1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CÁCH TIẾP CẬN MODULE

12 3,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 81 KB

Nội dung

Trong giáo dục, tiếp cận Module gắn liền với tư tưởng công nghệ dạy học, nó là cách thức hiện đại của việc cấu trúc hay tổ chức biên soạn nội dung dạy học sao cho chương trình đào tạo tr

Trang 1

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CÁCH TIẾP CẬN MODULE

Trong giai đoạn hiện nay, với việc ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật hiện đại vào giảng dạy, việc thiết kế bài học từ lối truyền thống đã và đang dần chuyển sang các cách tiếp cận mới mang lại hiệu quả cao hơn Một trong những cách tiếp cận đang được chú ý hiện nay đó là tổ chức dạy học theo cách tiếp cận Module

Trong giáo dục, tiếp cận Module gắn liền với tư tưởng công nghệ dạy học, nó

là cách thức hiện đại của việc cấu trúc hay tổ chức biên soạn  nội dung dạy học sao cho chương trình đào tạo trở nên mềm dẻo hơn, dễ dàng thích hợp hơn với việc tổ chức học tập vừa đa dạng, vừa luôn biến động

Ngày nay, người ta cần thiết kế ra những hệ dạy học có khả năng cung cấp cho người học những cơ hội có thể học lên theo nhịp độ cá nhân, được cá thể hóa

và phân hóa cao độ, vừa mềm dẻo, vừa đa dạng Những hệ dạy học này cho phép người học có thể từ bỏ nó, rồi đến lúc có điều kiện lại quay trở lại với nó, hoặc chuyển sang một hệ dạy học liên thông khác Việc đào tạo ở đại học, đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp, những hệ giáo dục suốt đời hoặc đào tạo liên tục đều là những

hệ dạy học vừa mềm dẻo, vừa đa dạng, dễ dàng thích nghi với những biến đổi về mục tiêu và nội dung đào tạo Tiếp cận Module ra đời chính là để đáp ứng nhu cầu cho hệ dạy học như thế

Khái niệm Module dạy học:

Khái niệm Module dạy học được chuyển hoá từ khái niệm Module trong kĩ thuật vào các lĩnh vực đào tạo đại học, dạy nghề, giáo dục thường xuyên Trong

Trang 2

các lĩnh vực giáo dục kể trên, Module cũng được định nghĩa khác nhau Trong trường hợp tổng quát, người ta coi Module dạy học là một đơn vị, một bộ phận của nội dung chương trình dạy học, được tổ chức theo một nhiệm vụ hoặc một chủ đề học tập nhất định

Định nghĩa đầy đủ và cụ thể về Module dạy học là định nghĩa do L.D’Hainaut

và GS Nguyễn Ngọc Quang đưa ra: “Module dạy học là một đơn vị, một chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học, nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống các công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh”.

Dạy học theo Module là chương trình dạy học được xây dựng chủ yếu dựa trên phương pháp tiếp cận phát triển :

Tiếp cận mục tiêu: coi giáo dục là tạo ra những thay đổi hành vi của người học.

Tiếp cận nội dung: dựa trên cơ sở xây dựng

nội dung kiến thức.

Tiếp cận phát triển (tiếp cận quá trình): coi giáo dục là sự phát triển, nhằm phát huy tối

đa mọi tiềm năng của người học, chú trọng đến nhu cầu, sở thích của người học, giá trị

mà quá trình dạy học đem lại cho người học (phát triển nhận thức, kĩ năng và thái độ).

Trang 3

Các đặc trưng cơ bản của Module dạy học:

- Hàm chứa một tập hợp những tình huống dạy học, được tổ chức xung quanh một chủ đề nội dung được xác định một cách tường minh

- Có một hệ thống các mục tiêu dạy học được xác định một cách xác đáng, cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, có thể quan sát và đo lường được Hệ thống mục tiêu này sẽ định hướng quá trình dạy học

- Có một hệ thống những test điều khiển quá trình dạy học nhằm đảm bảo sự thống nhất hoạt động giảng dạy, hoạt động học và kiểm tra đánh giá để phân hoá con đường lĩnh hội tiếp theo

- Chứa đựng nhiều con đường lĩnh hội theo những cách khác nhau để chiém lĩnh cùng một nội dung dạy học, đảm bảo cho người học tiến lên theo những nhịp

độ riêng để đi tới mục tiêu

- Có tính độc lập tương đối xét về nội dung dạy học Vì vậy, để học một Module người học phải có những điều kiện tiên quyết về kiến thức, kĩ năng, thái

độ Học xong một Module, người học có khả năng ứng dụng những điều đã học vào môi trường hoạt động

- Module dạy học có nhiều cấp độ:

+ Module lớn Một Module lớn thường tương đương với số tiết học của một hoặc một vài chương

