo viên phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương học sinhnhư con em của chính mình Vì vậy việc đưa ra một số biện pháp nhằm duy trì sĩ
số lớp chủ nhiện
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, sau khi nhận lớp chủ nhiệm tôi mạnhdạn cải tiến nội dung, biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm để định hướngkết quả tốt hơn
III CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1 Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình từng học sinh:
2 Nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm năm trước:
3 Liên lạc với Chi hội Phụ huynh học sinh của lớp:
4 Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
5 Thành lập Đôi bạn học tập:
6 Phổ biến nội quy Gặp gỡ những gia đình học sinh tự ý bỏ học:
7 Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp:
8 Biện pháp tinh thần:
9 Lập sơ đồ:
10 Lập kế hoạch chủ nhiệm:
IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP DUY TRÌ SỈ SỐ LỚP CHỦ NHIỆM
1 Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình từng học sinh:
Sau ngày tập trung học sinh, tôi cho học sinh làm lí lịch ghi rõ họ tên,nghề nghiệp cha mẹ; Hoàn cảnh sinh sống nơi ở của gia đình: Nắm xem bao nhiêu
em có hoàn cảnh gia đình khá giả? bao nhiêu em hộ khó khăn? bao nhiêu em có
sổ hộ nghèo? cận nghèo? bao nhiêu em con gia đình chính sách? Con dân tộc?Công việc thường ngày của học sinh ở nhà và là đứa con thứ mấy? Ngoài ra, tôicòn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước để nắm rõ hơn về hoàn
Trang 9cảnh gia đình của từng học sinh Sau đó tôi tập hợp thành một quyển sổ theo dõi,phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ
bỏ học
Việc làm này giúp tôi nắm rõ hơn hoàn cảnh từng em để có biện pháp giáodục thích hợp
2.Nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm năm trước:
Trong tuần đầu ôn tập, tôi cho các em ôn lại những bài tập bám sát theokiến thức cơ bản, đồng thời tôi còn xem lại học bạ của các em năm trước kết hợptrao đổi với giáo viên để nắm sức học của từng em Việc làm này đã giúp tôi lựachọn biện pháp kềm cặp, uốn nắn phù hợp không để cho các em chán nản, bỏ học
vì học yếu
3 Liên lạc với Chi hội Phụ huynh học sinh của lớp:
Ở lần họp Phụ huynh học sinh đầu năm, Phụ huynh lớp đã bầu ra Chi hộiPhụ huynh học sinh của lớp Chi hội đã giúp tôi tạo điều kiện cho những em nghèo
có đủ sách vở, quần áo, dụng cụ học tập,…; Cùng tôi tìm đến nhà gia đình nhữnghọc sinh vắng không phép, vận động các em trở lại lớp Đây là cánh tay đắc lực, hỗtrợ cho tôi trong công tác chủ nhiệm
4 Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
Nắm được một số em có hoàn cảnh nghèo đặc biệt ( cha mẹ đều đi làm thuê xa ởvới ông bà nội ( ngoại); mồ côi cha ( mẹ)) , tôi rà soát lại xem em nào còn khókhăn trong học tậpnhư: sách vở, đồ dùng học tập,… tôi đăng kí cho các em đượcnhận dụng cụ do nhà trường hỗ trợ Ngoài ra tôi còn kêu gọi sự hỗ trợ từ một sốphụ huynh có khả năng để trang bị thêm những dụng cụ còn lại cho những em này
để các em được yên tâm đến trường, không phải mặc cảm vì nhà nghèo Qua đâytôi cũng thấy tình cảm giữa bạn nhà nghèo và bạn khá giả gần gũi nhau hơn
5 Thành lập Đôi bạn học tập:
- Qua nắm được sức học của từng em, tôi lưu ý nhiều đến những emthuộc diện Trung bình, Yếu Tôi phân công một em Giỏi hoặc Khá kèm một emTrung bình hoặc Yếu và sắp xếp cho 2 em ngồi cùng một bàn Tôi hướng dẫn cho
em Giỏi, Khá cách kèm bạn học: Nhắc nhở bạn học bài, xem lại bài; trao đổi kinh
Trang 10nghiệm học tập; cách học bài dễ thuộc; cách vận dụng kiến thức đã học vào làmbài tập; hướng dẫn bạn làm bài tập hoặc củng cố kiến thức mà bạn chưa hiểu,…
- Bản thân GVCN thường xuyên lên lớp 10 phút đầu giờ, để kiểm tra tập
vở, bài làm ở nhà của những học sinh Trung bình, Yếu; xem cách thực hiện của đôibạn học tập như thế nào để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn
