1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa

36 1,5K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 371 KB

Nội dung

Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hóa, hứa hẹn nhiều biến chuyển.

Trang 1

MỤC LỤC

Phần I: Lời mở đầu 4

Phần II: Nội dung chính 6

Chương 1: Khái quát chung về toàn cầu hóa và vấn đề đầu tư ra nước ngoài ở Việt nam 6

1 Toàn cầu hóa 6

2 Đầu tư ra nước ngoài 6

3 Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến đầu tư ra nước ngoài 7

4 Hệ thống pháp luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 7

5 Tại sao phải đầu tư ra nước ngoài 7

6 Những thế mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 9

Chương 2 Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa 10

I Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 10

1 Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 89-07 10

1.1 Bối cảnh 10

1.2 Thực trạng 10

2 Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam năm 2007 17

2.1 Bối cảnh 17

2.2 Thực trạng 18

3 Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam năm 2009 19

3.1 Bối cảnh 19

3.2 Thực trạng 19

4 Dự báo đầu tư ra nước ngoài Việt Nam 20

II Đánh giá hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 21

1 Kết quả đạt được 21

2 Thuận lợi 23

3 Những hạn chế còn tồn tại 24

4 Khó khăn của việc đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam 25

5 Nguyên nhân 27

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam 30

I Triển vọng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 30

1 Bối cảnh kinh tế hiện nay 30

2 Dự báo 30

Trang 2

II Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài 31

1 Công tác quản lý 31

2 Cung cấp thông tin 31

3 Chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước 32

3.1 Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư 32

3.2 Chính sách ưu đãi về thuế 33

3.3 Thực hiên hiệp định, thỏa thuận song phương 33

3.4 Đào tạo lao động 33

Phần III: Kết luận 34

Danh mục tài liệu tham khảo 35

Trang 3

Danh mục ký hiệu viết tắt

 BIDV: Bank for Investment and Development of Vietnam

 CN: Công nghiệp

 CAA: Cambodia Angkor Air

 CN: Công nghiệp

ĐTRNN: Đầu tư ra nước ngoài

 ĐTNN: Đầu tư nước ngoài

 KT-XH: Kinh tế - Xã hội

 KH- ĐT: Kế hoạch- Đầu tư

 NĐ-CP: Nghị định – Chính phủ

 QĐ- BKH: Quyết định- Bộ kế hoạch

 SGI: Saigon Invest Group

 SXKD: Sản xuất kinh doanh

 TT – BKH : Thông tư – Bộ kế hoạch

 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

 VOIP: Voice over Internet Protocol

 VNA: Vietnam Airlines

 WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

 XD: xây dựng

 XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

Lời mở đầu

I Tính tất yếu

Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hóa, hứa hẹn nhiều biến chuyển Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia cùng với phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua trên con đường phát triển Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng được chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã hội

Việt Nam cũng không ngoại trừ trong quá trình toàn cầu hóa đó Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những chuyển mình để không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển Trong bối cảnh đó, xu hướng mởi cửa, hợp tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của chính phủ ta Thể hiện điều này, Quốc hội ta đã thông qua luật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cho phép các cá nhân, tổ chức Việt Nam đầu tư ra nước ngoài Qua đó đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên quá trình đó còn gặp nhiều thách thức, cần có sự nỗ lực từ hai phía.

II Mục đích nghiên cứu

Đề tài “ Toàn cầu hóa và vấn đề Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam” để tìm hiểu thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và các tác động của nó đối với nền kinh tế nước ta là một đề tài rất cần thiết, nhằm giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn về nền kinh tế và rút ra những bài học cần thiết trong quá trình hội nhập.

Đồng thời đề tài này cũng đề cập đến đánh giá tổng thể về 20 năm các doanh nghiệp nước ta tham gia đầu tư nước ngoài, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình đó.

Mục đích cuối cùng của đề tài đó là dự báo, đề ra một số phương hướng

và giải pháp cho Việt Nam trong nhằm nâng cao số lượng cũng như chất lượng các dự án đầu tư ra nước ngoài.

III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu được xem xét trên 2 khía cạnh số dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư, được tìm hiểu từ năm 1989 đến hết năm 2009 ( Từ khi bắt

Trang 5

đầu có dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đến nay ) Từ dãy số liệu

đó, lập hàm dự báo và dự báo cho năm 2010 và 2015.

