1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

39 947 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 359 KB

Nội dung

Trước xu thế phát triển và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì nhu cầu về vốn để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tránh tụt hậu là vấn đề cần thiết đối với mỗi nước .

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG 2

1 Sự hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư 2

2 Khái niệm 3

3 Phân loại 4

3.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động: 4

3.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn: 4

3.3 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ: 5

4 Vai trò của Quỹ đầu tư 6

4.1 Đối với nền kinh tế 6

4.2 Đối với các nước đang phát triển 6

4.3 Đối với thị trường chứng khoán 7

4.4 Đối với nhà đầu tư 8

5 Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư 8

5.1 Nguyên tắc huy động vốn 8

5.2 Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ 8

5.3 Nguyên tắc định giá phát hành và mua lại chứng chỉ của quỹ 9

5.4 Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư 9

5.5 Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản của quỹ 9

6 Cơ chế hoạt động và giám sát của quỹ đầu tư 9

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 11

1 Quá trình hình thành và phát triển các Quỹ đầu tư ở Việt Nam 11

2 Thực trạng hoạt động các Quỹ đầu tư ở Việt Nam 12

2.1 Đối với quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài 15

2.2 Đối với quỹ đầu tư trong nước 18

2.3 Đánh giá chung 24

Trang 2

3 Hạn chế 25

3.1 Đối với quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài 25

3.2 Đối với quỹ đầu tư chứng khoán trong nước 25

3.3 Một số hạn chế khác 26

4 Nguyên nhân 27

4.1 Môi trường kinh tế không ổn định 27

4.2 Hành lang pháp luật 27

4.3 Sự phát triển của thị trường mới nổi khác 27

4.4 Hoạt động của thị trường chứng khoán .28

4.5 Chính sách thu hút đầu tư 28

4.6 Nhân sự 28

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 29

1 Định hướng phát triển Quỹ đầu tư ở Việt Nam 29

2 Giải pháp phát triển Quỹ đầu tư ở Việt Nam 29

2.1 Về phía Nhà nước 30

2.2 Về phía các Quỹ đầu tư 34

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trước xu thế phát triển và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ nhưhiện nay thì nhu cầu về vốn để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tránh tụt hậu là vấn đềcần thiết đối với mỗi nước Để huy động vốn một cách tối đa , ngoài sự góp mặtcủa ngân hàng còn có một số tổ chức phi ngân hàng khác điển hình là Quỹ đầu tư ,một định chế tài chính trung gian tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường đặcbiệt là trên thị trường chứng khoán Quỹ đầu tư chứng khoán là một tổ chức mangtính chuyên nghiệp cao, tham gia thị trường với hai tư cách: tư cách là tổ chức pháthành ra các chứng chỉ Quỹ đầu tư để thu hút vốn và tư cách là tổ chức đầu tư dùngtiền thu hút được để đầu tư chứng khoán

Trên thế giới hiện nay có hàng chục nghìn Quỹ đầu tư đang hoạt động, cung cấpcho các nhà đầu tư thông tin chuyên môn, nhờ đó mà tỷ trọng tham gia thị trườngchứng khoán của các quỹ ngày càng tăng so với các nhà đầu tư cá nhân Quỹ đầu tư

là định chế tài chính trung gian ưu việt trên thị trường chứng khoán.Sự phát triển củaloại hình Quỹ đầu tư chứng khoán sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán trong tương lai

để thị trường chứng khoán Việt Nam phát huy vai trò trong việc chuyển tiết kiệm ởnền kinh tế thành đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việc tìm ra giảipháp để thu hút rộng rãi công chúng tham gia đầu tư, tăng quy mô vốn thị trườngthông qua tạo lập các Quỹ đầu tư chứng khoán là rất cần thiết Chính vì thế, em chọn

đề tài “ Giải pháp phát triển các Quỹ đầu tư ở Việt Nam”

Với thời gian có hạn và nguồn tài liệu còn hạn chế nên đề án chưa đề cập tớiđược mọi khía cạnh liên quan đến các Quỹ đầu tư Em mong nhận được sự góp ýcủa thầy cô và các bạn

Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Mai Hương đã giúp emhoàn thành đề án này

