Đảng ta đã chủ trương Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác LêNin, đưa việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp v
Trang 1MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” Đảng, Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là
“ Quốc sách hàng đầu” với phương châm “ Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” đã thể hiện rõ vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Có tài mà không có đức chỉ là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Đảng ta đã chủ trương Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác LêNin, đưa việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, việc tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người là nhiệm vụ hàng đầu của thanh thiếu niên, học sinh
Như vậy với trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục, chúng ta hiểu được công tác giáo dục trong nhà trường nói chung đối với trường THCS nói riêng không đơn giản chỉ làm công việc “ Dạy chữ” mà còn chú ý đến “ Dạy người” tức là phải dạy đạo đức, tư cách làm người cho các em, là một cán bộ quản lý trường học tôi rất tâm đắc với điều này bởi đây cũng chính là nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vẻ vang của những người làm công việc “ Trồng người”
II/ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH HIỆN NAY.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương khoá VIII đã khẳng định:
“Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng có ý thức kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, có ý thức cộng đồng, phát huy tích cực của cá nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi,
có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng” vừa “ chuyên” như lời Bác Hồ đã dạy
Như vậy việc giáo dục đạo đức tư cách cho học sinh là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp, mọi người và toàn xã hội, trong nhà trường giáo dục đạo đức cho học sinh được lồng vào trong quá trình dạy học, trong môn giáo dục công dân, giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể để các em được rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của mình
Trang 2Nội dung giáo dục đạo đức cho các em cũng rất phong phú, nhiệm vụ của chúng ta là phải giáo dục các em: ở trong gia đình phải biết tôn kính ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, hoà thuận với anh em, ở ngoài xã hội phải biết “ Thương người như thể thương thân” biết xây dựng tình bạn cao đẹp sống trung thực, khiêm tốn không xa hoa lãng phí, không huyênh hoang tự phụ, có lòng yêu quê hương đất nước, biết rung động trước cái đẹp, có nhu cầu làm việc thiện, biết căm ghét điều ác, cái xấu
Giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời chúng ta phải giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục pháp luật… giúp các
em có nhận thức đúng đắn, biết phê phán và có khả năng đấu tranh với những hành vi sai trái, những biểu hiện tiêu cực lệch lạc về lối sống
Để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu của công tác giáo dục đạo đức học sinh, đòi hỏi giáo viên phải thực sự là “ Tấm gương sáng” về mọi mặt cho học sinh noi theo Nhà trường phải có những biện pháp giáo dục phù hợp, phải đảm bảo tốt mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội
III/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH :
Đất nước ta đang trên con đường phát triển và hội nhập với thế giới, nền kinh tế của đất nước đang có bước phát triển vượt bậc, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân được nâng lên, công tác giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo thường xuyên Đối với ngành giáo dục, chúng ta đang tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động “ Hai không” với bốn nội dung; Cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương
tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhìn chung trong các nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về việc giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục học sinh đang ngày càng được cải thiện và nâng cao
Tuy nhiên do mặt trái của cơ chế thị trường và do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan đã có tác động xấu ảnh hưởng không ít đến vấn đề đạo đức học sinh trong nhà trường nói chung, học sinh trung học cơ sớ nói riêng, cụ thể là:
+ Trong gia đình:
Một số gia đình bố mẹ vì quá lo toan đến việc phát triển kinh tế không còn thời gian quan tâm, chăm lo đến việc học tập, sự trưởng thành của con cái, có gia đình thì quá chiều chuộng con sẵn sàng đáp ứng mọi đòi hỏi, yêu cầu của chúng, lại có gia đình cha mẹ sống không gương mẫu … tất cả những trường hợp này thường hay buông lỏng việc giáo dục con cái, phó mặc cho nhà trường và xã hội
+ Về phía nhà trường:
Những năm gần đây còn nặng về “bệnh thành tích”, mặt khác do sức nặng của việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, nhiều giáo viên trong các tiết lên lớp
họ chỉ lo làm sao truyền thụ kiến thức nội dung bài dạy vì sợ dạy không đủ thời gian,
Trang 3không hết kiến thức của bài học nên không chú ý dành thời gian để tâm sự, trò chuyện, trao đổi với các em học sinh về cách ứng xử hàng ngày, những điều mà các
em muốn được nghe, được biết, được hướng dẫn chỉ bảo Rồi tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, có lúc, có nơi xảy ra hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo làm cho
uy tín người thầy bị sa sút, nó đã tác động ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của học sinh
và không ít phụ huynh
+ Về xã hội:
Trong thời kỳ “ Mở cửa hội nhập” bên cạnh những cơ hội, điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế thì những tư tưởng văn hoá xấu, ngoại lai Có cơ hội xâm nhập, bởi thế xuất hiện không ít những hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống hưởng thụ thực dụng, phạm pháp… đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh, các tệ nạn xã hội đã và đang có dấu hiệu xâm nhập vào trường học làm ảnh hưởng nhiều đến đạo đức học sinh,
Bên cạnh đó, các thế lực phản động đang tìm mọi cách chống phá cách mạng XHCN ở việt nam, với âm mưu “ Diễn biến hoà bình” lợi dụng tự do dân chủ, dân quyền, dân tộc, tôn giáo để kích động, lôi kéo làm mất an ninh trật tự xã hội, tác động không ít đến thanh niên học sinh, trách nhiệm của nhà trường là phải giáo dục các em để các em nhận thức được âm mưu thâm độc của kẻ thù, không ngừng nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù, vì vậy cần phải tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức cho học sinh.Đây là vấn đề cấp thiết cần phải quan tâm thường xuyên trong giai đoạn hiện nay
IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH.
