1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam

109 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Trong đó, thị trường chứng khoán TTCK là một bộ phậnquan trọng của thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động nguồn vốn trong xãhội tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và C

Trang 1

P H ẠM T H Ị M I N H H U E Ä

LUẬ N V Ă N TH ẠC SĨ KINH TẾ

TP H Ồ CH Í M INH – NĂ M 2 0 1 1

Trang 2

P H ẠM T H Ị M I N H H U E Ä

Chuyê n ngà nh: Kinh tế Tà i chính – Ngâ n hà ng

LUẬ N V Ă N TH ẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜ I H ƯỚ NG DẪ N KH OA H ỌC

TS NGUYỄ N V Ă N LƯƠNG

TP H Ồ CH Í M INH – NĂ M 2 0 1 1

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 1

TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ 1

1.1 TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ 1

1.1.1 Khái niệm: 1

1.1.1.1 Khái niệm quỹ đầu tư: 1

1.1.1.2 Khái niệm công ty quản lý quỹ: 1

1.1.2 Các rủi ro trong hoạt động của Quỹ đầu tư: 2

1.1.3 Vai trò và sự cần thiết của quỹ đầu tư đối với sự phát triển nền kinh tế: 4 1.2 CÁC LOẠI QUỸ ĐẦU TƯ 7

1.2.1 Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn: 7

1.2.1.1 Quỹ đầu tư dạng đóng (Closed – end funds): 7

1.2.1.2 Quỹ đầu tư dạng mở (Open end funds): 8

1.2.2 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức – điều hành: 10

1.2.2.1 Quỹ đầu tư dạng công ty: 10

1.2.2.2 Quỹ đầu tư dạng tín thác (quỹ đầu tư dạng hợp đồng): 11

1.2.3 Căn cứ vào nguồn vốn huy động: 11

1.2.3.1 Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ đại chúng): 11

1.2.3.2 Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên): 12

1.2.4 Căn cứ vào đối tượng đầu tư: 13

1.2.4.1 Quỹ đầu tư cổ phiếu (stock fund): 13

1.2.4.2 Quỹ đầu tư trái phiếu và thu nhập (bond and income fund): 14

1.2.4.3 Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ (money market fund): 15

1.2.4.4 Một số dạng Quỹ khác: 15

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ 15

1.3.1 Cơ cấu tổ chức: 15

1.3.2 Hoạt động của quỹ đầu tư: 17

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUỸ ĐẦU TƯ 21

Trang 4

1.5 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 22

1.5.1 Hoạt động của các quỹ đầu tư trên thế giới: 22

1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam: 24

CHƯƠNG 2 27

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM (2005-2011) 27

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 27

2.1.1 Khái quát về TTCK Việt Nam hiện nay: 27

2.1.2 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam (2005-2011): 29

2.1.2.1 Quy mô vốn của các quỹ đầu tư thành lập tại Việt Nam: 29

2.1.2.2 Thực trạng huy động vốn: 30

2.1.2.3 Thực trạng đầu tư: 31

2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM (2005-2011) 45

2.2.1 Kết quả đạt được: 45

2.2.2 Những tồn tại – hạn chế: 46

2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại – hạn chế: 49

2.2.3.1 Các nhân tố chủ quan: 49

2.2.3.2 Môi trường kinh tế - tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới: 52 2.2.3.3 Môi trường pháp lý: 53

2.2.3.4 Môi trường vĩ mô: 56

2.2.3.5 Môi trường kinh doanh : 59

CHƯƠNG 3 62

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 62

3.1 TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 62

Trang 5

3.1.1 Tiềm năng phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam: 62

3.1.2 Định hướng phát triển: 66

3.1.2.1 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 -2020: 66

3.1.2.2 Định hướng phát triển hoạt động quỹ đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020: 68

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020 68

3.2.1 Giải pháp phát triển TTCK giai đoạn 2012-2020: 69

3.2.2 Giải pháp từ phía công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư: 70

3.2.2.1 Công ty quản lý quỹ: 70

3.2.2.2 Quỹ đầu tư: 72

3.2.3 Giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước: 74

3.2.4 Giải pháp về phía nhà đầu tư: 82

3.2.5 Giải pháp từ phía bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: 82

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Mức giảm NAV của 5 quỹ đại chúng niêm yết năm 2010 40Bảng 2.2: Các dự án lớn của Quỹ bất động sản VinaLand 42Bảng 2.3: Số lượng Công ty Quản lý quỹ và quỹ đầu tư tại TTCK Việt Nam 46Bảng 2.4: Thống kê quy mô vốn điều lệ các công ty quản lý quỹ Việt Nam tính đếnthời điểm 30/6/2011 49Bảng 2.5: Các quỹ đầu tư do Công ty Cổ phần QLQ đầu tư MB quản lý 51Bảng 2.6: So sánh tăng/ giảm của các chỉ số chứng khoán trong khu vực 57

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của quỹ đầu tư 16

Hình 2.1: Biến động NAV Quỹ Tầm nhìn SSI từ 31/12/2007 đến 31/3/2011 31

Hình 2.2: Diễn biến chỉ số VN-Index từ tháng 29/6/2007 đến tháng 31/3/2011 32

Hình 2.3: Tăng trưởng NAV lũy kế từ khi hoạt động của Quỹ tầm nhìn SSI 32

so với chỉ số VN-Index đến thời điểm ngày 31/3/2011 32

Hình 2.4: Tỷ lệ %/NAV các danh mục đầu tư của Quỹ Tầm nhìn SSI 33

Hình 2.5: Biểu đồ tăng trưởng NAV theo năm (%) từ khi hoạt động của VF1 so với VN-Index và HN-Index (20/5/2004 = 0) 34

Hình 2.6: Tỷ lệ chiết khấu giữa NAV và thị giá CCQ VF1 35

Hình 2.7: Cơ cấu danh mục đầu tư của Quỹ VF1 năm 2009, năm 2010 35

Hình 2.8: Cơ cấu danh mục của Quỹ bất động sản VinaLand thời điểm 31/12/2010 42

Hình 3: So sánh tăng trưởng GDP bình quân đầu người, 1990 - 2009 62

Trang 9

Tăng trưởng nhanh và bền vững là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi quốc gia.Tuy nhiên, nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững, nhất thiết phải cónhiều vốn đầu tư Nhưng làm thế nào để các tổ chức hay cá nhân đang nắm giữnhững nguồn vốn nhàn rỗi và các doanh nghiệp đang có ý tưởng kinh doanh khả thi

có thể gặp và hợp tác với nhau, cùng tìm cơ hội kinh doanh có lợi nhất Thị trườngtài chính ra đời chính là đáp ứng nhu cầu cần những chiếc “cầu nối” giữa người cóvốn và người cần vốn Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗiđược huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế

Thị trường tài chính, căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, bao gồm: thịtrường tiền tệ - đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn và thị trường vốn – đáp ứng nhucầu vốn trung và dài hạn Trong đó, thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phậnquan trọng của thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động nguồn vốn trong xãhội tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sảnxuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư Cùng với sự phát triển đa dạngcủa các định chế tài chính trung gian, thị trường đã hình thành và phát triển một địnhchế giúp các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ có nhu cầu đầu tư nhưngkhông có điều kiện trực tiếp tham gia đầu tư, thực hiện những khoản đầu tư tốt nhấtvào thị trường, đó là quỹ đầu tư Mặc dù có trình độ phát triển khác nhau giữa cácnước, quỹ đầu tư đã và đang trở thành một kênh huy động vốn đầu tư quan trọng chonền kinh tế, các quỹ đầu tư không ngừng ra đời và phát triển để đáp ứng nhu cầungày càng gia tăng của các nhà đầu tư cũng như góp phần làm tăng tính ổn định choTTCK Với những lợi ích tiềm tàng có thể mang lại cho các nhà đầu tư cá nhân và tổchức, cũng như khả năng đóng góp vào sự phát triển của TTCK, quỹ đầu tư thật sựđang đứng trước một cơ hội phát triển to lớn

TTCK Việt Nam được hình thành trong bối cảnh cải cách kinh tế toàn diện và

xu hướng hội nhập Trong quá trình phát triển, TTCK Việt Nam đang phải đối mặtvới rất nhiều thách thức cơ bản, trong đó, đa số các nhà đầu tư lại là những chủ thể

Trang 10

đóng vai trò tạo lập và dẫn dắt thị trường, đồng thời là lực lượng nền tảng giúp chothị trường vận hành đúng quy luật, chuyên nghiệp hơn và hạn chế rủi ro, hướng tới

sự phát triển bền vững

Vì vậy, Phát triển hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam là sự cần thiết

và xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế xây dựng thành công sựnghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam

2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của Đề tài:

- Mục tiêu nghiên cứu: tìm ra hướng đi nào phù hợp nhất cho hoạt động của

các quỹ đầu tư tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: tập trung vào các quỹ đầu tư nội địa và

các quỹ nước ngoài đã đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là các quỹ đang hoạtđộng trong giai đoạn (2005-2011)

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tôi sử dụng những phương phápnghiên cứu khác nhau, trong đó, phương pháp chủ yếu được sử dụng làphương pháp phân tích nhằm làm rõ những hạn chế - tồn tại trong thực trạnghoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay Ngoài ra, phương pháp

so sánh cũng được sử dụng để so sánh hình thức quỹ đóng – quỹ mở, so sánhmột số quy định pháp lý của Việt Nam với thông lệ quốc tế Phương phápthống kê được sử dụng để làm rõ hơn một số nội dung của Đề tài

+ Nguồn dữ liệu: trong nghiên cứu này, tôi sử dụng phần lớn cácnguồn dữ liệu thứ cấp – tức là những dữ liệu trong quá khứ Những dữ liệunày sẽ được sử dụng chủ yếu trong Chương 1 và Chương 2 của Luận văn, baogồm các tài liệu lý thuyết từ các tác giả trong, ngoài nước và các dữ liệutrong, ngoài nước từ các tài liệu chuyên môn, báo chí, website…

Trang 11

“Nghiên cứu hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam” phù hợp với bốicảnh thực tiễn của nước ta hiện nay khi mà nguồn tiết kiệm trong dân cư tương đốidồi dào nhưng chưa được tận dụng triệt để, trong khi để đầu tư cho phát triển đấtnước, ta đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp hayviện trợ ODA từ nước ngoài.