Trang 4

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG

1 Sự hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư

Xuất hiện lần đầu tiên tại châu Âu vào thế kỷ 19, loại hình Quỹ đầu tư đã thuhút sự tham gia đông đảo của công chúng và đã trở thành một định chế tài chínhquan trọng Các Quỹ đầu tư ban đầu được thanh lập theo kiểu quỹ tín thác đầu tư( Investment Trust ) Quỹ tín thác đầu tiên do vua Williams I của Hà Lan thành lậptại Brussels – Bỉ Quỹ này được lập ra để tạo điều kiện cho Hà Lan đưa các khoảntiền đầu tư ra nước ngoài dưới dạng các khoản vay của chính phủ Tuy nhiên, phảiđến khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ ở Anh thì các Quỹ đầu tư mới thực sựphát triển Cuộc cách mạng công nghiệp này đã đưa nước Anh trở thành quốc giathịnh vượng nhất châu Âu, sở hữu những nguồn vốn lớn Trong khi đó, Mỹ và cácnước châu Âu thì lại thiếu vốn trầm trọng Vì vậy các nước thiếu vốn đã phát hànhrất nhiều công cụ nợ với lãi suất thấp nhằm thu hút vốn cho quá trình đầu tư ra nướcngoài, nhưng việc đầu tư này thường gặp phải những khó khăn do không tiếp cậđược những thông tin cần thiết và thiếu những hiểu biết về môi trường đầu tư nướcngoài Trước tình hình này, một số nhà đầu tư đã thành lập ra Quỹ đầu tư hải ngoại

và thuê những chuyên gia nước ngoài đứng ra quản lý Đây chính là tiền thân củacác Quỹ đầu tư hiện nay

Vào những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ 18, các công ty tín thác tương tự

ở Hà Lan được lập ra ở Anh và Scotland Hiệp hội tài chính Luân Đôn ( LondonFinancial Assiciation) và Tập đoàn tài chính quốc tế ( International FinancialSociety) thành lập năm 1863 và được coi là những công ty tín thác đầu tiên củanước Anh Từ năm 1900 đến năm 1914, một lượng tiền đầu tư khổng lồ đã đổ vào

Mỹ đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt và năng lượng Quỹ đầu tư chứng khoánngành đường săt và năng lượng là quỹ đóng đầu tiên của Mỹ áp dụng các quỹ chovay làm đòn bẩy để thâu tóm chứng khoán đã ra đời vào năm 1904 Vào năm 1920,

mô hình công ty tín thác đầu tư bùng nổ ở Mỹ đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư Nhưng cuộc đại suy thoái 1929 – 1933 đã làm ảnh hưởng nặng nề tới các Quỹđầu tư Chỉ sau chiến tranh thế giới thứ 2, Quỹ đầu tư mới bắt đầu được khôi phục

Trang 5

và phát triển thành trở thành định chế tài chính ưu việt như hiện nay Điều này mộtphần là nhờ hệ thống luật định làm khuôn khổ cho các quỹ hoạt động ngày cànghoàn thiện hơn Tại Mỹ, hai dự luật làm cơ sở căn bản nhất cho hoạt động chứngkhoán là Luật chứng khoán và Luật về sở giao dịch chứng khoán Năm 1940, Luậtđầu tư ra đời, từ đây phần lớn các Quỹ đầu tư ra đời và tái lập để đáp ứng nhu cầucủa đạo luật này Đến năm 1995, luật này sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi vàđảm bảo an toàn hơn nữa cho nhà đầu tư đồng thời cho phép các quỹ được áp dụngcác nghiệp vụ đầu tư mới nhất

Ở châu Á, ngay từ năm 1937 ở Nhật Bản đã xuất hiện một số quỹ tương tựnhư Quỹ đầu tư Đây là một tổ chức do một số nhà đầu tư thành lập nên để lợi dụngcác dịch vụ đầu tư do công ty chứng khoán cung cấp Đây là mầm mống cho sự rađời các quỹ đầu tư sau này ở Nhật Tại Nhật Bản, Luật tín thác ( Trust Law ) vàLuật kinh doanh tín thác (Trust Bussiness Law) là các bộ luật điều chỉnh hoạt độngcủa các Quỹ đầu tư

Không chỉ dừng lại ở những nước phát triển như Anh, Mỹ…, mô hình Quỹđầu tư còn giữ một vị trí quan trọng trên các thị trường chứng khoán mới nổi.Việcthành lập các Quỹ đầu tư ở thị trường này bắt đầu từ nhu cầu của những nền kinh tếcòn yếu kém nhiều mặt, đòi hỏi phải cải thiện khả năng thanh toán và trợ giúp cơ

ra quyết định đầu tư của quỹ

Trang 6

Như vậy, có thể nói ngay rằng đây là cách đầu tư vào các quỹ tài chính Nhàđầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phiếu được mua bán trên thị trườngchứng khoán, mà họ sẽ chia sẻ hiệu quả do một quá trình mua bán chứng khoán tậptrung của quỹ này

3 Phân loại

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư căn cứ theo các tiêuchí phân loại khác nhau

3.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động:

3.1.1 Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng)

Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng Nhà đầu tư

có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ Quỹ côngchúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóađầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyênnghiệp của đầu tư mang lại

