Giải pháp từ phía bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam (Trang 93 - 109)

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020

3.2.5. Giải pháp từ phía bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, phương thức tìm vốn để phát triển sản xuất kinh doanh xưa nay chủ yếu vẫn là từ ngân hàng. Tuy nhiên, việc đó chỉ đơn

thuần là vay vốn còn tìm đến quỹ đầu tư thì ngoài việc được hỗ trợ vốn, doanh nghiệp được rất nhiều giá trị tăng thêm. Bởi trong quá trìnhđầu tư, quỹ đầu tư đồng hành cùng doanh nghiệp để tạo thêm giá trị gia tăng đáng kể thông qua việc cung cấp những hướng dẫn cần thiết trong các lĩnh vực như lập kế hoạch kinh doanh, tái cơ cấu tổ chức, quản trị nhân sự, báo cáo và quản lý tài chính, văn hóa doanh nghiệp, khả năng lãnh đạo cũng như các lĩnh vực khác góp phần vào việc tăng trưởng củadoanh nghiệp.

Trên quan điểm của nhà đầu tư, đầu tư vào một côngty là làm việc theo chiến lược đôi bên cùng có lợi (Win-Win). Và tiêu chí để một quỹ đầu tư lựa chọn là doanh nghiệp phải thuyết phục được nhà đầu tư ngành nghề mà họ đang hoạt động thật sự có tiềm năng. Tại sao nên đầu tư vào công ty của họ mà không phải là một công ty khác? Doanh nghiệp có sự khác biệt nào lớn so với đối thủ? Bộ máy quản lý của doanh nghiệp tốt hay không? Và cuối cùng là cái giá mà doanh nghiệp phải chấp nhận trao đổi khi kêu gọi nhà đầu tư?

Kinh nghiệm cho thấy, đối tượng đầu tư góp vốn tư nhân (Private Equity - PE) mà các quỹ đầu tư thường nhắm tới là DNNVV Việt Nam có đội ngũ lãnhđạo giỏi, cam kết xây dựng giá trị cổ đông dài hạn thông qua việc phát triển đội ngũ quản lý vững mạnh cũng như khả năng lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp. Vì các cơ hội kinh tế của Việt Nam là không giới hạn, nhưng những người có khả năng lãnh đạo và kỹ năng xây dựng đội ngũ nhân viên để tạo nên những tổ chức vững mạnh và làm giàu cho cổ đông lại rất hiếm.

Sau khâu tìm kiếm sẽ đến khâu thẩm định. Đây là khâu quan trọng nhất để quyết định việc hợp tác có thành công hay không. Quản trị doanh nghiệp và minh bạch tài chính là 2 yếu tố cơ bản để các quỹ đầu tư xem xét trong quá trình thẩm định đầu tư. Hiện tại, Việt Nam chưa có nhiều công cụ hoặc công ty chuyên đánh giá công tác quản trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, đọc những bản báo cáo thường niên là một trong số ít cách thức đánh giá năng lực của đội ngũ quản trị. Tuy nhiên, rất hiếm khi tìm được báo cáo thường niên có “chất” thực sự được công bố. Trong khi, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến những thông tin phi tài chính như chất

lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng, số lượng các dự án trong kế hoạch thực hiện cho thấy hướng phát triển, bằng cách nào doanh nghiệp thu hút, giữ chân và phát triển nhân tài. Vì vậy, để có thể gọi vốn từ các quỹ đầu tư thành công, các DNNVV Việt Nam cần phải:

Tạo được sự khác biệt, có thực tế chứ không chỉ là kế hoạch trên giấy, gồm có thị trường tiềm năng, có sản phẩm thực tế vượt trội hơn đối thủ, có chiến lược kinh doanh và bản kế hoạch tài chính rõ ràng.

Đáp ứng các tiêu chuẩn về điều hành quảntrị doanh nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó là năng lực của đội ngũ quản lý, kể cả cam kết của đội ngũ quản lý cấp cao đối với việc liên tục tăng cường đội ngũ quản lý của mình, có chính sách thu hút, phát triển nhân tài, có đội ngũ nhân sự đáng tin cậy,.