+ Module thứ cấp

+ Module nhỏ (tiểu Module)

Các chức năng của Module dạy học:

Trang 4

Module dạy học có chức năng rất quan trọng trong lĩnh vực tổ chức quá trình dạy học

- Mỗi Module dạy học là một phương tiện tự học hiệu quả vì nó tương ứng với một chủ đề dạy học xác định, lại được phân chia thành từng phần nhỏ (tiểu Module) với hệ thống mục tiêu chuyên biệt và các test đánh giá tương ứng Sau khi học xong tiểu Module này người học tiến tới tiểu Module tiếp theo và cứ thế hoàn thành nhiệm vụ học tập Tâm lí học đã chứng minh rằng: Nếu một nhiệm vụ học tập được phân chia thành các phần nhỏ, hướng dẫn cho người học từng bước làm việc độc lập, tiến hành củng cố và đánh giá ngay sau mỗi phần nhỏ thì sẽ giúp người học nâng cao được chất lượng học tập

- Do tính chất độc lập tương đối về mặt nội dung dạy học, có thể lắp ghép và tháo gỡ các Module để xây dựng các chương trình dạy học đa dạng, phong phú Nhờ khả năng lắp ghép của các Module, người học dưới sự hướng dẫn của GV có thể thiết kế được chương trình học tập riêng và học tập theo nhịp độ cá nhân để đạt tới mục tiêu Khi cần chuyển sang ngành học khác họ lại tháo gỡ các Module đã tích luỹ được, sử dụng các Module phù hợp và lắp ghép thêm các Module mới để đạt tới mục tiêu dạy học mới (có thể là văn bằng mới) mà không phải học lại từ đầu như kiểu dạy học truyền thống Nhờ tính lắp ghép và tháo gỡ của Module sẽ tránh được tình trạng bỏ trống hoặc trùng lặp nội dung dạy học như trong tổ chức dạy học theo kiểu truyền thống

- Do các Module dạy học được biên soạn theo một số chuẩn mực nên nó có thể dùng chung và lắp lẫn nhau trong nhiều ngành học Đây là thuận lợi rất cơ bản trong việc tổ chức đào tạo, cải cách nội dung, phương pháp dạy học, tổ chức biên

Trang 5

soạn và cung cấp sách giáo khoa, tài liệu học tập, các phương tiện kĩ thuật dạy học, các dụng cụ nghiên cứu và thí nghiệm cho học sinh

Ở các Module lớn và Module dạy học thứ cấp thì tính chất tháo gỡ thể hiện nổi trội Chúng thường được dùng để thiết kế các hương trình dạy học Ở các Module nhỏ (tiểu Module) thì tính chất tự học lại thể hiện nổi trội, Module nhỏ là tài liệu tự học có hiệu quả của người học Tính lắp ghép và tính tự học được của Module có quan hệ biện chứng với nhau Nhờ tính tự học được thì mới sản sinh

ra khả năng và yêu cầu lắp ghép Tính lắp ghép lại đặt ra yêu cầu về tính tự học được của Module Đó là những điểm cần lưu ý khi biên soạn và sử dụng Module

để thiết kế chương trình dạy học

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi thiết kế Module dạy học :

- Nguyên tắc về tính độc lập của nội dung dạy học: phản ánh tính trọn vẹn và tích hợp của Module

- Nguyên tắc đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt trong cấu trúc nội dung giúp thuận lợi cho việc thay đổi, bổ sung nội dung sao cho phù hợp với từng đối tượng người học

- Thường xuyên có mối liên hệ ngược (dựa trên khả năng tự kiểm tra, đánh giá của Module dạy học)

Quy trình thiết kế Module dạy học :

b - Xác định các Module

d - Thử nghiệm và đánh giá Module

c - Biên soạn Module

Xác định mục tiêu Xác định các tiểu Module Biên soạn test và chỉ dẫn

a - Phân tích

chương trình

Phân tích mục tiêu

Phân tích nội dung

Xác định các chủ đề

Module

Sơ đồ quy trình thiết kế Module dạy học

Trang 6

Thiết kế bài học theo Module – một cách tiếp cận mới theo quan điểm của công nghệ dạy học:

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật hiện đại, sự bùng

nổ của công nghệ thông tin, đã có rất nhiều sản phẩm công nghệ được ứng dụng vào giảng dạy Việc thiết kế bài giảng điện tử bằng các phần mềm như PowerPoint, Violet… đã trở nên phổ biến Bên cạnh những ưu điểm của các phần mềm này thì việc thiết kế bài học với sự trợ giúp của PowerPoint hay Violet vẫn còn những vấn

đề tồn tại như người giáo viên bị phụ thuộc rất nhiều vào các slide trình chiếu do

chúng được thiết kế theo kiểu “đường thẳng”, để dạy học, giáo viên sẽ phải lần

lượt đi từ slide đầu tiên đến slide cuối cùng, nhiều khi do thiết kế quá nhiều slide

mà giáo viên sẽ bị “cháy giáo án” hoặc bài giảng sẽ trở thành một buổi “trình chiếu” khiến cho mục tiêu dạy học không thể đạt được Vậy làm thế nào để khắc

phục được tình trạng này?