3.1.2 Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)

Là quỹ huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏcác nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tàichính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấphơn quỹ công chúng Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn,

và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ

3.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn:

3.2.1 Quỹ đóng

Quỹ đóng là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiếnhành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứngchỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại Nhằm tạo tính thanh khoản cho loạiquỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽđược niêm yết trên thị trường chứng khoán Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán đểthu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp

Trang 7

Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạtđộng Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tưVF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý

3.2.2 Quỹ mở

Tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất đặc thùcủa nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phảimua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch Đối với hình thứcquỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công tyquản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứngkhoán Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại

ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ,Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam

3.3 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ:

3.3.1 Quỹ đầu tư dạng công ty

Quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quyđịnh của pháp luật từng nước Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quảntrị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởitheo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân

3.3.2 Quỹ đầu tư dạng hợp đồng

Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công

ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân Công ty quản lý quỹ đứng rathành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mụctiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quảnvốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sátđược thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ củahai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhàđầu tư Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đôngnhư mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lýquỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ

Trang 8

4 Vai trò của Quỹ đầu tư

4.1 Đối với nền kinh tế

Quỹ đầu tư huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế ngay cả đối với nguồn vốn nhỏ lẻ và trực tiếp tiến hành đầu tư chứ không phải cho vay Quỹ còn hấp dẫn đối với nguồn vốn từ nước ngoài chảy vào nhờ vào việc phát hành các chứng chỉ quỹ có tính hấp dẫn cao với nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, Quỹ đầu tư là một phương thức đầu tư hữu hiệu cho các nhà đầu tư nước ngoài còn bởi vì thông qua quỹ, nhà đầu tư nước ngoài có thể vượt qua những hạn chế về giao dịch mua chứng khoán trực tiếp đối với người nước ngoài do nhà nước đặt ra, cộng với nhiều hạn chế trong việc nắm bắt những thông tin về chứng khoán ở nước sở tại và chi phí giao dịch cao Đối với thị trường trong nước, quỹ còn góp phần tạo nên sự đa dạng của các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán Thông qua hoạt động của các Quỹ đầu tư nước ngoài, các Quỹ đầu tư trong nước sẽ tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, phân tích và đầu tư chứng khoán.

4.2 Đối với các nước đang phát triển

Quỹ đầu tư có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đặc biệt là với các nước

đang phát triển như Việt Nam Các nước đang phát triển cần lượng vốn lớn cho đầu

tư phát triển Nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững, nhất thiết phải cónhiều vốn đầu tư Là một trong các định chế trung gian tài chính phi ngân hàng,Quỹ đầu tư tạo ra hàng loạt các kênh huy động vốn Các nguồn vốn nhàn rỗi riêng

lẻ trong công chúng do vậy sẽ được tập trung lại thành một nguồn vốn khổng lồ,thông qua Quỹ đầu tư sẽ được đầu tư vào các dự án dài hạn, đảm bảo được nguồnvốn phát triển vững chắc cho cả khu vực tư nhân lẫn khu vực nhà nước Khôngnhững thế, các Quỹ đầu tư còn khuyến khích được dòng chảy vốn nước ngoài Đốivới luồng vốn gián tiếp, việc đầu tư vào Quỹ sẽ loại bỏ các hạn chế của họ về giaodịch mua bán chứng khoán trực tiếp, về kiến thức và thông tin về chứng khoán cũngnhư giảm thiểu các chi phí đầu tư Đối với luồng vốn đầu tư trực tiếp, Quỹ đầu tưgóp phần thúc đẩy các dự án bằng cách tham gia góp vốn vào các liên doanh haymua lại một phần vốn của bên đối tác, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trongviệc thu hồi vốn cũng như tăng được sức mạnh trong nước ở các liên doanh

Trang 9

Nhận được nguồn vốn với chi phí huy động thấp: Việc tiếp cận các nguồn vốn tiếtkiệm nhỏ từ các cá nhân qua hệ thống ngân hàng luôn phải đối phó với những thủtục rườm rà (đảm bảo khoản vay với các chứng từ tài chính và tài sản) Ngoài ra các nước đang phát triển thường có trình độ nghiệp vụ chuyên mônchưa cao, thông qua các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp nhận được các thông tin tưvấn quản lý, marketing và tài chính: Quỹ đầu tư cung cấp các thông tin tài chính, tưvấn về kế hoạch tài chính, marketing và các mối quan hệ với các tổ chức tài chính

và các doanh nghiệp khác Lợi ích này của Quỹ đầu tư được đặc biệt đánh giá caovới các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nhất là trong các nền kinh