Thực tế cho thấy phần lớn chủ doanh nghiệp không sẵn sàng chia sẻ quyền lãnh đạo doanh nghiệp hay thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nếu đi ngược lại lợi ích cá nhân của họ. Trong khi đó, công đoạn phức tạp nhất và quan trọng nhất của quỹ đầu tư khi thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp là đánh giá khả năng và sự trung thực của người lãnh đạo. Nếu người lãnhđạo không tạo được niềm tin nơi nhà đầu tư, không sẵn sàng thay đổi và chia sẻ một phần quyền điều hành thì nhà đầu tư sẽ không sẵn sàng tham gia góp vốn trong lĩnh vực rủi ro cao này.

Đểgiải quyết xung đột giữa hai bên, doanh nghiệp và quỹ đầu tư cần tìmđến những điểm tương đồng. Sự tương đồng này sẽ chỉ được tạo lập dựa trên sự minh bạch về quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cải thiện trong lĩnh vực quản trị thông qua các hành động, ví dụ như tạo điều kiện cho quỹ/chuyên gia độc lập có vị trí trong HĐQT. Bên cạnh đó, các cơ chế về luật pháp cần rõ ràng, minh bạch và việc thực thi luật pháp cần được đảm bảo nghiêm chỉnh.

Trang web vatgia.com đang đứng thứ 12 trong tổng số các trang web thu hút nhiều người truy cập nhất theo thống kê của Alexa. Sau bốn năm hoạt động, vatgia.com có khoảng 750.000 lượt truy cập một ngày và tổng giao dịch ước tính khoảng 12 triệu USD/tháng, thu hút khoảng 12.000 cửa hàng trực tuyến, trung bình doanh thu của mỗi cửa hàng trực tuyến là khoảng 1.000USD/ngày (Nguồn: Giải bài

toán vốn để tăng sức cạnh tranh - Thesaigontimes - theo http://www.saga.vn). Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Giám đốc sàn giao dịch vatgia.com cho biết, vatgia.comđược DFJ VinaCapital đầu tư khi chỉ còn một tháng nữa sẽ rơi vào sự phá sản, khi bài toán về nguồn vốn cho đầu tư và phát triển được giải quyết, vatgia.com đã bắt đầu có lãi để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Vatgia.com đã xây dựng một quy trình kinh doanh có hệ thống hơn khi có sự tham gia của nhà đầu tư. Theo ông Điệp: “Tận dụng triệt để sức mạnh của nhà đầu tư, vì ngoài đồng vốn họ có nhiều điểm quan trọng khác mà bạn nên khai thác. Coi nhà đầu tư là động lực để bạn làm tốt hơn và đừng nghĩ họ đang giám sát doanh nghiệp của bạn”.

Chuẩn bị và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về hệ thống báo cáo tài chính, kể cả việc sử dụng các công ty kiểm toán có uy tín để thực hiện kiểm toán các báo cáo của công ty trên cơ sở hàng năm.

Một vấn đề nhà đầu tư nhận ra khi tham gia đầu tư vàodoanh nghiệp tư nhân ở các nước đang phát triển là doanh nghiệp thực hiện nhiều chế độ sổ sách kế toán khác nhau để tránh thuế gây rất nhiều khó khăn cho quá trìnhđịnh giádoanh nghiệp.

Do đó, để có thể hợp tácthành công với quỹ đầu tư, doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán quốc tế và thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính.

Trong việc trao đổi thông tin với các cổ đông, các doanh nghiệp phải giữ cách truyền thông như nhau tới các cổ đông để đạt được sự tin tưởng của họ.

Đây là một khía cạnh quan trọng thường bị các doanh nghiệp xao nhãng, tuy nhiên các nhà đầu tư lại đánh giá cao việc truyền thông của HĐQT với các cổ đông và khả năng cổ đông tiếp xúc với HĐQT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung Chương 3 đánh giá tiềm năng, định hướng và đưa ra các giải pháp phát triển loại hình “quỹ đầu tư”tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020.