IV Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu như thống kê mô tả, diễn dịch, qui nạp, các phương pháp quan sát từ thực tiễn để khái quát qui luật của vấn

đề cần nghiên cứu diễn ra trong thực tế, ghi nhận và diễn giải những điều được quan sát, tìm kiếm số liệu liên quan để thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá, tìm ra xu hướng chung, phương pháp đúng đắn, hiệu quả rồi tổng kết, kiểm chứng trên thực tế để rút ra kết luận.

Chúng em cũng đã sử dụng các hàm xu thế thời gian, hàm dự báo dựa trên dãy số liệu tìm hiêu được để dự báo cho 1 vai năm tới.

Đề tài này dựa vào cơ sở lí thuyết của chuyên ngành kinh tế quốc tế đồng thời sưu tập thêm các thông tin thực tế của các website liên quan.

V Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài này gồm 3 chương.

Chương 1 Khái quát chung về toàn cầu hóa và vấn đề đầu tư ra nước ngoài ở Việt nam

Chương 2 Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam

Mặc dù chúng em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này, nhưng do sự nhận thức chưa đầy đủ và thời gian nghiên cứu ít nên còn nhiều thiếu sót Vì vậy, chúng

em rất mong được nhận sự góp ý và giúp đỡ của thầy.

Chúng em xin chân thành cảm ơn

Nhóm 13

Trang 6

Toàn cầu hóa với đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam

Chương 1: Khái quát chung về toàn cầu hóa và vấn đề đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam

1 Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập của các quốc gia vào một nền kinh tế toàn

cầu thống nhất và duy nhất, trong đó mỗi nền kinh tế của mỗi quốc gia là bộ phầncủa nền kinh tế thế giới

Toàn cầu hoá là hiện tượng có từ lâu, nhưng kết hợp toàn cầu hoá sản xuất và tiêu thụ thông qua việc hình thành đầu tư quốc tế đã làm cho toàn cầu hoá kinh tế trở thành một xu thế mới

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trongnền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa cácquốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v trên quy môtoàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉcác tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thươngmại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ởquy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thôngtin, văn hoá

2.Đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN)

ĐTRNN là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế của các quốc gia trong

khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tạichỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩutrong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mở rộng thịtrường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao nâng lực quản lý vàtrình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, tuỳ thuộcvào nhu cầu và điều kiện của mỗi nước mà ĐTRNN cân bằng và đồng hành vớiđầu tư nước ngoài Vì vậy, dòng vốn đầu tư giữa các nước phát triển sang các nướcđang phát triển biến động từng năm tùy thuộc nhu cầu và điều kiện phát triển kinhtế-xã hội của mỗi nước, như Hàn Quốc là một nước có chính sách thúc đẩy và hỗtrợ đầu tư nước ngoài vào, đồng thời cũng khuyến khích các doanh nghiệp HànQuốc đầu tư ra nước ngoài Việt Nam đi lên từ một nền kinh tế kém, tiến hành thuhút đầu tư nước ngoài chậm hơn so với các nước khu vực và thế giới nhưng 20năm qua đã đạt được nhiều thành tự trong thu hút và sử dụng vốn ĐTNN, đồngthời, do nhận thức được vai trò của ĐTRNN nên sớm đã có chính sách khuyếnkhích doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN

Trang 7

3 Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến đầu tư ra nước ngoài

Toàn cầu hóa là sự gia tăng các dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch

vụ, vốn, thông tin và văn hóa Toàn cầu hóa loại bỏ sự cô lập, tăng sự giàu có và tự

do, giúp nâng cao tiềm năng và kiến thức của con người trên toàn thế giới Đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế thúc đẩy quá trìnhtoàn cầu hóa diễn ra nhanh hơn, tới mọi nơi trên toàn thế giới Như bất kỳ hoạtđộng đầu tư nào khác, đầu tư ra nước ngoài không chỉ trực tiếp làm tăng thu nhậpcho mỗi doanh nghiệp, mà nó còn có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng và pháttriển của nền kinh tế quốc dân

Việt Nam đã đến ngưỡng cửa của hội nhập toàn diện, không thể chỉ dừng lại ởviệc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Đầu tư ra nước ngoài đã trởthành một xu thế tất yếu, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động,tranh thủ thời cơ để thâm nhập vào thị trường thế giới