tế chuyển đổi Tiếp cận nguồn tài chính dài hạn: Lợi ích này thu được do sự kết hợpcác công cụ huy động vốn của Quỹ Đó là các loại chứng khoán do Quỹ phát hành,cùng với hoạt động của thị trường chứng khoán cho phép trao đổi, mua bán các loạichứng khoán đó Sự kết hợp này khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhàđầu tư có khả năng đầu tư dài hạn, cung cấp nguồn tài chính vô cùng cần thiết cho

sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

4.3 Đối với thị trường chứng khoán

Quỹ đầu tư góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp và ổn định thị

trường thứ cấp Các quỹ tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư làm tăng lượng cung chứng khoán trên thị trường chứng khoán, tạo sự đa dạng về hàng hoá cho thị trường Khi Quỹ đầu tư mua bán với khối lượng lớn một loại chứng khoán nào đó thường ảnh hưởng lớn tới sự biến động của thị trường chứng khoán Nó góp phần bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp, giúp cho sự phát triển của thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với các phương pháp đầu

tư khoa học

Quỹ đầu tư góp phần làm xã hội hoá hoạt động đầu tư chứng khoán Các quỹ tạo một phương thức đầu tư được các nhà đầu tư nhỏ, ít có sự hiểu biết về chứng khoán yêu thích Nó góp phần tăng tiết kiệm của công chúng đầu tư bằng việc thu

hút tiền đầu tư vào quỹ

Trang 10

4.4 Đối với nhà đầu tư

Quỹ đầu tư giúp cho người nhận đầu tư và người đầu tư:

- Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư: đối với các nhà đầu tư

cá nhân, thường là các nhà đầu tư nhỏ lẻ,hạn chế về tiềm lực tài chính Vì vậy nếuđầu tư riêng lẻ họ khó có một danh mục đầu tư đa dạng và phân tán rủi ro Nếunhiều nhà đầu tư cùng góp vốn thành lập quỹ để đầu tư thì họ có thể khắ phục đượchạn chế này và tham gia vào một danh mục đầu tư đa dạng hơn Bên cạnh đó, đầu tưvào quỹ còn giúp các nhà đầu tư hưởng lợi thế về quy mô, từ đó có thể tiết kiệmđược chi phí đến mức thấp nhất

- Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận dưới sự quản lýchuyên nghiệp: thông qua đơn vị đầu tư, mâu thuẫn giữa nhu cầu đầu với khả nănghạn chế về tri thức , thông tin và công nghệ đã được quyết bởi quá trình hợp tác vàphân công lao động xã hội trong hoạt đông đầu tư - kinh doanh chứng khoán

- Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền

5 Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư

5.1 Nguyên tắc huy động vốn

Việc huy động vốn của Quỹ đầu tư thông qua phát hành chứng khoán.Tuy nhiên các quỹ chỉ được phát hành một số loại chứng khoán nhất định để tạothuận lợi cho việc quản lý của quỹ cũng như hoạt động đầu tư của những người đầu

tư Do vậy, nguyên tắc chung là quỹ chỉ phát hành cổ phiếu (mô hình công ty) vàchứng chỉ hưởng lợi (quỹ dạng tín thác) Ngoài ra, quỹ không được phép phát hànhtrái phiếu hay đi vay vốn để đầu tư Quỹ chỉ được phép vay vốn ngắn hạn để trangtrải các chi phí tạm thời khi quỹ chưa có khả năng thu hồi vốn

5.2 Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ

Tài sản của quỹ phải được kiểm soát bởi một tổ chức bảo quản tài sản Tổchức này chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi đối với tài sản của các nhà đầu tư, trênthế giới hiện nay thì các tổ chức bảo quản tài sản thông thường là ngân hàng

Trang 11

Nguyên tắc chung của hầu hết các nước là tổ chức bảo quản tài sản trong quátrình giám sát không có quyền quyết định hoàn toàn mà phải cùng bàn bạc, biểuquyết với các chủ thể khác như công ty quản lý quỹ

5.3 Nguyên tắc định giá phát hành và mua lại chứng chỉ của quỹ

Khi các nhà đầu tư đầu tư hoặc rút vốn của họ từ một quỹ, việc xác định giáphải dựa trên nguyên tắc công bằng giữa các nhà đầu tư hiện tại với các nhà đầu tưmua hoặc bán chứng chỉ Điều này được thể hiện trong cách thức xác định giá trị tàisản của quỹ khi mua bán chứng chỉ

5.4 Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư

Việc cung cấp thông tin vừa có ý nghĩa là tạo cơ hội cho quỹ thu hút vốn đầu

tư vừa để góp phần bảo vệ lợi ích của người đầu tư

Việc cung cấp thông tin phải tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhànước nhằm tạo sự thống nhất dễ hiểu cho các nhà đầu tư

