Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN 11/09/2009 05:56 (GMT+7)

Một phần của tài liệu Internet reference (Trang 40 - 44)

- Tôi đưa ra cho bạn một câu chuyện cụ thể như thế này Chúng tôi, các nhà tài trợ luôn muốn giúp VN nhiều hơn Nhưng cũng giống như việc tôi muốn mời bạn thưởng thức một món ăn ngon trong khi đĩa

Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN 11/09/2009 05:56 (GMT+7)

Tuần Việt Nam xin giới thiệu nội dung cơ bản của bản báo cáo trong khuôn khổ Asia Programs của

Trường lãnh đạo Kennedy thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó.

>> Diễn đàn Cải cách Giáo dục 2009

Chúng tôi bắt đầu bằng việc phân tích tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng và những nguyên nhân căn bản của nó.

Sau đó, chúng tôi xem xét các nhân tố chủ yếu – Chính phủ Việt Nam, người dân Việt Nam và cộng động quốc tế - đang phản ứng như thế nào trước tình hình này.

Chúng tôi đi đến kết luận bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới về mặt thể chế như một thành tố cần thiết của một quá trình cải cách hiệu quả.

(Các tác giả báo cáo)

Quy mô của cuộc khủng hoảng

Rất khó để phóng đại tính chất nghiêm trọng của những thách thức đang đặt ra với Việt Nam trong giáo dục đại học - cao đẳng (ĐH - CĐ). Chúng tôi tin rằng nếu không có một sự cải cách khẩn cấp và căn bản đối với hệ thống giáo dục ĐH - CĐ, Việt Nam sẽ không đạt được đúng mức tiềm năng to lớn của mình [1].

Sự phát triển kinh tế ở Đông Á và Đông Nam Á đã cho thấy quan hệ mật thiết giữa phát triển và giáo dục ĐH - CĐ. Cho dù trong các nước và vùng lãnh thổ thịnh vượng nhất ở khu vực – Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, và gần đây là Trung Quốc - mỗi nơi đều đi theo những con đường phát triển độc đáo, nhưng điểm chung trong thành công của họ là sự theo đuổi nhất quán một nền khoa học và giáo dục ĐH – CĐ chất lượng cao.

Một số nước tương đối kém thành công hơn ở Đông Nam Á – Thái Lan, Philippines và Indonesia - lại là một câu chuyện mang tính cảnh báo. Những nước này nói chung đã không đạt được chất lượng cao trong khoa học và giáo dục ĐH – CĐ và họ đã thất bại trong việc phát triển những nền kinh tế tiến bộ. Đó không phải là một điềm

tốt cho tương lai nếu các trường đại học Việt Nam tụt hậu xa so với chính những láng giềng Đông Nam Á không mấy nổi bật của họ.

Việt Nam không có một trường đại học nào có chất lượng được công nhận. Không có một cơ sở nào của Việt Nam có tên trong bất cứ danh sách được sử dụng rộng rãi nào (nếu nhận định trên còn chưa rõ ràng) tập hợp các trường đại học hàng đầu ở châu Á. Về phương diện này thì Việt Nam khác xa với cả những nước Đông Nam Á khác, hầu hết các nước này đều có thể kiêu hãnh về ít nhất một vài cơ sở có đẳng cấp. Các trường đại học Việt Nam phần lớn bị cô lập khỏi các dòng chảy kiến thức quốc tế [2], như những gì thể hiện qua số liệu nghèo nàn tại thống kê dưới đây:

Bài viết được xuất bản trên các tạp chí khoa học năm 2007

Cơ sở Quốc gia Số bài viết

Đại học tổng hợp Quốc gia Seoul Hàn Quốc 5.060 Đại học tổng hợp Quốc gia Singapore Singapore 3.598

Đại học tổng hợp Bắc Kinh Trung Quốc 3.219

Đại học tổng hợp Phúc Đan Trung Quốc 2.343

Đại học tổng hợp Mahidol Thái Lan 950

Đại học tổng hợp Chulalongkorn Thái Lan 822

Đại học tổng hợp Malaya Malaysia 504

Đại học tổng hợp Philippines Philippines 220

Đại học Quốc gia Việt Nam (Hà Nội và thành phố HCM)

Việt Nam 52

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Việt Nam 44

Nguồn: Science Citation Index Expanded, Thomson Reuters

Các trường đại học Việt Nam chưa sản sinh được lực lượng lao động có trình độ như đòi hỏi của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Các cuộc điều tra do các hiệp hội thuộc Chính phủ thực hiện cho thấy khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam không tìm được việc làm đúng chuyên môn, một bằng chứng cho thấy sự thiếu liên kết nghiêm trọng giữa giảng dạy và nhu cầu của thị trường. Với hơn 25% chương trình học ở đại học là dành cho các môn bắt buộc quá nặng về tuyên truyền chính trị, không phải băn khoăn nhiều về việc sinh viên Việt Nam được trang bị rất kém cho cả việc đi làm lẫn việc đi du học.

