1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH docx

7 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 149,66 KB

Nội dung

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH  I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU - Những năm học trước, tính đến cuối năm học số cháu trong nhà trẻ thu nhận vượt chỉ tiêu so với đầu năm. Cụ thể: Năm học 2001 - 2002 Đầu năm: học 200 cháu Cuối năm: học 243 cháu Nhưng thực chất số cháu nghỉ học giữa chừng có tới 3% hoặc 4% nên bắt buộc Ban chủ nhiệm phải nhận bổ sung nhiều đợt trong năm học. - Nhận trẻ bổ sung gây không ít khó khăn trong việc rèn nề nếp cho học sinh, năm học 2001- 2002 nghị quyết của nhà trẻ là tập trung vào công tác duy trì sĩ số, phấn đấu đến cuối năm học tỷ lệ chuyên cần của mỗi nhóm cô phụ trách phải đạt 98% - 100%. II. LÝ DO ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác duy trì sĩ số là công tác trọng tâm trong nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường duy trì sĩ số là cơ sở thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng nuôi dạy. Đặc thù riêng của nhà trẻ được phép nhận cháu bổ sung khi có cháu nghỉ học giữa chừng. Nhưng cũng có khó khăn riêng, nếu nhận bổ sung nhiều đợt sẽ làm ảnh hưởng đến việc rèn nề nếp học sinh. Để khắc phục một số nhược điểm tôi nghĩ cần một số biện pháp để thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh và tôi áp dụng những biện pháp sau: III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH + Biện pháp thứ nhất: Cô giáo luôn đảm bảo ngày giờ công. Cách tiến hành: Trước tình hình thực tế như thế tôi suy nghĩ mình phải làm thế nào để khi phụ huynh giao con cho cô giáo mà không thấy con khóc nữa và mỗi buổi sáng đòi đi nhà trẻ để phụ huynh tin tưởng và yên lòng. Muốn thực hiện điều kiện như thế bản thân tôi phải đảm bảo ngày giờ công, lúc nào phụ huynh vào lớp cũng thấy cô là yên lòng giao trẻ cho cô, sáng sớm tôi đi sớm để đón cháu và trả trẻ đến tận tay phụ huynh không còn cháu nào tôi mới về, để phụ huynh yên tâm hơn. Kết quả: Khi tôi thực hiện tốt việc đảm bảo ngày giờ công từ 2 đến 3 tuần phụ huynh thấy yên lòng và tin tưởng ở tôi để cho trẻ đi học đều hơn. + Biện pháp thứ hai: Cô giáo phải luôn gần gũi trẻ mọi lúc mọi nơi. Cách tiến hành: Ngay từ những ngày đầu cháu về vào nhà trẻ, tôi vui trẻ đón trẻ trên tay phụ huynh, cử chỉ của tôi luôn niềm nở, tạo cho trẻ những ấn tượng đẹp niềm tin khi trẻ xa cha mẹ. Tôi cố gắng dỗ dành cháu để cháu không khóc nhiều. Những lúc cháu khóc tôi tìm đủ mọi cách cho cháu mến tôi và phụ huynh yên lòng trao con cho tôi mà không khóc nữa. Sau đó tôi tìm mọi cách gần gũi cháu vào các giờ rãnh, như sau giờ học trò chuyện cùng cháu hay ca hát, kể chuyện cháu nghe và qua đó còn giáo dục lễ giáo cho cháu và giáo dục thẩm mỹ, để cháu mến mình hơn, vì việc đi học là điều kiện khó khăn với trẻ dưới 3 tuổi. Kết quả: Năm 2001 - 2002 tôi áp dụng biện pháp gần gủi với trẻ mọi lúc mọi nơi thì thời gian trẻ làm quen với cô giảm