5.5 Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản của quỹ

Hầu hết các nước đều ngăn cấm các giao dịch giữa các chủ thể có liên quanvới quỹ Giao dịch giữa các chủ thể có liên quan là các giao dịch liên quan tới tàisản của quỹ giữa một bên là Quỹ đầu tư và một bên là chủ thể khác như công tyquản lý quỹ, ngân hàng bảo quản giám sát, người bảo lãnh phát hành, nhà tư vấn…

mà việc giao dịch này có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích của người đầu tư hiện tạicủa quỹ

Tại Mỹ các Quỹ đầu tư hoạt động theo hai mô hình là mô hình công ty và môhình tín thác Trong đó thì mô hình công ty đặc biệt là các quỹ dạng mở chiếm ưuthế hơn cả

6 Cơ chế hoạt động và giám sát của quỹ đầu tư

Cơ quan quản lý chủ quản của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoánNhà nước (UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sáttoàn bộ các hoạt động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hànggiám sát về mặt vĩ mô

Trang 12

Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tưchứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu

tư được nêu trong cáo bạch của quỹ

Công ty kiểm toán: thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xáctình hình hoạt động của quỹ đầu tư, bảo đảm sự minh bạch

Trang 13

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ

ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

1 Quá trình hình thành và phát triển các Quỹ đầu tư ở Việt Nam

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, các Quỹ đầu tư bắt đầu xuất hiệnkhi những dòng đầu tư nước ngoài đất đã bắt đầu chuyển hướng đổ vào Việt Nam.Làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài thứ nhưng của các Quỹ đầu tư nước ngoài đãbắt đầu xuất hiện nhưng cũng đi vào bế tắc vào giai đoạn cuối những năm 1990,giai đoạn chập chững bước vào ngưỡng cửa hội nhập Làn sóng thứ hai hình thành

từ những năm 2002 và đặc biệt làn sóng đầu tư gián tiếp thứ ba năm 2006 của cácQuỹ đầu tư nước ngoài đã góp phần làm thay đổi diện mạo của đất nước, bước đầugặt hái được những thành công Cùng với những biến đổi tích cực và mạnh mẽ củathị trường chứng khoán, ngành quản lý quỹ đầu tư của Việt Nam cũng bắt đầu đượchình thành và phát triển

Với các quỹ đầu tư nước ngoài: giai đoạn 1998 – 2002, sau cuộc khủng hoảngtài chính châu Á, Việt Nam ít bị ản hưởng nhưng dòng vốn gián tiếp đầu tư nướcngoài tại Việt Nam không được cải thiện.giai đoạn này không có quỹ đầu tư nàođược thành lập mà chủ yếu là các Quỹ được thành lập trước đó rút lui hoặc giảmquy mô.Giai đoạn 2002 -2005, làn sóng đầu tư gián tiêps nước ngoài được khởiđộng lại với sự xuất hiên của Quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund và ngay sau đóVinacapital vào cuộc nâng tổng nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thông quaQuỹ đầu tư lên 1,2 triệu USD Năm 2006 trở đi, cùng với sự phát triển mạnh mẽ củathị trường chứng khoán làn sóng đầu tư gián tiếp lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết Chỉriêng 2006 đã có thêm 8 quỹ đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động, năm 2007 có thêm

6 quỹ nữa

Với các Quỹ đầu tư trong nước, sự lớn mạnh của thi trường chứng khoán ViệtNam trong mấy năm qua đã tác động lớn đến sự ra đời của các Quỹ đầu tư chứngkhoán trong nước,bắt đầu là Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) vào ngày20/5/2004 Sau đó VPF1 được thành lập vào tháng 12 năm 2005 Giai đoạn 2006 -

2007 được đánh giá là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển cả về

Trang 14

quy mô lẫn giá trị vốn hóa, giai đoạn này nhiều quỹ đầu tư chứng khoán cũng rađời.

2 Thực trạng hoạt động các Quỹ đầu tư ở Việt Nam

Theo báo cáo sơ bộ về tình hình thị trường chứng khoán trong năm 2009 của

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có cập nhật một số dữ liệu về tình hình hoạt độngcủa các tổ chức trung gian trên thị trường thì tính đến cuối tháng 10/2009, thịtrường đã có 46 công ty quản lý quỹ được cấp phép hoạt động (do 1 công ty đã giảithể tháng 7/2009) với tổng số vốn điều lệ là gần 1.835 tỷ đồng (năm 2009 chỉ có 4công ty được thành lập mới); có 20 quỹ đầu tư chứng khoán (4 quỹ công chúng và

16 quỹ thành viên) với tổng số vốn huy động là 12.757 tỷ đồng (1 quỹ giải thể và 1quỹ tăng vốn); và 29 văn phòng đại diện đang hoạt động.

