Về phía các Quỹ đầu tư

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 39)

2. Giải pháp phát triển Quỹ đầu tưở Việt Nam

2.2. Về phía các Quỹ đầu tư

2.2.1. Chú trọng và đẩy mạnh việc đào tạo cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư chuyên nghiệp

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, một yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công của một Quỹ đầu tư đó là trình độ năng lực của nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp.

Ở nhiều nước, các nhà đầu tư riêng lẻ thườngchọn Quỹ đầu tư dựa trên cơ sở xem xét tài năng của các nhà đầu tư chuyên nghiệp của quỹ, người ta cũng sẵn sàng rút ra khỏi quỹ khi mà nhà quản lý chuyên nghiệp xuất sắc đó không còn làm cho quỹ nữa. Thông thường ở một số nước Quỹ đầu tư do một nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp điều hành, vừa thực hiện chiến lược đầu tư, vừa chịu trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày. Hỗ trợ cho sự hoạt động của nhà quản lý chuyên nghiệp còn có đội ngũ chuyên viên phân tích tài chính.

Hiện nay, các tổ chức thành lập Quỹ đầu tư chuẩn bị đội ngũ nhân lực cho quỹ theo các kênh:

- Cử một số nhân viên theo học các khoá đào tạo cơ bản về đầu tư, phân tích chứng khoán, về khung pháp lý cho hoạt động đầu tư và các kiến thứcnghiệp vụ tài chính tín dụng. Sau đó các nhân viên này sẽ nhận được chứng chỉ và tham gia kỳ thi sát hạch để được cấp giấy phép hành nghề đầu tư chuyên nghiệp.

- Tuyển nhân viên có kiến thức về đầu tư hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, sau đó tiếp tục bồi dưỡng và bổ sung nâng cao trình độ kiến thức cho các nhân viên này.

- Cử nhân viên ra nước ngoài khảo sát, học tập, nghiên cứu về hệ thống Quỹ đầu tư ở một số nước.

Những điều kiện trên cho thấy, một nhà quản lý chuyên nghiệp thực thụ của Quỹ đầu tư chứng khoán phải có một kiến thức sâu rộng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tạo cơ sở niềm tin cho công chúng. Điều đó đòi hỏi phải có kế hoạch, chương trình đào tạo có hệ thống để xây dựng đội ngũ các nhà quản lý chuyên nghiệp cho quỹ.

2.2.2. Chú trọng nghiên cứu đồng thời phổ biến rộng rãi Quỹ đầu tư ra công chúng

Những vấn đề về tín thác và Quỹ đầu tư là những vấn đề còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Do vậy, một mặt cần tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong việc phát triển hệ thống tín thác đầu tư. Mặt khác, cần phổ biến rộng rãi những kiến thức cơ bản và thông tin về Quỹ đầu tư cho công chúng qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối tượng thu hút các nhà đầu tư tham gia vào Quỹ đầu tư chủ yếu là công chúng. Vì thế sự thành công của quỹ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết và tham gia của công chúng. Hiện nay, bên cạnh các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người đi sâu vào thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán nhà nước đang có rất nhiều hình thức để phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng như tổ chức các bài giảng, các lớp học ngắn ngày cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này hay trang chuyên đề giải đáp trên các tạp chí chứng khoán. Nhưng với vai trò là người quản lý thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần phải đảm bảo các thông tin trên thị trường chứng khoán là chính xác, trung thực. Có như vậy mới giúp những người ít hiểu biết nhất vẫn tránh được rủi ro và việc quản lý thị trường được dễ dàng.

KẾT LUẬN

Không giống như hoạt động tiết kiệm hay đầu tư thị trường chứng khoán, xét về mặt thuận tiện, độ tin cậy và sự hấp dẫn, nhất là để thu hút những nguồn tiết kiệm nhỏ, ta thấy khó có thể có một hình thức đầu tư nào có thể thay thế tốt hơn các Quỹ đầu tư chứng khoán. Vì vậy phát triển hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán đang là một hướng đi mới nhằm thu hút vốn trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung, cần phải được quan tâm để các Quỹ đầu tư thực sự phát huy vai trò của mình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2007), báo cáo tổng kết 7 năm phát triển thi trường chứng khoán.

2. Trần Đăng Khâm (2007), sách chuyên khảo thị trường chứng khoán phân tích cơ bản, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.

3. Ts. Phạm Văn Hùng, giáo trình thị trường vốn, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.

4. Tạp chí chứng khoán Việt Nam 2008, 2009 5. Tạp chí Đầu tư chứng khoán 2008

6. www.google.com.vn 7. www.vinafund.com

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w