Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp ở một số nước châu Á – Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam

27 11 0
Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp ở một số nước châu Á – Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của đề tài Với các nước đang phát triển ngày nay, việc đẩy mạnh tham gia vào các hoạt động đầu tư quốc tế là một trong những cách thức phát triển quan trọng. Thông qua các ho ạt động ĐTTTRNN, các doanh nghiệp ở các nước này có cơ hội để tổ chức lại mạng lưới sản xuất và phân phối ở phạm vi quốc tế, có cơ hội để nâng cao vị thế của doanh nghiệp và trên hết là có được những khoản lợi nhuận từ nước ngoài. Ở nhiều nước châu Á trong mấy thập kỷ vừa qua, các hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghi ệp diễn ra rất sôi động và đã mang lại những tác động to lớn cả về kinh t ế - xã hội. Nhiều doanh nghiệp ở khu vực châu Á, nhờ hoạt động ĐTTTRNN đã phát triển trở thành công ty xuyên quốc gia thực thụ, có những doanh nghiệp đã vươn lên vị trí hàng đầu khu vực và thậm chí ở tầm hàng đầu thế giới. Điều đó đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả, các tổ chức kinh tế quốc tế và cả những nhà lãnh đạo từ nhiều nước trên thế giới. Mặc dù cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, cả lý thuyết và thực nghiệm về chủ đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của tuy nhiên vẫn còn nh ững khoảng trống cần tiếp tục được làm rõ. Thứ nhất, dù đã có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết về đầu tư nước ngoài đã chỉ ra được lí do dẫn đến hoạt động ĐTTTRNN, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhưng chưa đủ để giải thích nhiều trường hợp, nhất là dòng vốn đầu tư ra nước ngoài từ các nước đang phát triển và các yếu tố ảnh hưởng. Một số công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng đã t ập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng, đặc điểm và xu hướng của hoạt động ĐTTTRNN của các nước, trong đó có các nước đang phát triển nhưng chủ yếu mới dừng lại ở việc kiểm định những vấn đề đã được nêu ra trong các lý thuyết FDI. Về các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp cũng đã được đề c ập và phân tích ở một số khía cạnh như động cơ của việc ĐTTTRNN của doanh nghiệp nh ưng nói chung là vẫn chưa được thảo luận nhiều. Thứ hai, với đối tượng hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp ở các nước châu Á mặc dù cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố tập trung luận giải, thảo luận về động cơ, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN, xu hướng và tác động của ĐTTTRNN của doanh nghi ệp… Tuy nhiên, với sự liên tục gia tăng số lượng dự án và số lượng vốn ĐTTTRNN từ các nước châu Á, không chỉ những nước phát triển mà còn cả những nước đang, thậm chí là kém phát triển; sự đa dạng, phong phú về các loại hình và hình thức đầu tư; sự phát triển rộng khắp về địa bàn đầu tư… đã liên tục đặt ra những câu hỏi, những vấn đề mới cần được nghiên cứu, thảo luận trong đó một trong những câu hỏi nổi bật là những yếu tố nào thúc đẩy các doanh nghiệp ở các nước châu Á tiến hành các hoạt động ĐTTTRNN. Thực tế cho thấy, nếu nhìn từ góc độ doanh nghiệp, từ mong muốn, mục tiêu chi ến lược đến bắt tay vào thực hiện hoạt động ĐTTTRNN còn là một khoảng cách khá lớn, là cả một quá trình bao gồm nhiều khâu, nhiều bước khác nhau và doanh nghiệp th ường sẽ phải thực hiện rất nhiều các hoạt động khác nhau trong các khâu, các bước đó. Trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp sẽ phải xác định mục tiêu chiến lược; phân tích, đánh giá năng lực, khả năng, nguồn lực của mình; nghiên cứu, phân tích môi trường cùng các điều kiện đầu tư ở nước ngoài để lựa chọn và đi đến quyết định. Khi ti ến hành các hoạt động của quá trình đầu tư, doanh nghiệp lại tiếp tục xử lý hàng loạt các vấn đề khác như xây dựng cơ sở vật chất, tìm kiếm lao động… Trong thực tế còn có r ất nhiều trường hợp doanh nghiệp có mong muốn nhưng không thể tiến hành ĐTTTRNN như dự định bởi nhiều lý do khác nhau trong đó có những rào cản mà doanh nghiệp không thể vượt qua. Cũng có những doanh nghiệp thực sự đã tiến hành hoạt động ĐTTTRNN nhưng sau một thời gian đã phải dừng lại, không tiếp tục thực hiện hoặc vẫn th ực hiện nhưng không đạt được kết quả như mong muốn. Những ví dụ điển hình cho các trường hợp này có thể thấy rõ tại Việt Nam thể hiện ở những dự án FDI của doanh nghi ệp nước ngoài đã được cấp phép nhưng không tiếp tục triển khai hoặc triển khai ch ậm hoặc những dự án thu hút FDI tưởng như thành hiện thực nhưng nhà đầu tư nước ngoài l ại lựa chọn một địa điểm khác, ở quốc gia khác để triển khai. Những trường hợp như vậy hầu như chưa được xét đến trong các nghiên cứu đã được công bố. Nói chung, xung quanh v ấn đề các yếu tố có tác dụng “thúc đẩy”, có nghĩa là các yếu tố “kích thích, t ạo điều kiện, động lực” cho hoạt động ĐTTTRNN, phát triển mạnh hơn hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khoảng trống để đi sâu nghiên cứu và làm rõ. Chỉ với hai vấn đề vừa nêu có thể thấy rằng cần phải tiếp tục có những nghiên cứu v ề hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp. V ới Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách mở cửa, tích cực tham gia vào các ho ạt động đầu tư quốc tế đến nay đã cho thấy hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghi ệp Việt Nam ra nước ngoài đã mang lại những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhưng nhìn lại có thể thấy hoạt động này đang có những bất cập, hạn chế. Đó là tình trạng một số dự án đầu tư lớn chậm được triển khai hay một số trường hợp dự án chưa tính toán hết được các yếu tố rủi ro cả về quy mô vốn, thị trường cũng như các điều kiện về thủ tục pháp lý, các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa... nên khi thực hiện gặp khó khăn, bị chậm trễ đã ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Hầu hết các dự án ĐTTTRNN của các doanh nghiệp lớn là những dự án

Ngày đăng: 06/07/2021, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan