Giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam (Trang 85 - 93)

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020

3.2.3. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần nhanh chóng bổ sung và hoàn chỉnh Dự thảo Thông tư Hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở trình Bộ Tài chính xem xét, thông qua và sớm ban hành nhằm hoàn thiện thêm khung pháp lý cho hoạt động của các quỹ đầu tư trong nước.

Theo Dự thảo này, công ty QLQ được phép huy động vốn để thành lập và QLQ mở khi đáp ứng điều kiện có tối thiểu (02) người hành nghề QLQ được chỉ định QLQ dự kiến thành lập, phải có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm trong hoạt động QLQ, quản lý danh mục đầu tư và không bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động chứng khoán và TTCK. Điều kiện thứ hai là công ty QLQ phải có tối thiểu hai năm (24 tháng) kinh nghiệm trong hoạt động QLQ thành viên hoặc quỹ đại chúng, kể cả đối với các quỹ thành lập và hoạt động ở nước ngoài, tính tới thời điểm nộp hồ sơ thành lập Quỹ mở.

Như vậy, chỉ những công ty đã vàđang hoạt độngQLQ mới được thành lập quỹ mở.

Nói về điều kiện thành lập quỹ mở, quy định như vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế. Thậm chí, trong quy định về hoạt động quỹ mở của Việt Nam còn có những vấn đề "thoáng" hơn như cho phép quỹ mở được đầu tư vào các sản phẩm phái sinh bên cạnh các sản phẩm truyền thống.Tạo khung hành lang pháp lý cho thành lập và QLQ mở trong giai đoạn hiện nay có những lợi điểm như sau:

- Việc cho phép thành lập quỹ mở sẽ là một bước tiến quan trọng giúp cho thị giá CCQ giao dịch sát với NAV, điều này bảo vệ nhà đầu tư và tài sản của họ tốt hơn mô hình quỹ đóng, đồng thờicác quỹ mở công bố thông tin minh bạch, thường xuyên hơn. Từ đó có thể giúp các quỹ thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ nhiều nhà đầu tư mới chưa tham gia thị trường, làm thay đổi tập quán cất giữ tài sản dưới dạng vàng hay ngoại tệ, giúp các định chế tài chính trung gian trong nước lớn mạnh, tạo bệ đỡ cho TTCK Việt Nam. Việc này giúp minh bạch hoá nền kinh tế, khơi thông các kênh dẫn vốn và giảm bớt áp lực về vấn đề ngoại hối. Bên cạnh đó, với TTCK, đương nhiên quỹ mở giải quyết tốt những yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng như nhà QLQ về chiết khấu và thanh khoản đang tồn tại.

- Mô hình quỹ mở là mô hình cần được ưu tiên do khắc phục được các hạn chế hiện tại của mô hình quỹ đóng, đồng thời tạo được sự tăng trưởng tự nhiên cho quỹ. Đối với các công tyQLQ, nguồn thu từ phí quản lý là nguồn thu chính để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Với các mô hình kinh doanh hiện tại, doanh thu QLQ phụ thuộc trực tiếp vào quy mô của quỹ đầu tư. Với các quỹ đóng, việc tăng vốn của quỹ để tận dụng các cơ hội thị trường là khó khăn. Điều này tácđộng tới việc phát triển của các công ty QLQ vì tính chất của quỹ đóng không cho phép tăng trưởng quy mô tự nhiên khi quỹ có kết quả đầu từ tốt. Với mô hình quỹ đóng hiện tạivà các diễn biến của thị trường nêu trên, công ty QLQ cũng rất khó có khả năng phát triển các sản phẩm mới. Các công tyQLQ hiện tại đều không có khả năng cạnh tranh dựa trên cơ sở tung ra các sản phẩm khác biệt.Vì vậy,Quỹ mở là tiền đề cần thiết để các công ty QLQ có thể phát triển được các sản phẩm đa dạng hơn như Quỹ giao dịch hoánđổi (Exchange - traded fund– gọi tắt là quỹ ETF).

- Ngoài ra, cần có mô hình quỹ mới để tiếp tục phát triển sản phẩm bởi các quỹ chuyên biệt sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành như: quỹ ETF, quỹ hưu trí... Điển hình như, để phát triển hơn nữa loại hình quỹ công chúng dựa trên mô hình quỹ đóng là không thể tiếp tục, bởi quỹ đóng chỉ phù hợp với các quỹ thành viên trong giaiđoạn mới hình thành. Theo kinh nghiệm thực tiễn tại các thị trường phát triển, quỹ mở có thể mở ra một kênh huy động mới cho phép Nhà

nước hình thành các quỹ quy mô lớn hơn như quỹ hưu trí, nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.

Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi một số quan ngại về tính khả thi của mô hình quỹ mởnếu được áp dụng tại thời điểm hiện nay:

- Đó là sự trồi sụt của TTCK Việt Nam những nămgần đây chắc chắn có lý do bởi lực lượng nhà đầu tư tổ chức nội địa quá mỏng. Hiện tại, xu hướng thị trường vẫn phụ thuộc khá lớn vào tâm lý cácnhà đầu tư cá nhân - nơi hoạt động lướt sóng vẫn đang chiếm ưu thế. Các quỹ đầu tư trong nước chưa gánh vác được vai trò là bệ đỡ cho TTCK tại nhiều thời khắc quan trọng. Với quỹ mở non trẻ, điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà đầu tư nội địa cùng lướt sóng CCQ theo từng cung bậc tăng, giảm của thị trường?

Về điều này, trong Dự thảo văn bản pháp lý cho hoạt động của quỹ mở đã tính đến yếu tố đặc thù của thị trường nội địa. Chẳng hạn, đã có một số quy định phòng vệ cho quỹ: các loại hình đầu tư của quỹ mở là tài sản có thanh khoản giúp quỹ có thể chuyển hoá nhanh thành tiền mặt; quỹ cũng được phân phối cổ phiếu cho các nhà đầu tư để phân tán, giảm áp lực bán ra tại một số thời điểm; cho phép quỹ mua - bán làm nhiều đợt, mỗi đợt với giới hạn nhất định, điều này là cần thiết nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư trong một thị trường phần đông là cácnhà đầu tư cá nhân;

cho phép quỹ vay 5% giá trị tài sản để hỗ trợ hoạt động thanh toán…

Kinh nghiệm thực tiễn tại TTCK Ấn Độ, mô hình quỹ mở thành công dựa trên 3 yếu tố. Với nhà QLQ là việc đảm bảo sản phẩm được tiếp thị, phân phối đúng cách, kiểm soát được các kênh phân phối để bảo vệ nhà đầu tư. Với cơ quan quản lý thị trường, quy định ban hành phải đảmbảoáp dụng được trong thực tế. Với cácnhà đầu tư cá nhân, cần nhận thức CCQ mở là công cụ đầu tư chứ không phải đầu cơ.

Chỉ khi hội tụ các yếu tố này thì mô hình quỹ mở mới phát huy hiệu quả.

- Khi thành lập hay chuyển đổi dưới hình thức quỹ mở, các quỹ nội địa hiện hành bắt buộc phải hoạt động tích cực,sựluân chuyển vốn, quy mô có khả năng mở rộng hơn, các quỹ mới thành lập có vốn nhiều hơn... liệu cơ quan quản lý có theo kịp để quản lý và điều tiết thị trường?

- Trên thực tế, chuyện nhà đầu tư trở nên khó tính “một cách kỳ lạ” đối với các quỹ cũng không phải là không có cơ sở. Bởi vì họ cho rằng, nhà đầu tư rất khó có thể kiểm soát được thực trạng hoạt động của quỹ, nên sẽ không loại trừ khả năng công ty QLQ lợi dụng tính chất của quỹ mở, đưa NAV của quỹ xuống thấp để mua lạiCCQ của nhà đầu tư với giá rẻ.

Tóm lại, dù quỹ mở vẫn có những hạn chế riêng nhưng việc cho phép thành lập quỹ mở sẽ tạo ra luồng sinh khí mới thổi vào thị trường quỹ đầu tư Việt Nam bởi một nền tài chính muốn phát triển mạnh cần có sự đa dạng các thể chế tài chính tham gia, đa dạngcác công cụ hay mô hìnhđầu tư.

UBCKNN cần sớm trình Bộ Tài chính D thảo Thông tư hướng dẫn về Tổ chức, hoạt động và quản lý công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng l.

Về bản chất, mô hình công tyđầu tư chứng khoán giống như một quỹ đầu tư thành viên, tuy nhiên, mô hình công ty đầu tư chứng khoán khác quỹ đầu tư thành viênở một điểm quan trọng, đó là có tư cách pháp nhân.