Những giải pháp mà tác giả đã đề cập theo từng đối tượng liên quan, trước tiên từphía bản thân nội tại của các công ty QLQ và quỹ đầu tư, hi vọng các quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là các quỹ đầu tư trong nước trong thời gian tớicó thể dần thoát khỏi những khó khăn hiện tại và phục hồi hình ảnh, lấy lại uy tín của mình trong mắt các nhà đầu tư.Kết hợp cùng những giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và từ phía các DNNVV sẽ tạo nên một môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thông thoáng hơn với một hành lang pháp lý được quy định rõ ràng hơn. Để từ đó có thể vực dậy ngành QLQ và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của loại hình “quỹ đầu tư” trên thị trường tài chính Việt Nam nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế nội địa.

KẾT LUẬN

Quỹ đầu tư và công ty QLQ đầu tư là sản phẩm trực tiếp của quá trình phát triển của phân công lao động xã hội đối với thị trường tài chính. Quỹ đầu tư ra đời xuất phát từ nhu cầu nội tại của thị trường tài chính và khi TTCK đã phát triển ở mức độ nhất định. Trên thế giới, việc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư từ lâu đã trở thành một kênh đầu tư rất phổ biến và được ưa chuộng.

Ở Việt Nam, mặc dù quỹ đầu tư xuất hiện từ những năm 1990 nhưng chỉ đến vài năm trở lại đây loại hình này mới được giới thiệu và phổ biến với giới đầu tư trong nước. Theo lộ trình Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, cùng với đó là xu thế mở cửa và phát triển tất yếu của thị trường tài chính. Kết hợp những ưu điểm và lợi ích mà loại hình quỹ đầu tư mang lại cho nhà đầu tư, loại hình này hứa hẹn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển trong thời gian tới khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn. Lúc này, sự phát triển của loại hình quỹ đầu tư sẽ là một tất yếu khách quan bởi tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư của nó và hoạt động của nó không những không bị giới hạn trong phạm vi của một quốc gia, mà nó còn phát triển trên phạm vi quốc tế và là một trong những nhân tố rất quan trọng của quá trình hội nhập – toàn cầu hoá thị trường tài chính hiện đại.

1. Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

2. Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

3. Công văn số 10945/BTC-TCT ngày 19/8/2010 của Bộ Tài chính V/v: thuế TNDN đối với việc chia lợi tức.

4. Dự thảo Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở (lần 2) của Bộ Tài chính.

5. Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

6. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

7. Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ.

8. Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC ngày 05/6/2007 của Bộ Tài chính Về việc ban hành Quy chế thành lập và quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán.

9. Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

10.Thông tư số 100/2004/TT-BTC 20/10/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán.

11.Thông tư số 72 /2006/TT-BTC ngày 10/8/2006 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 100/2004/TT-BTC.

12.Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

14.Điều lệ Quỹ Tầm nhìn SSI (SSIVF) năm 2007.

15. Ari Kokko Fredrik Sjửholm, Truờng Kinh tế Stockholm (Phiờn bản 3/4/2004), Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Chuong trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

16. TS. Trần Thị Thùy Linh– Trương Hoa Minh (2008), Quỹ đầu tư chứng khoán – Mô hình phù hợp cho các TTCK mới nổi, Tạp chí Phát triển Kinh tế số 212, tháng 6/2008.

17. PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt (2009), Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm cho đổi mới công nghệ tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Phát triển số 225 tháng 07.2009.

18. PGS.TS Bùi Kim Yến (2009), Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Giao thông vận tải, trang 299-320.

19. TS. Nguyễn Ðức Thành, TS. Tô Trung Thành, Phạm Thị Hương, Hoàng Thị Chinh Thon, Phạm Thị Thủy (tháng 10/2009), Báo cáo tổng quan những Nghiên cứu về Môi truờng Kinh doanh tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và chính sách Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. http://tailieu.vn

21. http://www.baomoi.com 22. http://www.dongduong.edu.vn 23. http://www.saga.vn

24. http://www.thesaigontimes.vn 25. http://www.vpbs.com.vn 26. kienthuckinhte.com 27. http://vinafund.com.vn 28. http://vnexpress.net

Edition, page 192– 195.

2. Oscar Teunissen, Dmitri Semenov, Michael Ho and Matthew Wong (2007), Recent Trends for Alternative Fund Investments in China.

3. Wells Fargo Advisors, A guide to investing in private equity and private real estate funds.

4. http://www.cbk.gov.kw/pdf/Book6Eng/Sub14.pdf 5. http://www.paulmerchants.com/mutual_fund.html

6. Eswar Prasad, Kenneth Rogoff, Shang-Jin Wei and M. Ayhan Kose (March 17, 2003), Effects of Financial Globalization on Developing Countries: Some Empirical Evidence.