4 Tại sao phải có đầu tư ra nước ngoài

Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam tăng mỗi năm,

số các doanh nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt-may tăng cao nên số lượngquota xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất Bên cạnh đó,chính sách “đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên,môi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanhnghiệp trong công nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng

Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt trên” đã có một số doanh nghiệp ĐTNN

chuyển mục tiêu hoạt động hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng trong khu vực

Trong số các doanh nghiệp đi tiên phong trong ĐTRNN còn phải kể tới một sốdoanh nghiệp tư nhân của một số địa phương tại vùng biên giới với một số nướcbạn (Lào, Campuchia) đã thực hiện dự án đầu tư tại nước bạn theo thỏa thuận hợptác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước

5 Hệ thống luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lýhoạt động ĐTRNN Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mởđường cho các hoạt động ĐTRNN sau này Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNNcủa doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thờiđiểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động ĐTRNN

Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đãban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp ViệtNam (Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Trang 8

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệpViệt Nam) Những văn bản nêu trên cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạonên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN Trong hơn 16 năm qua,

đã có 249 dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký1,39 tỷ USD

Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đãđánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt độngĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự ánĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định Đồng thời

là minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Namtừng bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới Tuy nhiên, qua thực tếcho thấy hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, gặp nhiềukhó khăn khi triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hởi cần được hoànthiện Chẳng hạn, các quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, có một sốđiều khoản đến nay không còn phù hợp, không bao quát được sự đa dạng của cáchình thức ĐTRNN Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn còn phức tạp, rườm rà,không ít quy định của cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt độngsản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Quy trình đăng ký và thẩm định cấp Giấychứng nhận đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhậnđầu tư chưa được rõ ràng Thiếu các chế tài cụ thể về cơ chế báo cáo, cung cấpthông tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm soát hoạtđộng ĐTRNN Cơ chế phối hợp quản lý đối với ĐTRNN chưa được quy định cụthể, rõ ràng Ngoài ra, văn bản pháp lý về ĐTRNN mới dừng lại ở cấp Nghị địnhcủa Chính phủ nên hiệu lực pháp lý chưa cao

Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạtđộng ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào tháng 7/2006),trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt

Nam Sau một thời gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định

về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằmhướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chủ đạo là:

1 phù hợp với thực tiễn hoạt động;

2 quy định rõ ràng, cụ thể hơn;

3 tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước

4 đơn giản hóa thủ tục hành chính Đồng thời, kế thừa và phát huy có chọnlọc những mặt tích cực, cũng như khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luậthiện hành về ĐTRNN nhằm mở rộng và phát triển quyền tự chủ, tự do kinh doanhcủa doanh nghiệp

Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đều có quyềnĐTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được

Trang 9

lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứngvới yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ Giảm thiểu các quyđịnh mang tính “xin-cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái vớinguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, đồng thời, có tínhđến với lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương trong hộinhập kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc Bêncạnh đó, Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định rõ về trách nhiệm, các quan hệgiữa cơ quan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, về việc thực hiện cácmối quan hệ đó cũng như chế tài khi có những vi phạm từ hai phía (nhà đầu tư và

cơ quan, công chức nhà nước) nếu không thực hiện đúng các quy định của phápluật

Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần được hoànthiện hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời, Nghị định số78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị định số22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướngdẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

6.Những thế mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Theo các chuyên gia kinh tế, thế mạnh của Việt Nam là các lĩnh vực sản xuấtnông nghiệp, trồng cao su, khai thác khoáng sản, sản xuất chế biến hàng gia dụng,vật liệu xây dựng

Lào, Campuchia, Nga, Malaysia, Angieria… vẫn là điểm đến đầu tư thu hút cácdoanh nghiệp Việt Nam Bên cạnh việc đầu tư các lĩnh vực khai khoáng, trồngrừng, thủy điện, viễn thông, xây dựng hạ tầng, Tại các quốc gia này, gần đây cácdoanh nghiệp Việt Nam còn hướng đến các lĩnh vực như hàng không, ngân hàng,bảo hiểm…