1/ Biện pháp 1.
- Trước hết Hiệu trưởng phải làm cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhận thức được yêu cầu, nội dung, biện pháp giáo dục đạo đức học sinh, muốn làm được việc này, hàng năm nhà trường mà người đứng đầu là Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho tất cả các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức học sinh kể cả trong và ngoài nhà trường Quán triệt đầy đủ, kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước các quy định, hướng dẫn của ngành về công tác Giáo dục đạo đức cho học sinh
- Thông qua giáo viên chủ nhiệm để truyền đạt đến học sinh những quy định cụ thể thể về tiêu chí thi đua, khen thưởng, kỷ luật
- Có kế hoạch phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà trường
- Triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động “ Dân chủ, kỷ cương tình thương
trách nhiệm” Cuộc vận động “ Hai không”; “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học
và sang tạo”, Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Trang 4nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, để mỗi thầy giáo cô giáo tự rèn luyện, hoàn thiện mình, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
2/ Biện pháp 2:Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh
Muốn làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh thì hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm sát thực tế địa phương và đúng yêu cầu mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng Phải nắm bắt đánh giá đúng hoàn cảnh, đặc điểm công tác giáo dục đạo đức trong năm học mới, khái quát tình hình giáo dục đạo đức trong năm học trước, thực trạng tư tưởng đạo đức của học sinh trong từng năm, xác định rõ những yếu tố khó khăn, thuận lợi có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, từ đó xác định đúng yêu cầu trọng tâm của công tác giáo dục đạo đức trong năm học mới đặc biệt chú ý đến các đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, học sinh cá biệt, căn cứ tình hình nhà trường để chọn lựa biện pháp giáo dục cho phù hợp
3/ Biện pháp 3: Phát huy trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong công tác giáo dục đạo đức học sinh nói chung, học sinh cá biệt nói riêng
a Đối với Giáo viên chủ nhiệm:
Là người trực tiếp thay nhà trường giáo dục học sinh, thường xuyên gần gũi với các em trong mọi hoạt động giáo dục, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải là người tâm huyết với nghề, có phương pháp chủ nhiệm tốt, phải xây dựng được kế hoạch hợp lý, toàn diện, đặc biệt là phải thực sự yêu thương các em, biết thông cảm, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự, khuyên bảo các em tạo cho các em có niềm tin, động lực phấn đấu, đồng thời không được dễ dãi mà cần có sự nghiêm khắc, có thái độ cương quyết, rõ ràng, dứt khoát
Hình ảnh của giáo viên có ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh vì thế giáo viên chủ nhiệm không những phải có năng lực chuyên môn vững vàng mà còn phải chuẩn mực về tác phong, tư cách đạo đức, chuẩn mực từ lời nói, cách ăn mặc, ứng xử…
b Đối với Giáo viên bộ môn:
Phải có lòng nhiệt tình, thân thiện, gần gũi với học sinh, chú ý đến từng đối tượng học sinh, tận tình giúp đỡ các em trong từng tiết học
Ngoài việc tích cực đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, Giáo viên bộ môn cần phải chú trọng yêu cầu lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh trong giờ học, môn học nhằm trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản về đạo đức lối sống, về quyền và nghĩa vụ của công dân để từ đó các em có thái độ, động cơ đúng đắn trong học tập và rèn luyện và trong mọi quan hệ đối xử
4/ Biện pháp 4: Phối hợp tốt giữa nhà trường với các đoàn thể gia đình, các
tổ chức chính trị xã hội.
