Nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

4.1. Môi trường kinh tế không ổn định

Do tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực lên các mặt hoạt động then chốt củanền kinh tế và những bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế. Đầu tư phát triển trongnền kinh tế, đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp và của nhân dân vẫn trầm lắng, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh. Hoạt động thị trường nói chung đều kém sôi động. Cơ hội và môi trường đầu tư vẫn bấp bênh. Tiền gửi tiết kiệm và các nguồn vốn huy động qua ngân hàng tăng nhanh hơn mức tăng trưởng tín dụng, dẫn tới ứ đọng vốn. Trong khi các ngân hàng ứ thừa vốn thì các doanh nghiệp cần vốn lại e ngại đầu tư. Trong bối cảnh nền kinh tế đó, hầu hết các công ty lâm vào

tình trạng khó khăn, một số doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng nên các Quỹ đầu tư rất khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tình trạng trầm lắng của nền kinh tế cũng gây nên tâm lý ngần ngại, e dè cho các tập đoàn tài chính quốc tế trong việc quyết định thành lập Quỹ đầu tư.

4.2. Hành lang pháp luật.

Có thể thấy hành lang pháp luật của Việt Nam đang được cải tổ nhưng thực tế nó luôn không theo kịp diễn biến của thị trường. Giới hạn của Luật doanh nghiệp chỉ cho phép các đối tác nước ngoài được nắm giữ tối đa 30% cổ phiếu của một công ty. Do đó, tác động của họ với đối tác đầu tư hoàn toàn không đủ mạnh. Bên cạnh đó, các điều luật về chứng khoán, tài chính, ngân hàng có liên quan cũng đều không đồng bộ. Tất cả những bất cập đó khiến các Quỹ đầu tư phải hoạt động trong một hành lang pháp lý hẹp.

4.3. Sự phát triển của thị trường mới nổi khác.

Trước đây các nhà đầu tư rất háo hức tham gia vào thị trường Việt Nam, coi đây là một thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Nhưng sau một thời gian hoạt động không hiệu quả tại Việt Nam, bên cạnh đó lại xuất hiện nhiều thị trường mới nổi khác có môi trường đầu tư thuận lợi hơn nhiều so với Việt Nam, nên đã buộc các nhà đầu tư phải cân nhắc lại quyết định đầu tư của mình.

4.4. Hoạt động của thị trường chứng khoán.

Hoạt động của các Quỹ đầu tư có hiệu quả, có mang lại lợi nhuận hay không phụ thuộc vào sự sôi động của thị trường chứng khoán. Trong khi đó, nhịp độ hoạt động trên thị trườnchứng khoán lại là hệ quả của sự tham gia của các doanh nghiệp và sự quan tâm của công chúng đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhiều doanh nghiệp cho rằng họ vẫn chưa thực sự có nhu cầu huy động vốn dài hạn thông qua thị trường chứng khoán. Một số doanh nghiệp chỉ cần nguồn vốn ngắn hạn để trang trải các chi phí sản xuất mà ngân hàng cũng có thể đáp ứng được nhu cầu này, hơn nữa lãi suất ngân hàng hiện nay tương đối thấp. Như vậy, ban đầu sự tham gia của các doanh nghiệp là khá hạn chế. Về phía công chúng, họ ngại môi trường kinh tế không ổn định dễ phát sinh rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán.

4.5. Chính sách thu hút đầu tư.

Các Quỹ đầu tư nước ngoài luôn nhắm đến thị trường chứng khoán và mong muốn đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết hoặc sắp được niêm yết vì chất lượng và tính thanh khoản cao của thị trường này. Quá trình đầu tư gián tiếp này còn giúp họ tiết kiệm được thời gian nghiên cứu cơ hội và giảm thiểu chi phí đầu tư so với đầu tư trực tiếp trong khi vẫn đóng góp được vốn và kinh nghiệm quản trị cho các doanh nghiệp đầu tư. Tuy nhiên, các nhà quản lý hình như chưa có chính sách thông thoáng để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp này, họ sợ bị phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.

4.6. Nhân sự.

Trong một vài trường hợp, tuyển dụng các nhà quản lý dựa trên mối quan hệ cá nhân ở Việt Nam với kết quả là người quản lý không phù hợp với các tiêu chuẩn. Một số trường hợp khác, người điều hành được tuyển do các công ty săn đầu người nước ngoài nên họ không có kinh nghiệm kinh doanh ở Việt Nam và giải quyết những mâu thuẫn với nhân viên địa phương.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM (Trang 28 - 31)