Hai điểm mới quan trọng nhất của mô hình công tyđầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ là công ty này có thể có tối đa 99 cổ đông, không bao gồm nhà đầu tư chuyên nghiệp, trong khi mô hình quỹ đầu tư thành viên chỉ được có tối đa 30 thành viên góp vốn.Thứ hai, mô hình công tyđầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ được quyền huy động vốn của nhà đầu tư cá nhân (mức góp tối thiểu là 1 tỷ đồng, cổ đông là tổ chức góp tối thiểu 3 tỷ đồng), trong khi quỹ đầu tư thành viên không cho phép nhà đầu tư cá nhân góp vốn. Nhà đầu tư là cổ đông của quỹ, được phép tham gia vào hoạt độngQLQ thông qua việc bầu HĐQT.

Mặc dù có nhiều quy định ràng buộc nghĩa vụ của cổ đông góp vốn (như hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong vòng 01 năm), nhưng loại công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ nếu được cho phép thành lập, sẽ giúp các công ty QLQ hiện thời "gỡ vướng" nhiều vấn đề. Thứ nhất là nó cho phép quỹ đầu tư thành viên (hiện nay) khi chuyển sang mô hình công ty này, sẽ có tư cách pháp nhân và điều này giúp quỹ có quyền đầu tư bất động sản. Từ trước đến nay, đây là điểm vướng lớn nhất của các quỹ đầu tư thành viên khi muốn đầu tư bất động sản, thực tế này

cũng đã và đang khiến quỹ đầu tư thành viên khó huy động vốn. Thứ hai là đối tượng góp vốn vào quỹ được mở rộng. Theo quy định hiện hành thì các cá nhân, các DNNN hoặc các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối không được tham gia góp vốn vào quỹ thành viên. Còn theo Dự thảo quy định mới, ai có tiền đều có quyền góp vốn vào công ty đầu tư chứng khoán. Chỉ có điều việc góp vốn vào loại công ty này của các DNNN, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, sẽ thực hiện theo quy định có liên quan và các quy định của pháp luật chuyên ngành. Thêm vào đó, hoạt động quản lý danh mục đầu tư của các công ty hiện nay có lẽ phù hợp nhất với công ty đầu tư chứng khoán.

Với việc cho phép lập quỹ đầu tư theo mô hình công ty như Dự thảo, Việt Nam sẽ có thêm loại hình quỹ đầu tư tổ chức dạng công ty bên cạnh mô hình quỹ đầu tư theo hợp đồng. Mô hình mới được kỳ vọng sẽ tạo thêm điều kiện để các dòng tiền nhàn rỗi trong dân chúng tìmđến với quỹ đầu tư.

Đơn giản hóa, cải cách các thủ tục chophép thành lập quỹ.

Cải tiến những quy định bất cập trong việc xin phép thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, đơn giản thủ tục, rút ngắn thời gian cấp phép nhằm tạo điều kiện cho công ty QLQ trong việc huy động vốn, tránh tình trạng bị mất thời cơ do thời gian cấp phép quá lâu. Trong nhiều trường hợp xin được giấy phép thành lập quỹ thì công ty QLQ mất cơ hội huy động vốn hoặc làm cho các nhà đầu tư nản lòng, nhất là cácnhà đầu tư nước ngoài.

- Đối với việc thành lập quỹ thành viên, không nên yêu cầu phải có cam kết góp vốn cứng tại thời điểm đăng ký lập quỹ mà cho phép các công ty QLQ đăng ký lập quỹ trước với thời gian nhận giấy đăng ký không quá 02 tuần, kèm theo đó là quy định về thời gian gọi vốn (ví dụ từ 01- 03 tháng). Sau khi kết thúc thời gian gọi vốn (đóng quỹ), công ty QLQ sẽ báo cáo và đăng ký mức vốn huy động được. Việc huy động vốn từ các thành viên không khác gì huyđộng vốn từ một số tổ chức và cá nhân để thành lập doanh nghiệp mới, vì vậy thủ tục thành lập quỹ thành viên cần phải đơn giản như thành lậpdoanh nghiệp.

- Đối với việc thành lập quỹ công chúng: cần cắt giảm 80% thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn thời gian cấp phép trong vòng 01 tháng. Bên cạnh việc loại bỏ nhiều thủ tục hành chính phức tạp, cũng cần có thêm những biện pháp để bảo vệ công chúng đầu tư từ việc chỉ cho phép công tyQLQ có uy tín được thành lập quỹ công chúng.

Nên có chính sách ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích phát triển loại hình quỹ đầu tư trong nước, khuyến khích ngành công nghiệpQLQ.