Trong năm 2009, nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp ViệtNam chuyển từ quy mô đầu tư nhỏ vào các ngành nghề đơn giản sang các ngànhnghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao và trải đều ở tất cả các châu lục Điểm đếncho đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam không chỉ là các thị trường quen thuộc màcòn mở sang cả những quốc gia vốn là các nhà đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật,

Mỹ, Hàn Quốc, Singapore…

Trang 10

Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa

Nền kinh tế kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp ViệtNam có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài Mặtkhác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc ĐTRNN(tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vậnchuyển sản phẩm, thâm nhập vào thị trường của nước sở tại v.v.) trong bối cảnhhội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế Nhất là khi Việt Nam chínhthức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng tạo điềukiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư, thương mại của doanh nghiệp, trong

đó có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

I Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

1 Đầu tư ra nước ngoài từ 1989-2007:

1.1 Bối cảnh: Từ khi có luật Đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam trước khi gia

Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP

nói trên, có 18 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD; quy môvốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án

Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có

131 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu USD, gấp 7 lần về số dự

án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy mô vốnđầu tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998

Từ năm 2006 tới hết năm 2007 (thi hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP) có

116 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 1,26 tỷ USD; tuy chỉ bằng 88%

về số dự án, nhưng tăng 72,4% về tổng vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn

Trang 11

1999-2005; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 10,8 triệu USD/dự án, cao hơn thời kỳ1999-2005.

Trang 12

Văn hóa-Y tế-Giáo

Cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tính theo số dự án

Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ

Cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tính theo tổng vốn đầu tư

Ta thấy vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là vào ngành côngnghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng và xây dựng Số dự án đầu tư vào ngành dịch

vụ tuy chiếm tỉ trọng không nhỏ nhưng số vốn còn thấp

Trang 13

Các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp (113 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD) chiếm 42,6% về số dự án và

75% tổng vốn đăng ký ĐTRNN Trong đó, có một số dự án quy mô vốn đầu tư trên

100 triệu USD, như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-Lào đầu tư 2

dự án: Thủy điện Xekaman 1, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD và) Thủy điệnXekaman 3, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư

243 triệu USD thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri Công ty Đầu tư phát triểndầu khí đầu tư 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagascar (vốn 117,36 triệuUSD) và tại I Rắc (vốn 100 triệu USD)

Tiếp theo là lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp (53 dự án, tổng vốn đăng ký

ĐTRNN là 286 triệu USD) chiếm 20% về số dự án và 14,26% tổng vốn đăng kýĐTRNN Trong đó, đa số là dự án đầu tư trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào vớimột số dự án quy mô lớn như: Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt -Lào, vốnđầu tư 81,9 triệu USD; Công ty cao su Đắc Lắc, vốn đầu tư 32,3 triệu USD; Công

ty cổ phần cao su Việt-Lào, vốn đầu tư 25,5 triệu USD

Lĩnh vực dịch vụ (99 dự án ĐTRNN, tổng vốn đăng ký ĐTRNN là 215,5 triệu USD)

chiếm 37,3% về số dự án và 10,7% tổng vốn đăng ký ĐTRNN Trong đó, có một số dự ánlớn như: Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tại Campuchia để khaithác mạng viễn thông di động, Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đầu tư 35 triệu USD để xâydựng Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê tại Moscow-Liên bang Nga, Công tydịch vụ kỹ thuật dầu khí đầu tư 21 triệu USD tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu Còn lại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Nhật Bản,Trung Quốc

b ĐTRNN phân theo đối tác:

ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NƯỚC

( Tính tới ngày 31/12/2007- chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

STT Nước tiếp nhận án Số dự TVĐT ĐT thực hiện

1,040,310,3

80

7 ,511,733

Trang 15

Nguồn: Cục đầu tư nước

ngoài- Bộ kế hoạch và Đầu tư

Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 37 quốc gia và vùng lãnh thổ,nhưng chủ yếu tại:

Châu Á (180 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD), chiếm 68% về số dự án và

65% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, tập trung đầu tư sản xuất điện- khai tháckhoáng sản, trồng cao su tại Lào (98 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,04 tỷ USD), chiếm37% về số dự án và 51,8% tổng vốn đầu tư đăng ký

Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí ViệtNam, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký (1 dự án đầu tư 243 triệu USD tạiAngiêri sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga và

1 dự án đầu tư 117,36 triệu USD tại Madagasca hiện có kết quả khả quan)