4 Kết cấu của Luận văn:

Nội dung của Luận văn gồm 03 chương:

- Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư và hoạt động của quỹ đầu tư, Chương

này đưa ra cái nhìn tổng quan về quỹ đầu tư, phân loại, cơ cấu và tổ chức hoạt độngcủa quỹ đầu tư, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển quỹ đầu tư và hoạt động củacác quỹ đầu tư ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho ViệtNam

- Chương 2: Thực trạng về hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam, phân

tích thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư nhằm đánh giá về kết quả đạt được vànhững tồn tại – hạn chế, từ đó tìm ra nguyên nhân của những tồn tại – hạn chế dựatheo các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động của các quỹ đầu tư đã đưa tạiChương 1

- Chương 3: Định hướng và giải pháp mở rộng hoạt động của các quỹ đầu tư

tại Việt Nam, nội dung Chương nhằm đánh giá tiềm năng, đưa ra định hướng và giảipháp ở tầm vĩ mô và vi mô để phát triển hoạt động của các quỹ đầu tư ở nước ta

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ1.1 TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ

1.1.1 Khái niệm:

1.1.1.1 Khái niệm quỹ đầu tư:

Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định: “Quỹ đầu tưchứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợinhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bấtđộng sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc raquyết định đầu tư của quỹ”

Quỹ đầu tư là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp do các nhà đầu tư cùng gópvốn Từ những khoản tiền tiết kiệm, nhàn rỗi phân tán trong dân chúng được tậptrung lại thành các nguồn vốn lớn cho các nhà chuyên nghiệp sử dụng trong lĩnh vựcđầu tư kiếm lời và phân chia cổ tức cho các cổ đông góp vốn Các khoản tiền tiếtkiệm này thay vì được các nhà đầu tư tự đầu tư riêng lẻ thì lại được góp vào quỹ đầu

tư để thực hiện việc đầu tư tập thể (Giáo trình thị trường chứng khoán – PGS.TS Bùi Kim Yến – Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM)

Tất cả các quỹ đầu tư đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công tyquản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các cơ quan thẩm quyền khác

1.1.1.2 Khái niệm công ty quản lý quỹ:

Công ty quản lý quỹ (QLQ) là một loại hình tổ chức trung gian tài chính,chuyên thành lập và quản lý các quỹ đầu tư, phục vụ nhu cầu đầu tư trung và dài hạncủa công chúng

Theo khái niệm về công ty QLQ đầu tư (Fund Management) tại TTCK Mỹ,công ty QLQ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư Các quỹđầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần Công ty đầu tư sửdụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư để quyết định loại chứng khoánnào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ Người QLQ đuợc toàn quyền quản lý danhmục đầu tư, mua bán chứng khoán phù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ

Trang 13

Ở Việt Nam, theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty QLQ (Banhành kèm theo Quyết định số 35/ 2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Trưởng BộTài chính): “Công ty QLQ, là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung cấpdịch vụ QLQ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Ngoại trừCông ty QLQ được cấp phép, các tổ chức kinh tế khác không được cung cấp dịch vụQLQ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư”.

Theo nội dung của Quy chế thì công ty QLQ và quỹ đầu tư chứng khoán làhai thực thể được cơ cấu và tổ chức khác nhau Về nguyên tắc, công ty QLQ cùnglúc có thể khai sinh và quản lý nhiều quỹ độc lập nhau Đồng thời có sự độc lập cả

về tài sản, các nghĩa vụ tài chính giữa công ty QLQ và một quỹ đầu tư nào đó.Người điều hành quỹ là người được công ty QLQ chỉ định để trực tiếp điều hànhhoạt động của một quỹ Trong khi công ty QLQ được tổ chức và hoạt động như mộtdoanh nghiệp, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có hội đồng quản trị và hệ thống hànhchính nhân sự… thì quỹ đầu tư là một tập hợp có điều lệ và tài sản độc lập nhưngkhông có bộ máy điều hành riêng gắn trực tiếp với nó Quỹ đầu tư không có phápnhân mà chỉ có “đại hội những người đầu tư” do công ty QLQ hoặc ngân hàng giámsát triệu tập có điều kiện và tùy thuộc vào tình huống được nêu trong Quy chế

1.1.2 Các rủi ro trong hoạt động của Quỹ đầu tư:

Là một hình thức đầu tư nên việc đầu tư qua Quỹ cũng chứa đựng các rủi ro:

Rủi ro thị trường: Rủi ro này phát sinh khi các thị trường tài sản mà quỹ đầu

tư có sự suy giảm từng phần hay toàn bộ trong một khoảng thời gian Rủi ro nàythuộc rủi ro mang tính hệ thống nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty QLQ

Rủi ro lãi suất: Chứng chỉ quỹ (CCQ) đầu tư cũng là một công cụ đầu tư nên

bị ảnh hưởng bởi yếu tố lãi suất Lãi suất làm chi phí đầu vào các doanh nghiệp tăng,mức lãi suất mong đợi tăng sẽ làm giảm giá trị cổ phiếu, giảm giá CCQ cũng nhưgiá trị đầu tư vào trái phiếu và ngược lại

Rủi ro lạm phát: Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất danh

nghĩa do đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và CCQ đầu tư Rủi ro về lạm phát ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào,

Trang 14

do vậy sẽ ảnh hưởng kết quả lợi nhuận , ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp vàkhoản đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp.

Rủi ro mất khả năng thanh toán của tổ chức phát hành trái phiếu/công

cụ nợ: Rủi ro mất khả năng thanh toán có thể xảy ra đối với các tổ chức phát hành

trái phiếu hoặc công cụ nợ khác nếu có các khoản đầu tư của quỹ Rủi ro này phátsinh khi các bên phát hành công cụ nợ mất khả năng thanh toán lãi suất hoặc tiềngốc đối với các khoản vay

Rủi ro thiếu tính thanh khoản: Quỹ dành phần lớn tổng tài sản đầu tư vào

các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tư nhân cổ phần hóa Các khoản đầu tư nàychỉ có tính thanh khoản cao khi cổ phiếu này có khả năng được giao dịch trênTTCK Phần lớn những DNNN sẽ được niêm yết sau khi cổ phần hóa theo quy địnhcủa Nhà nước, tuy nhiên khoảng thời gian giữa việc cổ phần hóa và niêm yết là yếu

tố khách quan mà công ty QLQ khó có thể chủ động được

Rủi ro pháp lý: Các hoạt động chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán và

TTCK được Chính phủ điều chỉnh trong các văn bản pháp lý ban hành vào năm

1998 Năm 2006, trước sự bùng nổ của TTCK và việc Việt Nam gia nhập WTO,nhiều văn bản pháp lý về TTCK đã được Chính phủ ban hành như Luật chứngkhoán, các nghị định hướng dẫn, quy chế hoạt động Tuy nhiên, vẫn còn tồn tạinhững rủi ro nhất định liên quan đến yếu tố pháp lý như: sự phù hợp với các cam kếtkhi Việt Nam gia nhập WTO, các quy định về thuế đối với các nhà đầu tư trong lĩnhvực tài chính, ngân hàng và chứng khoán, chế độ kế toán QLQ, các chính sáchkhuyến khích đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán và tài chính chưa đủ mạnh để cóthể thu hút nhiều hơn các khoản vốn nhàn rỗi trong công chúng vào nền kinh tế

Rủi ro xung đột lợi ích: Công ty QLQ cũng sẽ gặp phải những xung đột nhất

định về lợi ích giữa các quỹ đầu tư và các sản phẩm tài chính khác do công ty QLQđiều hành Rủi ro này thuộc dạng rủi ro không hệ thống, có thể kiểm soát được

Rủi ro về tiến độ giải ngân: Quá trình phân bổ tài sản của quỹ vào các công

ty đã niêm yết hoặc chưa niêm yết sẽ phụ thuộc nhiều vào tiến độ thực hiện của cổ

Trang 15

phần hóa, quyết định chấp thuận được niêm yết của các công ty theo chính sách củaChính phủ và Nhà nước.

Rủi ro giảm sút giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ: Rủi ro này phát sinh

chủ yếu do sự giảm giá của các loại cổ phiếu trên thị trường phi tập trung (OTC) và

cổ phiếu niêm yết trên TTCK mà Quỹ đầu tư Khi đó, NAV của Quỹ sẽ bị giảm sút

và ảnh hưởng trực tiếp đến thị giá của CCQ trên thị trường

1.1.3 Vai trò và sự cần thiết của quỹ đầu tư đối với sự phát triển nền kinh tế:

Là một trong các định chế trung gian tài chính phi ngân hàng, Quỹ đầu tư cónhiều điểm nổi bật so với các trung gian tài chính khác với vai trò:

Huy động vốn cho phát triển kinh tế:

- Để phát triển bền vững rất cần những nguồn vốn trung và dài hạn Quỹ đầu

tư tạo ra hàng loạt các kênh huy động vốn phù hợp với nhu cầu của cả người đầu tưlẫn người nhận đầu tư nhằm chuyển vốn từ tiết kiệm vào đầu tư Các nguồn vốnnhàn rỗi riêng lẻ trong công chúng do vậy sẽ được tập trung lại thành một nguồn vốnkhổng lồ, thông qua Quỹ đầu tư sẽ được đầu tư vào các dự án dài hạn, đảm bảo đượcnguồn vốn phát triển vững chắc cho cả khu vực tư nhân lẫn khu vực Nhà nước