Theo khảo sát của tập đoàn đầu tư và tư vấn tài chính LCF Rothschild trongnăm 2009, các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam có mức tăngtrưởng NAV xấp xỉ 40%, thấp hơn mức tăng 48,4% của VN-Index Ông DominicScriven - Tổng giám đốc Dragon Capital - cho biết: “Tăng trưởng của các quỹ năm

2009 không theo kịp đà tăng của chỉ số VN-Index do các nhà quản lý quỹ đã quáthận trọng, ít đầu tư vào cổ phiếu rủi ro cao, thay vào đó là mua trái phiếu hoặc giữtiền mặt” Ngoài ra, các quỹ có quy mô lớn cũng tăng trưởng chậm hơn quỹ nhỏ, vìthiếu linh động hơn trong điều hành và thích ứng vớithị trường

Có khoảng 20 quỹ đang tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán VN,trong đó có các quỹ lớn thuộc các công ty quản lý VinaCapital và Dragon Capitalnhư Vietnam Opportunity Fund (VOF), Vietnam Infrastructure Ltd (VNI), VietnamGrowth Fund (VGF), Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) và VietnamDragon Fund (VDF) Giá trị NAV trung bình của 20 quỹ này tính đến ngày21/1/2010 là 147 triệu USD, trong đó lớn nhất là VOF với giá trị lên đến 771 triệuUSD, 3 quỹ do Dragon Capital quản lý có tổng NAV là 889 triệu USD

Tuy nhiên, mức tăng trưởng cao lại thuộc về các quỹ có quy mô trung bình.Đơn cử là 3 quỹ do PXP Vietnam Asset Management (PXP) quản lý gồm VLF -Vietnam Lotus Fund, VEEF - Vietnam Emerging Equity Fund và PXP Vietnam

Trang 15

Fund có mức tăng trưởng NAV đứng đầu bảng xếp hạng các quỹ đầu tư có hoạtđộng tốt nhất tại Việt Nam do LCF Rothschild khảo sát Trong đó, cao nhất là quỹVEEF, tính đến ngày 9/11/2009 có mức tăng NAV là 98,3%.

Bảng 1: Các quỹ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần

Tăng trưởng năm 2009 (%)

Vietnam Equity Holding (VEH) Saigon Asset Management

(SAM)

10,1

Bao Viet Investment Fund Bao Viet Fund Management

(BVFMC)Blackhorse Enhanced Vietnam Inc Blackhorse Asset Management 39,3BIDV-Vietnam Partners' Vietnam

Investment Fund BVIM Investment Management

DWS Vietnam Fund

Deutsche BankDWS Vietnam Fund

Vietnam Enterprise Investments Ltd

(VEIL)

Dragon Capital

31,9

Golden Bridge Financial Group's Vina

Indochina Capital Vietnam Holdings Indochina Capital 45,6

JF Vietnam Opportunities Fund

JF Vietnam Opportunities Fund

Kamm Investment Holdings Kamm Investment

Vietnam Growth Fund

Korea Investment Trust Management

Worldwide Vietnam Fund

China and Vietnam Fund

KITMC RSP Balanced Fund

KITMC Vietnam Growth Fund I and

II

KITMC Worldwide Vietnam Fund I

and II

Vietnam Oilfield Fund

Lion Capital Vietnam Fund Lion Capital

Vietnam Azalea Fund

Mekong CapitalMekongEnterprise Fund

Trang 16

Mirae Asset’s Mirae Asset Securities

Maxford Investment management

Ltd’s Vietnam Focus Fund SP Maxford Investment Management

Orient Management Company’s

Orient Fund 1 (OF1)

Cty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông

Prudential Balanced Fund

Prudential Fund Management

6,7Prudential Vietnam Securities

Investment Fund

Vietnam Lotus Fund

PXP Vietnam Asset Management

39,3

Vietnam Emerging Equity Fund

Saigon Securities Investment Fund A1

(SFA1)

Thanh Viet Fund ManagementSaigon Securities Investment Fund A2

(SFA2)

Viet Capital Fund Management’s Viet

Viet Fund 1 (VF1)

Viet Fund Management

50,9Viet Fund 2 (VF2)