Có thể lấy việc Intel tìm cách thuê tuyển kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở thành phố HCM làm ví dụ minh hoạ. Khi công ty này thực hiện một cuộc kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn với 2.000 sinh viên CNTT Việt Nam, chỉ có 90 ứng cử viên, nghĩa là 5%, vượt qua cuộc kiểm tra, và trong nhóm này, chỉ có 40 người có đủ trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu tuyển dụng. Intel xác nhận rằng đây là kết quả tệ nhất mà họ từng gặp ở những nước mà họ đầu tư.

Các nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế cũng cho rằng việc thiếu các công nhân và quản lý có kỹ năng là cản trở lớn nhất đối với việc mở rộng sản xuất. Chất lượng nghèo nàn của giáo dục đại học còn có một ngụ ý khác: đối lập với những người cùng thế hệ ở Ấn Độ và Trung Quốc, người Việt Nam thường không thể cạnh tranh được để lọt qua những khe cửa hẹp của các chương trình đại học cao cấp ở Mỹ và châu Âu.

Chỉ số sáng tạo

Quốc gia Số bằng sáng chế được cấp năm

2006Hàn Quốc 102.633 Hàn Quốc 102.633 Trung Quốc 26.292 Singapore 995 Thailand 158 Malaysia 147 Philippines 76

Nguồn: World Intellectual Property Organization, 2008 Statistical Review

Nguyên nhân khủng hoảng

Di sản lịch sử

Những vấn đề mà Việt Nam đang đối mặt trong giáo dục ĐH – CĐ hiện nay là một phần hậu quả của lịch sử hiện đại của đất nước này. Chế độ thực dân Pháp cai trị Việt Nam từ nửa sau thế kỷ 19 đến tận năm 1945 đầu tư rất ít ỏi vào giáo dục cấp ba, thậm chí là so với các cường quốc thực dân khác. Hậu quả là, Việt Nam đã bỏ lỡ làn sóng cải cách thể chế trong giáo dục ĐH – CĐ tràn qua phần lớn khu vực châu Á đầu thế kỷ 20. Trong giai đoạn này, rất nhiều cơ sở giáo dục ĐH – CĐ hàng đầu của khu vực đã được thành lập. Hậu quả là sau khi giành độc lập, Việt Nam chỉ có một nền tảng thể chế rất yếu để từ đó xây dựng lên. (Điều này trái ngược hẳn với Trung Quốc, hầu hết các trường đại học đầu bảng của nước này hiện nay đều được thành lập vững chắc từ trước cách mạng).

Quản lý

Nguyên nhân trực tiếp nhất của cuộc khủng hoảng ngày nay là sự thất bại ngiêm trọng trong quản lý. Các trường đại học có chất lượng, từ Boston đến Bắc Kinh, đều có những nhân tố chủ chốt nhất định mà Việt Nam hiện đang rất thiếu [3].

Tự trị: Các cơ sở học thuật ở Việt Nam vẫn chịu một hệ thống quản lý tập trung hoá cao độ. Chính quyền trung

ương quyết định số lượng sinh viên các trường được phép tuyển, và (trong trường hợp các trường đại học công lập) lương trả cho các giảng viên đại học. Ngay cả những quyết định mang tính thiết yếu đối với việc vận hành một trường đại học như việc lập khoa cũng do hệ thống quản lý tập trung hoá này kiểm soát. Hệ thống này hoàn toàn không khuyến khích các trường và học viện cạnh tranh hay đổi mới. Thù lao được trả căn cứ vào thâm niên, và lương cứng thấp đến nỗi các giảng viên đại học phải “đi đêm” rất nhiều để có thể đảm bảo cuộc sống. Khác hẳn với Trung Quốc, Việt Nam vẫn chưa thực sự khuyến khích người Việt Nam học ở nước ngoài.