Châu Âu có 36 dự án, tổng vốn đầu tư là 100,5 triệu USD, chiếm 13,5% về số

dự án và khoảng 5% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự

án, tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD

c) Tình hình thực hiện dự án :

ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NĂM

( Tính tới ngày 31/12/2009- chỉ tính các dự án còn hiệu lực

Trang 17

1 Dự án thăm dò dầu khí lô 433a & 416b tại Angiêria và lô SK305 ởMalaysia của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng

150 triệu USD Hiện nay, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã cùng các đối tácphát hiện dầu khí mới tại lô 433a-416b ở Angiêri (giếng MOM-2 có phát hiện dầukhí, giếng MOM-6 bis cho dòng dầu 5.100 thùng/ngày) và lô hợp đồng SK305 ởMalaysia (giếng DANA-1X cho dòng dầu 3.100 thùng/ngày)

2 Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí(PTSC) đã góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD

3 Dự án xây dựng thủy điện Xekaman 3 tại Lào, hiện đang xây dựng cáchạng mục công trình theo tiến độ với vốn đầu tư thực hiện khoảng 100 triệu USD.Ngoài ra còn có dự án đầu tư trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Làocủa Công ty Scavi Việt Nam (một doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Phápthành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) đang hoạt động rất hiệu quả

Các dự án trồng cây công nghiệp, cao su tại 4 tỉnh Nam Lào đang tích cực triểnkhai thực hiện theo kế hoạch, cụ thể : Công ty Cao su Đắc Lắc với vốn đầu tư thựchiện khoảng 15 triệu USD, dự án trồng, sản xuất và chế biến cao su của Tổng Công

Trang 18

ty cao su Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 20 triệu USD đã triển khaithực hiện theo tiến độ Nhưng do tiến độ giao đất chậm nên khó khăn cho việc lập

kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Nguyên nhân vì công tác đền bù giải phóngmặt bằng thiếu những quy định thống nhất từ trung ương đến chính quyền địaphương Tính thống nhất về đất đai chưa cao và chưa có quy hoạch rõ ràng về vùngdành cho đất trồng cây công nghiệp, đất rừng, đất ở Theo quy định phân cấp về đấtđai của Lào, đất với diện tích trên 100 ha do trung ương cấp phép, dưới 100 ha dođịa phương cấp phép Khi tiếp xúc với nhà đầu tư, các địa phương của Lào thườngcam kết dành đất trên 100 ha để làm nông nghiệp, nhưng khi giao thực tế, chỉ giaothành từng đợt 100 ha, dẫn tới khả năng chồng lấn cao, đặc biệt khi dự án vì lý donào đó triển khai không đúng tiến độ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Namhoạt động tại Lào còn gặp khó khăn trong việc: (i) làm thủ tục lưu trú của lao độngViệt Nam vì lao động tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu; (ii) Thủ tục thông quanphức tạp (đặc biệt ở các cửa khẩu mới), không thống nhất ở các cửa khẩu, mấtnhiều loại phí không có trong quy định của Lào

Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã triển khai thực hiện như: (i) dự ánđầu tư sang Singapore của Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên hoạt động hiệuqua, đã đưa hương vị cà phê Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế; (ii) dự án đầu

tư sang Nhật Bản của Công ty cổ phần phần mềm FPT bước đầu đã hợp tác đào tạođược một ngũ lập trình viên phần mềm có trình độ quốc tế; (iii) dự án xây dựngtrung tâm cộng đồng đa năng TP HCM tại Liên bang Nga của Công ty cổ phần đầu

tư Việt Sô đã góp vốn khoảng 2,5 triệu USD Dự án được chính quyền thành phốMoscow chấp thuận đầu tư (quyết định 2288-RP ngày 15/11/2005) và giao đất(biên bản giao đất 1739 ngày 19/12/2007), đã chọn được nhà thầu thi công và thuêcông ty tư vấn Đồng thời, đã được phê chuẩn giải pháp kiến trúc của kiến trúc sưtrưởng thành phố Dự kiến cuối năm 2008 khởi công xây dựng sau khi được cơquan chức năng LB Nga phê duyệt, thẩm định xong thiết kế kỹ thuật và một sốkhác (phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.v.v.); (iv) dự án đầu tư sangCampuchia của Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) đang triển khai theo tiến độ

Ngày đăng: 15/04/2013, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w