Như trên đã trình bày, Module dạy học với những đặc trưng của mình có thể khắc phục được tính thụ động của giáo viên khi sử dụng bài giảng điện tử thiết kế bằng các phần mềm trên Việc thiết kế Module như là những đơn vị kiến thức tương đối độc lập, không chỉ giúp giáo viên sử dụng để dạy học trên lớp mà đặc biệt còn giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện nay:

học mọi lúc, học mọi nơi, học suốt đời, dạy cho mọi người với mọi trình độ tiếp thu khác nhau Đó chính là khả năng nổi trội của dạy học theo Module.

Phương pháp tự học có hướng dẫn theo Module:

Nội dung chính của phương pháp dạy học này là nhờ các Module mà học sinh được dẫn dắt từng bước để đạt tới mục tiêu dạy học Nhờ nội dung dạy học được

Trang 7

phân nhỏ ra từng phần, nhờ hệ thống mục tiêu chuyên biệt và hệ thống test, học sinh có thể tự học và tự kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức, kĩ năng và thái

độ trong từng tiểu Module Bằng cách này họ có thể tự học theo nhịp độ riêng của mình Trong phương pháp tự học có hướng dẫn theo Module thì giáo viên chỉ giúp

đỡ học sinh khi cần thiết, chẳng hạn như: giải đáp các thắc mắc, sửa chữa những sai xót, động viên họ học tập Kết thúc mỗi Module, giáo viên đánh giá kết quả học tập của họ Nếu đạt học sinh chuyển sang Module tiếp theo Nếu không đạt học sinh thảo luận với giáo viên về những khó khăn của mình và sẽ học lại một phần nào đó của Module với nhịp độ riêng

Trang 8

Sơ đồ tự học theo Module

Phương pháp tự học có hướng dẫn theo Module có những ưu điểm sau:

Giới thiệu cách dùng Module

HS tự học tập theo nhịp độ riêng của mình

GV đánh giá bằng các test

kết thúc

Nghiên cứu Module tiếp theo

GV giúp đỡ khi cần thiết

HS tự đánh giá bằng các test

trung gian

HS nghiên cứu Module thứ nhất

để giải quyết vấn đề đã đề ra

Không đạt

Trang 9

- Giúp học sinh học tập ở lớp và ở nhà có hiệu quả vì Module là tài liệu tự học học sinh có thể mang theo mình để học tập bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào có điều kiện

- Tạo điều kiện cho học sinh học tập với nhịp độ cá nhân, luyện tập việc tự đánh giá kết quả học tập, học tập theo cách giải quyết vấn đề, do đó nâng cao được chất lượng dạy học thực tế

- Tránh được sự tuỳ tiện của giáo viên trong quá trình dạy học vì nội dung và phương pháp dạy học đều đã được văn bản hoá

- Cập nhật được những thông tin mới về khoa học và công nghệ do đó có điều kiện thuận lợi trong việc bổ xung nội dung mới và tài liệu dạy học (nhờ các Module phụ đạo)

- Cho phép sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy, theo dõi kèm cặp một cách tối

ưu tuỳ theo mức độ phức tạp của nhiệm vụ dạy học

- Đảm bảo tính thiết thực của nội dung dạy học

- Đảm bảo được tính vững chắc của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo vì người học tự chiếm lĩnh nó, đồng thời hình thành và rèn luyện được thói quen tự học để họ tự đào tạo suốt đời

Tuy nhiên, việc thiết kế Module phục vụ cho việc tự học của học sinh cũng có những hạn chế sau:

- Việc thiết kế hệ thống Module dạy học và biên soạn tài liệu dạy học theo Module khá công phu và tốn kém Cần khoảng 5 đến 7 giờ biên soạn Module dạy học cho một giờ học

Trang 10

- Đòi hỏi học sinh phải có động cơ học tập tốt, có năng lực học tập nhất định (vì tự học đòi hỏi họ có trình độ và sự nỗ lực cao hơn các phương pháp học tập khác) Có thể nảy sinh tâm lí buồn chán do tính đơn điệu của việc tự học

- Không thích hợp với việc huấn luyện những kĩ năng làm việc theo kíp công tác

Những hạn chế trên không phải là cố hữu không thể khắc phục được mà do việc tự học theo Module còn khá mới mẻ nên việc thực hiện có thể có những khó khăn Vì vậy, chúng ta nên sử dụng trong những trường hợp sau để mang lại hiệu quả tốt nhất:

- Dạy học những nội dung quan trọng với nhiều đối tượng theo học (cần đặc biệt quan tâm tới môn chung, các môn cơ bản và cơ sở chuyên ngành)

- Dạy học những nội dung, kiến thức có liên quan nhiều đến nội dung đã được học ở lớp dưới, các kiến thức nâng cao cập nhật không nhiều và không quá khó

- Dạy học những nội dung có tính biến động cao, thường xuyên phải đổi mới

vì Module có khả năng lắp ghép và tháo gỡ nên có nhiều thuận lợi trong việc thay đổi nội dung, chương trình dạy học

- Khắc phục những nhược điểm của hệ thống dạy học cũ như: đồng loạt, không phân hoá, không tiến triển theo nhịp độ cá nhân

- Đặc biệt rất phù hợp cho hình thức đào tạo giáo dục từ xa nếu kết hợp với hình thức biên soạn tài liệu dạng mở

Kết luận:

Trang 11

Module hóa nội dung dạy học thể hiện qua các môn học là một trong những phương hướng nhằm tạo ra các điều kiện trực tiếp cho sự thay đổi phương pháp dạy học Chính vì vậy, việc hình thành các Module dạy học có thể nói là một trong các hướng nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Với chương trình môn học hiện hành, người dạy có thể thiết kế nội dung môn học đó theo kĩ thuật của lí thuyết dạy học theo Module, tạo ra các Module dạy học

Nó vừa đảm bảo cho quá trình dạy học tuân thủ đúng chương trình, theo thời lượng quy định, vừa cho phép người dạy tham gia tích cực vào quá trình phát triển chương trình dạy học các môn học Các Module dạy học tồn tại với tư cách là các tài liệu tự học có hướng dẫn nhưng sẽ được sử dụng có hiệu quả trong các hình thức tự học của học sinh : Tự học không có sự hướng dẫn của thầy – Tự học có sự hướng dẫn từ xa của thầy – Tự học trong hoạt động dạy học và cũng được sử dụng

có hiệu quả trong hình thức lên lớp (lớp – bài ) – hình thức tổ chức dạy học cơ bản trong nhà trường Nếu sử dụng các Module dạy học trong hình thức tổ chức dạy học này nhất thiết phương pháp dạy học của người dạy và người học phải thay đổi tương ứng Do vậy, với việc định hướng về cách thức thiết kế các Module dạy học, người dạy sẽ có khả năng tự tạo ra những điều kiện để hoàn thiện phương pháp dạy học của cả bản thân và người học Việc hình thành các Module dạy học cũng đòi hỏi người dạy cần biết và nắm quy trình thiết kế nó để từ đó thiết kế các Module trong quá trình dạy học môn học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 12

1 Benjamin Bloom Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục – Lĩnh vực

nhận thức NXB Giáo dục Hà Nội, 1995

2 Nguyễn Trọng Di Nhìn lại bản thiết kế của thầy Tạp chí Phát triển giáo

dục, 3/1998

3 Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng Phương pháp dạy học Địa lí theo

hướng tích cực NXB Đại học Sư Phạm, 2004

4 Tô Xuân Giáp Phương tiện dạy học NVB Giáo dục, 1997.

5 Trần Đức Tuấn Bài giảng Công nghệ dạy học Hà Nội, 2006.

6 Trần Đức Tuấn Đổi mới tổ chức dạy học Địa lí phổ thông theo quan điểm

công nghệ dạy học Hội thảo Khoa học khoa Địa lý, 2010

7 Intel Teach to the Future Chương trình dạy học cho tương lai của Intel,

Hà Nội 2007

8 Tư liệu trên Website: webdayhoc.net

Dương Thị Sáng - TTGDTX&DN Yên Lạc

Ngày đăng: 10/08/2015, 09:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Intel Teach to the Future. Chương trình dạy học cho tương lai của Intel, Hà Nội 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Intel Teach to the Future
1. Benjamin Bloom. Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục – Lĩnh vực nhận thức. NXB Giáo dục Hà Nội, 1995 Khác
2. Nguyễn Trọng Di. Nhìn lại bản thiết kế của thầy. Tạp chí Phát triển giáo dục, 3/1998 Khác
3. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. NXB Đại học Sư Phạm, 2004 Khác
4. Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NVB Giáo dục, 1997 Khác
5. Trần Đức Tuấn. Bài giảng Công nghệ dạy học. Hà Nội, 2006 Khác
6. Trần Đức Tuấn. Đổi mới tổ chức dạy học Địa lí phổ thông theo quan điểm công nghệ dạy học. Hội thảo Khoa học khoa Địa lý, 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w