Bởi loại hình quỹ đầu tư nội địa mới hình thành trong vài năm trở lại đây từ khi Luật Chứng khoán ra đời năm 2007. Nó phát triển trong một thời kỳ ngắn cùng giai đoạn thăng hoa của TTCK Việt Nam với sự tham gia chủ yếu của các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế lớn hay cácnhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp. Từ khi TTCK đi xuống tới nay, tên gọi "quỹ đầu tư" dường như đang dần bị lãng quên. Vì vậy, để khơi dậy hình ảnh "quỹ đầu tư" trong mắt các nhà đầu tư cũ và thu hút các nhà đầu tư mới trong giai đoạn hiện tại cần có chính sách ưu đãi hơn về thuế cho các đối tượng tham gia vào quỹ như:

- Miễn, giảm thuế thu trên lợi nhuận của quỹ (cổ tức từ việc sở hữu CCQ) cho cả nhà đầu tư tổ chức trong nước và nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Có thể ưu tiên áp dụng mức thuế từ 0% - 10%, với mức thuế này theo như ví dụ tại nội dung

“Rào cản về thuế” mục 2.3.2.3 thì mức thuế phải đóng tối đa là 1,5 tỷ đồng. Làm được điều này có thể khuyến khích được các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức quỹ trong nước.

- Khuyến khích ưu đãi thuế cho người tham gia góp vốn vào các quỹ hưu trí vì quỹ này sẽ đóng vai trò trung gian thu hút và điều tiết nguồn tiền nhàn rỗi chảy vào TTCK trở thành vốn trung hạn phục vụ tái sản xuất, thêm vào đó nó đóng vai trò rất quan trọng trong tương lai khi Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa dân số một cách nhanh chóng, điều này tạo nên sự hấp dẫn của quỹ đầu tư và đã có tiền lệáp dụng tại nhiều nước trên thế giới.

Ngay sau các Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở, công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ có hiệu lực, UBCKNN cần tiếp tục

tổng hợp ý kiến từ thị trường, kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục thông qua và sớm ban hành khuôn khổ pháp lý liên quan tới mô hình quỹ tín thác bất động sản (Real estate investment trust – gọi tắt là REIT), quỹ ETF, quỹ hưu trí... nhằm đa dạng hóa các sản phẩm quỹ đầu tư cho lựa chọn của thị trường.

Bởi mỗi sản phẩm quỹ chuyên biệt có những ưu điểm riêng:

- Quỹ đầu tư bất động sản sẽ góp phần khai thông giữa thị trường vốn và thị trường bất động sản; hướng các nhà đầu tư riêng lẻ, đầu tư tự phát thiếu chuyên nghiệp thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp, hạn chế tình trạng người dân kinh doanh bất động sản riêng lẻ dẫn đến sự hỗn loạn trên thị trường, góp phần ổn định, lành mạnh cả hai thị trường này.

- Quỹ ETF giúp tăng cường tính thanh khoản trên các sàn để mang lại lợi ích cho các tổ chức đầu tư cũng như các nhà đầu tư nhỏ lẻ; tạo ra các công cụ đầu tư minh bạch cho các nhà đầu tư cá nhântrong nước; cung cấp những công cụ đa dạng cho các tổ chức đầu tư để đảm bảo việc phân phối tài sản và chiến lược chính, phụ;

tạo ra được các công cụ đầu tư mới thay cho việc đầu cơ trực tiếp bằng cách bán ra các cổ phiếu, tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho các nhà đầu tư.Bản chất của các quỹ ETF cũng như những công cụ phái sinh khác nhằm quản lý và hạn chế rủi ro, nên việc các ETF xuất hiện càng nhiều trên TTCK trong nước sẽ giúp cho thị trường ổn định hơn.

Vì vậy, không bao giờ là quá sớm để thảo luận về những sản phẩm có tính đột phá để chuẩn bị cho một khung pháp lý và thu hút những nhà đầu tư có thể tham gia để mở ra một bước đi mới cho TTCK Việt Nam.

Ổn định tình hình vĩ mô trong nước nhằm ổn định tâm lý cho nhà đầu tư.

Ưu tiên hàng đầu của Chính Phủ trong năm 2011 là bình ổn kinh tế vĩ mô.

Bởi nếu không bìnhổn vĩ mô, đà tăng trưởng chậm lại, niềm tin của nhà đầu tư sẽ bị suy giảm, đời sống của người dân sẽ khó khăn hơn. Bình ổn vĩ mô đồng nghĩa với chính sách tài khóa thắt chặt, chính sách tiền tệ thắt chặt – Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ: NHNN giới hạn trần tăng trưởng tín dụng 20%,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)