Lựa chọn dựa trên thành tích: Tham nhũng lan tràn và việc mua bán bằng cấp, học hàm, học vị là rất phổ biến

[4]. Các hệ thống nhân sự đại học đều mù mờ và việc bổ nhiệm thường dựa trên những tiêu chuẩn phi học thuật như thâm niên, lý lịch gia đình và chính trị, và các mối quan hệ cá nhân. Các khoa và các cấp hành chính cao hơn có xu hướng do các cá nhân từng được đào tạo ở Liên Xô hay Đông Âu nắm giữ, những người này không nói được tiếng Anh và, trong không ít trường hợp không mặn mà với các đồng nghiệp trẻ được đào tạo ở phương Tây.

Các mối liên hệ và tiêu chuẩn quốc tế: Sản sinh kiến thức là việc của một doanh nghiệp không biên giới, nhưng

các cơ sở học thuật ở Việt Nam lại thiếu những mối liên hệ quốc tế có ý nghĩa. Trên thực tế, các học giả trẻ được đào tạo ở nước ngoài thường xuyên lấy lý do để tránh làm việc trong các cơ sở học thuật ở Việt Nam là họ lo sợ không thể gắn bó với lĩnh vực của mình. Như GS. Hoàng Tụy miêu tả, giới học thuật Việt Nam rất hướng nội và không đánh giá bản thân theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Trách nhiệm giải trình: Các trường đại học Việt Nam không chịu trách nhiệm trước các cổ đông bên ngoài, và

đáng trách là trong đó có cả những người tuyển dụng. Trong nội bộ hệ thống công lập, việc rót vốn không liên quan đến công việc hay chất lượng theo bất cứ hình thức đáng kể nào. Tương tự, kinh phí nghiên cứu của Chính phủ cũng không được cấp một cách có cạnh tranh mà chủ yếu được coi là một hình thức bổ sung lương. Vì có quá nhiều người thèm muốn những cánh cửa hẹp vào các trường đại học - chỉ 1/10 người Việt Nam ở độ tuổi học đại học được tuyển sinh vào các trường sau phổ thông – nên các trường đại học Việt Nam không phải chịu áp lực đổi mới nào. Họ có một thị trường bị giam cầm, vì du học chỉ là sự lựa chọn của một thiểu số rất nhỏ.

Tự do học thuật: Ngay cả khi so sánh với Trung Quốc, các trường đại học ở Việt Nam cũng thiếu động lực tri

thức ở một mức độ đáng kể. Ngay cả khi các trường đại học đang dần được phép nới lỏng hơn, vẫn có một mạng lưới các kiểm soát và kiềm chế chính thức và không chính thức để đảm bảo rằng các trường đại học vẫn tiếp tục suy tàn về tri thức trong khi các cuộc tranh luận trong xã hội ngày càng sôi nổi hơn.

Có một số ẩn ý trong luận điểm trên. Trước hết, rào cản chính đối với việc cho ra những kết quả cải thiện hơn trong giáo dục ĐH – CĐ lại không phải là chuyện tài chính. Trên thực tế, tính theo tỉ lệ trong GDP, Việt Nam chi nhiều cho giáo dục hơn nhiều nước khác trong khu vực. Con số này còn chưa tính đến số tiền lớn mà chính các gia đình Việt Nam đầu tư vào giáo dục cho con cái họ, ở nhà và ở nước ngoài. Nhưng tiêu tiền như thế nào lại là chuyện khác.

Thứ hai, đầu tư vào du học vẫn chưa đủ để cải thiện hệ thống. Nếu môi trường chuyên môn không được đại tu, sẽ không có nhiều người Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài muốn quay về làm công tác giảng dạy.

Đối phó

Các chính sách của Chính phủ

Trong phần lớn giai đoạn từ năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới, cũng chính là quá trình cải tổ và tự do hoá nền kinh tế của đất nước này, tốc độ cải tổ giáo dục ĐH – CĐ gần như đóng băng. Trong suốt giai đoạn này, chất lượng bị đình trệ đến mức một số nhà khoa học Việt Nam đã tin rằng chất lượng giảng dạy các môn học nòng cốt, ví dụ như các môn khoa học cơ bản, đã giảm sút [5].

Trong ba năm trở lại đây, Chính phủ đã đặt ưu tiên cao hơn đối với việc cải cách giáo dục. Năm 2005, Chính phủ đã đưa ra dự thảo Chiến lược giáo dục 14 nhằm “đổi mới toàn diện giáo dục ĐH - CĐ” đến năm 2020. Đây là một bước ngoặt, kêu gọi cải cách quản lý, bao gồm tính tự trị cao hơn về thể chế và các cơ chế chọn lựa dựa trên thành tích. Tuy còn chưa đánh giá được tác động của Chiến lược 14 đến quá trình hoạch định chính sách, nhưng tốc độ thay đổi vẫn còn rất chậm.