- Không những thế, các quỹ đầu tư còn khuyến khích được dòng chảy vốnnước ngoài Đối với luồng vốn gián tiếp, việc đầu tư vào Quỹ sẽ loại bỏ các hạn chế

về giao dịch mua bán chứng khoán trực tiếp, kiến thức và thông tin về chứng khoáncũng như giảm thiểu các chi phí đầu tư Đối với luồng vốn đầu tư trực tiếp, Quỹ đầu

tư góp phần thúc đẩy các dự án bằng cách tham gia góp vốn vào các liên doanh haymua lại một phần vốn của bên đối tác, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trongviệc thu hồi vốn cũng như tăng cường sức mạnh trong nước ở các liên doanh

Bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư:

- Đa dạng hoá danh mục đầu tư – giảm thiểu rủi ro: Việc phân tán rủi ro đối

với một khoản tiền khiêm tốn sẽ vấp phải vấn đề trị giá của các chứng khoán trongdanh mục đầu tư hay độ lớn của các dự án, nhất là các chứng khoán được niêm yếttrên sở giao dịch thường được giao dịch theo lô chẵn Tập hợp được vốn của nhiềunhà đầu tư, quỹ đầu tư có quy mô đủ lớn để có thể đầu tư vào nhiều ngành nghề,

Trang 16

nhiều khu vực địa lý và nhiều công ty khác nhau Như vậy, tham gia vào quỹ đầu

tư, nhà đầu tư có thể gián tiếp đa dạng hóa đầu tư của mình để giảm thiểu rủi ro trên

cơ sở phân tán đầu tư và tăng hiệu quả đầu tư

Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư duy trì được sự tăng trưởng tốt ngay cảkhi có một vài hạng mục hay loại tài sản trong danh mục bị giảm giá, còn các hạngmục hay tài sản khác lại tăng giá hơn mức mong đợi, tạo ra sự cân bằng cho danhmục Bởi vì với những đặc điểm hoạt động của các ngành nghề khác nhau sẽ có chu

kỳ tăng trưởng và suy thoái khác nhau, việc đầu tư vào nhiều những hạng mục haynhiều loại tài sản giúp cho mức lợi nhuận của danh mục luôn ở mức cân bằng

Công ty QLQ sẽ giới thiệu nhiều loại quỹ khác nhau để nhà đầu tư có thể lựachọn phù hợp với mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của mình

- Tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý và đầu tư: Quỹ đầu tư được quản lý

bởi các chuyên gia đầu tư chuyên nghiệp, nhân viên có trình độ và kiến thức chuyênsâu được lựa chọn và sàng lọc, sẽ thay mặt nhà đầu tư hoạch định và thực hiện mộtcách có kỷ luật các chiến lược đầu tư năng động cùng với nguồn thông tin đa dạng

sẽ đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với nhà đầu tư riêng lẻ

- Giảm thiểu chi phí do lợi ích về quy mô: Các chi phí về thông tin, chi phí

hành chính, trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư riêng lẻ sẽ giảm thiểu khi được xử lýtập trung Quỹ với tư cách là nhà đầu tư lớn luôn nhận được các ưu đãi về chi phígiao dịch cũng như có lợi thế hơn trong việc tiếp cận với các dự án đầu tư

- Tăng tính thanh khoản cho tài sản đầu tư: Việc chuyển đổi tài sản thành

tiền mặt với chi phí thấp nhất trong thời gian ngắn nhất luôn là tiêu chí hàng đầu đốivới mỗi nhà đầu tư CCQ đầu tư chính là một loại chứng khoán, do vậy, người đầu

tư hoàn toàn có thể mua bán nó trên TTCK hoặc bán lại cho bản thân Quỹ (nếu làQuỹ đầu tư dạng mở)

- Thuận tiện cho người đầu tư: Người đầu tư có thể mua hoặc bán CCQ đầu

tư trực tiếp hoặc thông qua môi giới, trung gian Các nhà đầu tư có thể thoả thuậnvới Quỹ để tái đầu tư tự động hoặc phân chia lợi nhuận theo từng thời kỳ Nhà đầu

tư còn được Quỹ cung cấp các dịch vụ như thông tin và tư vấn

Trang 17

- An tâm vì quyền lợi của nhà đầu tư luôn được bảo vệ: mỗi quỹ đầu tư đều

được giám sát bởi một ngân hàng độc lập với công ty QLQ Ngoài việc lưu giữ toàn

bộ tài sản của quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thườngxuyên để đảm bảo hoạt động của công ty QLQ là phù hợp với quy định của phápluật và Điều lệ quỹ

- Tăng tính minh bạch trong quản lý và đầu tư: Các nhà đầu tư có thể theo

dõi tình trạng khoản đầu tư của mình do kết quả hoạt động đầu tư và chi phí của quỹđược báo cáo đầy đủ và thường xuyên Bên cạnh đó, nhà đầu tư có quyền tham giaĐại hội các nhà đầu tư và bầu Ban đại diện quỹ để theo dõi, giám sát hoạt động củacông ty quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ cho công ty QLQcũng như quy trình xác định giá trị tài sản ròng của quỹ

Đối với các doanh nghiệp:

- Nhận được nguồn vốn với chi phí huy động thấp: Việc tiếp cận các nguồn

vốn tiết kiệm nhỏ từ các cá nhân qua hệ thống ngân hàng luôn phải đối phó vớinhững thủ tục rườm rà Thông qua quỹ đầu tư, việc huy động vốn chỉ đơn thuần làphát hành chứng khoán với chi phí giảm đáng kể

- Nhận được các thông tin tư vấn quản lý, marketing và tài chính: Quỹ đầu tư

cung cấp các thông tin tài chính, tư vấn về kế hoạch tài chính, marketing, đánh giáhiệu quả các dự án và các mối quan hệ với các tổ chức tài chính và các doanh nghiệpkhác Lợi ích này của Quỹ đầu tư được đặc biệt đánh giá cao với các doanh nghiệpmới, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nhất là trong các nền kinh tế chuyển đổi

- Tiếp cận nguồn tài chính dài hạn: Lợi ích này thu được do sự kết hợp các

công cụ huy động vốn của Quỹ Đó là các loại chứng khoán do Quỹ phát hành, cùngvới hoạt động của TTCK cho phép trao đổi, mua bán các loại chứng khoán đó Sựkết hợp này khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có khả năng đầu

tư dài hạn, cung cấp nguồn tài chính vô cùng cần thiết cho sự phát triển lâu dài củadoanh nghiệp Bên cạnh đó, việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua quỹ đầu tưthường có giới hạn nhất định nên các doanh nghiệp vẫn đảm bảo tự chủ trong hoạtđộng kinh doanh mà không bị chi phối như các cổ đông lớn của doanh nghiệp

Trang 18

Đối với Chính phủ:

Các quỹ đầu tư cũng mang lại nhiều lợi ích thông qua việc tăng nguồn vốntiết kiệm trong nước, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn vốn không cố định, đa dạnghoá sở hữu, phát triển tốt hơn các kỹ năng thị trường vốn trong nước, gia tăng giá cổphần công ty và nhờ đó thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển

1.2 CÁC LOẠI QUỸ ĐẦU TƯ

Quỹ đầu tư được thành lập dưới nhiều hình thức Việc phân loại Quỹ đầu tưtrên thế giới hiện nay chủ yếu dựa vào 4 tiêu chí chính sau: Cách thức và tính chấtgóp vốn, Cơ cấu tổ chức – điều hành, Nguồn vốn huy động và Đối tượng đầu tư

1.2.1 Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn:

Quỹ đầu tư chia làm 02 loại:

1.2.1.1 Quỹ đầu tư dạng đóng (Closed – end funds):

Đây là quỹ đầu tư mà theo điều lệ quy định thường chỉ tạo vốn qua một lầnbán chứng khoán cho công chúng Quỹ đầu tư dạng đóng có thể phát hành cổ phiếuthường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu Quỹ không được phát hành thêm bất kỳ mộtloại cổ phiếu nào để huy động đồng vốn và cũng không mua lại các cổ phiếu đã pháthành Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gianquỹ hoạt động

Những người tham gia góp vốn đầu tư không được phép rút vốn bằng cáchbán lại CCQ đầu tư cho chính quỹ đầu tư Tuy nhiên, chính việc cấm rút vốn làmcho cấu trúc của quỹ rất chặt chẽ, nên nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này,sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các CCQ đầu tư dạng đóngthường được niêm yết giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hay trên TTCK phitập trung OTC (Over The Counter), do vậy người đầu tư có thể rút vốn bằng cáchbán lại các CCQ đầu tư trên Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC Vì lý do

đó, Quỹ đóng còn có tên là Quỹ giao dịch công cộng (publicly-traded fund)

Với tính chất cơ cấu vốn ổn định cho phép quỹ đầu tư dạng đóng có lợi thếđầu tư vào các dự án lớn và các chứng khoán có tính thanh khoản thấp

Trang 19

Quỹ đầu tư dạng đóng dùng số vốn của mình đầu tư vào các doanh nghiệphay TTCK Sau đó lại dùng số tiền và vốn lãi thu được để đầu tư tiếp Như vậy, quy

mô vốn của loại quỹ này chỉ có thể tăng lên từ các khoản lợi nhuận thu được

1.2.1.2 Quỹ đầu tư dạng mở (Open end funds):

Quỹ đầu tư dạng mở còn được gọi là quỹ tương hỗ (Mutual funds) Khác vớiquỹ đầu tư dạng đóng, các quỹ này luôn phát hành thêm nhưng cổ phiếu mới để tăngvốn và cũng sẵn sàng chuộc lại những cổ phiếu đã phát hành Các cổ phiếu của quỹđược bán trực tiếp cho công chúng không qua TTCK Muốn mua cổ phiếu của quỹđầu tư dạng mở chúng ta không qua môi giới, không phải trả tiền hoa hồng và có thểviết thư hoặc điện thoại trực tiếp cho quỹ xin các giấy tờ cần thiết, do đó tạo cơ hộicho bất kỳ ai cũng có thể tham gia và trở thành chủ sở hữu của quỹ Tất cả các cổphiếu phát hành của quỹ này đều là cổ phiếu thường, so với quỹ đầu tư dạng đóng,quỹ đầu tư dạng mở có lợi thế rõ ràng về khả năng huy động, mở rộng quy mô vốn,

do đó nó linh hoạt hơn trong việc lựa chọn các dự án đầu tư

Do cấu trúc hoạt động của quỹ có tính chất “mở” nên rất thuận tiện cho ngườiđầu tư trong việc rút vốn vào bất cứ lúc nào nếu họ thấy hoạt động của quỹ khônghiệu quả Tuy nhiên, đây cũng là điểm bất lợi cho quỹ vì cơ cấu vốn không ổn địnhcho nên quỹ thường xuyên phải duy trì một tỷ lệ khá lớn những tài sản có tính thanhkhoản cao như các trái phiếu Chính phủ hoặc cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giaodịch chứng khoán, chứ ít có khả năng đầu tư vào các dự án lớn có tiềm năng vànhững dự án có lợi nhuận lớn nhưng có độ rủi ro cao

