1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp ở một số nước châu á – bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với việt nam

29 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 337,56 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --- TRẦN HOÀI NAM NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á - BÀI HỌC KINH NGHI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-

TRẦN HOÀI NAM

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở MỘT

SỐ NƯỚC CHÂU Á - BÀI HỌC KINH NGHIỆM

VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-

TRẦN HOÀI NAM

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở MỘT

SỐ NƯỚC CHÂU Á - BÀI HỌC KINH NGHIỆM

VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VỚI VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Nghiên cứu sinh

Trần Hoài Nam

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước 6

1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước 14

1.2 Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và khoảng trống nghiên cứu 16

1.2.1 Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 16

1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu 17

1.2.3 Hướng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 18

1.3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 19

1.3.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 19

1.3.2 Mô hình nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 20

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu 27

1.3.4 Dữ liệu nghiên cứu 30

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP 32

2.1 Một số khái niệm cơ bản 32

2.1.1 Đầu tư và hoạt động đầu tư 32

2.1.2 Đầu tư trực tiếp và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 33

2.1.3 Thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 37

2.2 Các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp 38

2.2.1 Các lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu 38

2.2.2 Những khó khăn, những rủi ro, rào cản có thể nảy sinh trong thực tiễn tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp 48

2.2.3 Nhận diện, xác định các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp 53

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 63

Trang 5

CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á 64

3.1 Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp ở một số nước châu Á 64

3.1.1 Trường hợp các doanh nghiệp Nhật Bản 64

3.1.2 Trường hợp các doanh nghiệp Trung Quốc 65

3.1.3 Trường hợp các doanh nghiệp Hàn Quốc 69

3.2 Các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp ở một số nước châu Á 73

3.2.1 Các yếu tố có tính chất là động cơ, có vai trò kích thích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp 73

3.2.2 Các yếu tố có vai trò tạo điều kiện, động lực cho hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp 102

3.2.3 Nhận xét chung về các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp ở một số nước châu Á 113

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 118

CHƯƠNG 4: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VỚI VIỆT NAM 120

4.1 Những bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp ở một số nước châu Á 120

4.1.1 Những bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp có ý định, có nhu cầu và mong muốn tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và các doanh nghiệp đang thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài 120

4.1.2 Những bài học kinh nghiệm về hoạch định và thực thi chính sách đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp 127

4.2 Luận giải khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm với Việt Nam 128

4.2.1 Khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài và những vấn đề đặt ra 128

4.2.2 Khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm với Việt Nam 133

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 143

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Asia Nations

in Services

Investment

Countries

Trang 7

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development

Assistance

triển và thương mại

United Nations Conference

on Trade and Development

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

Bảng 2.1: Các yếu tố của mô hình chiết trung 43Bảng 3.1 Các nội dung hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp Hàn Quốc ĐTTTRNN 104Bảng 3.2 Tổng hợp các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp ở một

số nước châu Á 114

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu 22Hình 1.2 Quy trình nghiên cứu 23Hình 1.3 Khung phân tích các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp

ở một số nước châu Á 24Hình 1.4 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định về hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp 25Hình 1.5 Khung phân tích nhận diện, xác định các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp 26

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với các nước đang phát triển ngày nay, việc đẩy mạnh tham gia vào các hoạt động đầu tư quốc tế là một trong những cách thức phát triển quan trọng Thông qua các hoạt động ĐTTTRNN, các doanh nghiệp ở các nước này có cơ hội để tổ chức lại mạng lưới sản xuất và phân phối ở phạm vi quốc tế, có cơ hội để nâng cao vị thế của doanh nghiệp và trên hết là có được những khoản lợi nhuận từ nước ngoài