Ý tưởng tập trung các khoản tiền nhỏ thành một nguồn lớn hơn để đầu tư xuất hiện tại châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ 19, khởi thủy ở Hà Lan, đến nửa cuối thế kỷ 19 thìđược du nhập sang Anh.

Mặc dù có nguồn từ châu Âu, nhưng Hoa Kỳ lại là nơi các quỹ đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất. Năm 1893, các khoản quyên góp và ủng hộ tài chính xây dựng và phát triển Đại học Harvard tại Hoa Kỳ được ghi nhận như sự xuất hiện một quỹ đầu tư. Vào ngày 21/3/1924, quỹ tương hỗ đầu tiên chính thức được thành lập bởi ba nhà kinh doanh chứng khoán tại Boston (Hoa Kỳ) có tên gọi Quỹ Tín thác các nhà đầu tư Massachusetts (Massachusetts Investors Trust – MIT). Sau một năm thành lập, MIT với 50.000USD ban đầu đã sở hữu khối tài sản trị giá 392.000 USD và thu hút gần 200 nhà đầu tư. MIT tập trung vào các cổ phiếu lớn, tăng trưởng nhanh và có trả cổ tức. Không giống nhiều quỹ đầu tư hoạt động trong thời kỳ này, MIT tránh sử dụng các đòn bẩy tài chính để huy động nguồn đầu tư. Khi TTCK Hoa Kỳ chạm đáy vào năm 1932, nhiều quỹ đầu tư đã gục ngã nhưng MIT vẫn trụ vững và tồn tại cho đến hôm nay, với tên gọi được biết đến rộng rãi MFS Investment Management.

Trong thời kỳ từ năm 1929 đến năm 1951, suy thoái kinh tế và những vụ sụp đổ củaTTCK thế giới đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng của ngành QLQ, dẫn đến làm chậm quá trình tăng trưởng các quỹ đầu tư tương hỗ tại Hoa Kỳ. Luật chứng khoán năm 1933 và Luật Giao dịch chứng khoán năm 1934 được ban hành nhằm khôi phục thị trường. Theo hai đạo luật này, các quỹ đầu tư phải đăng ký hoạt động với Ủy ban SEC (Securities & Exchance Comission) và cung cấp bản báo bạch tới các nhà đầu tư tiềm năng. Tới năm 1940, SEC tiếp tục ban hành Luật Công ty đầu tư với các chỉ dẫn pháp lý bắt buộc các quỹ đầu tư phải tuân theo, được áp dụng tới tận ngày nay.

Sự phục hồi củaTTCK trong những năm 1950 đến 1960 đã thúcđẩy sự phát triển mạnh mẽ của các quỹ đầu tư. Tới cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ có khoảng 270 quỹ với giá trị tài sản nắm giữ ước khoảng 48 tỷUSD. Một hiện tượng

Năm 1969 bắt đầu một giai đoạn đi xuống của TTCK cũng như ngành QLQ đầu tư. Trong những năm 1970, xuất hiện một loạt các phát kiến mới về cấu trúc quỹ như quỹ chỉ số chứng khoán (index funds) và thế hệ các quỹ trong đó nhà đầu tư không phải trả lệ phí mua bán chứng chỉ (no-load funds). Năm 1976, John C. Bogle mở quỹ đầu tư chỉ số thị trường đầu tiên, có tên First Index Investment Trust. Đến tháng 11/2000, Quỹ trở thành quỹ tương hỗ có giá trị lớn nhất trong lịch sử với 100 tỷUSD tài sản,Quỹ này ngày nay có tên gọi Vanguard 500 Index.

Từ những năm 1980 trở lại đây, thị trường QLQ đã liên tục phát triển và mở rộng, đến nay đã trở thành một ngành dịch vụ thịnh vượng, một bộ phận cấu thành quan trọng của TTCK. Thống kê hoạt động các quỹ đầu tư tại nhiều quốc gia thuộc từng châu lục trên thế giới cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của loại hìnhđầu tư này:

Xem Phụ lục2 từ Bảng 1 đến Bảng 6.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam (Trang 93 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)