Như vậy, khác với quỹ đóng, tổng vốn của quỹ mở biến động theo từng ngàygiao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại CCQ đầu tưcho quỹ và quỹ phải mua lại các CCQ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch

Đối với hình thức quỹ này, các CCQ không được niêm yết trên TTCK Cácgiao dịch mua bán CCQ được thực hiện trực tiếp với giữa người đầu tư và công tyQLQ với Giá mua = Giá trị tài sản ròng của Quỹ + Phí bán

Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này thường được ápdụng ở các nước có nền kinh tế và TTCK phát triển như châu Âu, Mỹ, Canada…

Trang 20

Sự khác nhau giữa quỹ đầu tư dạng đóng và dạng mở có thể tóm tắt như sau:

QUỸ ĐẦU TƯ DẠNG MỞ

- Loại chứng khoán phát hành là cổ

phiếu thường

- Số lượng chứng khoán hiện hành luôn

thay đổi

- Chào bán ra công chúng liên tục

- Quỹ sẵn sàng mua lại các cổ phiếu

phát hành theo giá trị tài sản thuần

- Cổ phiếu được phép mua trực tiếp từ

quỹ đầu tư, người bảo lãnh phát hành

hay môi giới thương gia

- Giá mua là giá trị tài sản thuần cộng

với lệ phí bán (giá trị tài sản thuần được

xác định bằng giá trị chứng khoán trong

hồ sơ)

- Lệ phí bán được cộng thêm vào giá trị

tài sản thuần Mọi phí tổn mua lại phải

công bố rõ ràng trong bản cáo bạch

QUỸ ĐẦU TƯ DẠNG ĐÓNG

- Có thể phát hành cổ phiếu thường, cổphiếu ưu đãi hoặc trái phiếu

- Số lượng chứng khoán hiện hành cốđịnh

- Giá mua được xác định bởi lượng cungcầu Do đó giá mua có thể cao hơn hoặcthấp hơn giá trị tài sản thuần

Ngoài ra còn có một số dạng khác xuất phát từ hai hình thái trên:

- Quỹ bán mở: có sự hạn chế hơn so với Quỹ mở Nhà QLQ đồng ý mua cổphiếu từ các cổ đông tại mức giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu tại các thời gianđịnh trước

- Quỹ tín thác đơn vị UIT (unit investment trust): được thành lập theo mộtchứng thư ủy thác hay một công cụ tương đương về tính pháp lý Ban đầu, khi thànhlập Quỹ, nhà tư vấn đầu tư thu xếp gộp vào trong một danh mục đầu tư rồi phân rathành các đơn vị (giống như các cổ phần thường) để bán cho người đầu tư qua môigiới Giá các đơn vị sẽ tuỳ thuộc vào giá các chứng khoán trong danh mục đầu tưcủa Quỹ Người mua các đơn vị đầu tư này phải trả một khoản phí ban đầu chongười môi giới bán, thường là 4% Chính khoản phí cao như vậy mà các nhà đầu tưngắn hạn thấy không có lợi khi đầu tư vào loại quỹ này

Trang 21

1.2.2 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức – điều hành:

Quỹ đầu tư được tổ chức dưới 02 hình thức là quỹ đầu tư dạng công ty(Corporate funds) và quỹ đầu tư dạng tín thác (Trust funds)

1.2.2.1 Quỹ đầu tư dạng công ty:

Theo mô hình công ty, quỹ đầu tư được xem là một pháp nhân đầy đủ, tức làmột công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước, có điều lệ hoạtđộng, vốn huy động từ các nhà đầu tư bằng cách phát hành cổ phiếu Cổ phiếu củaQuỹ có thể được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC

Những người góp vốn vào quỹ trở thành các cổ đông được quyền hưởng cổtức và có quyền biểu quyết bầu ra Hội đồng Quản trị (HĐQT) quỹ cũng như các vấn

đề cơ bản của Quỹ như các cổ đông trong một công ty cổ phần truyền thống HĐQTđại diện cho các cổ đông là tổ chức cao nhất trong quỹ đứng ra thuê công ty QLQ,ngân hàng bảo quản tài sản quỹ và giám sát việc tuân thủ hoạt động của hai tổ chứcnày theo kiểu “tam quyền phân lập” Trong đó, ngân hàng giám sát đóng vai trò bảoquản các tài sản quỹ, nhận hoặc giao chứng khoán cho quỹ khi thực hiện lệnh giaodịch Còn công ty QLQ có trách nhiệm cử người điều hành và sử dụng vốn của quỹ

để đầu tư vào các chứng khoán hay các tài sản sinh lợi khác Việc phân quyền nhưvậy nhằm đảm bảo việc tài sản không thuộc quyền định đoạt hoàn toàn của bất kỳ ai

và cũng nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư vì các Quỹ đầu tư được bắt đầu

từ con số “0” và khối lượng vốn huy động là không hạn chế trong khi các ngân hànghay các loại hình công ty khác luôn phải có mức vốn tự có tối thiểu để hoạt động

Tuy là một công ty cổ phần nhưng công ty đầu tư không chỉ chịu sự điềuchỉnh của Luật công ty mà còn phải chịu sự điều chỉnh khá phức tạp của các luậtliên quan tới tín thác đầu tư chứng khoán

Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng công ty thường được sử dụng ở cácnước có TTCK phát triển, tiêu biểu là thị trường Mỹ và Anh Mô hình này chưađược thành lập ở Việt Nam bởi theo quy định của Luật Chứng khoán Việt Nam

2006, việc thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán do công ty QLQ thực hiện,điều này có nghĩa là quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân

Trang 22

1.2.2.2 Quỹ đầu tư dạng tín thác (quỹ đầu tư dạng hợp đồng):

Theo mô hình tín thác, quỹ đầu tư không được xem làm một pháp nhân đầy

đủ, mà chỉ là quỹ chung do các nhà đầu tư góp vốn để thuê các chuyên gia QLQchuyên nghiệp đầu tư sinh lợi Quỹ hoạt động trên cơ sở Chứng thư tín thác (trustdeed) được ký kết giữa công ty QLQ và Ngân hàng giám sát bảo quản Chứng thưtín thác, được sự phê chuẩn của Bộ tài chính hoặc cơ quan chức năng, quy định mọivấn đề đối với hoạt động của Quỹ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư

Theo mô hình này, Quỹ không có HĐQT do đó vai trò của công ty QLQ khánổi bật Đó là tổ chức đứng ra thành lập và sử dụng vốn thu được để đầu tư vàonhững nơi có hiệu quả nhất Công ty QLQ khi thành lập phải chuẩn bị Bản cáo bạchphát hành để cung cấp những thông tin cần thiết về Công ty QLQ và các thông tin vềviệc phát hành CCQ đầu tư, giá bán, phương thức định giá, số lượng phát hành, thuế

và các thủ tục hành chính…

Người đầu tư vào Quỹ đầu tư theo mô hình tín thác không được gọi là một cổđông vì họ chỉ có quyền nhận lợi tức từ số vốn góp mà không có quyền bầu cử vàcác quyền khác như mô hình công ty Vì thế, người đầu tư lúc này được gọi là ngườithụ hưởng (beneficiary) và CCQ đầu tư được gọi là chứng chỉ hưởng lợi

Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng tín thác thường được sử dụng ở cácTTCK mới nổi (emerging market) đặc biệt là các TTCK đang phát triển ở Châu Á

1.2.3 Căn cứ vào nguồn vốn huy động:

1.2.3.1 Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ đại chúng):

Quỹ đầu tư tập thể là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra côngchúng Những người đầu tư vào quỹ có thể là thể nhân hay các tổ chức kinh tếnhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ, không chuyên nên hầu hết các nước đều cónhững quy định hết sức chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của những người đầu tư

Ưu điểm của quỹ đại chúng:

- Thứ nhất, quỹ đại chúng có khả năng huy động vốn rộng rãi thông qua việcchào bán chứng khoán ra công chúng Điều này cho phép quỹ có thể được niêm yết

Trang 23

trên thị trường giao dịch tập trung và như vậy, khả năng thu hút các nhà đầu tư dotính thanh khoản cao của CCQ và làm gia tăng giá trị cho CCQ.