Ở nhiều nước châu Á trong mấy thập kỷ vừa qua, các hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp diễn ra rất sôi động và đã mang lại những tác động to lớn cả về kinh

tế - xã hội Nhiều doanh nghiệp ở khu vực châu Á, nhờ hoạt động ĐTTTRNN đã phát triển trở thành công ty xuyên quốc gia thực thụ, có những doanh nghiệp đã vươn lên vị trí hàng đầu khu vực và thậm chí ở tầm hàng đầu thế giới Điều đó đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả, các tổ chức kinh tế quốc tế và cả những nhà lãnh đạo

từ nhiều nước trên thế giới Mặc dù cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, cả lý thuyết và thực nghiệm về chủ đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của tuy nhiên vẫn còn những khoảng trống cần tiếp tục được làm rõ Thứ nhất, dù đã có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết về đầu tư nước ngoài đã chỉ ra được lí do dẫn đến hoạt động ĐTTTRNN, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhưng chưa đủ để giải thích nhiều trường hợp, nhất là dòng vốn đầu tư ra nước ngoài từ các nước đang phát triển và các yếu tố ảnh hưởng Một số công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng đã tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng, đặc điểm và xu hướng của hoạt động ĐTTTRNN của các nước, trong đó có các nước đang phát triển nhưng chủ yếu mới dừng lại ở việc kiểm định những vấn đề đã được nêu ra trong các lý thuyết FDI Về các yếu

tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp cũng đã được đề cập và phân tích ở một số khía cạnh như động cơ của việc ĐTTTRNN của doanh nghiệp nhưng nói chung là vẫn chưa được thảo luận nhiều Thứ hai, với đối tượng hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp ở các nước châu Á mặc dù cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố tập trung luận giải, thảo luận về động cơ, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN, xu hướng và tác động của ĐTTTRNN của doanh nghiệp… Tuy nhiên, với sự liên tục gia tăng số lượng dự án và số lượng vốn ĐTTTRNN

từ các nước châu Á, không chỉ những nước phát triển mà còn cả những nước đang, thậm chí là kém phát triển; sự đa dạng, phong phú về các loại hình và hình thức đầu tư; sự phát triển rộng khắp về địa bàn đầu tư… đã liên tục đặt ra những câu hỏi, những vấn đề

Trang 10

mới cần được nghiên cứu, thảo luận trong đó một trong những câu hỏi nổi bật là những yếu tố nào thúc đẩy các doanh nghiệp ở các nước châu Á tiến hành các hoạt động ĐTTTRNN Thực tế cho thấy, nếu nhìn từ góc độ doanh nghiệp, từ mong muốn, mục tiêu chiến lược đến bắt tay vào thực hiện hoạt động ĐTTTRNN còn là một khoảng cách khá lớn, là cả một quá trình bao gồm nhiều khâu, nhiều bước khác nhau và doanh nghiệp thường sẽ phải thực hiện rất nhiều các hoạt động khác nhau trong các khâu, các bước

đó Trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp sẽ phải xác định mục tiêu chiến lược; phân tích, đánh giá năng lực, khả năng, nguồn lực của mình; nghiên cứu, phân tích môi trường cùng các điều kiện đầu tư ở nước ngoài để lựa chọn và đi đến quyết định Khi tiến hành các hoạt động của quá trình đầu tư, doanh nghiệp lại tiếp tục xử lý hàng loạt các vấn đề khác như xây dựng cơ sở vật chất, tìm kiếm lao động… Trong thực tế còn

có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp có mong muốn nhưng không thể tiến hành ĐTTTRNN như dự định bởi nhiều lý do khác nhau trong đó có những rào cản mà doanh nghiệp không thể vượt qua Cũng có những doanh nghiệp thực sự đã tiến hành hoạt động ĐTTTRNN nhưng sau một thời gian đã phải dừng lại, không tiếp tục thực hiện hoặc vẫn thực hiện nhưng không đạt được kết quả như mong muốn Những ví dụ điển hình cho các trường hợp này có thể thấy rõ tại Việt Nam thể hiện ở những dự án FDI của doanh nghiệp nước ngoài đã được cấp phép nhưng không tiếp tục triển khai hoặc triển khai chậm hoặc những dự án thu hút FDI tưởng như thành hiện thực nhưng nhà đầu tư nước ngoài lại lựa chọn một địa điểm khác, ở quốc gia khác để triển khai Những trường hợp như vậy hầu như chưa được xét đến trong các nghiên cứu đã được công bố Nói chung,