Gần đây hơn cả, Chính phủ đã công bố sáng kiến thành lập một loạt cơ sở mới kết hợp với các đối tác nước ngoài và thể hiện thái độ sẵn sàng cam kết với những nguồn vốn vay từ các tổ chức đa phương như Ngân hàng thế giới (WB). Tuy chính sách này cho thấy một sự ghi nhận nồng nhiệt đối với nhu cầu xây dựng những cơ sở giáo dục ĐH – CĐ mới, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi bị bỏ ngỏ.

Ngành giáo dục Việt Nam vẫn duy trì một cách nhìn “công quản” đối với việc hợp tác trong giáo dục ĐH – CĐ, trong đó, chính quyền, chứ không phải các cơ sở, mới là những đối tác chủ yếu. Cách tiếp cận này đặc biệt không phù hợp để làm việc với hệ thống phân quyền của Mỹ, trong đó mỗi trường đại học là một nhân tố quan trọng còn vai trò của Chính phủ thì rất hạn chế.

Thứ hai, Chính phủ đã thể hiện một tâm lý “kế hoạch tập trung” trong việc thiết kế những sáng kiến phát triển thể chế này, trong đó có việc định trước các lĩnh vực mà mỗi trường đại học sẽ tập trung vào (những đề xuất ban đầu còn cho rằng chỉ nên tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến khoa học và công nghệ, có thể loại bỏ khoa học nhân văn và nhiều khoa học xã hội khác).

Thứ ba, mặc dù sáng kiến này được xác định dựa trên ý niệm chung là các đối tác quốc tế sẽ cung cấp các nhà quản trị và cán bộ giảng dạy, nhưng cơ chế cấp vốn vẫn chưa xác định; vẫn không rõ ràng là nguồn vốn vay từ các nhà tài trợ đa phương có thể dùng cho các đối tác quốc tế không.

Cuối cùng, vẫn còn phải chờ xem các cơ sở này sẽ có thể có được bao nhiêu sự tự trị thực chất [6].

Trao đổi

Số người Việt Nam đi du học đã tăng lên đáng kể từ năm 1986. Trong những năm đầu Đổi mới, hầu hết họ đi học qua các chương trình học bổng song và đa phương như chương trình Fulbright, chương trình của WB… Khi xã hội Việt Nam trở nên khá giả hơn, nhiều gia đình Việt Nam bắt đầu cho con đi du học tự túc. Mấy năm gần đây đã chứng kiến số lượng tăng đặc biệt nhanh các sinh viên du học tại Mỹ; theo Viện giáo dục quốc tế, Việt Nam đứng trong số 20 nước có nhiều sinh viên đến Mỹ du học nhất. Các nhà kinh tế học Việt Nam ước tính các gia đình Việt Nam phải chi ít nhất một tỉ USD một năm cho con du học.

Du học cũng là phản ứng quan trọng đối với cuộc khủng hoảng trong giáo dục ĐH – CĐ Việt Nam, nhưng đó lại không phải là giải pháp. Trước hết, du học chỉ là sự lựa chọn của một thiểu số rất nhỏ hoặc có đủ tiền hoặc may mắn giành được học bổng. Vẫn còn một khoảng cách rộng và ngày càng lớn về cơ hội giữa nông thôn và thành thị, giữa một số ít người giàu có và phần lớn người nghèo. Việt Nam là một quốc gia rộng và không thể

“outsource” giáo dục ĐH – CĐ cho các trường đại học nước ngoài.

Thứ hai, chừng nào các trường đại học Việt Nam còn tiếp tục những điều kiện làm việc kém và những khuyến khích không hấp dẫn, những người đi du học về sẽ tiếp tục lảng tránh làm việc tại những trường này. Các cuộc điều tra không chính thức đối với các sinh viên cao học Việt Nam ở Mỹ cho thấy một phần rất lớn sẽ không quay về các trường đại học đang có ở Việt Nam nhưng sẽ cân nhắc trở về nếu môi trường làm việc hấp dẫn hơn.

Các nhà tài trợ quốc tế đã ủng hộ việc trao đổi trên từ nhiều năm nay. Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam,

Một phần của tài liệu Internet reference (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w