- Thứ hai, quỹ đại chúng có khả năng thu hút được những nhà đầu tư nhỏ vàkhông chuyên nghiệp, họ có thể không có nhiều vốn, nhưng thực tế đã cho thấylượng vốn do những chủ thể này nắm giữ trong nền kinh tế là rất đáng kể Nếu quỹthu hút được nguồn vốn này, sức mạnh tài chính của quỹ sẽ tăng lên rất nhiều

- Thứ ba, đối với công ty QLQ, quỹ đại chúng chính là mô hình đầu tư màcông ty có cơ hội thể hiện hết khả năng quản lý của mình, do được các nhà đầu tưtrao quyền điều hành quỹ hàng ngày Chính vì vậy, chiến lược đầu tư của công tyQLQ được thực thi dễ dàng, thuận lợi hơn so với mô hình quỹ thành viên

Nhược điểm của quỹ đại chúng:

- Thứ nhất, quỹ đại chúng có số lượng nhà đầu tư tham gia lớn nên có thể gâyảnh hưởng đến giá trị của quỹ vì hai nguyên nhân:

(i) Việc mua bán CCQ diễn ra liên tục và do đó, có thể làm ảnh hưởngtốt hoặc xấu đến hình ảnh của quỹ

(ii) Đối với quỹ đại chúng dạng mở, việc số lượng nhà đầu tư và giá trịròng của quỹ luôn biến đổi có thể làm sai lệch các biện pháp đầu tư hoặc viphạm các giới hạn tài chính do pháp luật quy định

- Thứ hai, quỹ đại chúng thường chịu sự giám sát khá chặt chẽ của cơ quanquản lý nhà nước trên quan điểm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, đặc biệt lànhững nhà đầu tư nhỏ Pháp luật thường có những yêu cầu đối với quỹ đại chúngcao hơn so với quỹ thành viên

1.2.3.2 Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên):

Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhómnhỏ các nhà đầu tư, là các thể nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoànkinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng

Các nhà đầu tư vào quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn và đổi lại họ đòihỏi các yêu cầu về QLQ rất cao, họ khống chế việc đầu tư trong quỹ tư nhân

Trang 24

Loại hình quỹ này có lợi thế đầu tư vào những dự án dài hạn, có tiềm năngphát triển cao và mức độ rủi ro lớn Các Quỹ này thường đầu tư vào chứng khoáncủa những công ty chưa niêm yết Khi những công ty này phát triển đến mức độ nhấtđịnh, họ bán lại những chứng khoán nắm giữ để thu hồi vốn Quỹ đầu tư tư nhânthường mang hình thái của Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm.

Một đặc điểm khác của quỹ tư nhân là các nhà QLQ thường tham gia kiểmsoát hoạt động của các công ty nhận đầu tư Việc kiểm soát này có thể dưới hìnhthức là thành viên HĐQT, cung cấp tư vấn hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các thànhviên của HĐQT của công ty nhận đầu tư

Ưu điểm của quỹ thành viên:

- Thứ nhất, quỹ thành viên thường đưa ra những quyết định quan trọng mộtcách nhanh chóng do số thành viên ít nên dễ nhóm họp hơn Bên cạnh đó, tínhchuyên nghiệp của những thành viên và kiến thức chuyên môn của họ là một nhân tốquyết định đến sự thành công của quỹ

- Thứ hai, thành viên của quỹ có quyền năng cao hơn trong điều hành quỹ sovới quỹ đại chúng Pháp luật cũng không có những đòi hỏi khắt khe đối với quỹtrong hoạt động đầu tư chứng khoán như đối với quỹ đại chúng

Nhược điểm của quỹ thành viên:

- Thứ nhất, quỹ thành viên thường không dành cơ hội cho những nhà đầu tưnhỏ do không đủ khả năng góp khoản vốn lớn để đảm bảo nguồn vốn của quỹ

- Thứ hai, không bắt buộc phải có ngân hàng giám sát, do đó, nếu cơ chếquản lý lỏng lẻo, có thể sẽ không kiểm soát được một cách tốt nhất những rủi rotrong đầu tư hay ngăn chặn hành vi gian lận từ công ty QLQ hoặc của nhân viên

1.2.4 Căn cứ vào đối tượng đầu tư:

1.2.4.1 Quỹ đầu tư cổ phiếu (stock fund):

- Quỹ đầu tư tăng trưởng (growth fund) theo đuổi sự tăng trưởng vốn, thu

nhập cổ tức không phải là yếu tố chính yếu

- Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm (venture capital fund hay hedging fund) theo đuổi

sự tăng trưởng tối đa về vốn Quỹ này đầu tư vào cổ phiếu của công ty mới, công ty

Trang 25

đang gặp khó khăn hay thuộc các ngành tạm thời không được ưa chuộng Các Quỹnày có thể sử dụng các kỹ thuật đầu tư đòi hỏi mức rủi ro cao hơn trung bình.

- Quỹ đầu tư tăng trưởng và thu nhập (growth and income fund) theo đuổi sự

tăng trưởng vốn dài hạn và thu nhập hiện tại Quỹ này đầu tư vào cổ phiếu thườngcủa các công ty có giá trị cổ phần tăng lên và có một tiền sử trả cổ tức vững chắc

- Quỹ đầu tư vàng và kim loại quý (precious metals/ gold fund).

- Quỹ đầu tư chọn vốn (capital selection fund): lựa chọn đầu tư cổ phiếu theo

quy mô vốn của công ty, có thể là công ty vốn lớn, trung bình hoặc vốn nhỏ

- Quỹ đầu tư chọn ngành (industry selection fund): theo đuổi sự tăng trưởng

vốn Các Quỹ này lựa chọn đầu tư cổ phiếu theo vị thế của ngành hoặc theo một sốtiêu chuẩn riêng của Quỹ Hình thức đầu tư này đi ngược lại nguyên tắc đa dạng hoádanh mục đầu tư, nó tạo những rủi ro không thể lường trước

- Quỹ đầu tư chỉ số (index fund) theo đuổi mức thu nhập hiện tại cao Danh

mục quản lý của các Quỹ này được quản lý theo một chỉ số chứng khoán nhất định.Danh mục chứng khoán của Quỹ luôn giữ một tỷ lệ theo sự thay đổi của chỉ số đó

- Quỹ đầu tư quốc tế (international fund).

- Quỹ đầu tư toàn cầu (global equity fund).

- Quỹ đầu tư thu nhập – vốn cổ phần (income-equity fund).

1.2.4.2 Quỹ đầu tư trái phiếu và thu nhập (bond and income fund):

- Quỹ đầu tư trái phiếu chuyển đổi (convertible bond fund): đầu tư vào trái

phiếu kèm quyền được chuyển đổi sang cổ phiếu thường theo các điều kiện cam kết

- Quỹ đầu tư thu nhập – trái phiếu (income-bond fund).

- Quỹ đầu tư trái phiếu toàn cầu (global bond fund).

- Quỹ đầu tư thu nhập chính phủ (government income fund): đầu tư vào nhiều

loại chứng khoán chính phủ bao gồm trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình…

- Quỹ đầu tư trái phiếu công ty (corporate bond fund): chủ yếu gồm các trái

phiếu công ty và một tỷ lệ trái phiếu kho bạc nhất định

Trang 26

- Quỹ đầu tư trái phiếu lợi suất cao (high-yield bond fund) theo đuổi một lợi

suất cao nhưng chứa đựng một mức rủi ro cao hơn các Quỹ trái phiếu công ty Danhmục đầu tư gồm chủ yếu các trái phiếu của các công ty bị đánh giá thấp

- Quỹ đầu tư trái phiếu địa phương dài hạn (municipal bond fund-long-term)

theo đuổi thu nhập không bị đánh thuế bởi Chính phủ Các Quỹ này đầu tư vào cáctrái phiếu do chính quyền địa phương phát hành

1.2.4.3 Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ (money market fund):

- Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ chịu thuế (taxable money market fund): đầu tư

vào các chứng khoán hảo hạng, ngắn hạn được bán trên thị trường tiền tệ như tínphiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng và thương phiếu Kỳ hạn trungbình của danh mục đầu tư các Quỹ này thường được giới hạn từ 03 tháng trở xuống

- Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ miễn thuế (tax-exempt money market fund)

theo đuổi thu nhập không bị đánh thuế bởi chính phủ với mức rủi ro thấp nhất CácQuỹ này đầu tư vào các chứng khoán địa phương với kỳ hạn tương đối ngắn

1.2.4.4 Một số dạng Quỹ khác:

- Quỹ đầu tư danh mục linh hoạt (flexible portfolio fund) cho phép các nhà

quản lý tham gia hoặc phản ứng với các thay đổi điều kiện thị trường bằng việc đầu

tư vào cổ phiếu, trái phiếu hay các công cụ của thị trường tiền tệ

- Quỹ đầu tư cân bằng (balanced fund) nói chung theo các nguyên tắc của các

nhà đầu tư, thu nhập hiện tại và đạt tăng trưởng dài hạn

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ

1.3.1 Cơ cấu tổ chức:

Quỹ đầu tư có phương thức hoạt động tương đối đặc thù nên mô hình hoạtđộng của quỹ có các bên liên quan tham gia như: công ty QLQ, ngân hàng giám sát,công ty tư vấn đầu tư, người hưởng lợi…

Trang 27

- Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện cho các chủ sở hữu của quỹ đầu tư do

cổ đông bầu ra, là cơ quan duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề của quỹ.HĐQT chịu trách nhiệm triển khai các chính sách đầu tư, chọn công ty QLQ vàgiám sát việc tuân thủ các quyết định đề ra Theo định kỳ, HĐQT của quỹ sẽ họpxem xét, kiểm tra giám sát tình hình điều hành của công ty QLQ để giải quyết nhữngvấn đề nảy sinh Chỉ có các quỹ đầu tư dạng công ty mới có HĐQT quỹ

- Ban đại diện quỹ: là các thành viên đại diện quỹ do đại hội người đầu tư bầu

ra và hoạt động theo những nguyên tắc được quy định trong điều lệ quỹ Ban đạidiện quỹ thường được thành lập trong các quỹ đầu tư theo mô hình tín thác

- Công ty QLQ: là công ty có chức năng quản lý, điều hành các quỹ đầu tư

- Công ty tư vấn đầu tư: có trách nhiệm lập các dự án đầu tư và phân tích cácthông tin để trình HĐQT xem xét, đồng thời cùng công ty QLQ thực hiện các dự ánđầu tư Thông thường công ty QLQ kiêm luôn vai trò tư vấn đầu tư cho quỹ

- Ngân hàng giám sát, bảo quản: là ngân hàng thương mại, thực hiện việc bảoquản, lưu ký tài sản của quỹ đồng thời giám sát công ty QLQ trong việc bảo vệ lợiích của cổ đông

Cổ đông

(Người hưởng lợi)

Ban đại diện quỹ/

Hội đồng Quản trị

Công ty quản lý quỹ

Trang 28

- Công ty kiểm toán: là công ty kiểm toán bên ngoài có đội ngũ kiểm toánviên công chứng, thực hiện công việc kiểm tra và xác nhận các báo cáo tài chính củaquỹ là xác thực Công ty kiểm toán này không được có quan hệ tham gia góp vốn,nắm giữ cổ phần, vay hoặc cho vay với Công ty QLQ và ngược lại Kiểm toán viênkhông phải là người có liên quan đến Công ty QLQ.