xung quanh vấn đề các yếu tố có tác dụng “thúc đẩy”, có nghĩa là các yếu tố “kích thích,

tạo điều kiện, động lực” cho hoạt động ĐTTTRNN, phát triển mạnh hơn hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khoảng trống để đi sâu nghiên cứu và làm

rõ Chỉ với hai vấn đề vừa nêu có thể thấy rằng cần phải tiếp tục có những nghiên cứu

về hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp

Với Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách mở cửa, tích cực tham gia vào các hoạt động đầu tư quốc tế đến nay đã cho thấy hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đã mang lại những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhưng nhìn lại có thể thấy hoạt động này đang có những bất cập, hạn chế Đó là tình trạng một số dự án đầu tư lớn chậm được triển khai hay một số trường hợp dự án chưa tính toán hết được các yếu tố rủi ro

cả về quy mô vốn, thị trường cũng như các điều kiện về thủ tục pháp lý, các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa nên khi thực hiện gặp khó khăn, bị chậm trễ đã ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư Hầu hết các dự án ĐTTTRNN của các doanh nghiệp lớn là những dự án

Trang 11

mang tính dài hạn, tập trung vào những lĩnh vực có thời gian thu hồi vốn dài (các dự án này chiếm khoảng 80-85% vốn đầu tư đã chuyển ra nước ngoài), hiệu quả đầu tư lại chưa lượng hoá rõ Phần lớn các dự án ĐTTTRNN do các tập đoàn, công ty nhà nước làm chủ đầu tư chưa bảo đảm cho việc quản lý có hiệu quả nguồn vốn nhà nước, dễ dẫn đến nguy cơ thất thoát nguồn vốn đầu tư của Nhà nước… Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN có những khó khăn lớn như: thiếu vốn; công nghệ, trình độ quản lý hạn chế, thiếu các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước

và gặp nhiều rào cản như thiếu hiểu biết pháp luật, tôn giáo, tín ngưỡng nước sở tại, khó khăn trong tuyển lao động (Nguyễn Thị Nhung, 2017)

Khi Việt Nam hiện nay đã được đánh giá là một quốc gia có mức thu nhập trung bình và chuyển sang giai đoạn phát triển mới thì việc gia tăng hiệu quả các hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề rất quan trọng Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ĐTTTRNN của doanh nghiệp nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm đồng thời luận giải khả năng vận dụng với Việt Nam là hết sức cần thiết

Đó cũng là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy

hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp ở một số nước châu

Á – Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam” làm nội dung của luận

án tiến sĩ

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích làm rõ các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp ở một số nước châu Á để rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời luận giải khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm đó với Việt Nam Các câu hỏi nghiên cứu chính bao gồm:

- Có những yếu tố nào có vai trò thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp ở một số nước châu Á?

- Từ kết quả nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp ở một số nước châu Á có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì? Việt Nam có thể tham khảo vận dụng những bài học kinh nghiệm nào trong số các bài học kinh nghiệm đó?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về các yếu

tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp

Trang 12

- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về không gian, luận án nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp ở một số nước châu Á, cụ thể là các doanh nghiệp ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc là những nước tiêu biểu cho sự thành công trong phát triển kinh tế, vươn hẳn lên về trình độ phát triển so với số đông các nước và vùng lãnh thổ khác ở châu Á

Phạm vi về thời gian, luận án nghiên cứu thực trạng các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp ở các nước châu Á lựa chọn từ khi các doanh nghiệp này bắt đầu thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho đến thời gian gần đây

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dưới giác độ lịch sử kinh tế, tiếp cận chủ đề nghiên cứu theo cả hai hướng: diễn dịch và quy nạp Luận án cũng sử dụng đồng thời nhiều cách tiếp cận khác nhau để nghiên cứu và giải quyết các mục tiêu đề ra, bao gồm tiếp cận hệ thống, tiếp cận toàn diện, đa chiều, tiếp cận lịch sử cụ thể, tiếp cận liên ngành Trong nghiên cứu, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác, chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu đặc thù của chuyên ngành lịch sử kinh tế, đó là: kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic; phương pháp kế thừa; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