Trang 5Đây là biện pháp giáo dục tổng quát được vận dụng, quán triệt trong tất cả các hoạt động giáo dục của nhà trường, học sinh không chỉ trưởng thành một cách thuận lợi trong nhà trường mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía gia đình và xã hôi, do đó phải tạo ra được môi trường giáo dục giữa nhà trường- gia đinh- xã hội
a Đối với nhà trường:
Nhà trường giữ vai trò chủ đạo, việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua giảng dạy các môn văn hoá và qua các hoạt động giáo dục khác, hiệu trưởng cần phải chỉ đạo thông qua tổ chuyên môn, tăng cường công tác kiểm tra, thăm lớp dự giờ, đặt yêu cầu giáo dục đạo đức thành tiêu chuẩn công tác của giáo viên chủ nhiệm
Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường ( Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh Thông qua hoạt động đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền tổ chức thực hiện các phong trào thi đua và các hoạt động giáo dục đạo đức nhằm thu hút các em tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, đền
ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn … để giáo dục các em về lòng nhân ái, truyền thống, đạo lý dân tộc Việt Nam
b Đối với gia đình:
Cần phải là tấm gương tốt cho con cháu học tập, gia đình phải biết răn dạy con
em mình ngoan ngoãn, lễ phép, hiếu thảo, biết kính trọng ông bà, bố mẹ, chấp hành tốt nội quy nhà trường, các chủ trương của Đảng, Pháp luật Nhà nước, phải thường xuyên phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường để kịp thời nắm bắt thông tin, quản lý tốt việc rèn luyện đạo đức và học tập của con em mình
c Đối với các tổ chức chính trị xã hội:
Nhà trường cần chú trọng xây dựng mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn, tham mưu đưa công tác giáo dục đạo đức vào tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá, thôn, buôn văn hoá
Kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh
5/ Biện pháp 5: kiểm tra , xử lý đánh giá công tác giáo dục học sinh
a Công tác kiểm tra:
Phải thực hiện thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá đúng, kịp thời biểu dương khen thưởng những học sinh có ý thức đạo đức tốt, tấm gương tiêu biểu, khuyến khích những em có nhiều cố gắng vươn lên, đồng thời ngăn chặn, phê bình những hành vi sai trái, vi phạm kỷ luật …
Đối với học sinh cá biệt cần quan tâm thường xuyên theo dõi, kết hợp tốt giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp, có biện pháp kiên quyết cứng rắn nhưng cũng cần có sự gần gũi, hiểu biết hoàn cảnh, động viên tạo niềm tin để các em sửa chữa khuyết điểm
Trang 6b Công tác xử lý:
Phải kịp thời, chính xác công bằng, đúng quy trình, lấy giáo dục làm chính, không chỉ xử lý những sai trái của học sinh mà cần phải uốn nắn, định hướng để các
em khắc phục khuyết điểm, nhưng có lúc cũng cần phải có những hình thức xử lý kỷ luật kiên quyết thích hợp để đảm bảo kỷ cương, pháp luật đối với những học sinh vi phạm
Sau khi xử lý học sinh vi phạm thì nhà trường, giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi, phối hợp với gia đình và xã hội tạo điều kiện cho học sinh sửa chữa, tiến bộ
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý về giáo dục đạo đức học sinh, bản thân tôi đã đúc rút được qua quá trình công tác tại đơn vị cơ sở, tôi thấy rằng các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh như đã nêu rất phù hợp với thực tế trường học, nhất là bậc trung học cơ sở
V/ KẾT LUẬN.
Công tác giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó giáo dục ở nhà trường là rât quan trọng Để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh, nhiệm vụ của nhà trường chúng ta, trực tiếp là Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch cụ thể, nội quy học sinh, nội quy cơ quan đơn vị, đồng thời phát huy cao vai trò trách nhiệm, nâng cao đạo đức uy tín người thầy, nâng cao hiệu quả cuộc
vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện nghiêm
túc Cuộc vận động “ Hai không với bốn nội dung” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Đây chính là vinh dự, là trách nhiệm cho mỗi thầy cô giáo chúng ta nói riêng và ngành giáo dục nói chung
Hoà hiệp, ngày 05 tháng 03 năm 2009.
Người viết
Hoàng Thị Minh Điệp