- Cổ đông của quỹ: là những người mua góp vốn mua cổ phần do quỹ pháthành, có quyền lợi như các cổ đông của công ty cổ phần bình thường

- Người hưởng lợi: là người mua chứng chỉ của quỹ theo mô hình tín thác vàđược hưởng lợi trên kết quả hoạt động của quỹ Tuy nhiên, nhà đầu tư nắm giữ CCQđầu tư không có quyền biểu quyết cũng như thay đổi chính sách đầu tư của quỹ

- Nhà bảo lãnh phát hành: được ủy quyền việc chào bán, phân phối cổ phiếuquỹ ra công chúng (nếu là quỹ công chúng) hoặc chào bán trực tiếp cho nhà đầu tưtiềm năng

- Đại lý chuyển nhượng: là tổ chức được ủy nhiệm việc mua hoặc chuộc lại

cổ phiếu quỹ (nếu quỹ đó là quỹ mở)

1.3.2 Hoạt động của quỹ đầu tư:

Hoạt động huy động vốn:

- Phương thức phát hành:

Đối với các quỹ đầu tư dạng công ty, quỹ phát hành cổ phần để huy động vốnhình thành nên quỹ Tương tự như các công ty cổ phần, cổ đông của quỹ cũng nhậnđược các cổ phiếu xác nhận số cổ phần mình sở hữu tại công ty

Đối với các quỹ đầu tư dạng hợp đồng, thông thường lượng vốn dự kiến hìnhthành nên quỹ được chia thành các đơn vị (tương tự như cổ phần của quỹ dạng côngty) Quỹ phát hành chứng chỉ đầu tư, xác nhận số đơn vị tương đương với số vốngóp của người đầu tư vào quỹ Cũng như cổ phiếu phổ thông khác, chứng chỉ đầu tư

có thể phát hành dưới hình thức ghi danh hoặc vô danh và có thể được chuyểnnhượng như cổ phiếu

- Định giá phát hành: Việc định giá cổ phiếu/ chứng chỉ đầu tư lần đầu lậpnên quỹ do các tổ chức đứng ra thành lập quỹ xác định Đối với quỹ theo mô hình

Trang 29

công ty, việc định giá cổ phiếu quỹ là do tổ chức bảo lãnh phát hành xác định Đốivới quỹ đầu tư dạng hợp đồng, công ty QLQ sẽ xác định giá chào bán ban đầu cácchứng chỉ đầu tư của quỹ.

Chi phí chào bán lần đầu (bao gồm chi phí cho các đại lý, chi phí in ấn tàiliệu…) được khấu trừ từ tổng giá trị của quỹ huy động được

- Giá trị tài sản ròng của quỹ (Net asset value - NAV):

Bằng tổng giá trị tài sản có và các khoản đầu tư của quỹ trừ (-) đi các nghĩa

vụ phải trả của quỹ Đối với quỹ đầu tư, giá trị tài sản ròng của quỹ là một trong cácchỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở

để định giá chào bán cũng như xác định giá mua lại đối với các quỹ đầu tư dạng mở

- Định giá:

Giá chào bán (P 0 ) = NAV/chứng chỉ + chi phí bán

Nếu tỷ lệ chào bán được xác định trước trong các bản cáo bạch của quỹ, cóthể tính được giá chào bán theo công thức sau:

Giá mua vào = NAV/chứng chỉ - chi phí mua lại

- Việc xác định giá trị ròng của Quỹ phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Đối với chứng khoán niêm yết giá của nó được xác định là giá đóngcửa hoặc giá trung bình của ngày giao dịch trước ngày định giá

+ Đối với các tài sản không phải là chứng khoán niêm yết, việc xácđịnh giá trị tài sản phải dựa trên một quy trình và phương pháp xác định giátrị tàn sản được ngân hàng giám sát xác nhận và Ban đại diện quỹ, Đại hộingười đầu tư phê chuẩn

+ Đối với các loại tài sản khác của quỹ như cổ tức, lãi nhận được, tiềnmặt, được tính theo giá trị thực tế tại thời điểm xác định

Trang 30

+ Tổng nợ phải trả của quỹ là các khoản nợ hoặc các nghĩa vụ thanhtoán của quỹ tính đến thời điểm xác định giá trị.

- Tỷ lệ chiết khấu giá trên giá trị tài sản ròng:

Hoạt động đầu tư:

Bất kỳ quỹ đầu tư nào được thành lập cũng nhằm đạt được những mục tiêuban đầu như sau:

- Thu nhập: nhanh chóng có nguồn chi trả cổ tức

- Lãi vốn: làm tăng giá trị các nguồn vốn ban đầu thông qua đánh giá các cổphiếu trong danh mục đầu tư của quỹ

- Thu nhập và lãi vốn: sự kết hợp giữa hai yếu tố trên

Nhằm đạt được các mục tiêu ban đầu, mỗi quỹ đều hình thành các chính sáchđầu tư riêng của mình, trên cơ sở đó có thể xây dựng danh mục đầu tư nhằm đạtđược mục tiêu đã đề ra Người đầu tư sẽ lựa chọn và quyết định đầu tư vào quỹ theokhả năng và mức độ chịu rủi ro của mình dựa vào các thông tin về chính sách vàmục tiêu đầu tư của quỹ

Để nghiên cứu đầu tư, các quỹ đầu tư và công ty QLQ đầu tư sử dụng công

cụ phân tích cơ bản, nhằm tập trung giải quyết những vấn đề vĩ mô như: phân tích

sự tác động của lãi suất, tỷ giá, chính sách kinh tế - xã hội, các quan hệ kinh tế quốctế… tác động tới hoạt động đầu tư - kinh doanh của mình; phát hiện, dự đoánkhuynh hướng phát triển và những biến động có thể xảy ra đối với toàn bộ nền kinh

tế - đặc biệt là đối với thị trường tài chính và triển vọng phát triển của từng ngành,từng lĩnh vực cụ thể Đồng thời, sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật để tính toán khảnăng sinh lời, triển vọng tăng trưởng, phân tích, đánh giá rủi ro

Mục tiêu đầu tư được xác định và thiết lập trên cơ sở những kết quả nghiêncứu thị trường và phân tích lợi nhuận, rủi ro Đồng thời, phải xuất phát từ khả năngtài chính, khả năng tham gia của các nhà đầu tư, những đặc điểm và mục tiêu thànhlập quỹ Trên cơ sở đó, bảo tồn và phát triển quỹ một cách hiệu quả nhất

Tỷ lệ chiết khấu giá trên giá trị tài sản ròng =

NAV/chứng chỉ NAV/chứng chỉ – Thị giá chứng chỉ

Trang 31

Các khoản phí:

Phí và chi phí của một quỹ đầu tư cho các dịch vụ quản lý và hành chính baogồm 02 loại chính: loại nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và rút tiền khỏiquỹ và loại chi phí trực tiếp lên quỹ Có thể tóm tắt các khoản phí, chi phí như sau:

Loại phí

và chi phí

Định nghĩa

A Phí mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ

Phí phát hành Phí trả cho công ty QLQ khi đăng ký mua CCQ

Phí hoàn tiền Phí trả cho công ty QLQ khi nhà đầu tư rút lại tiền từ quỹ

B Loại chi phí trực tiếp lên quỹ

Phí quản lý

hàng năm

Phí trả hàng năm cho công ty QLQ cho việc quản lý đầu tư vàđiều hành quỹ, dựa trên phần trăm giá trị tài sản ròng trung bìnhcủa quỹ

Phí thưởng Phí trả cho công ty QLQ dựa trên hoạt động của quỹ so với một

mức lợi nhuận so sánh với một định mức đặt ra ban đầu, thôngthường là tính theo tỷ lệ phần trăm trên phần vượt định mứcChi phí của

Ban Đại diện

Phí trả cho Ban Đại diện của quỹ

Chi phí đăng ký, hành chính, thanh toán cổ tức…

Phí kiểm toán Phí trả cho công ty kiểm toán

Phí định giá Phí trả cho công ty định giá, đánh giá độc lập

Chi phí hội họp cho các nhà đầu tư

Phí môi giới Chi phí trong việc giao dịch tài sản của quỹ

Phí thành lập Thông thường cho các quỹ công ty, chi phí thành lập quỹ (bản

cáo bạch, phí pháp lý, phí hành chính…) và chi phí marketing(đối với hình thức quỹ đóng)

Trang 32

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUỸ

ĐẦU TƯ

- Các nhân tố chủ quan: tác động trực tiếp đến phát triển hoạt động của các

quỹ đầu tư, bao gồm: quy mô vốn của công ty QLQ, của quỹ đầu tư; năng lực gọivốn và QLQ của các công ty QLQ; chiến lược đầu tư của quỹ, sự phù hợp của sảnphẩm quỹ với các mục tiêu đầu tư của khách hàng; công nghệ, trang thiết bị củacông ty QLQ

- Môi trường kinh tế: tình trạng của các doanh nghiệp trong nước phản ánh

tình trạng nền kinh tế nội địa, ngược lại sự phát triển của nền kinh tế trong nước tácđộng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bởi đó vừa là thịtrường đầu ra lẫn thị trường đầu vào của các doanh nghiệp Ngày nay, trong xu thếtoàn cầu hóa, biến động của nền kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng gián tiếp haytrực tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bởi toàn cầu hóalàm gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống kinh tế giữa các quốc gia

- Môi trường pháp lý: để đảm bảo cho các quỹ hoạt động được lành mạnh

và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư cần một môi trường pháp

lý hoàn thiện, ưu đãi đầu tư gồm: các khung pháp lý quy định việc thành lập, hướngdẫn hoạt động của quỹ đầu tư, các loại hình quỹ đầu tư và các chủ thể liên quan; cácquy định bảo vệ nhà đầu tư như: tính minh bạch trong giao dịch, trách nhiệm pháp lýcủa giám đốc và khả năng của các nhà đầu tư kiện nhà quản trị có hành vi sai trái;những quy định kiếm soát vốn vào/ vốn ra của các quỹ; các ưu đãi về thuế đánh vàothu nhập, vốn đầu tư, tài sản