- Qua việc làm trên, tôi thấy tình cảm giữa thầy trò đã gắn bó nhau hơn.Những em Trung bình, Yếu thường hay nhút nhát, rụt rè nay không còn nữa mà trởnên mạnh dạn, tự tin hơn Từ đó các em càng ham thích đến lớp để hòa nhập vớibạn bè, việc học của các em ngày càng tiến bộ hơn
(đôi bạn cùng tiến)
6 Phổ biến nội quy Gặp gỡ những gia đình học sinh tự ý bỏ học:
- Ở tuần đầu tiên, tôi sinh hoạt với học sinh trong lớp rất kĩ về nội quy
nhà trường, trong đó có phần quy định: Học sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép Và ở lần họp phụ huynh học
sinh đầu năm, tôi cũng thông báo cho phụ huynh biết về quy định này và nhờ phụhuynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở
- Đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học ( vì cha mẹ đi làmkhông có ở nhà) , hết giờ dạy, tôi lập tức đến ngay nhà những em này gặp phụ Huynh hay điện thoại trực tiếp gặp phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân và trao đổicách khắc phục
- Chính nhờ thế mà những học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm chỉ nghỉ học 1ngày không phép thì đến hôm sau đi học lại bình thường, suốt nhiều năm liềnkhông có hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng
7 Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp:
- Trong tiết sinh hoạt cuối tuần, sau khi nghe các tổ trưởng báo cáo, tôi cholớp tuyên dương những tổ đạt duy trì sĩ số suốt cả tuần để làm gương cho lớp vàkhen những em có tiến bộ về mặt học tập để các em thấy nhiệm vụ học tập của
mình và “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Trang 11- Đối với những mặt học sinh còn hạn chế, tôi nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theohướng dẫn, uốn nắn cho các em để tuần sau các em thực hiện tốt hơn.
- Ngoài ra tôi còn nêu gương các anh, chị học sinh những năm trước dù đầunăm còn yếu kém nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng đến cuối năm cũng đã đạt loạiKhá, Giỏi để củng cố lòng tin nơi các em
8 Biện pháp tinh thần:
- Mỗi ngày bước vào lớp tôi đều quan sát cả lớp, thấy các em có mặt đầy đủ
là lòng tôi rất vui Nhất là những hôm thời tiết khắc nghiệt như: mưa, bão, …Những hôm ấy, tôi cho lớp hoan nghênh bằng một tràng pháo tay để động viênkhích lệ tinh thần các em Trong giờ dạy, tôi đầu tư soạn giảng phân hóa theo đốitượng học sinh sao cho phù hợp với trình độ mọi học sinh trong lớp - nhất là những
em Trung bình, Yếu nhằm kích thích học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài nhanhhơn
- Tôi cũng thật sự hòa nhập cùng các em trong giờ dạybộ môn của mình haytrò chơi của lớp, của trường tổ chức Đôi khi tôi đống vai là một người bạn, ngườianh, người chị để các em thoải mái hoạt động tốt không tạo áp lực
9 Lập sơ đồ tổ chức lớp học.
a Căn cứ để lập sơ đồ lớp:
- Sắp xếp chỗ ngồi: Trước hết hãy để cho các em quyền tự chọn chỗ ngồitheo ý thích, sau đó điều chỉnh dần dần, phân bố học sinh nam – nữ; học sinh giỏi –khá – trung bình – yếu rãi đều ở các tổ Tránh tình trạng xếp các em có cùngkhuyết điểm (cá biệt) ngồi cạnh nhau
- Qua tìm hiểu sơ lược, giáo viên chủ nhiệm tiến hành sắp xếp chỗ ngồi chohọc sinh (chú ý đến các học sinh có bệnh khuyết tật về mắt, tai…) Sau đó chiathành 4 tổ Lập sơ đồ chỗ ngồi thành 2 bản: tại lớp 1 bản, giáo viên lưu lại một bản
để tiện lợi cho việc theo dõi học sinh
- Căn cứ vào học lực của HS: HS yếu kém, chậm tiến ngồi trước; HS khá giỏingồi sau
- Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của HS: HS thấp trước, cao sau; HS mắt yếungồi gần bảng
Trang 12- Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau.
b Thành lập sơ đồ tổ chức lớp học của lớp 11CB2:
GVCN ĐOÀN T N HỘI P H H S LỚP TRƯỞNG LỚP PHÓ HỌC TẬP BT ĐOÀN LỚP Tổ trưởng. TỔ 1
Tổ trưởng. TỔ 2
Tổ trưởng. TỔ 3
Tổ trưởng. TỔ 4
BGH
Trang 13SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm
c: thành lập sơ đồ cơ cấu ban cán sự lớp.
BÍ THƯ CHI ĐOÀN LỚP
LỚP
TRƯỞNG
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
đỏ
o