Vietcombank Partners Fund 1 (VPF1) Vietcombank Fund

Management

Vietnam Emerging Market Fund

Trong năm 2009, hoạt động của các công ty chứng khoán đã có những dấuhiệu khả quan hơn do sự phục hồi của thị trường và giá trị giao dịch trên thị trườngngày càng tăng Do nhiều nhà đầu tư quay lại thị trường, số lượng tài khoản tăng lênđáng kể, nên bộ máy nhân sự của các công ty chứng khoán cũng đã tăng lên và đangdần hoàn thiện Số lượng tài khoản tính đến cuối tháng 10/2009 là 766.725 tàikhoản (trong đó nhà đầu tư có tổ chức là 3.147 tài khoản và nhà đầu tư cá nhân là763.578 tài khoản), tăng khá mạnh so với đầu năm Về hoạt động nghiệp vụ củacác công ty chứng khoán, tổng giá trị giao dịch 9 tháng đầu năm 2009 là 1.085.265

tỷ đồng, bình quân giá trị giao dịch 1 tháng là 108.526 tỷ đổng; tổng phí môi giới 9tháng đầu năm2009 là 1.950.635 tỷ đồng Số công ty chứng khoán thua lỗ giảm từ

62 công ty xuống còn trên 20 công ty

Trang 17

2.1 Đối với quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài

Mặc dù tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trung bình chỉ chiếm 7%tổng lượng giao dịch, nhưng động thái mua bán của họ luôn được nhà đầu tư trongnước chú ý Bởi lẽ, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam chủyếu là các quỹ đầu tư, được đánh giá là chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và ít khi bịthua lỗ Một điểm đáng chú ý trong giao dịch của các quỹ này thời gian gần đây làhoạt động lướt sóng được bổ sung bên cạnh chiến lược đầu tư dài hạn, nhất là đốivới các quỹ đã có thâm niên hoạt động

* Số lượng quỹ đầu tư nước ngoài tăng vọt

Trong những năm đầu khi TTCK Việt Nam mới mở, số lượng quỹ đầu tư cónguồn vốn từ nước ngoài có thể đếm trên đầu ngón tay Các quỹ như VietnamDragon Fund, VinaCapital, Mekong Capital… khá quen thuộc với giới đầu tư Vớiquy mô vài chục mã cổ phiếu niêm yết hồi đó, không cần số liệu mua bán của nhàđầu tư hiện trên bảng điện giao dịch, các nhà đầu tưvtrong nước cũng có thể đoánđược họ đang mua bán những mã cổ phiếu nào, số lượng đặt lệnh khoảng bao nhiêu.Nhiều nhà đầu tư nội đã mua "đu theo" để tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn

Năm 2007, khi TTCK Việt Nam phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu theo sự tăngđiểm của các chỉ số trên cả hai sàn giao dịch, số lượng quỹ đầu tư nước ngoài thamgia thị trường tăng lên rất nhanh, đạt trên 70 quỹ, với các tên tuổi như SumitomoMusui VN, Fulleron VN Fund, Tong Yan VGN, Maxford Growth - VN Fcus, VNResource, Credit Agrcole Fund…, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,Malaysia Một số quỹ mới được thành lập từ các công ty quản lý quỹ như DragonCapital thêm 2 quỹ, VinaCapital thêm Vinaland, Jaccar thêm 3 quỹ

Khi kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đi vào giai đoạnphục hồi, Việt Nam trở thành địa chỉ hấp dẫn cho rất nhiều tổ chức đầu tư nướcngoài, hàng loạt quỹ đầu tư đã đón đầu sự phục hồi này và số lượng quỹ đầu tư tăngvọt về cả số lượng và vốn đầu tư

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính mới đây, tính đến tháng 11/2009, tạithị trường Việt Nam có 46 công ty quản lý quỹ, 382 quỹ đầu tư nước ngoài So với

Trang 18

năm 2007, tức là chỉ sau 2 năm, số lượng quỹ đầu tư nước ngoài đã tăng gấp 5 lần.Đây cũng là một lời giải cho việc vì sao lượng tiền luân chuyển trung bình tăng vọttrên TTCK Việt Nam trong hơn 1 năm trở lại đây.

* Thực hiện chiến lược đầu tư ngắn hạn

Hiện nay, chưa biết chiến lược đầu tư của các quỹ đầu tư nước ngoài mới đầu

tư vào Việt Nam như thế nào, nhưng đối với các quỹ đầu tư đã có thâm niên hoạtđộng lâu năm trên TTCK Việt Nam thì chiến lược đầu tư dài hạn và đầu tư theo giátrị của họ có một số thay đổi

Giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài có tên tuổi nhận định, với mức đỉnh vàmức đáy của một xu thế chênh lệch quá lớn (VN-Index cuối năm 2007 đạt trên1.000 điểm, đầu năm 2009 xuống gần sát mốc 200 điểm, hiện xấp xỉ 500 điểm) thìkhó có một tổ chức đầu tư nào sử dụng hết vốn đầu tư của mình thực hiện chiếnlược đầu tư một cách lâu dài