- Môi trường vĩ mô: lạm phát, rủi ro tín dụng và hoạt động ngân hàng,

những vấn đề liên quan đến chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủảnh hưởng tới lãi suất, tác động lên khu vực doanh nghiệp, thị trường bất động sản

và thị trường chứng khoán, đây là điểm đến đầu tư của các quỹ, vì vậy khi các khuvực này bị tác động cũng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các quỹ đầutư

Trang 33

- Môi trường kinh doanh: một môi trường kinh doanh thuận lợi và lành

mạnh là điều kiện tốt để các doanh nghiệp phát triển, bởi đây là điểm đến cho sự rótvốn của các quỹ đầu tư nên khi khu vực doanh nghiệp phát triển tích cực sẽ tác độngtích cực đến hoạt động đầu tư của quỹ, bao gồm một số yếu tố như:

+ Các thủ tục hành chính và quản lý: các thủ tục đăng ký kinh doanh

đơn giản, các thủ tục giải thể doanh nghiệp không tiêu tốn nhiều thời gian củadoanh nghiệp nhằm giảm nguy cơ giảm giá tài sản của doanh nghiệp; Quyđịnh rõ ràng về quyền sở hữu tài sản để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vớinguồn vốn tín dụng; Thủ tục và thời gian dành cho các thủ tục hành chínhđơn giản và nhanh chóng; thủ tục đóng thuế đơn giản và không mất nhiềuthời gian

+ Quản trị doanh nghiệp: với hệ thống báo cáo tài chính kiểm toán

theo tiêu chuẩn quốc tế, sự công khai thông tin cũng như thái độ có mở cửachào đón các nguồn vốn từ bên ngoài hay không, cũng là một vấn đề quyếtđịnh đối với hiện thực hóa triển vọng đầu tư

+ Mức độ tham nhũng và chi phí phi chính thức: Tham nhũng được

coi là một nguyên nhân chính dẫn dến việc đặt thêm lên vai doanh nghiệpnhững chi phí phi chính thức và làm méo mó các chính sách của chính phủ,ảnh huởng không nhỏ tới môi truờng kinh doanh lành mạnh

+ Khả năng tiếp cận các nguồn lực của thị trường: khả năng tiếp cận

thị trường, vốn, đất đai bình đẳng giữa các doanh nghiệp tư nhân và DNNN

1.5 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.5.1 Hoạt động của các quỹ đầu tư trên thế giới:

Tại Châu Mỹ:

Các quỹ đầu tư tại khu vực Châu Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ có một lịch sử khálâu đời trải qua những cột mốc lịch sử thăng trầm của thị trường tài chính khu vựcnày Các quỹ đầu tư tại đây đã nhanh chóng phát huy được những đặc tính ưu việtcủa mình nhờ được sự hỗ trợ đáng kể của một nền kinh tế phát triển khá ổn định và

Trang 34

mạnh nhất thế giới Tại Châu Mỹ, các quỹ đầu tư hoạt động theo những mô hình hếtsức đa dạng và phong phú Nhiều mô hình quỹ đã ra đời và bắt nguồn từ đây.Nguyên nhân làm cho vốn đầu tư tại khu vực này cao nhất trên toàn thế giới và sốlượng quỹ tại khu vực này nhiều thứ 2 trên thế giới (chỉ đứng sau khu vực châu Âu)

là do:

- Nền kinh tế của khu vực này đang đứng đầu thế giới Chỉ tính riêng Hoa Kỳthì đây là nền kinh tế lớn nhất thế giới

- Nguồn tài chính của khu vực này lớn nhất thế giới Nơi đây có các quỹ đầu

tư xếp hàng đầu thế giới

- Tổ chức và hoạt động của các quỹ được xây dựng rất chặt chẽ, trách nhiệmđược phân chia rất rõ ràng phù hợp với trình độ QLQ và mục đích đầu tư của quỹ

- Hệ thống luật pháp rất chặt chẽ và rõ ràng Hệ thống luật pháp không ngừngđược hoàn thiện để đảm bảo cho các quỹ hoạt động được lành mạnh và hiệu quả,bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư

Tại Châu Á:

Để đầu tư vào khu vực này, các nhà đầu tư cần vượt qua trở ngại tâm lý làđầu tư vào các công ty Châu Á có thể gắn liền với nguy cơ rủi ro lớn như sự thiếuminh bạch trong quản lý, sự không chắc chắn trong đối xử với các nhà đầu tư nhỏ và

sự không ổn định trong hoạt động thương mại Bên cạnh đó, đầu tư vào cổ phiếuChâu Á cũng cần lưu ý đến ảnh hưởng của tỉ giá thu đổi ngoại tệ vì chúng có thểthay đổi bất thường với biên độ lớn Các nhà đầu tư cũng phải xem xét tới nhữngmối nguy hiểm của chính sách tiền tệ (có thể gây lạm phát) vì nó làm cho lợi tức nhỏ

đi, nhất là ở các nước bị ảnh hưởng mạnh về giá hàng hóa và có nguy cơ bất ổnchính trị

Tuy nhiên do ảnh hưởng từ những nguy cơ vỡ nợ của Châu Âu và khủnghoảng tài chính toàn cầu, những tháng đầu năm 2011, đã có tới 7 tỷ USD được rótvào vào các quỹ đầu cơ châu Á cao hơn so với mức 4 tỷ USD của cả năm 2010.Riêng trong tháng 8/2011, các quỹ đầu cơ chuyên đầu tư vào châu Á hút lượng vốnròng 500 triệu USD, do các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến triển vọng tăng trưởng

Trang 35

kinh tế khu vực Theo tính toán của Eurekahedge, tổng tài sản thuộc diện quản lýcủa các quỹ đầu cơ châu Á tính đến cuối tháng 8/2011 đạt 136,1 tỷ USD, mức caonhất tính từ tháng 12/2008 Ngành đang phục hồi mạnh mẽ từ khủng hoảng tài chínhtoàn cầu, một số quỹ thu hút được hàng trăm triệu USD.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy những tổ chức trung gian đã đóng vaitrò lớn để thúc đẩy quy mô và sự phát triển của thị trường vốn, lẫn sự phát triển củanền kinh tế Với Trung Quốc, khởi đi từ các tổ chức trung gian là một cách để thịtrường tài chính lớn mạnh, và giờ đây đang hình thành những nhóm trung gian từ

530 Công ty QLQ 530, so với con số hơn 40 Công ty QLQ của Việt Nam (Nguồn:SSC)

1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam:

Nhìn vào sự phát triển của loại hình quỹ đầu tư trên thế giới có thể thấy rằng:Quỹ đầu tư được coi là một công cụ đầu tư hiệu quả nhất trên thị trường tài chính,như là một phương tiện quản lý vốn tập thể, đóng một vai trò quan trọng trong việchuy động và đầu tư nguồn tiền tiết kiệm của các chủ thể kinh tế dù là cá nhân haytập thể Vai trò này thể hiện rõ ở những thị trường đã phát triển và mới nổi trên thếgiới, nơi mà tầm quan trọng của các quỹ đầu tư đang lớn dần và gia tăng về sốlượng, loại hình và cả vai trò của nó trên thị trường tài chính Kinh nghiệm phát triểnthành công loại hình quỹ đầu tư ở các nước trên thế giới là:

- Luật pháp quy định hoạt động của các quỹ đầu tư chặt chẽ, rõ ràng và khôngngừng được hoàn thiện phù hợp trình độ phát triển của thị trường tài chính, trong đócần xác định các đối tượng cụ thể được phép thành lập Quỹ đầu tư, xác định vai tròcủa các nhà QLQ, người ủy thác đầu tư - một trong các thực thể giám sát nhà QLQ

và kiểm toán độc lập Luật cũng bắt buộc người QLQ và người ủy thác đầu tư tiết lộbất cứ lợi ích liên quan nào, cấm người QLQ và nhân viên tham gia vào bất kỳ giaodịch với quỹ trừ khi được sự cho phép từ người ủy thác đầu tư và ban giám sát nhằmbảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư Tất cả các nhà đầu tư, hiện tại và tiềm năng, sẽđược cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá rủi ro, phạm vi hoạt động của từngquỹ và đưa ra các quyết định phù hợp

Trang 36

- Luật quy định cho ra đời nhiều sản phẩm quỹ tạo điều kiện đa dạng hóa cácsản phẩm cho công ty QLQ, có chính sách ưu đãi, khuyến khích các công ty QLQphát triển về số lượng lẫn chất lượng.