5 Những đóng góp của đề tài luận án

Về mặt lý luận: Thứ nhất là tổng quan được các công trình nghiên cứu lý thuyết

và nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến chủ đề nghiên cứu Thứ hai là đã xây dựng được khung phân tích xác định các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp Thứ ba là đi sâu phân tích các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp ở một số nước châu Á được lựa chọn để khẳng định các giả thuyết đưa ra, đồng thời phát hiện bổ sung một số yếu tố khác có vai trò thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp ở các nước châu Á lựa chọn Thứ tư là rút ra được các bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp ĐTTTRNN và các bài học kinh nghiệm về hoạch định và thực thi chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Về mặt thực tiễn: Đề tài luận án đã luận giải khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm từ kết quả nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp ở một số nước châu Á vào điều kiện Việt Nam để từ đó đề xuất một số khuyến

Trang 13

nghị cụ thể về chính sách đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm hướng tới thực hiện các mục tiêu đề ra đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành 4 chương

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp

Chương 3: Các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp ở một số nước châu Á

Chương 4: Những bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước

* Các công trình nghiên cứu lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một chủ đề nhận được sự quan tâm sâu rộng cả trên hai phương diện lý luận và thực tiễn nhưng trong thực tế đến những năm 1960, các

lý thuyết về FDI mới được phát triển và cố gắng để tìm hiểu động lực phía sau những quyết định đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Các lý thuyết về FDI ban đầu được phát triển bởi MacDougall (1958) và sau đó là Kemp (1964) Mặc dù phần nào đã

lý giải nguyên nhân của việc ĐTTTRNN nhưng các lý thuyết này có điểm hạn chế lớn nhất là dựa trên giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo – điều gần như không có trong thực tiễn Về sau, các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài cơ bản được dựa trên giả định thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Có thể nêu lên các lý thuyết chính sau:

- Lý thuyết FDI tiếp cận theo tổ chức ngành

Hymer (1970, 1976) đưa ra lý thuyết về tổ chức ngành để giải thích cho xu hướng FDI của Mỹ Đáng chú ý là trước đó, không có lý thuyết nào về FDI như vậy và cũng không có nhu cầu về mặt nhận thức để coi đầu tư trực tiếp là một trường hợp đặc biệt vì vậy có thể cho rằng khái niệm FDI bắt đầu phát triển khi có bước đột phá được thực hiện bởi Hymer Trong nghiên cứu, Hymer thấy sự cần thiết phải phân biệt giữa đầu tư tài chính thuần túy (đầu tư danh mục) và đầu tư của các công ty lớn cho mục đích sản xuất mà tiêu chí phân định ranh giới giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư danh mục là kiểm soát Đầu tư trực tiếp cho phép công ty kiểm soát các hoạt động kinh doanh

ở nước ngoài còn danh mục đầu tư thì không (Ietto-Gillies, 2014)

Theo Hymer, FDI như là một kết quả tự nhiên của sự tăng trưởng và phát triển của các công ty độc quyền ở Mỹ Trong những năm 1960, để duy trì trạng thái độc quyền, một số công ty Mỹ đã mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường quốc tế nhằm khai thác lợi thế so sánh về công nghệ và quản lý mà các công ty trong cùng lĩnh vực tại các quốc gia khác không có được Nghiên cứu của Hymer đã khởi đầu cho chuỗi nghiên cứu theo nhánh này mà có thể kể đến như Caves (1974), Dunning (1974), Vaitsos (1976)

và Cohen (1975) Lý thuyết của Hymer cũng chỉ ra rằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài thường gặp khá nhiều rủi ro về ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống pháp luật hay thị hiếu khách

Ngày đăng: 07/07/2021, 05:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w