Theo ông Khổng Văn Minh, Giám đốc đầu tư Quỹ đầu tư Jaccar thì đầu tưtheo giá trị và lâu dài vẫn là chiến lược chính của các quỹ, nhưng để thích ứng vớiTTCK Việt Nam, các quỹ vẫn phải để một tỷ lệ vốn nhất định để đầu tư theo chiếnlược ngắn hạn, tăng cơ hội đạt lợi nhuận cao Cũng vì lẽ đó mà thị trường thườngthấy sự mua ròng, bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trong những đợt biếnđộng của cả hai chỉ số Họ có chiến lược đầu tư không giống nhau nên động tháimua bán cổ phiếu của họ cũng không giống nhau Nhưng có một sự khác biệt khálớn, đó là các quỹ đầu tư thường trường vốn, họ có thể mua bán theo một vùng nhấtđịnh, mua vào liên tục hoặc bán ra liên tục Việc mua bán cổ phiếu theo phươngthức này không ảnh hưởng nhiều đến các chỉ số của thị trường, nhưng có thể ảnhhưởng đến biến động giá của một vài cổ phiếu

* Quỹ đầu tư nước ngoài tiêu biểu:

Quỹ đầu tư cân bằng Prudential (Quỹ PRUBF1)

Vào ngày 22/11/2006, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấyphép niêm yết số 02/UBCK-GPNY cho phép Quỹ đầu tư cân bằng Prudential (QuỹPRUBF1) niêm yết chứng chỉ quỹ trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp Hồ

Trang 19

Chí Minh Do Cty TNHH Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Prudential Việt Namchịu trách nhiệm quản lý, và ngân hàng giám sát là Ngân hàng Hồng Kông ThượngHải - Chi nhánh TP.HCM Đây là loại hình quỹ đóng nghĩa là Quỹ không có nghĩa

vụ mua lại chứng chỉ do Quỹ phát hành theo yêu cầu của nhà đầu tư trong suốt thờigian hoạt động của quỹ

Lĩnh vực đầu tư:

- Tài chính, ngân hàng - Chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản

- Giao thông vận tải - Công nghệ thông tin;

- Sản xuất công nghiệp, hàng tiêu dùng -giáo dục y tế

*Phân bố tài sản:

Trong năm 2009, phân bố tài sản đầu tư của PRUBF1 chủ yếu vào trái phiếu,tuy nhiên tỷ lệ giảm dần ở những tháng cuối năm Tính đến 31/12/2009, tỷ lệ đầu tư

là 60% vào trái phiếu, 39% vào cổ phiếu, còn 1% là tiền gửi

*Hoạt động đầu tư:

Kết thúc tháng 1/2009, NAV của PRUBF1 là 387 tỷ đồng, giảm 2,2% so vớicuối năm 2008 Tình hình chung trong năm 2009 còn nhiều rủi ro nên trong 6 thángđầu năm 2009 PRUBF1 đã nâng cao tỷ lệ cổ phiếu của các ngành dược, tiêu dùng

và tiện ích trong đó mã VNM của Công ty Sữa Việt Nam đứng đầu danh sách cổphiếu nắm giữ, chiếm 2,4% giá trị tài sản ròng, tiếp theo là cổ phiếu của Ngân hàngEximbank, Công ty Giấy Sài Gòn cùng chiếm tỷ lệ 1,6%, Công ty Xuất nhập khẩu

Y tế Domesco 1,1% Sang tháng 7/2009, có hiện tượng thoái vốn ở các cổ phiếucủa Công ty Giấy Sài Gòn, Công ty Xuất nhập khẩu Y tế Domesco và Công ty thủyđiện Vĩnh Sơn - Sông Hinh PRUBF1 bổ sung danh mục một số cổ phiếu: PFT,NTP và GMD Kết thúc năm 2009, mã VNM vẫn đứng đầu nhóm cổ phiếu đầu tưcủa PRUBF1, chiếm tỷ lệ 5,5% giá trị tài sản ròng, mã FPT chiếm 5%, GMD chiếm3,6%, NTP chiế m 3,3% Tính đến hết tháng 1/2010, tổng giá trị tài sản ròng củaPRUBF1 là 467 tỷ đồng, tăng 3% so với con số 453 tỷ đồng ở thời điểm tháng12/2009 Cũng trong tháng 1/2010, PRUBF1 thay đổi cơ cấu phân bố tài sản bằngviệc giảm tỷ lệ trái phiếu và tăng tỷ lệ cổ phiếu Kết thúc tháng 1/2010, PRUBF1

Ngày đăng: 18/04/2013, 13:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các quỹ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
Bảng 1 Các quỹ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần (Trang 15)
Bảng 1: Các quỹ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
Bảng 1 Các quỹ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần (Trang 15)
Bảng2: Lợi nhuận ròng đơn vị: tỷ đồng - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
Bảng 2 Lợi nhuận ròng đơn vị: tỷ đồng (Trang 25)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w