- Chuyên biệt hóa các quỹ đầu tư, điều này có nhiều lợi thế, đặc biệt là quỹđược quản lý bởi các chuyên gia chuyên nghiệp Nó đảm bảo tốt hơn trong việchoạch định chiến lược, phân tích thông tin và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp,

vì thế tạo ra sự chuyên nghiệp hóa cao hơn trong việc QLQ và thể hiện hơn nữa vaitrò của các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường vốn Vai trò này phù hợp với lợi íchcủa nền kinh tế quốc gia thông qua hỗ trợ cho sự phát triển và tăng trưởng của cáckhu vực khác nhau, nhờ những quỹ đầu tư hoạt động thông qua thị trường tiền tệ kếtnối giữa tiết kiệm quốc gia và nhu cầu vốn của các khu vực Thêm vào đó, nhữngquỹ đầu tư tận dụng khả năng của các nhà đầu tư nhằm quản lý rủi ro thông qua việc

đa dạng hóa những khoản đầu tư tại nhiều quỹ khác nhau, trong khi vẫn duy trì được

sự kỳ vọng của những nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng

- Việc nâng cao nhận thức của nhà đầu tư về chức năng và vai trò của cácQuỹ đầu tư, về bản chất của CCQ là một yêu cầu cơ bản trong việc thúc đẩy hoạtđộng của các Quỹ đầu tư, điều này góp phần làm tăng cường tính hiệu quả của cácQuỹ đầu tư trên thị trường nội địa cũng như trên TTCK Cần phân loại các Quỹ đầu

tư theo từng mục tiêu phù hợp, điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng tìmđược Quỹ đầu tư thích hợp để phục vụ cho nhu cầu của mình và cũng giúp cho cácQuỹ đầu tư nhỏ thuận lợi hơn trong việc phát triển hoạt động của mình

- Tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên được học hỏi, trau dồi kinh nghiệm đểquản lý các quỹ đầu tư, sắp xếp cho cán bộ đào tạo trong và ngoài nước

Trang 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 cho ta một cái nhìn tổng quan về loại hình đầu tư qua quỹ Kể từkhi được thiết lập vào cuối thế kỷ 19 cho đến nay, quỹ đầu tư ngày càng phát triểnmạnh mẽ trên phạm vi thế giới Quỹ đầu tư và công ty QLQ đầu tư ra đời xuất phát

từ nhu cầu nội tại của thị trường tài chính và khi TTCK đã phát triển ở mức độ nhấtđịnh Các quỹ đầu tư là nguồn cung vốn cho thị trường tài chính, TTCK Trong ngắnhạn, các luồng tiền nhàn rỗi của quỹ có thể được gửi ngân hàng, tạo ra nguồn cungvốn cho thị trường tiền tệ Trong dài hạn, các khoản đầu tư của quỹ vào các doanhnghiệp và dự án tạo ra nguồn cung vốn cho thị trường vốn Cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế thế giới hiện nay, các quỹ ngày càng năng động hơn, nguồn vốn hoạtđộng của các quỹ không ngừng tăng lên, dẫn đến vai trò của các quỹ đầu tư ngàycàng lớn trên thị trường tài chính

Ở Việt Nam, số lượng các quỹ đầu tư đang hoạt động cũng khá đông đảo với

“trào lưu” thành lập công ty QLQ nội địa bùng nổ giai đoạn năm 2006-2008, tuynhiên đến nay các quỹ đầu tư và công ty QLQ tại Việt Nam vẫn chưa thể hiện hếtđược những vai trò thế mạnh của mình, nguyên nhân vì sao? Chúng ta cùng đi tìmhiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các trung gian tài chính phingân hàng này để tìm ra những nguyên nhân giải quyết

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

(2005-2011)2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Đầu tư vào TTCK chiếm một tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của các quỹtại Việt Nam, vì thế nó cũng là một hoạt động đem lại nguồn thu lớn cho các quỹđầu tư Chính vì vậy, có thể nói diễn biến của TTCK có ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng đầu tư của các Quỹ, để rõ hơn về mức ảnh hưởng này, chúng ta cùng tìm hiểu

sơ lược về diễn biến của TTCK hiện nay:

2.1.1 Khái quát về TTCK Việt Nam hiện nay:

Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hànhTrung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000 và thực hiệnphiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000

Từ đó cho đến năm 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật Lý dochính là ít hàng hoá, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không hấp dẫn nhà đầu tưtrong nước, trong khi "room" cũng hết

Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006, TTCK ViệtNam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê Sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu

tư trong và ngoài nước Tuy nhiên tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mangtâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bántheo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”

Tháng 4/2007 – tháng 12/2007, với nỗi lo sợ về “thị trường bong bóng”, các

cơ quan quản lý nhà nước cũng như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trườngbằng các biện pháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềmchế sự tăng trưởng quá nóng của thị trường Phản ứng trước điều này, TTCK đã cónhững đợt điều chỉnh rõ rệt VN-Index chỉ trong vòng 01 tháng giao dịch đã rơixuống mức 905,53 điểm, giảm tới 22,6% so với mức đỉnh vào tháng 3 HASTC-Index trở về mốc 321,44 điểm (24/4/2007), giảm 30% so với mức đỉnh

Trang 39

Từ tháng 01 - tháng 6/2008, thị trường giảm mạnh do tác động từ nền kinh tế

vĩ mô nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhànước (NHNN), sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàngđối với các khoản đầu tư vào TTCK Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thịtrường, các cơ quan điều hành bắt đầu đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ:UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch; SCIC tham gia mua vào cổ phiếu; ngân hàngthương mại được vận động ngừng giải chấp; Tổ chức niêm yết được khuyến khíchmua vào cổ phiếu quỹ Nhờ đó, cả hai sàn chứng khoán đã có được những phiêntăng điểm mạnh trong giai đoạn tháng 6 - đầu tháng 9/2008 Từ tháng 9 - tháng12/2008, thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàncầu Cùng với nỗ lực giải cứu nền kinh tế của Chính phủ và động thái từ NHNN, xenlẫn giữa những phiên giảm điểm, TTCK Việt Nam vẫn có những phiên phục hồimạnh Tuy nhiên, các “con sóng” trên thị trường thường rất ngắn và không ổn định.Kết thúc giai đoạn này, VN-Index giảm mất 239,52 điểm, tương đương 43,15%

Nguồn vốn FII vào Việt Nam chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư Tuy nhiên,

kể từ cuối tháng 8/2008 cùng với sự sụt giảm của TTCK thế giới nói chung, TTCKViệt Nam cũng giảm mạnh Tính đến tháng 12/2008, những dấu hiệu về khả năngnhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi TTCK cũng bắt đầu xuất hiện, thể hiện quaviệc bán ròng của khối ngoại trong những tháng cuối năm

TTCK Việt Nam năm 2009 cũng dựa trên tiến trình hồi phục và phát triển củanền kinh tế trong nước cũng như thế giới

Xu thế thị trường năm 2010 là tình trạng lình xình đi ngang và giảm điểm kéodài, sự rút đi của dòng tiền và suy giảm niềm tin của nhà đầu tư Tính cả năm, VN-Index giảm 6,26%, HNX-Index giảm 36,5% so với đầu năm Riêng khối ngoại đã cótrọn một năm mua ròng trên TTCK

TTCK trải qua nửa chặng đường đầy chông gai của năm 2011 với kết quả cực

kỳ thảm hại, VN-Index giảm 10,7% xuống mốc 432 điểm, HNX-Index giảm 35%,

về mốc 74 điểm Mức độ giảm điểm của TTCK Việt Nam nằm trong TOP suy giảmmạnh nhất trên thế giới, tương đương với TTCK Hy Lạp và tệ hơn rất nhiều với

Trang 40

TTCK Nhật Bản Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là chính sách thắt chặttiền tệ và tài khóa của Chính phủ nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát đang ở mức rấtcao, gần cao bằng thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 Để đáp ứngmục tiêu trên, Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN đưa ra hàng loạt các chính sách siếtchặt một cách kham khổ đầu tiên là thị trường vàng, sau đến thị trường ngoại hối,tiếp nữa là TTCK và thị trường bất động sản cũng không nằm ngoài sự tác độngchung này TTCK sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưathực sự ổn định, dòng tiền trên thị trường bị siết chặt hơn, nguồn cung cổ phiếu còntiếp tục tăng lên và đặc biệt là kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yếttrong năm kém khả quan, khó đạt được chỉ tiêu kinh doanh cho cả năm 2011 do áplực chi phí vốn cao.

So với các kênh đầu tư khác hiện nay, thì kênh đầu tư chứng khoán vẫn cònrất nhiều rủi ro trong khi cơ hội đem lại lợi nhuận ở mức thấp Đối với các nhà đầu

tư lướt sóng, khả năng tham gia thị trường bị hạn chế khi xu thế không thực sự hỗtrợ Ngược lại, các nhà đầu tư tổ chức, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoàithể coi đây là giai đoạn thích hợp để xem xét thực hiện giải ngân hay chiến lượcM&A nhiều lợi thế

2.1.2 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam (2005-2011):

2.1.2.1 Quy mô vốn của các quỹ đầu tư thành lập tại Việt Nam:

Thống kê của Prudential tính đến thời điểm cuối tháng 6/2011cho thấy, sốlượng quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam khá đông đảo, trong khi quỹ thành lậptrong nước còn quá nhỏ bé, cả về số lượng và quy mô vốn quản lý Tổng quy môvốn của các quỹ thành lập tại Việt Nam theo thống kê ước đạt 13.757 tỷ đồng, tươngđương khoảng 667 triệu USD (theo tỷ giá ngày 30/6/2011)

Trong khi đó, quy mô của TTCK Việt Nam sau 11 năm phát triển còn tươngđối nhỏ với vốn hóa chỉ 30-40 tỷ USD Các doanh nghiệp có vốn hóa 1 tỷ USD chỉđếm trên đầu ngón tay và phần lớn các doanh nghiệp niêm yết có số vốn dưới 1.000

tỷ đồng Tính đến cuối tháng 9/2011, thị trường mới có khoảng 20 doanh nghiệp cóvốn hóa lớn hơn 5.000 tỷ đồng

Ngày đăng: 10/08/2015, 11:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Ari Kokko Fredrik Sjửholm, Truờng Kinh tế Stockholm (Phiờn bản 3/4/2004), Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Chuong trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Khác
16. TS. Trần Thị Thùy Linh – Trương Hoa Minh (2008), Quỹ đầu tư chứng khoán – Mô hình phù hợp cho các TTCK mới nổi, Tạp chí Phát triển Kinh tế số 212, tháng 6/2008 Khác
17. PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt (2009), Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm cho đổi mới công nghệ tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Phát triển số 225 tháng 07.2009 Khác
18. PGS.TS Bùi Kim Yến (2009), Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Giao thông vận tải, trang 299-320 Khác
2. Oscar Teunissen, Dmitri Semenov, Michael Ho and Matthew Wong (2007), Recent Trends for Alternative Fund Investments in China Khác
3. Wells Fargo Advisors, A guide to investing in private equity and private real estate funds Khác
6. Eswar Prasad, Kenneth Rogoff, Shang-Jin Wei and M. Ayhan Kose (March 17, 2003), Effects of Financial Globalization on Developing Countries: Some Empirical Evidence Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w