xuống từ 2 - 3 tuần. + Biện pháp thứ ba: Công tác duy trì sỉ số không chỉ áp dụng biện pháp đảm bảo ngày giờ công, cô luôn gần gũi cháu mọi lúc mọi nơi mà tôi còn thực hiện biện pháp củng cố và nâng cao chất lượng giảng dạy. Cách tiến hành: Nuôi: tôi cố gắng cho trẻ ăn hết suất và chú ý những trẻ thích ăn món này không ăn món kia, ăn cơm khô trước sau đó mới chan canh, tôi cố dụ cháu và tập cho cháu ăn dần dần cho đến hết suất. Trong giờ ngủ, nếu trời nóng nực thì tôi cố giữ cho cháu mát mẽ, như thay quần áo thoáng cho cháu, trời lạnh hoặc vào mùa đông tôi cố giữ ấm cho cháu, chăm sóc tốt, mỗi tháng từng cháu phải tăng cân để phụ huynh yên tâm. Dạy: Tôi chuẩn bị tốt giáo án, đồ dùng dạy học, đồ chơi thật tốt dể hấp dẫn thu hút cháu trong tiết học, khi tôi lên lớp trong giờ giảng dạy hoặc những giờ khác, cô phải có giọng ngọt ngào dịu dàng với các cháu gây những ấn tượng mà cháu khó quên như vậy cháu đi học mà không đòi ba mẹ nghỉ học nữa. Bên cạnh tôi còn dạy cháu về chuyên đề lễ giáo, dạy cho cháu biết chào không đợi cô nhắc, đi học về phải biết chào ông, bà, cha, mẹ, anh, chi đến nhà trẻ cháu biết chào cô v.v… cháu học tập có nề nếp tạo tâm lý tốt đối với gia đình phụ huynh học sinh những ngày thứ bảy phụ huynh cũng muốn gởi cháu vào nhà trẻ. Kết quả: Công tác củng cố nâng cao chất lượng nuôi dạy là nhân tố quyết định cho việc duy trì sĩ số học sinh ở nhà trẻ. + Biện pháp thứ tư: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Cách tiến hành: Công tác bảo vệ an toàn cho trẻ là những biện pháp quyết định duy trì sĩ số học sinh, mỗi khi cháu cào cấu là phụ huynh muốn cho cháu đi nhà trẻ khác, đến rút tiền ăn và xin nghỉ học vì cớ bà nội, ngoại đến chăm sóc v.v… thực ra trẻ được chăm sóc bảo đảm an toàn tuyệt đối thì phụ huynh mới yên tâm gởi cháu đi học thường xuyên. Vì thời gian cháu ở nhà trẻ nhiều hơn thời gian cháu ở với gia đình, công tác bảo vệ an toàn cho trẻ là hết sức quan trọng, cháu khỏe mạnh, sức khoẻ tốt thì phụ huynh yên tâm gởi cháu cho nhà trẻ, kết quả công tác duy trì sĩ số mới tốt. Kết quả: Trong năm học 2001 - 2002 trong nhóm tôi phụ trách không xảy ra một tai nạn nào đáng tiếc vì vậy công tác duy trì sĩ số đạt hiệu quả cao hơn. + Biện pháp thứ năm: Quan hệ tốt với phụ huynh học sinh. Cách tiến hành: Quan hệ tốt với phụ huynh học sinh ở nhà trẻ cô và phụ huynh có điều kiện gần gũi hơn các bậc học khác. Mỗi buổi sáng giờ đón trẻ phụ huynh trao cháu tận tay cô giáo, giờ trả trẻ cô giáo trả trẻ đến tận tay phụ huynh, cô luôn trao đổi tình hình học tập và nề nếp của cháu để phụ huynh yên tâm. Những ngày cháu bệnh nhẹ, ho cảm thông thường, phụ huynh cho cháu đi học nếu gởi thuốc nhờ cô cho cháu uống dùm thì tôi vui vẻ nhận lời ngay và uống theo giờ giấc quy định của Bác sĩ ghi phía ngoài gói thuốc. Mặt khác tôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày để báo lại cho phụ huynh theo dõi tiếp. Kết quả: Công tác phụ huynh tôi thực hiện tốt 100%, phụ huynh tin tưởng và yên tâm đưa cháu đến nhà trẻ có tác dụng tạo uy tín cho việc giáo dục toàn diện của cháu trong lớp và công tác duy trì sĩ số đạt kết quả cao. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Kết quả bước đầu: Năm học 2001 - 2002 học sinh nghỉ học không, tỷ lệ đạt 100%. 2. Kết quả đạt được: Sau thời gian áp dụng nhiều năm tôi đã thực hiện với những biện pháp trên và có cải tiến theo tình hình cụ thể. Kết quả cụ thể như sau: - Năm học: 1999 - 2000: sĩ số đạt 90% - Năm học: 2000 - 2001: sĩ số đạt 95% - Năm học: 2001 - 2002: sĩ số đạt 100% Công tác duy trì sĩ số học sinh đạt kết quả cao, đảm bảo chỉ tiêu và kế hoạch của nhà trẻ đề ra đầu năm học, công tác duy trì sĩ số đạt 100% có tác dụng hỗ trợ cho việc chuyên cần lớp tôi phụ trách thường xuyên đạt từ 95% - 100%. Năm học 2001 - 2002 tôi được nhà trẻ đánh giá thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh kết quả tốt. V. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG Tôi thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch của nhà trẻ đề ra đồng thời biết tranh thủ sự giúp đỡ của đồng chí chủ nhiệm và đồng chí phó chủ nhiệm phụ trách chuyên môn và phối hợp giữa phụ huynh học sinh nhằm hoàn thành tốt công tác duy trì sĩ số học sinh trong năm học 2001 - 2002 và những năm tiếp theo. VI. BÀI HỌC KINH NGHỆM CHO BẢN THÂN Qua việc làm trên tôi rút ra một số kinh nghiệm. - Thực hiện tốt quy chế chuyên môn biết vận dụng sáng tạo các nội dung chăm sóc và bảo vệ an toàn cho cháu. - Đối xử với các cháu phải công bằng. - Giáo viên phải có giọng ngọt ngào, dịu dàng, trìu mến và ân cần đối với trẻ. - Cần đầu tư nhiều về đồ dùng dạy học để thu hút trẻ. - Giáo viên phải vui vẻ đối với phụ huynh khi đón trẻ và trả trẻ. - Giáo viên phải chăm sóc cháu mọi lúc mọi nơi và trong các giờ học. - Có tinh thần cầu tiến, nâng cao phẩm chất đạo đức trong nghề nghiệp, tạo và giữ uy tín với phụ huynh học sinh, được phụ huynh học sinh tin yêu. VII. KẾT LUẬN Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ, tôi rút ra từ thực tế của công tác nuôi dạy trẻ từ năm học 1998 - 1999 cho đến nay. Tôi mong muốn các cấp lãnh đạo và chị em đồng nghiệp giúp tôi thêm về những biện pháp hữu hiệu hơn để duy trì sĩ số học sinh ở lứa tuổi nhà trẻ trong những năm kế đây có kết quả cao hơn. Long Xuyên, ngày 10 tháng 4 năm 2002 Người thực hiện Nguyễn Ngọc Thanh Nga . MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH  I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU - Những năm học trước, tính đến cuối năm học số cháu trong nhà trẻ thu nhận. cụ thể như sau: - Năm học: 1999 - 2000: sĩ số đạt 90% - Năm học: 2000 - 2001: sĩ số đạt 95% - Năm học: 2001 - 2002: sĩ số đạt 100% Công tác duy trì sĩ số học sinh đạt kết quả cao, đảm. huynh học sinh nhằm hoàn thành tốt công tác duy trì sĩ số học sinh trong năm học 2001 - 2002 và những năm tiếp theo. VI. BÀI HỌC KINH NGHỆM CHO BẢN THÂN Qua việc làm trên tôi rút ra một số kinh

Ngày đăng: 07/08/2014, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w